Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn quận 7 thành phố Hồ Chí Minh - 2

- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

- Khái quát những vấn đề lý luận về định tội danh và quyết định hình phạt đối tới tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên cơ sở phân tích, đánh giá thực tiễn công tác định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2016-2020. Qua đó, làm rò những kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam đối với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đưa ra các yêu cầu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy trên địa bàn Quận 7 cũng như trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh góp phần xây dựng, củng cố Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các quan điểm khoa học, các quy định của pháp luật hình sự cũng như thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh để nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu đề tài.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài luận văn được nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự.

Về cơ sở pháp lý, tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” trong luận văn này được quy định tại Chương XVIII Điều 194 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) cùng một số Thông tư hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999; Chương XX Điều 249 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Về thời gian, đề tài đã sử dụng tài liệu nghiên cứu trên cơ sở thống kê theo số liệu trong thời gian 05 (năm) năm, từ năm 2016 đến năm 2020 với thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật hình sự trong xét xử hình sự sơ thẩm đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy tại TAND Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Về không gian, đề tài nghiên cứu của luận văn này được thực hiện trên phạm vi địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Do tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu thực tiễn giai đoạn 2016-2020, trong giai đoạn này, BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) vẫn còn hiệu lực nên về lý luận, tác giả vẫn dựa trên các quy định về tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), trong sự so sánh với các quy định về tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong các quy định của BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn quận 7 thành phố Hồ Chí Minh - 2

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn này được thực hiện dựa trên trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác

- Lênin với phép biện chứng duy vật, tư tưởng Hồ Chí Minh; về cải cách tư pháp; các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về pháp luật và chính sách pháp luật hình sự; phòng và chống các loại tội phạm trong đó có tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm: phương pháp hệ thống; phương pháp tìm hiểu, khảo sát, tổng hợp, phân tích, so sánh… thông qua số liệu thống kê; phương pháp lịch sử, lô-gíc; phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phân tích các bản án và các phương pháp thảo luận, trao đổ, tham khảo.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn góp phần làm rò thêm khái niệm về ma túy, các vấn đề lý luận liên quan đến tội tàng trữ trái phép chất ma túy; vấn đề áp dụng các quy định của pháp luật hình sự để định tội danh, quyết định hình phạt đối với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn hoạt động áp dụng các quy định của pháp luật hình sự để định tội danh, quyết

định hình phạt đối với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn chỉ rò những hạn chế, tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại, vướng mắc ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động áp dụng các quy định của pháp luật hình sự nói riêng, hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân Quận 7 nói chung, để từ đó, đề xuất các phương hướng, giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng các quy định của pháp luật hình sự trong xét xử tội Tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc thẩm quyền của TAND Quận 7, góp phần tích cực vào công tác đấu tranh, trấn áp tội phạm về ma túy, đáp ứng yêu cầu của chiến lược cải cách tư pháp hiện nay.

Về ý nghĩa thực tiễn của luận văn, có thể nói, đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cán bộ thuộc Tòa án nhân dân Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn công tác của các thành viên Hội đồng xét xử trong các vụ án hình sự về ma túy cụ thể.

7. Kết cấu của luận văn

Luận văn được kết cấu gồm các phần: Mở đầu, nội dung của Luận văn gồm 03 chương, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội tàng trữ trái phép chất ma túy

Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội tàng trữ trái phép chất ma túy

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY


1.1. Những vấn đề lý luận về tội tàng trữ trái phép chất ma túy

1.1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội Tàng trữ trái phép chất ma túy

1.1.1.1. Khái niệm về tội tàng trữ trái phép ma túy

Theo từ điển Hán Việt, “ma” có nghĩa là tê liệt hoặc là “làm mê mẩn” hoặc làm cho tê liệt, “túy” có nghĩa là say hoặc là làm cho say sưa [25, tr.14]. “Ma túy” là một danh từ chung để chỉ chất độc hại nào đó là có khả năng làm thần kinh bị tê liệt, dùng nhiều dẫn đến bị nghiện không dứt bỏ được.

Theo tác giả Nguyễn Xuân Yêm cho rằng, “Ma túy là những chất mà dùng nó một thời gian sẽ gây trạng thái nghiện hay nói cách khác là trạng thái phụ thuộc vào thuốc[56, tr.493]

Có ý kiến khác lại cho rằng: “Các chất ma túy là các chất độc có tính chất gây nghiện, có khả năng bị lạm dụng, sự nghiện ngập chính là biểu hiện của trạng thái bị ngộ độc mãn tính do các chất ma túy gây nên cho người sử dụng chúng[58, tr.408]

Tác hại khi nghiện ma túy là làm người sử dụng bị lệ thuộc vào ma túy về cả thể chất lẫn tinh thần, luôn có biểu hiện bức xúc về tâm lý. Nếu cơ thể chịu sự lệ thuộc vào ma túy, thì ma túy sẽ điều khiển toàn bộ tình cảm, hành động cũng như suy nghĩ của người nghiện.. Khi ngừng sử dụng ma túy, lâu ngày người nghiện sẽ cảm thấy thèm ma túy, khó chịu kèm đau đầu vật vã.

Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành về chất ma túy thì Ma túy bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca; Hêrôin, Côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA ; Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định; Quả thuốc phiện khô, Quả thuốc phiện tươi; Các chất ma túy khác ở thể rắn và các chất ma túy khác ở thể lỏng. [36, Điều 249]

Cụ thể hơn, chất ma túy được Luật phòng, chống ma túy 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy 2008 do Quốc hội ban hành quy định như sau:

1. Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành.

2. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

3. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng. [32, Điều 2]

Tính đến nay, danh mục các chất ma túy do Chính phủ ban hành được quy định trong các Nghị định của Chính phủ có thể kể đến như: Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của chính phủ Quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất ma túy; Nghị định 60/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020 sửa đổi, bổ sung danh mục các chất ma túy và tiền chất ma túy ban hành kèm theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền ma túy. Theo đó, các chất ma túy được chia thành các danh mục sau:

Danh mục I: Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền.

Danh mục II: Các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Danh mục III: Các chất ma túy được dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. [10]

Tóm lại, khái niệm ma túy có thể được hiểu như sau:

Ma túy là những chất có tính gây nghiện, những chất này có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc do con người tổng hợp nên (bằng hóa chất). Khi đưa những chất được xem là ma túy này vào cơ thể dưới bất kỳ hình thức nào sẽ làm thay đổi tâm trạng, ý thức và hành động của người sử dụng nó. Hay nói cách khác, ma túy sẽ gây ức chế

hoặc kích thích hệ thần kinh, giảm đau hoặc gây ra ảo giác. Nếu sử dụng nhiều lần sẽ làm cho người sử dụng bị nghiện và lệ thuộc vào ma túy.

Việc biết được khái niệm về ma túy hay chất ma túy có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, giúp cho việc xác định chất ma túy – với tư cách là đối tượng tác động của tội phạm trong pháp luật hình sự. Để xác định được chất đó có phải là chất ma túy hay không, thì các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải dựa vào danh mục các chất ma túy do Chính phủ ban hành và phải thực hiện giám định tư pháp những chất đó theo đúng trình, tự thủ tục luật định.

- Một số loại ma túy phổ biến hiện nay tại Việt Nam:

+ Cần sa: Loại ma túy này còn được biết đến với những tên khác như “cỏ”, bồ đà, tài mà, v.v… Cần sa nhìn giống như thảo cỏ, lá chè khô và có thể còn hạt hoặc còn các cành nhỏ. Khi sử dụng, người sử dụng có cảm giác sảng khoái, nhẹ nhòm, đầu óc lâng lâng nhưng chân tay nặng nề, Đồng thời xuất hiện các dấu hiệu như giảm khẩu vị, hạ huyết áp, suy giảm trí nhớ ngắn hạn, lo lắng, căng thẳng… Ở một số người còn xuất hiện các biểu hiện khác thường như vô cớ cười khúc khích hoặc nhai tóp tép. Nếu sử dụng liều cao, sẽ xuất hiện các dấu hiệu loạn thần

+ Cỏ Mỹ (XLR-11): Gọi là cỏ Mỹ bởi nó có xuất xứ từ nước Mỹ. Cỏ Mỹ vốn là một hỗn hợp thực vật được sao khô, cắt nhỏ, được tẩm ướp một số hoá chất cho cảm giác giống như cần sa. Loại hỗn hợp này được cuốn vào giấy rồi hút như hút thuốc lá. Cỏ Mỹ là một loại ma túy cực mạnh, nguy hiểm hơn cả cần sa. Do đó Bộ Y tế đã đưa cỏ mỹ vào danh mục các chất ma túy từ ngày 1-2-2016.

+ Côcain: Là một loại axit amin có trong lá cây côca, được trồng nhiều ở nước Nam Mỹ, nhìn bên ngoài, côcain có dạng bột trắng hoặc kết tinh. Khi sử dụng, người sử dụng cảm thấy sảng khoái, tự tin, tỉnh táo hơn; kèm theo các dấu hiệu tim đập nhanh, tăng thân nhiệt, giảm khả năng tập trung, buồn nôn, ham muốn tình dục. Ở liều cao, xuất hiện các rối loạn tâm thần như bồn chồn, lo lắng, có thể dẫn đến cao huyết áp, xuất huyết não, suy thận, nhồi máu cơ tim, trụy tim mạch, đặc biệt là đối với những người mắc các bệnh mạn tính về hệ tim mạch.

