Đánh Giá Chung Về Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Hình Sự Về Tội Sử Dụng Mạng Máy Tính, Mạng Viễn Thông, Phương Tiện Điện Tử Thực Hiện Hành Vi Chiếm

công ty Diebold đã cài đặt vào máy ATM của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (gọi tắt là Ngân hàng An Bình) (trụ ATM tại đường Biệt Thự, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), đồng thời tạo một thư mục có tên “LO”, nằm trong ổ đĩa C của máy ATM, để sao lưu dữ liệu từ file mà Vinh đã chỉnh sửa chuyển đến. Trong thời gian này, khi chủ tài khoản thẻ ATM đến máy bị cài chương trình lấy cắp thông tin tài khoản để giao dịch rút tiền thì thông tin dữ liệu của thẻ được file của Vinh sao chép lưu lại. Mỗi lần bảo trì máy ATM, Khải sẽ vào thư mục “LÒ” lấy thông tin dữ liệu sao chép của chủ thẻ ATM, cùng với bộ “Master Key” (là bộ chuỗi ký tự 1111 chữ hoặc số của máy ATM do Ngân Hàng quản lý) của máy ATM sao chép vào USB, rồi gửi cho Vinh thông qua hộp thư điện tử.

Sau khi nhận được dữ liệu Khải gửi vào hộp thư điện tử, Vò Xuân Vinh lên mạng Internet tìm và sử dụng phần mềm có tên “Triple des” để thực hiện việc giải mã pin (đang bị mã hóa) và số thẻ ATM của chủ thẻ. Khi có được mã pin và số thẻ ATM, Vinh đặt mua thiết bị ghi thẻ từ trên mạng Internet của 01 đối tượng (không rò lai lịch) bán với giá 7.000.000 đồng, kèm theo 08 phôi thẻ từ trắng, mỗi thẻ có giá 30.000 đồng và đĩa CD chứa phần mềm có tên “MagCard Write/Read Utility Program v3.01”, phần mềm này có chức năng ghi, chuyển tải dữ liệu cần chép vào thẻ từ trắng, Vinh đã cài phần mềm này vào ổ đĩa D của máy tính xách tay hiệu HP (cơ quan điều tra đã thu giữ) và thực hiện sao chép mã pin và số thẻ ATM vào thẻ từ trắng để tạo thành thẻ ATM giả.

Khi làm xong thẻ giả, Vò Xuân Vinh báo cho Hồ Bảo Khải biết và hẹn ngày Khải từ Nha Trang vào Thành phố Hồ Chí Minh, để cùng đi rút tiền. Tổng số tiền mà hai bị cáo chiếm đoạt được là 96.405.000 đồng.

Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên tòa nhận định: Vò Xuân Vinh, Hồ Bảo Khải phạm tội lỗi cố ý trực tiếp, xâm phạm trật tự quản lý tiền tệ ngân hàng nên cần xử phạt nghiêm tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội. Tuy nhiên, kiểm sát viên cũng nêu các yếu tố cần xem xét như cả hai bị cáo đều không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; tỏ ra ăn năn hối cải; đã tích cực tác động gia đình khắc phục hậu quả; phạm tội lần đầu, chưa có tiền án, tiền sự; là lao động chính trong gia đình và có con nhỏ; riêng bị cáo Khải còn có tình tiết đầu thú; từ đó

áp dụng điểm s, b khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự để đề nghị mức hình phạt đối với các bị cáo: Vò Xuân Vinh: từ 03 đến 04 năm tù; Hồ Bảo Khải: từ 02 đến 03 năm tù.

