Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam - Trên cơ sở số liệu xét xử địa bàn thành phố Đà Nẵng - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGÔ THỊ HẠNH


TộI LừA ĐảO CHIếM ĐOạT TàI SảN TRONG LUậT HìNH Sự VIệT NAM

(Trên cơ sở số liệu xét xử địa bàn thành phố Đà Nẵng)


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGÔ THỊ HẠNH


TộI LừA ĐảO CHIếM ĐOạT TàI SảN TRONG LUậT HìNH Sự VIệT NAM

(Trên cơ sở số liệu xét xử địa bàn thành phố Đà Nẵng)


Chuyên ngành: Luật Hình sự và tố tụng hình sự

Mã số: 60 38 01 04


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN


NGÔ THỊ HẠNH

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN 7

1.1. Khái niệm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong pháp luật

hình sự Việt Nam 7

1.2. Sự cần thiết của việc quy định Tội lừa đảo chiếm đoạt tài

sản trong đấu tranh xử lý, phòng chống tội phạm 12

1.3. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam18

1.3.1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam thời

kỳ phong kiến 18

1.3.2. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam thời

kỳ từ 1945 đến trước 1985 20

1.3.3. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam thời

kỳ từ 1985 đến trước 1999 26

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO BỘ LUẬT TỐ HÌNH SỰ 1999 29

2.1. Khách thể và đối tượng tác động của Tội lừa đảo chiếm

đoạt tài sản 29

2.1.1. Khách thể 29

2.1.2. Đối tượng tác động của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 32

2.2. Mặt khách quan của tội phạm 34

2.2.1. Dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội 36

2.2.2. Hậu quả của tội phạm 42

2.2.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm 47

2.3. Chủ thể của tội phạm 47

2.4. Mặt chủ quan của tội phạm 50

2.4.1. Dấu hiệu lỗi 50

2.4.2. Dấu hiệu động cơ, mục đích phạm tội 51

2.5. Hình phạt và các biện pháp tư pháp 52

2.5.1. Hình phạt 52

2.5.2. Các biện pháp tư pháp 58

2.6. Phân biệt Tội lừa đảo với một số tội phạm khác 59

2.6.1. Phân biệt Tội lừa đảo đoạt tài sản với Tội trộm cắp tài sản 59

2.6.2. Phân biệt Tội lừa đảo đoạt tài sản với cướp tài sản 60

2.6.3. Phân biệt Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với Tội tham ô tài sản 63

2.6.4. Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 63

Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 66

3.1. Thực trạng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành

phố Đà Nẵng 66

3.1.1. Một số Đặc điểm về vị trí địa lý và kinh tế xã hội của Đà Nẵng

ảnh hưởng tới tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 66

3.1.2. Tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 2011 đến 2015 68

3.2. Hoàn thiện pháp luật hình sự 76

KẾT LUẬN 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BLHS: Bộ Luật hình sự

HĐTP: Hội đồng thẩm phán TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

TP: Thành phố

UBND: Ủy ban nhân dân

DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1:

Tình hình xét xử tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại

thành phố Đà Nẵng từ năm 2011-2015


69

Bảng 2.2:

Hình phạt được áp dụng đối với bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ năm 2011 - 2015 trên địa bàn thành

phố Đà Nẵng


70

Bảng 2.3:

Cơ cấu độ tuổi người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

75

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam - Trên cơ sở số liệu xét xử địa bàn thành phố Đà Nẵng - 1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Tài sản và quyền sở hữu về tài sản là một trong những quyền quan trọng, thân thiết nhất của con người và luôn chiếm được sự quan tâm đặc biệt của các nhà lập pháp của bất kỳ quốc gia nào. Hiến pháp và pháp luật Việt Nam luôn khẳng định sở hữu là một quyền thiêng liêng được nhà nước bảo hộ chống lại mọi hành vi xâm hại. Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định:

1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.

2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.

3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường [23, Điều 32].

Luật hình sự với vai trò bảo vệ, đã qui định hệ thống các tội xâm phạm sở hữu, trong đó có Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản làm cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh, xử lý và phòng ngừa loại tội phạm này. Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 qui định cấu thành của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với đặc điểm sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác, đồng thời cũng qui định các loại, mức hình phạt áp dụng đối với người phạm tội. Trên cơ sở qui định này tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng khác áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong quá trình tố tụng quyết vụ án một cách chính xác, khách quan công bằng và có hiệu quả.

Thực tiễn đấu tranh, xử lý tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội lừa

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 12/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí