viêm, tác dụng này có thể là do khả năng thu dọn những gốc oxy có liên quan đến quá trình viêm. Một phần đoạn polysacharid chiết từ nghệ tiêm phúc mạc làm tăng khả năng thực bào ở chuột nhắt trắng trong thử nghiệm thanh thải carbon dạng keo. [2]
Nghệ có hoạt tính chống loét dạ dày và loạn tiêu hóa. Cao nước hoặc cao methanol cho thỏ uống làm giảm tiết dịch vị và tăng lượng chất nhầy của dịch vị. Cho chuột cống trắng uống cao cồn làm giảm tiết dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng chống thương tổn gây bởi thắt môn vị, stress gây bởi hạ nhiệt - cầm giữ, nhịn đói, indomethacin, reserpin và mecraptamin và những chất phá hủy tế bào như methanol 80%, acid hydroclorid 0,6 mol/l, natri hydroxid 0,2 mol/l và natri clorid 25%. Nghệ kích thích sản sinh chất nhầy ở thành và phục hồi sunfit không protein ở chuột cống trắng. Curcumin dự phòng và cải thiện những thương tổn gây thực nghiệm ở dạ dày do kích thích sản sinh chất nhầy. Tuy vậy, cả tiêm phúc mạc và cho uống curcumin đều gây loét dạ dày ở chuột cống trắng. [2]
Natri curcuminat kích thích không đặc hiệu co bóp cơ trơn hồi tràng cô lập chuột lang. Curcumin ức chế sự tạo khí in vitro và in vivo. Cho thêm curcumin vào Clostridium perfringers phân lập từ ruột in vitro và cho curcumin vào thức ăn cho chuột cống trắng làm giảm sự tạo khí. Tinh dầu và natri curcuminat làm tăng tiết mật sau khi tiêm tĩnh mạch cho chó; ngoài ra còn kích thích co túi mật [2]
Một số thí nghiệm chứng minh tính chất dược lý của các hoạt chất trong
nghệ:
1) Guy laroche (1933), H.Leclerc(1935) đã chứng minh tính chất kích thích sự bài tiết mật của các tế bào gan là do chất paratolyl metylcacbinol, còn chất curcumin có tính chất thông mật nghĩa là gây co bóp túi mật. chất curcumen có tác dụng phá cholesteron trong máu.
Toàn tinh dầu dù pha loãng cũng có tác dụng diệt nấm và sát trùng đối với bệnh nấm, với staphylcoc và vi trùng khác.
2) Robbers (1936) nói đã dùng chất lấy ra ở nghệ bằng ete etylic thấy có tác dụng tăng sự bài tiết mật và curcumin có tính chất gây co bóp túi mật
3) Trương Ngôn Chí (1955, trung hoa y dược tạp chí ,5) đã báo cáo: Ông đã chế nghệ dưới hai hình thức dung dịch 50% và dùng dung dịch 2% HCl để chiết xuất và chế thành dung dịch 50% (sau khi đã trung tính hóa mới dùng thí nghiệm)
Thí nghiệm trên tử cung cô lập của chuột bạch và chuột nhắt thấy có tác dụng hưng phấn, thí nghiệm trên tử cung của thỏ (theo phương pháp Reynolds) thì khi tiêm dung dịch clohydrat cao nghệ vào tĩnh mạch hoặc thụt dung dịch nghệ thì đều thấy tử cung co bóp đều đặn, mỗi lần cho thuốc, thời gian tác dụng kéo dài 5-7h.
Khi tiêm 5ml dung dịch clohydrat cao nghệ vào chó đã gây mê thì thấy tác dụng xúc tiến sự bài tiết của nước mật, nếu tiêm tới 15-20ml, có thể dẫn tới đình chỉ hô hấp và huyết áp hạ.
Thí nghiệm trên tim cô lập (phương pháp Straub) thấy có hiện tượng ức
chế.
4) Theo Vũ Điền tân dược tập, bản thứ 4 một số tác dụng dược lý của nghệ đã được nghiên cứu như sau:
- Tác dụng đối với cơ năng giải độc của gan đã được thí nghiệm bằng cách cho uống thuốc có nghệ, sau đó theo dõi khả năng giải độc của gan đối với santonin thì thấy tăng cơ năng giải độc của gan. Nếu uống liên tục thấy rõ tác dụng hơn uống một lần.
- Đối với bệnh nhân bị galactoza niệu sau khi uống thuốc có nghệ 10 ngày, kiểm nghiệm lượng galactoza bằng phương pháp Banev thì thấy lượng galactoza giảm xuống.
- Đối với lượng urobilin tăng trong nước tiểu, uống thuốc có nghệ vài ngày sẽ thấy lượng urobilin trong nước tiểu giảm xuống..
- Đối với sự tiết nước mật: Cho nước nghệ vào trong tá tràng sẽ thấy lượng nước mật trong tá tràng được tăng cao, nhưng lượng bilirubin không tăng, nhưng khi lượng nước mật tăng nhiều thì độ sánh của nước mật cũng tăng lên.
Nếu như đang cho nước nghệ vào tá tràng, làm cho lượng nước mật tăng lên, thôi không cho nước nghệ nữa mà cho dung dịch MgSO4 vào thì lượng nước mật cũng tăng và đặc.
- Dùng nghệ trong những bệnh về gan và đường mật thấy chóng hết đau. Nhưng trong những trường hợp sỏi mât cấp tính thì kết quả chậm, chỉ có tác dụng từ từ.
- Tác dụng kháng sinh M.M. semiakin và cộng sự (Khimia antibiotikop xuất bản lần 3,1 năm 278, Nga văn) đã chứng min curcumin I có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis ở nồng độ 25 y/ml, ngoài ra curcumin I còn có hiệu lực với Salmollena paratyphi ở nồng độ 200 y/ml, với staphyllococus aureus ở nồng độ 50 y/ml, với nấm Trychophyton gypcum ở nồng độ 25 y/ml.
Theo Taniyama H. Và cộng sự (J.Pharm.Soc. Japan 1956, 76, 154-157) các xeton α-β etylenic trong hệ thống vòng có khả năng khóa nhóm –SH của men, làm rối loạn chuyển hóa của men trong cơ thể vi trùng nói chung và vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis nói riêng. Các xeton loại này có nhiều trong nghệ.
Năm 1977 phòng vi trùng viện chống lao và viện đông y Hà Nội đã thí nghiệm thấy tinh dầu nghệ ức chế sự phát triển của vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis H37RV ở nồng độ 1y/ml; nồng độ tối thiểu ức chế Bacillus subtilis là 1/250, đối với Candida albicans là 1/160. Tinh dầu nghệ không có tác dụng với Bacterium pyocyaneum và Streptococcus hemolyticus.
- Tác dụng khác: Võ Văn Lan đã phát hiện tiêm tinh nghệ có khả năng thấm qua các màng tế bào đặc biệt là vỏ sáp khuẩn lao và hủi, nó giúp cho các chất màu xâm nhập vào trong các tế bào này (Bộ môn sinh lý – dược lý, Đại học y khoa thành phố Hồ Chí Minh - Các hội nghị y dược học quốc tế và quốc gia quý I- 1977, Thư viện Y học Trung ương, 3).
Các bài báo chứng minh nghệ chữa ung thư:
Một trong những hợp chất nổi bật của nghệ là curcumin đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu là có khả năng hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày.
Trong nghiên cứu của Tohid Hassanalilou và cộng sự đã liệt kê ra một số thí nghiệm sử dụng curcumin trong các nghiên cứu gây khối u thực nghiệm ở dạ dày. ( bảng 4) [43]
Bảng 4: Kết quả một số thử nghiệm curcumin ở các tế bào ung thư dạ dày
Nghiên cứu mẫu | Cơ chế hoạt động | Kết quả |
Có thể bạn quan tâm!
- Cây Thuốc Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Ung Thư Dạ Dày
- Tác Dụng Dược Lý Đã Được Nghiên Cứu
- Sản Phẩm Chứa Dược Liệu Trên Trong Nước
- Sản Phẩm Chứa Dược Liệu Trên (Nếu Có) Trong Nước
- Tình Hình Chiết Xuất, Phân Lập, Định Tính, Định Lượng
- Công Thức Hóa Học Của Một Số Thành Phần Hóa Học Có Trong T I
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Chuột Thụy Sĩ cái | Phản ứng trực tiếp giữa curcumin và đột biến | Curcumin ức chế sự phát triển của khối u ở dạ tổ ong | |
Diphenyl Difluoroket one (dẫn xuất của curcumin) [42] | HCT-116 và HT-29 kết tràng và tế bào ung thư biểu mô tuyến dạ dày AGS | Các tế bào ung thư cho thấy mức độ gia tăng của caspase-3 hoạt hóa và tăng tỉ lệ Bcl –xL, cho thấy các tế bào đang trải quá trình apoptosis | Diphenyl Difluoroketone gây ra quá trình apoptosis qua trung gian caspase trong quá trình nguyên phân và sự tăng sinh bị ức chế |
Curcumin | Các tế bào | Curcumin gây ra sự | Curcumin thể hiện tính |