Trong phần nhận định của Tòa án: Các bị cáo Vò Xuân Vinh, Hồ Bảo Khải đã có sự câu kết chặt chẽ, phối hợp lẫn nhau trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, tổng số tiền chiếm đoạt được là 96.405.000 đồng, thuộc trường hợp có tổ chức”, “chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng”. Đây là tình tiết định khung quy định tại điểm a, đ khoản 2 Điều 290 của Bộ luật Hình sự. Căn cứ vào điểm a, đ khoản 2 Điều 290; điểm s, b khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (đối với bị cáo Vinh, Khải); Căn cứ vào Điều 47 của Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017; Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Điều 288 của Bộ luật Dân sự năm 2015: Tuyên bố bị cáo Vò Xuân Vinh, Hồ Bảo Khải phạm tội: “Sử dụng mạng máy tính, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Xử phạt:

- Vò Xuân Vinh: 04 (bốn) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 23/6/2017.

- Hồ Bảo Khải: 03 (ba) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 29/6/2017.

Ba là, Khung hình phạt tăng nặng thứ hai quy định tại khoản 3 Điều 290 BLHS áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ 07 năm đến 15 năm;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Thực tế xét xử cho thấy, hình phạt này chủ yếu áp dụng cho các trường hợp phạm tội để chiếm đoạt tài sản có giá trị rất lớn từ 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) đến dưới 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng). Các trường hợp như gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng và số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ hầu như không có nhiều trên thực tế bởi bản chất của tội phạm này là chiếm đoạt tài sản hoặc hưởng lợi từ hành vi phạm tội. Hình phạt áp dụng cho khoản 3 Điều 290 BLHS áp dụng từ mức 07 năm đến 15 năm tù. Nhưng, trên thực tế, các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục một phần hậu quả nên Hội đồng xét xử thường áp dụng hình phạt dưới mức khởi điểm của khung hình phạt.

Ví dụ: Bản án số 310/2018/HS-ST, ngày 14/9/2018 của Tòa án sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với bị cáo Nguyễn Hàng Đức Nhã.

Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 8

Nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Ông Wada Yoshiyuki, sinh năm 1965 (quốc tịch Nhật Bản) là Tổng giám đốc công ty TNHH TOWA SUPPLY (100% vốn đầu tư nước ngoài) có chi nhánh tại Việt Nam, đặt tại Lô R2, đường số 7, Khu công nghiệp Long Hậu, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Ngày 18/9/2014, ông Wada Yoshiyuki có mở tài khoản số 0197794 cùng thẻ thanh toán quốc tế visa số 4708589000035021 tại Ngân hàng Tokyo Higashi Shinkin Bank, Nhật Bản để thực hiện các giao dịch thanh toán tiền của công ty. Đến ngày 28/11/2016, ông Wada Yoshiyuki phát hiện trong khoảng thời gian từ ngày 18/12/2015 đến ngày 26/10/2016, tài khoản thẻ Visa của ông có nhiều khoản giao dịch thanh toán tiền mua hàng tại Việt Nam với tổng số tiền là 842.239.003 đồng và 171,84 USD không phải do ông thực hiện, nên ngày 29/6/2017, ông Wada Yoshiyuki đến Công an tỉnh Long An gửi tố giác sự việc.

Qua điều tra ban đầu tại Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Long An và kết quả điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh xác định: Công ty TNHH Một Thành Viên Nhà hàng SORA (tên giao dịch: SORALDT), địa chỉ: Số 67 Sương Nguyệt Ánh, phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, được Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép kinh doanh số: 0311814185 vào ngày 31/5/2012 và hoạt động từ ngày 01/6/2012 do ông Trần Văn Dương làm giám đốc, kinh doanh về lĩnh vực Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống, phục vụ lưu động. Nhà hàng Sora có liên kết với Phònggiao dịch số 4, Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: 231-233 Lê Thánh Tôn, phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, mở tài khoản số: 0071000704336 để phục vụ khách hàng bằng hình thức thanh toán thẻ tín dụng qua máy POS đặt ở quầy thu ngân của nhà hàng.

Đầu năm 2015, Nguyễn Hàng Đức Nhã được tiếp nhận làm nhân viên thử việc, phục vụ tại Nhà hàng SORA. Công việc chính của Nhã là trực phòng, phục vụ các yêu cầu của khách hàng theo quy định và nhận thẻ tín dụng của khách mang đến quầy thu ngân để nhân viên quầy thu ngân làm thủ tục thanh toán cho khách. Khoảng giữa năm 2015, trong một lần ông Wada Yoshiyuki đến Nhà hàng SORA ăn uống sau đó ông thanh toán tiền bằng thẻ VISA. Lợi dụng lúc mang thẻ Visa đến

quầy thu ngân để làm thủ tục thanh toán tiền, Nhã đã dùng điện thoại di động của mình chụp lại hình ảnh thông tin hai mặt trước và sau của thẻ Visa số 4708 5890 0003 5021 mang tên Wada Yoshiyuki nên ông hoàn toàn không biết việc bị lấy cắp thông tin thẻ tín dụng của mình.

Qua tìm hiểu thông tin trên internet, Nhã biết được chỉ cần các thông tin được in trực tiếp trên hai mặt của thẻ tín dụng Visa gồm: Họ tên chủ thẻ, số thẻ tín dụng, ngày hết hạn, mã số CVV (mã bảo mật dùng xác minh thẻ Visa) là có thể sử dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán tiền mua các sản phẩm trực tuyến. Nhã đã sử dụng máy tính Macbook Pro 8.2 của mình truy cập vào Website của các công ty: Công ty Cổ phần truyền thông HDC Việt Nam, công ty cổ phần Zion, công ty cổ phần xe khách Phương Trang, Công ty Cổ phần Công nghệ Sen đỏ, Công ty TNHH Uber Việt Nam, công ty TNHH Microsoft Việt Nam, công ty cổ phần E.KI.M, công ty Cổ phần Azmedia Việt Nam để xem thông tin cụ thể của từng sản phẩm được đăng tải trên website của các công ty này. Sau đó, Nhã lựa chọn sản phẩm mua thêm vào giỏ hàng đồng thời Nhã sử dụng thông tin thẻ Visa, dùng số điện thoại 0912.801.252 và một trong các email: voshivukiwada1977@gmail.com;hoangtulinhyeu811@gmail.com;ntktrang228@gm ail.com;alwaysmile811@gmail.com do Nhã đăng ký, đăng nhập vào cổng thông tin của từng Công ty trên để thanh toán các đơn hàng, nhằm chiếm đoạt tiền trong thẻ Visa của ông Wada Yoshiyuki.

Trong phần nhận định của Tòa án: Nhã đã lợi dụng việc khách hàng là ông Wada Yoshiyuki đưa thẻ tín dụng để thanh toán hóa đơn tại Nhà hàng SORA, Nhã đã sử dụng điện thoại của mình chụp lại 02 mặt thẻ tín dụng (thẻ Visa) nhằm lấy cắp thông tin trên thẻ, sau đó từ tháng 12/2015 đến tháng 10/2016 bị cáo Nhã sử dụng những thông tin này để thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến, chiếm đoạt tiền trong thẻ Visa của ông Wada Yoshiyuki tiêu xài cho bản thân, cụ thể quá trình xét hỏi công khai làm rò tại phiên tòa bị cáo đã chiếm đoạt là 470.203.067 đồng và 171,84 USD.

Trên cơ sở cáo trạng, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên bố bị cáo Nguyễn Hàng Đức Nhã phạm tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 290; điểm b, c khoản 1 khoản 2 Điều 51; Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);

Xử phạt: Bị cáo Nguyễn Hàng Đức Nhã 07 (bảy) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 28/9/2017.

Bốn là: Khung hình phạt tăng nặng thứ ba quy định tại khoản 4 Điều 290 BLHS áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ 12 năm đến 20 năm.

