giao dịch Internet Banking, thay thế cho hình thức xác nhận giao dịch bằng mã OTP qua tin nhắn điện thoại nên bà T đã cung cấp cho đối tượng. Sau khi có mã số, các đối tượng đã đăng ký ứng dụng Sacombank Msign và thực hiện chuyển tiền Internet Banking, trông khoản thời gian từ 14h29 phút đến 16h54 phút cùng ngày với tổng số tiền chuyển đi từ tài khoản ngân hàng của bà T là 5.000.000.000 đồng (05 tỷ đồng) thực hiện bằng 19 lệnh chuyển tiền. Sau khi phát hiện mình bị lừa đảo, nên bà T đã trình báo cơ quan điều tra, cơ quan điều tra thụ lý tin báo. Kết quả xác minh Cơ quan điều tra và VKSND thống nhất có đủ căn cứ để khởi tố vụ án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản 4, Điều 174 - BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Hiện vụ án có hai quan điểm không thống nhất về tội danh:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng, hành vi của các đối tượng giả danh cán bộ Tòa án, cán bộ Công an hình sự của Bộ Công an để yêu cầu bà T chuyển tiền từ sổ tiết kiệm vào tài khoản cá nhân của bà T. Sau đó, yêu cầu bà T cung cấp mã OTP, nhưng bà T không cung cấp vì biết rằng đó là mã số để xác nhận chuyển tiền đi khi thực hiện giao dịch ngân hàng trực tuyến (Internet Banking). Do không lấy được mã OTP, các đối tượng tiếp tục yêu cầu bà T cung cấp một dãy số do ngân hàng Sacombank gửi tin nhắn đến, bà T không biết mã số gửi đến là để đăng ký ứng dụng Sacombank Msign là ứng dụng xác nhận giao dịch Internet Banking thay thế cho hình thức xác nhận giao dịch bằng mã OTP qua tin nhắn điện thoại nên bà T đã cung cấp cho các đối tượng. Lợi dụng sự không hiểu biết của bà T, các đối tượng đã yêu cầu chụp hình sổ tiết kiệm của bà T rồi truy cập vào mạng xã hội Zalo gửi hình vào tài khoản tên “Cục CSHS - Bộ Công an - Phòng PC45” để bà T tin tưởng thật đây là cán bộ Công an rồi chiếm đoạt tiền trong tài khoản của bà T, thông qua giao dịch Internet Banking. Như vậy, hành vi của các đối tượng đã có một loạt hành vi gian dối với bà T nhằm chiếm đoạt số tiền 5 tỷ đồng của bà T, đã thỏa mãn dấu hiệu của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 BLHS năm 2015.
- Quan điểm thứ hai cho rằng, với những thủ đoạn đó là: gọi điện thoại và dọa bà T là có liên quan đến tội phạm, lợi dụng sự không hiểu biết của bà T. Nhưng bà T đã cảnh giác, không cung cấp mã OTP theo yêu cầu, nhưng các đối tượng đã lấy
được mã số thay thế mã OTP để thông qua mạng viễn thông chiếm đoạt tiền trong tài khoản của bà T, chứ không phải bà T chủ động chuyển tiền. Như vậy, các đối tượng đã sử dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử để đăng ký ứng dụng Sacombank Msign, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của bà T, thông qua giao dịch Internet Banking. Bởi vì sau khi có mã số, các đối tượng đã đăng ký ứng dụng Sacombank Msign và thực hiện chuyển tiền Internet Banking. Cho nên, không thỏa mãn về hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đó là gian dối, hay tội trộm cắp tài sản là lén lút. Mà hành vi của các đối tượng đã thỏa mãn dấu hiệu cấu thành của Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản như đã sử dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử để đăng ký ứng dụng Sacombank Msign. Như vậy, với hành vi nêu trên đã thỏa mãn về mặt khách quan cũng như cấu thành cơ bản quy định tại khoản 1, Điều 290 - BLHS.
* Vướng mắc đặt ra từ vụ án:
Vụ án này cho thấy thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290 BLHS) đối với trường hợp người phạm tội sử dụng các hành vi khác nhau để có được tài khoản, thẻ ngân hàng, mã truy cập còn phương thức chiếm đoạt tài sản là sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử. Trường hợp này thủ đoạn phạm tội vừa có một phần thủ đoạn phạm tội thực hiện như chiếm đoạt bình thường, một phần thủ đoạn sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử chiếm đoạt tài sản. Do đó, cần có văn bản hướng dẫn định tội danh trong trường hợp này có theo Điều 290 BLHS hay không hay xử lý về một trong các tội xâm phạm sở hữu?
