Sản Phẩm Chứa Dược Liệu Trên (Nếu Có) Trong Nước

Mỗi lần uống 8-10g dạng thuốc sắc và hãm. Dùng ngoài, dạng bột làm từ thân rễ phơi khô.

Ở Nepal, nghệ được dùng làm thuốc kích thích, lọc máu. Dùng ngoài, chữa bong gân và vết thương. Nước sắc thân rễ nghệ dùng trong viêm tấy có mủ. Nước ép tươi chữa giun sán và chống ký sinh trùng trong nhiều bệnh ngoài da. Nghệ cũng được dùng làm thuốc chống dị ứng.

Ở các nước Đông Nam Á, nghệ được coi là có tác dụng bổ dạ dày, gây trung tiện, cầm máu, chữa vàng da và bệnh gan khác. Dùng ngoài chữa ngứa, vết thương nhỏ, sâu bọ cắn, phát ban da, đậu mùa, và làm thuốc làm mưng mủ. Có tác dụng điều trị rối loạn kinh nguyệt, làm tăng tuần hoàn, làm tan cục máu đông, trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đau bụng, ngực và lưng, tiêu chảy, thấp khớp, ho, lao phổi. Là thuốc chống co thắt, trị viêm lợi, có tác dụng diệt côn trùng, diệt nấm, diệt giun tròn. Ở Papua Niu Guine, nghệ trị đau ở da, vết thâm tím, viêm xuất tiết và cảm sốt và làm gia vị.


2.2.4. Sản phẩm chứa dược liệu trên (nếu có) Trong nước


Hình 13: Nano curcumin tam thất xạ đen Plus H nh 14: Nano curcumin Gold


Hình 15: Nano curcumin của học viện Quân Y

Nước ngoài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.


Hình 16: Turmeric Curcumin

Tổng quan về một số cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư - 9


Hình 17: Curkey Curcumin Pastilles, 10 Tablets

Hình 18: Carbamide Forte Curcumin with Piperine Tablets with 95 Curcuminoids


III. CÂY THUỐC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ GAN


3.1. CÂY CÀ GAI LEO


3.1.1. Về thực vật

3.1.1.1. Tên khoa học, tên thường gọi, tên địa phương

Tên khoa học: Solanum procumbens Lour

Tên khác: Cà quýnh, cà quánh, trap khar (Campuchia), Blou xít (Lào)

3.1.1.2. Đặc điểm thực vật

Cà gai leo thuộc loại cây nhỡ leo, thân dài 0,6 - 1m hay hơn, rất nhiều gai, cành xòe rộng, trên phủ lông hình sao.

Lá hình trứng hay thuôn, phía gốc lá hình rìu hay hơi tròn, mép nguyên hay hơi lượn và khía thùy, hai mặt, nhất là mặt dưới phủ lông trắng nhạt, phiến dài 3 - 4cm, rộng 12 - 20mm, có gai, cuống dài 4 - 5mm.

Hoa tím nhạt, nhị vàng, họp thành xim gồm 2 - 5 hoa ở kẽ lá, ít khi 7 -9; dài có lông, xẻ thành 4 thùy tam giác nhọn, không gai; tràng có 4 thùy hình trái xoan nhọn; nhị màu vàng, chỉ nhị phình ở gốc.

Quả mọng, hình cầu, màu vàng sau đỏ, bóng, nhẵn, đường kính 5 - 7mm. Hạt màu vàng, hình thận, có mạng, dài 4mm, rộng 2mm.

Mùa hoa: tháng 4 - 6; mùa quả: tháng 7 - 9.


3.1.1.3. Phân bố

Cà gai leo phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du, không thấy ở miền núi. Vùng phân bố tương đối phong phú ở Việt Nam bao gồm các tỉnh ven

biển từ Hải Phòng đến Bình Thuận. Cà gai leo còn thấy ở một vài nước nhiệt đới châu Á khác như Campuchia, Thái Lan, đảo Hải Nam - Trung Quốc.

Nguồn cà gai leo ở Việt nam tương đối phong phú. Các tỉnh ven biển miền Trung, từ Thanh Hóa trở vào có thể khai thác mỗi năm vài chục tấn nguyên liệu để làm thuốc.

3.1.1.4. Bộ phận dùng

Rễ và cành lá cà gai leo, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Có khi dùng tươi.

3.1.1.5. Thời điểm thu hái, chế biến tạo dược liệu vị thuốc

Thời điểm cà gai leo có hàm lượng dược tính cao nhất là khi cây cà được 5 đến 6 tháng tuổi. Vào thời điểm đó cà có hoa và ra quả màu xanh. Người ta thường cắt cành, lá, thân để chế biến làm thuốc. Sau khi thu hoạch lần 1 khoảng 3 tháng có thể thu hoạch cà lần hai. Đó là thời điểm thích hợp để thu hái cà gai leo đem chế biến và sử dụng.

Cách đơn giản nhất để chế biến cà gai leo là cắt ngắn, phơi khô, sao vàng để làm thuốc. Nhiều nơi cũng chế biến cà gai leo thành dạng trà túi lọc hoặc dạng cao để dùng hàng ngày.


3.1.2. Về hóa học

3.1.2.1. Thành phần hóa học

Rễ và lá cà gai leo mọc ở Việt Nam có cholesterol, � - sitosterol, lanosterol, dihydrolanosterol. Ngoài ra, rễ chứa 3� - hydroxy - 5� - pregnan - 16 - on, rễ và lá có solasodinon. Hai chất là solasodin và neoclorogenin còn thu được sau khi thủy phân dịch chiết rễ.

Viện Dược liệu đã phân tích thành phần hóa học thấy có alcaloid, glycoalcaloid, saponin, flavonoid, acid amin và sterol, trong đó nhân glycoalcaloid có tỷ lệ nhiều hơn cả. [10]

3.1.2.2. Tình hình chiết xuất, phân lập, định tính, định lượng

Định tính sterol: bằng sắc ký lát mỏng thấy có 2 vết, trong đó 1 vết có màu sắc và Rf tương tự � - sitosterol, vết thứ hai không phải là diosgenin như các tài liệu trước công bố.

Khảo sát nhóm alcaloid và glycoalcaloid: định tính bằng sắc ký lớp mỏng trên một số hệ dung môi cho thấy hệ IV (Cloroform : Metanol : Amoniac đặc (50:9:1) tách alcaloid và glycoalcaloid của cà gai leo tốt nhất.

Kết quả: dịch chiết alcaloid và glycoalcaloid toàn phần của cà gai leo cho ít nhất 4 vết màu vàng cam với thuốc thử Munier, trong đó vết (Rf = 0,22 ở hệ dung môi IV) có cùng màu sắc (phun thuốc thử Munier hoặc acid sulfuric) và Rf với solasonin ở cả 4 hệ dung môi khảo sát.

Phân lập solasonin từ GA toàn phần:

- GA toàn phần: Lấy 100g bột dược liệu chiết sinh hàn ngược với cồn 80trong 6 giờ. Cô dung dịch cồn. Cắn hòa trong acid sulfuric 4%. Kiềm hóa dịch chiết bằng amoniac đặc tới pH 10. Để lắng qua đêm. Lọc và rửa cắn nhiều lần với dung dịch amoniac 1% thu được GA toàn phần. Chiết cắn bằng cồn 80. Thu hồi cồn và hòa loãng cắn với cồn 40thu được dịch chiết GA toàn phần theo tỉ lệ 1 : 1.

- Phân lập solasonin từ GA toàn phần bằng phương pháp SKC (Silica gel sắc ký cột - Merck, nhóm oxyd) với silica gel SKC của Merck; Rửa giải cột bằng hệ dung môi EtOAc - MeOH theo tỉ lệ khác nhau có độ phân cực tăng dần đã thu được một GA tinh khiết đặt tên là S1.

- Kiểm tra độ tinh khiết của S1 bằng sắc ký lát mỏng:

+ Hệ I : Cloroform - MeOH - NH3 (50 : 9 :1)

+ Hệ II : EtOAc - MeOH (1 : 3)

+ Hệ III: BuOH - acid acetic - nước (4 : 1 : 5)

- Kết quả: S1 luôn cho một vết trên bản mỏng sau khi khai triển bằng 3 hệ dung môi và phun hiệu màu bằng 3 thuốc thử khác nhau. S1 là một đơn chất và sơ bộ kết luận là solasonin.