Thực tiễn xét xử cho thấy, các bị cáo phạm tội bị áp dụng chủ yếu khung hình phạt này thường phạm tội mà tài sản chiếm đoạt được có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên. Hình phạt cho các đối tượng này là hình phạt tù có thời hạn từ 12 năm đến 20 năm. Tuy nhiên, do có nhiều tình tiết giảm nhẹ và khắc phục một phần hoặc toàn bộ hậu quả mà các bị cáo có thể được xem xét được hưởng khung hình phạt dưới mức hình phạt khởi điểm của khung hình phạt quy định tại khoản 4.

Ví dụ: Bản án số: 216/2019/HS-ST, ngày 25/6/2019 của Tòa án nhân dân TP.HCM tuyên phạt đối với bị cáo Daniel Chiedozie Nwachukwu (người Nigeria)

Qua giới thiệu của người bạn Nigeria, Daniel Chiedozie Nwachukwu biết đối tượng tự xưng là White, đang sinh sống tại Campuchia, sử dụng số điện thoại: +85569486894, liên lạc qua phần mềm WhatsApp. Ngày 10/10/2017, vào khoảng 16 giờ 30 phút, theo chỉ đạo của White, Daniel Chiedozie Nwachukwu đi gặp Hân lần đầu tiên nhận 47.700 USD. Khoảng 18 giờ 00 cùng ngày, Daniel Chiedozie Nwachukwu giao số tiền trên cho một đồng hương Nigeria khác (không rò nhân thân, lai lịch) tại khách sạn Quỳnh Trang và được trả công 200 USD. Lần thứ hai, ngày 12/10/2017, Daniel Chiedozie Nwachukwu tiếp tục đi gặp bà Hân nhận 1.200.000.000 đồng thì bị Cơ quan chức năng phát hiện, lập biên bản, bắt giữ. Ban đầu, Daniel thừa nhận biết nguồn gốc số tiền trên là do phạm tội mà có, vì cần tiền sinh hoạt, Daniel Chiedozie Nwachukwu vẫn đi nhận cho White. Tuy nhiên, sau đó bị cáo đã thay đổi lời khai, không thừa nhận việc biết số tiền này là phạm pháp.

Vũ Thị Ngọc Hân khai: khoảng tháng 8/2017, qua mạng xã hội Tango, bà Hân quen với một người tự xung là William Elvis David (David), quốc tịch Mỹ, đang công tác tại Campuchia. David hứa hẹn sẽ kết hôn, yêu cầu bà Hân mở tài khoản tại Ngân hàng BIDV để tiện xin Visa sang Mỹ sau này nên Hân tin và làm theo. Đến cuối tháng 9/2017, David nhờ Hân nhận 48.450 USD chuyển từ Hong Kong về và giao cho Charles là bạn David hiện ở Việt Nam. Việc giao nhận lần đầu thành công. Đến ngày 11/10/2017, David tiếp tục nhờ bà Hân nhận 1.200.000.000 đồng giao cho Charles. Ngày 12/11/2017, khi bà Hân đang giao tiền cho Charles (chính xác là Daniel Chiedozie Nwachukwu) thì bị cơ quan chức năng phát hiện.

Căn cứ vào điểm a khoản 4 Điều 290 của Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017; điểm g khoản 1 Điều 52; điểm s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017;

Căn cứ vào Điều 47 của Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017; Điều 106 của Bộ luật TTHS năm 2015; Điều 589 của Bộ luật Dân sự năm 2015;

Tuyên bố bị cáo Daniel Chiedozie Nwachukwu (Nwachukwu Daniel Chiedozie) phạm “Tội Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Xử phạt: Daniel Chiedozie Nwachukwu (Nwachukwu Daniel Chiedozie): 12 (mười hai năm tù). Thời hạn tù tính từ ngày 12/10/2017.