+ Thuốc phiện (Anh túc): Cây thuốc phiện (cây Anh túc) là loại cây thân cỏ, thân thẳng đứng, cao từ 1 – 1,5m. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ bị suy sụp, mất hết

nghị lực, ý chí, mất ham muốn tình dục và cả cảm giác không còn. Hơn thế, ở người sử dụng ma tuý hút thuốc phiện còn xuất hiện các biến chứng như: Viêm dạ dày, viêm ruột mãn tính, rối loạn tiêu hóa, táo bón dai dẳng, phát ban ngoài da, tiểu tiện ra albumin, thường hay bị sưng phổi, mạch đập chậm và không đều.

+ Hêrôin: Là chất được tổng hợp từ móc-phin có trong nhựa thuốc phiện. Hêrôin tinh khiết thường có dạng bột màu trắng hoặc vàng nhạt như đường hoặc caphein. khi sử dụng, người ta có cảm giác êm ái, dễ chịu, quên hết buồn phiền, đau đớn. Theo thời gian, mức độ lệ thuộc vào hêrôin ngày càng tăng lên, buộc người nghiện phải tăng liều mới đáp ứng nhu cầu tạo khoái cảm.

+ Ma tuý đá (Methamphetamine, Amphetamine): là loại ma tuý tổng hợp. Dân chơi hay gọi là “hàng đá”, “chấm đá”, “pha lê” trông giống đá. Khi sử dụng sẽ cảm thấy lâng lâng sung sướng, tinh thần khỏe khoắn, tỉnh táo hơn và tràn đầy sinh lực, ham muốn tính dục tăng lên. Tuy nhiên, sau đó họ sẽ bị rơi vào trạng thái suy nhược cả về thể xác lẫn tinh thần. Người sử dụng thấy mệt mỏi, chán nản, dễ cáu giận và trầm cảm. Nếu sử dụng thường xuyên hoặc sử dụng liều cao sẽ nhanh chóng xuất hiện các rối loạn như mất ngủ hoặc ngủ li bì, rối loạn hệ thần kinh, loạn thị, suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng.

+ Thuốc lắc (MDMA): hay còn gọi là Ecstasy, một loại ma túy tổng hợp; là chất thuộc nhóm kích thích thần kinh độc hại, khi đưa vào cơ thể con người nó kích thích khiến người đó muốn nhảy múa, “lắc” điên cuồng (thường có âm nhạc cực mạnh, ánh sáng hỗ trợ). Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén, viên nang, bột trắng hay màu. Khi sử dụng sẽ gây ảo giác làm biến dạng nhận thức của con người, thường bị kích động, hoang tưởng, ảo giác, không làm chủ được hành vi và thời gian sinh hoạt bị đảo lộn. Nhiều bệnh nhân la hét, chửi bới, trời lạnh đòi tằm nước lạnh, trời nóng đắp chăn, đưa tay vào lửa… không nhận ra bố, mẹ đẻ, nghĩ là kẻ thù đang chuẩn bị sát hại mình.

- Ketamin: Là chất hướng thần đang bị lạm dụng. Người nghiện ma túy này (chủ yếu là giới trẻ) sử dụng Ketamin thay thế thuốc lắc (Ecstacy). Sử dụng sẽ tạo cảm giác lâng lâng, sảng khoái tương tự khi sử dụng Ecsatcy và nếu sử dụng cùng với Ecstacy sẽ cho cảm giác “phê” kéo dài hơn.

Tội phạm về ma túy có đối tượng là các chất ma túy và các vật dụng phục vụ sản xuất và sử dụng các chất ma túy, người được người khác tổ chức, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy [18, tr.448]

Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi cất giữ trái phép chất ma túy trong người, trong nhà, hoặc nơi ở nào khác, không kể thời gian bao lâu. [26, tr.473]

Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thì phạm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. [36, Điều 249]

Tàng trữ trái phép chất ma túy là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất giấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này. [2]

Từ khái niệm tội phạm theo Điều 8 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cũng như phân tích khái niệm về ma túy nêu trên, kèm theo đó là các hướng dẫn về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, ta có thể đưa ra khái niệm tội tàng trữ trái phép chất ma túy như sau:

Tội tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi nguy hiểm cho xã hội, vi phạm quy định Bộ Luật Hình sự, xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước trong khâu lưu trữ các chất ma túy, cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy; do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý.

1.1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội tàng trữ trái phép chất ma túy

- Khách thể của tội tàng trữ trái phép chất ma túy

Tội phạm về ma túy nói chung xâm phạm đến khách thể quan trọng được Nhà nước và pháp luật bảo vệ thông qua các quy định của pháp luật hình sự. Các khách thể này là chế độ độc quyền quản lý và kiểm soát các chất ma túy của Nhà nước; tính mạng, sức khỏe, nhân cách, đạo đức của con người.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022