- Nhận dạng S1: qua các đặc điểm hóa lý của S1, phần genin và phần đường cấu tạo nên glycoalcaloid S1.

+ Thể chất: kết tinh trong trong methanol, dạng hình kim nhỏ, không màu.

+ Nhiệt độ nóng chảy: 298 - 301C

+ Độ hòa tan: dễ tan trong EtOH, MeOH, cloroform. Không tan trong ether và aceton.


3.1.3. Về tác dụng sinh học

3.1.3.1. Công dụng

Cà gai leo được dùng trị rắn cắn, phong thấp, đau nhức các đầu gân xương, ho, ho gà, dị ứng, bệnh về gan.

Chữa rắn cắn: Theo kinh nghiệm dân gian Lào, khi bị rắn cắn mà vết thương sưng tấy, nhức nhối, để cấp cứu kịp thời, có thể lấy 30 - 50g rễ cà gai leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ, hòa với khoảng 200ml nước đun sôi để nguội, chắt nước cho người bị nạn uống tức thì. Ngày uống 2 lần. Người bị nạn sẽ cảm thấy dễ chịu ngay, bớt đau nhức, ngủ được. Sang ngày sau, tiếp tục cho uống nước sắc rễ cà gai leo phơi khô (10 - 30g, rễ khô, chặt nhỏ, sao vàng, nấu với 600ml nước còn 200ml). Mỗi ngày uống 2 lần. Dùng 3 - 5 ngày là khỏi hẳn.

Chữa tê thấp: Rễ cà gai leo, rễ thổ phục linh, rễ xích đồng nam, dây chiều, dây gắm, dây mặt quỷ, dây tơ xanh, vỏ thân ngũ gia bì (mỗi thứ 1kg), dây đau xương, cành hoặc lá vông nem (mỗi thứ ½kg). Tất cả chặt nhỏ, nấu với nước nhiều lần để được 1 lít cao. Thêm 500g đường, cô còn 700ml. Để nguội. Đổ rượu 30vào cao cho đủ thành 1 lít. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml. [18]

Chữa ho, ho gà: Rễ cà gai leo (10g), lá chanh (30g). sắc uống làm 2 lần trong ngày. [18]

Hiện nay cà gai leo đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng điều trị viêm gan do virus, xơ gan và hỗ trợ điều trị ung thư gan: Cà gai leo (thân, rễ,

lá) 30g, cây dừa cạn 10g, cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống hàng ngày một thang.

Dịch chiết cà gai leo cũng đã được chứng minh tác dụng ức chế được một số dòng tế bào ung thư do virus như tế bào ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF), ung thư cổ tử cung... Ngoài ra, nó còn ức chế được gen gây ung thư do vi rút. Và còn rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác đã chứng minh cà gai leo chữa bệnh gan rất hiệu quả. Cà gai leo giúp kích thích quá trình tái sinh tế bào gan, chống viêm mạnh, hạ men gan rất tốt. Từ những kết quả nghiên cứu trên có thể thấy rằng cà gai leo là một trong những dược liệu được nghiên cứu chuyên sâu và bài bản với những công dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, ngăn ngừa xơ gan tiến triển, hạ men gan, giải độc và bảo vệ gan rất hiệu quả. [13]

Ngoài công dụng trên, cà gai leo còn được nhân dân ở một số nơi dùng chữa say rượu. Người ta cho rằng trong khi uống rượu, thỉnh thoảng xát răng bằng rễ cà gai leo thì tránh được say. Nếu đã bị say, uống nước sắc của rễ.

3.1.3.2. Tính vị

Cà gai leo có vị hơi the, đắng, tính ấm, hơi có độc.


3.1.4. Sản phẩm chứa dược liệu trên (nếu có)


(Nguồn Internet)


3.2. CÂY AN XOA


3.2.1. Về thực vật

3.2.1.1. Tên khoa học, tên thường gọi, tên khác Tên khoa học: Helicteres hirsuta Lour Thuộc chi Helicteres trong họ Parasolaceae. Tên dân gian: cây dó lông, thâu kén lông,...