2.2.2. Đối với trường hợp người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử làm phương tiện để tiếp cận người bị hại, còn phương thức chiếm đoạt được tài sản là gặp trực tiếp bị hại
Vụ án điển hình: Bị cáo Nguyễn Thành Trung đã sử dụng số thuê bao 01252.794.287 tạo một tài khoản trên mạng xã hội Zalo có tên là “Trung Nguyen” và sử dụng điện thoại di động hiệu Oppo màu đen, dùng số thuê bao 0944.164.824
để đăng nhập tài khoản rồi kết bạn với những người cùng sử dụng Zalo. Bị cáo Nguyễn Thành Trung đăng bán điện thoại Iphone chính hãng loại hàng xách tay với giá rẻ và bán tiền giả nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác.
Có thể bạn quan tâm!
- Chế Tài Xử Phạt Đối Với Tội Sử Dụng Mạng Máy Tính, Mạng Viễn Thông, Phương Tiện Điện Tử Thực Hiện Hành Vi Chiếm Đoạt Tài Sản
- Phạm Tội Thuộc Một Trong Các Trường Hợp Sau Đây, Thì Bị Phạt Tù Từ Ba Năm Đến Bảy Năm:
- Khái Quát Tình Hình Xét Xử Tội Sử Dụng Mạng Máy Tính, Mạng Viễn Thông, Phương Tiện Điện Tử Thực Hiện Hành Vi Chiếm Đoạt Tài Sản Trên Địa Bàn
- Đánh Giá Chung Về Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Hình Sự Về Tội Sử Dụng Mạng Máy Tính, Mạng Viễn Thông, Phương Tiện Điện Tử Thực Hiện Hành Vi Chiếm
- Các Yêu Cầu Bảo Đảm Áp Dụng Đúng Pháp Luật Hình Sự Về Tội Sử Dụng Mạng Máy Tính, Mạng Viễn Thông, Phương Tiện Điện Tử Thực Hiện Hành Vi Chiếm
- Một Số Giải Pháp Bảo Đảm Áp Dụng Đúng Pháp Luật Hình Sự Về Tội Sử Dụng Mạng Máy Tính , Mạng Viễn Thông , Phương Tiện Điện Tử Thực Hiện Hành
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Vào đầu tháng 6/2016, anh Phan Hồng Linh sử dụng tài khoản trên mạng Zalo có tên là “Phan Hong Linh” kết bạn với bị cáo Trung và đặt mua của bị cáo Trung 02 điện thoại Iphone 5S với giá 4.500.000 đồng. Để tạo niềm tin, bị cáo Trung yêu cầu anh Linh cung cấp thông tin để giao nhận hàng. Sau đó, bị cáo ghi thông tin mà anh Linh cung cấp vào phiếu gửi hàng Viettel post rồi chụp ảnh gửi qua mạng Zalo cho anh Linh xem. Đến ngày 09/6/2016, bị cáo lấy 01 điện thoại Samsung màu đen và 01 điện thoại Samsung màu trắng không có giá trị sử dụng bỏ vào hộp có độn xốp rồi dùng băng keo quấn chặt cho giống như gói hàng nhằm để người nhận không kịp bóc ra kiểm tra khi giao nhận hàng rồi mang đi giao cho anh Linh, bị cáo Trung điều khiển xe mô tô 53F1-069.35, giả làm nhân viên Viettel đến giao hàng và dùng điện thoại Iphone 3 màu đen trắng sử dụng số thuê bao 01252.794.287 điện thoại cho anh Linh hẹn gặp tại Cầu Xóm Củi, thuộc xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh để giao hàng và nhận từ anh Linh số tiền 4.500.000 đồng rồi điều khiển xe bỏ đi. Sau sự việc anh Linh đã đến Công an xã Bình Hưng trình báo sự việc và giao nộp 02 cái điện thoại mà anh Linh đã mua của bị cáo Trung.