[36] | ung thư dạ | khởi phát quá trình | kháng ung thư bằng |
dày (KATO- | apoptosis được | cách ức chế sự tăng | |
III) và ruột | chứng minh bằng sự | sinh và gây ra quá trình | |
kết (HCT- | phân cắt PARPS, | apoptosis ở một số tế | |
116) | caspase-3 và giảm | bào ung thư dạ dày và | |
Bcl-xL | ruột kết. | ||
Curcumin cũng kích | |||
thích hoạt động cảu | |||
caspase-8, chất này | |||
bắt đầu con đường | |||
truyền tín hiệu Fas | |||
của quá trình |
apoptosis | |||
Curcumin | Ung thư biểu | Curcumin kích hoạt | Curcumin có thể ức chế |
[39] | mô tế bào dạ | kênh tín hiệu | sự tăng sinh của biểu |
dày BGC-823 | caspase-3 bằng cách | mô BGC-823 ở dạ dày | |
kích hoạt biểu hiện | người | ||
protein Bax và ức | |||
chế protein Bcl-2 | |||
Curcumin | Dòng tế bào | Những thay đổi | Ức chế sự tăng trưởng |
[27] | ung thư dạ | đáng kể của 75 | của tế bào và tạo ra quá |
dày (BGC- | protein trong các tế | trình apoptosis ở tế bào | |
823, MKN-45 | bào được xử lý bằng | ung thư dạ dày | |
và SCG – | curcumin và sự | ||
7901 | tương tác protein – | ||
protein bị ảnh hưởng |
bởi curcumin trong dạ dày | |||
Curcumin [44] | Dòng tế bào ung thư dạ dày của con người MKN- 45 | Curcumin ức chế sự tích tụ của MDSCs và sự tương tác của chúng với các tế bào ung thư và gây ra sự khác biệt của MDSCs, do đó ức chế sự phát triển của khối u. | ức chế đáng kể sự tăng sinh tế bào và hình thành khuẩn lạc của tế bào ung thư. |
Curcumin [27] | Tế bào ung thư dạ dày | Curcumin điều chỉnh giảm mRNA và sự biểu hiện protein của cyclin D1 và ngăn chặn quá trình chuyển đổi của tế bào từ pha G(1) sang pha S | Curcumin ức chế sự tăng sinh và xâm lấn của các tế bào ung thư dạ dày. |
2.2.3.2. Độc tính
Độc tính của tinh dầu nghệ DL50 trên chuột nhắt trắng là 9,2ml/kg thể trọng. (Bộ môn Dược lý- Đại học Quân Y Hà Nội, 1977)
2.2.3.3. Công dụng theo y học cổ truyền
Thân rễ nghệ được dùng chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu, vùng ngực bụng trướng, đau tức, đau liên sườn dưới, khó thở, sau khi để máu xấu không ram kết hòn cục đau bụng, ngã tổn thương ứ máu, dạ dày viêm loét, ung nhọt, ghẻ lở, phong thấp tay chân đau nhức vàng da.
Ngày dùng 2-6g dưới dạng bột hoặc thuốc sắc, chia 2-3 lần uống trong
ngày.
Dùng ngoài, nghệ tươi giã nhỏ vắt lấy nước để bôi ung nhọt, viêm tấy lở
loét ngoài da, bôi lên các mụn mới khỏi để đỡ sẹo.
Rễ củ nghệ chữa khí huyết uất trễ, bụng sườn đau, thổ huyết, ra máu cam, đái ra máu, điên cuồng. Dùng ngoài, chữa vết thương lâu lên da (giã bôi lên vết thương). Ngày dùng 2-10g dạng bột hoặc thuốc sắc.
Kiêng kỵ: cơ thể suy nhược, không có ứ trệ không dùng, phụ nữ có thai không nên dùng.
Ở Ấn Độ, nghệ được dùng làm chất nhuộm màu trong dược học, bánh kẹo và công nghệ thực phẩm. Trong y học Ấn Độ, nghệ được sử dụng làm chất để tiêu, bổ và lọc máu, chữa sốt rét, trộn với sữa nóng trị cảm lạnh. Nước ép nghệ tươi được dùng làm thuốc chống ký sinh trùng trong nhiều bệnh ngoài da. Dùng nghệ đắp ngoài, chữa bệnh loét không đau. Dùng bột nhão làm từ bột thân rễ nghệ cùng với vôi để chữa đau khớp. Nước sắc thân rễ có tác dụng giảm đau trong viêm tấy có mủ. Cao nước thân rễ được dùng điều trị các bệnh về mặt.
Trong y học Trung Quốc, nghệ được dùng làm thuốc kích thích, bổ, giảm đau, cầm máu và tăng cường chuyển hóa, được chỉ định trong loét dạ dày, chảy máu dạ dày do loét ( phối hợp với các dược liệu khác), đái ra máu và các bệnh khác. Dùng ngoài dạng bột chữa vết thương, trĩ, viêm mủ da và bệnh nấm tóc.