3.2.1.2. Phân bố

Phân bố ở Nam Trung Quốc và nhiều nước Nam Á như Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Philippin. Ở Việt Nam, loại cây này thường gặp ở các đồi cây bụi, rừng thưa, ven rừng, từ Bắc vào Nam, nhưng phân bố nhiều nhất ở Bình Phước và ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Cây an xoa mọc nhiều ở các vùng đồi núi tại Campuchia, Lào và Việt Nam, tại nước ta cây an xoa mọc phổ biến từ Bắc vào Nam, mọc phổ biến trong rừng thưa, ven rừng, trên các bãi hoang, đồi cỏ, ở độ cao từ thấp lên đến 1500m, mọc nhiều ở Bình Phước, Lâm Đồng và ở các tỉnh miền núi Phía Bắc như: Hòa Bình, Ninh Bình, Điện Biên, Sơn La, Phú Thọ, Lào cai….. Ra hoa kết trái gần như quanh năm. Riêng tại Lộc Ninh (Bình Phước) và Tân Uyên (Bình Dương) cây thường mọc vùng đất cát, đất xám. Sống dưới tán cây rừng, cây khộp, rừng bụi, vùng ven suối, trên đất hoang. Mùa khô mọc ít lá, hoa nở nhiều từ tháng 4 - 5.

3.2.1.3. Đặc điểm thực vật


Cây an xoa là cây bụi, cao khoảng 1-3m, cành hình trụ, có lông.Mép có răng không đều.

Lá hình bầu dục, dài từ 5cm đến 17cm, rộng 2,5cm đến 7,5cm, gốc thuôn hoặc hình tim, đầu thuôn nhọn. Mặt dưới lá màu trắng, cả hai mặt đều có lông hình sao.cuống lá dài 0,8-4cm, lá kèm hình dãi, có lông, dễ rụng.

Cụm hoa gồm hoa ngắn, hoa đơn hay hoa kép ở nách lá. Hoa màu hồng hoặc đỏ, ở cuống có khía, lá bắc sớm rụng. Hoa có 5 cánh hoa, ở cuống có gân đỏ, 10 nhị, nhị dẹt, đầu nhụy, bầu có nhiều gợn sóng, mỗi lá noãn chứa 25-30 noãn.

Quả nang hình trụ có nhiều hạt, hình lăng trụ. Cây này ra quả từ tháng 7 đến tháng 11.

3.2.1.4. Bộ phận sử dụng, thu hái


Là loài cây sống lâu năm do vậy mà an xoa được thu hái quanh năm ở tất cả các mùa, nhiều nhất là vào thời điểm từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm (Vì lúc này cây phát triển mạnh nhất, có dược tính cao).

Người ta chặt cả cây và lá băm nhỏ cành rồi tuốt lá phơi khô (phơi riêng lá và thân sau đó trộn đều cả thân và lá cây, tránh ẩm mốc) đóng bao nilon bảo quản dùng dần làm thuốc, không sử dụng hoa.


3.2.2. Về hoá học

3.2.2.1. Thành phần hóa học

Cây an xoa có chứa 4 hợp chất: tiliroside, lupeol, stigmasterol và apigenin có khả năng gây độc cho tế bào ung thư gan.

Ngoài ra, an xoa còn có chứa hoạt chất flavonoid (một chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ tế bào gan), alcoloid (giúp tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của các khối U), đồng thời có chứa nhiều enzyme và các nguyên tố vi lượng khác có lợi cho cơ thể con người.

3.2.2.2. Một số nghiên cứu Nghiên cứu trong nước

Năm nước 2018, từ hoạt tính kháng tế bào ung thư gan khá cao của nghiên cứu trước đó cũng như các công dụng chữa bệnh về gan trong các bài thuốc trong dân gian Việt Nam của cây an xoa, Nguyễn Hữu Duyên, Lê Thanh Phước và Nguyễn Văn Ky tiếp tục tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học của cây an xoa nhằm góp phần giải thích rõ ràng hơn công dụng chữa bệnh của loài thảo dược này. Từ 200g cao tổng (ethanol) tiến hành tách phân đoạn bằng kỹ thuật phân bố lỏng - lỏng thu được 20,85g cao dichloromethan. Từ 8g cao dichloromethan tiến hành sắc ký cột pha thường và phân lập được 2 hợp chất HD07 và HD10d. Dựa vào số liệu phổ ID, 2D-NMR, MS và đối chiếu với các

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2024