Đến đầu tháng 7/2016, bị cáo Trung và anh Linh đã kết bạn với tài khoản mới trên mạng Zalo của anh Linh có tên “Dung Hoi Ten Gi”, anh Linh giả vờ đặt mua của bị cáo 10.000.000 đồng tiền giả với giá 2.000.000 đồng. Bị cáo Trung yêu cầu anh Linh cung cấp thông tin để giao nhận hàng, anh Linh nhắn tin cho bị cáo thông tin là Trần Thị Diễm, địa chỉ: xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh và số thuê bao để liên lạc là 0969.890.375. Bị cáo Trung cũng ghi thông tin vào phiếu gửi hàng của Viettel post rồi chụp ảnh gửi qua Zalo cho anh Linh để xác nhận thông tin. Đến ngày 23/7/2016 bị cáo Trung lấy 01 cái điện thoại kiểu dáng giống Iphone 4 màu đen hiệu i99888 TV đã bị hư hỏng không có giá trị bỏ vào hộp có độn xốp rồi dùng băng keo quấn chặt như gói tiền; dùng điện thoại Iphone 3 màu đen trắng sử dụng số thuê bao 01252.794.287 điện thoại vào số 0969.890.375 thì anh Linh kêu vợ của anh là chị Huỳnh Thị Bé Lan nghe máy và hẹn gặp bị cáo
tại thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh để giao nhận hàng. Đồng thời, anh Linh cũng trình báo Công an thị trấn Tân Túc bố trí lực lượng bắt bị cáo Trung. Đến 14 giờ ngày 23/7/2016, bị cáo Trung điều khiển xe mô tô 53F1-069.35 đến địa điển hẹn gặp chị Lan giao gói hàng và nhận từ chị Lan số tiền 2.000.000 đồng rồi bỏ đi thì bị bắt quả tang cùng với tang vật”.
Trong quá trình giải quyết vụ án này có hai quan điểm:
- Quan điểm thứ nhất (của TAND huyện Bình Chánh): Xác định bị cáo phạm Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản Điều 174 BLHS.
- Quan điểm thứ hai (của TAND Thành phố Hồ Chính Minh): Xác định bị cáo có dấu hiệu phạm Tội sử dụng mạng Internet để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Do đó, đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy bản án sơ thẩm.
Tại Thông báo giải quyết văn bản kiến nghị giám đốc thẩm số 114/TB ngày 29/9/2017 của TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, xét thấy: “Bị cáo có hành vi sử dụng mạng Zalo đăng bán điện thoại Iphone chính hảng và hàng xách tay với giá rẻ và bán tiền giả nhằm chiếm đoạt tài sản hai lần của anh Phan Hồng Linh với tổng số tiền chiếm đoạt là 6.500.000 đồng. Hành vi của bị cáo là sử dụng mạng Internet để làm phương tiện tiếp cận người bị hại, còn phương thức thanh toán của việc mua bán là trực tiếp gặp, giao hàng và nhận tiền, nên Tòa án nhân cấp sơ thẩm tuyên bị cáo Nguyễn Thành Trung phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS là có căn cứ, phù hợp quy định pháp luật. Do đó, không có căn cứ để kháng nghị hủy Bản án hình sự sơ thẩm”.
* Nhận xét, đánh giá và vướng mắc đặt ra từ vụ án:
Như vậy, cùng một hành vi như vụ án nêu trên nhưng Tòa án hai cấp trong cùng một địa phương lại có quan điểm khác nhau trong việc định tội danh, dẫn đến tranh chấp tội danh trong trường hợp này. Do đó, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự quy định về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản đòi hỏi cần có hướng dẫn định tội danh đối với trường hợp người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện
điện tử làm phương tiện để tiếp cận người bị hại, còn phương thức chiếm đoạt được tài sản là gặp trực tiếp bị hại, làm cơ sở để xử lý hình sự thống nhất đối với tội này.
2.2.3. Đối với trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi trộm cắp tài sản để có được tài khoản, thẻ Ngân hàng, mã truy cập... còn phương thức chiếm đoạt tài sản là sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
Vụ án điển hình: Bản án số 327/2017/HSST ngày 17/8/2019 của TAND quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung vụ án như sau:
“Tối ngày 23/01/2017, Tập đoàn Vingroup tổ chức sự kiện tất niên cho lãnh đạo chủ chốt của tập đoàn tại Khu ẩm thực thuộc Vinhomes Grand Park, địa chỉ: phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Tập đoàn huy động đội văn nghệ của các công ty nằm trong hệ thống đến biểu diễn phục vụ sự kiện. Nguyễn Trạc T, nhân viên bảo vệ tại Vinhomes Grand Park thuộc Công ty TNHH dịch vụ bảo vệ Vincom, cũng tham gia biểu diễn văn nghệ vào tối ngày 23/01/2017.
Khoảng 21 giờ 30 phút, các thành viên đội văn nghệ vào phòng Hoa Hồng thay trang phục biểu diễn. Sau khi biểu diễn xong tiết mục của đội mình, T là người cuối cùng của đội vào phòng Hoa Hồng thay quần áo. Tại đây, T phát hiện có 01 bộ quần áo vest, trong túi áo có 01 ví da. Biết bộ quần áo trên là của các thành viên đội văn nghệ biểu diễn tiếp theo để nhầm, T đã nảy sinh ý định chiếm đoạt. T cầm theo số tài sản trên đi về chỗ làm trên đường Vò Văn Ngân, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh rồi lục ví kiểm tra thì thấy trong ví có 3.500.000 đồng, ngoài ra, trong ví còn có thẻ ATM của Ngân hàng BIDV, chứng minh thư nhân dân, giấy phép lái xe ô tô, mô tô, thẻ căn cước công dân mang tên Nguyễn Huy B, sinh năm 1987, hộ khẩu thường trú: phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Khoảng 23 giờ cùng ngày, T ra cây ATM của Ngân hàng VPBank gần nơi ở gò mật khẩu theo ngày tháng năm sinh trong thẻ căn cước công dân của anh B để kiểm tra thì đúng mật khẩu. Sau khi kiểm tra tài khoản trong thẻ thấy có 5.600.000 đồng, T đã rút 4.000.000 đồng (2.000.000 đồng/lần); sau đó ra cây ATM của Ngân hàng BIDV gần nơi ở rút tiếp 1.500.000 đồng rồi vứt thẻ vào thùng rác gần đó và về công ty ngủ.
Ngày 24/01/2017, T trực bảo vệ tại Vinhomes Grand Park từ 8 giờ đến 14 giờ. Trong khi làm việc, T đã sử dụng Facebook có tên “Mai Lan” liên lạc với vợ anh B là chị Vũ Thúy Mai. T nhận là người nhặt được ví và giấy tờ của anh B, sau đó thuê xe ôm (Grab) mang ví và giấy tờ cá nhân của anh B trả lại cho chị Mai, anh
B. Anh B đã hỏi người xe ôm số điện thoại của người gửi rồi đến Công an Thành phố Hồ Chí Minh trình báo sự việc.
Từ hành vi trên, quá trình giải quyết vụ án VKSND Quận 9 có 02 quan điểm:
- Quan điểm thứ nhất (trong quá trình truy tố): Xác định bị cáo phạm tội Trộm cắp tài sản theo Điều 173 - BLHS và Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo Điều 290 - BLHS.
- Quan điểm thứ hai (tại phiên toà): Kiểm sát viên nhận định: “Hành vi của bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội Trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 BLHS. Hành vi bị cáo sử dụng thẻ ATM rút tiền trong tài khoản của người bị hại xuất phát từ hành vi chiếm đoạt ví và tài sản khác của người bị hại, do đó cần thu hút hành vi này vào hành vi trộm cắp tài sản của bị cáo. Do đó, Viện Kiểm sát quyết định rút một phần truy tố bị cáo đối với tội Sử dụng thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo điểm b khoản 1 Điều 226b BLHS, chỉ truy tố hành vi của bị cáo tội Trộm cắp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS với tổng giá trị tài sản đã chiếm đoạt là: 9.800.000 đồng (bao gồm: 01 bộ quần áo vest mầu đen đã qua sử dụng trị giá 500.000 đồng; 01 ví da mầu đen đã qua sử dụng trị giá: 300.000 đồng; tiền mặt: 3.500.000 đồng và tiền rút trong thẻ ATM Ngân hàng BIDV của anh B là:
5.500.000 đồng)”.
* Nhận xét, đánh giá và vướng mắc từ vụ án:
Như vậy, trong vụ án này lúc đầu Viện Kiểm sát xác định bị cáo phạm hai tội là Trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) và Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290 BLHS). Tại phiên tòa Viện Kiểm sát xác định bị cáo chỉ phạm Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS). Từ vụ án này đã đặt ra vấn đề là cần có văn bản hướng dẫn định tội danh đối với trường hợp người phạm tội sử dụng các hành vi khác nhau để có được tài khoản, thẻ Ngân hàng, mã truy cập còn phương thức chiếm đoạt tài sản là
sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thì có bị xử lý về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290 BLHS) hay không?