- Năm là, về áp dụng hình phạt bổ sung đối với Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

- Phạt tiền

Phạt tiền là một trong những hình phạt chính hoặc là hình phạt bổ sung trong một số trường hợp theo quy định tại Điều 35 BLHS năm 2015. Thực tế xét xử tội phạm quy định tại Điều 290 BLHS trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, các bị cáo hoặc người thân của bị cáo đều tự nguyện khắc phục một phần hoặc toàn bộ hậu quả của tội phạm, do đó, hình phạt tiền không thường xuyên được áp dụng là hình phạt chính đối với tội phạm này. Do đó, tác giả luận văn chưa ghi nhận được vụ án nào áp dụng hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung là hình phạt tiền đối với tội phạm quy định tại Điều 290 BLHS trên địa bàn thành phố.

- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là hình phạt bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 32 BLHS. Mặc dù có một số bị cáo là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như Bị cáo… nhưng tiễn xét xử cho thấy TAND thành phố Hồ Chí Minh không áp dụng hình phạt này để ngăn ngừa tội phạm với tình tiết tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm đối với các bị cáo. Theo quan điểm của tác giả luận văn, riêng đối với các bị cáo có nghề nghiệp liên quan đến việc sử dụng tài khoản ngân hàng, thông tin thẻ ngân hàng như: nhân viên ngân hàng; tài khoản chứng khoán như: nhân viên môi giới, nhân viên công ty chứng khoán hoặc các nghề nghiệp khác có cùng tính chất, nếu phạm tội phải được áp dụng biện pháp bổ sung là Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định để đảm bảo tính phòng, chống tội phạm cũng như giáo dục, răn đe người phạm tội và người khác không phạm tội này.

- Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, cũng như Phạt tiền, hình phạt tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản vẫn chưa được áp dụng trong thực tiễn áp dụng pháp luật đối với tội phạm được quy định tại Điều 290 BLHS trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

* Nhận xét về quyết định hình phạt đối với Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trong các bản án trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh:

Việc quyết định hình phạt đối với Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trong các bản án trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy Tòa án các cấp đều quyết định đúng quy định của BLHS về hình phạt đối với tội phạm, đảm bảo quy định về phạm vi, điều kiện áp dụng đối với từng loại hình phạt cụ thể.

2.4. Đánh giá chung về thực tiễn áp dụng pháp hình sự về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

2.4.1. Những thuận lợi

Thời gian qua, các Cơ quan tiến hành tố tụng hai cấp (Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án cùng cấp) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp tốt với nhau trong việc phân loại, xử lý, giải quyết các vụ việc, vụ án có liên quan đến loại tội phạm này. Cụ thể:

- Quy định của Bộ luật TTHS 2015, Thông tư liên tịch số 04/2018, Quy chế số 111... quy định chi tiết về mối quan hệ phối hợp của các Cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ (có chứng cứ là dữ liệu điện tử) như: phát hiện, ghi nhận, sao chép, thu giữ, bảo quản, sử dụng chứng cứ trong quá trình khám xét, khám nghiệm hiện trường...

- Các cơ quan tiến hành tố tụng luôn phối hợp và thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về loại tội phạm, thu thập đầy đủ chứng cứ, các dữ liệu điện tử, mã hóa dữ liệu để đảm bảo chứng cứ phục vụ cho việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm.

- Trong giải quyết vụ án, Lãnh đạo các cơ quan có liên quan đã kịp thời kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhỡ đối với những vụ án sắp hết thời hạn điều tra, thời hạn xác minh tin báo; chỉ đạo, yêu cầu, kiên quyết khởi tố những vụ án có dấu hiệu tội phạm. Những vụ chứng cứ yếu hoặc việc thu thập dấu vết, lời khai nhân chứng chưa đầy đủ, đều có những yêu cầu thu thập, điều tra kịp thời theo đúng trình tự, thủ tục quy định.

2.4.2. Những khó khăn, vướng mắc

Quá trình giải quyết các vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của cơ quan tiến hành tố tụng hai cấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đều gặp nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến nhiều vụ án kéo dài, không xử lý được phải tạm đình chỉ. Cụ thể:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022