2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
So với BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 có nhiều sự thay đổi trong hình phạt áp dụng đối với hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Theo đó, hình phạt quy định tại Điều 290 BLHS có phần giảm nhẹ hơn so với Điều 226b BLHS năm 1999. Thực tiễn áp dụng hình phạt theo quy định tại Điều 290 thể hiện như sau:
- Một là: Khung hình phạt cơ bản quy định tại khoản 1 Điều 290 BLHS áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.
Thực tế, người phạm tội bị kết án và áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại khung hình phạt cơ bản thường được cho hưởng án treo do hành vi phạm tội ít nguy hiểm, chưa chiếm đoạt được hoặc đã chiếm đoạt được tài sản nhưng có giá trị thấp, chưa gây thiệt hại lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như người phạm tội đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải… có nhân thân tốt và thuộc trường hợp xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù và ấn định thời hạn thử thách nhất định. Thực tiễn cho thấy, đối với một số vụ án áp dụng khoản 1 Điều 290 sẽ áp dụng hình phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù có thời hạn nhưng cho hưởng án treo từ 24 tháng đến 36 tháng và ấn định thời gian thử thách từ 48 tháng tới 60 tháng.
Hai là, Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều 290 BLHS áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ 02 năm đến 07 năm.
Thực tiễn xét xử các vụ án này cho thấy, tội phạm quy định tại Điều 290 BLHS thường là tội phạm có tổ chức, hành vi phạm tội do thực hiện được dễ dàng, vào bất cứ thời gian nào và bất cứ đâu nên thường phạm tội nhiều lần, tài sản chiếm đoạt được có giá trị lớn. Hình phạt thường được Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh áp dụng cho các bị cáo phạm tội tại khoản 2 Điều 290 BLHS có thể là hình phạt tù có thời hạn.
Ví dụ: Bản án sơ thẩm số 84/2018/HS-ST, ngày 27/3/2018 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tuyên phạt hai bị cáo Vò Xuân Vinh và Hồ Bảo Khải với tội danh “Sử dụng mạng máy tính, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.
Nội dung vụ án như sau: Công ty TNHH Diebold Việt Nam (gọi tắt là công ty Diebold) (có chi nhánh tại địa chỉ: số 67 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) là công ty cung cấp, bảo trì, bảo hành máy ATM. Bị cáo làm việc tại công ty từ năm 2008 đến 16/07/2016 thì nghỉ việc. Trong thời gian làm việc tại đây, Vinh quen biết Hồ Bảo Khải, công việc của Vinh là nâng cấp phần mềm cài đặt vào máy ATM, còn phải là nhân viên bảo trì máy ATM.
Sau khi nghỉ việc tại công ty, khoảng đầu tháng 10/2016, Vò Xuân Vinh nảy sinh ý định làm giả thẻ ATM để rút tiền chủ tài khoản thẻ và rủ Khải cùng tham gia thực hiện, tuy nhiên cần có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu cách làm. Thời điểm này, Vinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh, còn Khải sinh sống và làm việc văn phòng của công ty Diebold tại Nha Trang - Khánh Hòa. Do vậy, đến tháng 02/2017, Vinh, Khải mới chính thức thực hiện, hành vi cụ thể: Vò Xuân Vinh sử dụng file (tập tin) “PCIDSS” là file nguyên bản của chương trình “CSS Trade Backup” cài trên máy ATM các ngân hàng của công ty Diebold, chương trình này có nhiệm vụ lưu thông tin giao dịch của khách hàng ở dạng mã hóa số thẻ, nhằm giúp ngân hàng quản lý giao dịch rút tiền trên máy ATM, Vinh đã chỉnh sửa file “PCIDSS”, theo mục đích của Vinh để sao chép mã thẻ ATM của khách hàng khi giao dịch. Sau khi chỉnh sửa file “PCIDSS” xong, Vinh sử dụng hộp thư điện tử “vinhshinichi@gmail.com” gửi file đã chỉnh sửa vào hộp thư điện tử “baokhai1979@gmail.com” cho Khải và hướng dẫn Khải cài đặt vào máy ATM nào có bộ “Master Key” trong quá trình đi bảo trì máy ATM định kỳ theo lịch phân công của công ty Diebold. Khi được công ty phân công bảo dưỡng, bảo trì máy ATM trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, theo sự hướng dẫn của Vinh, Khải đã cài chén file Vinh chỉnh sửa lên file “PCIDSS”, trong phần mềm “CSS Trade Backup” mà