VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THIÊN KIM
TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC; TỘI SỬ DỤNG CON DẤU, TÀI LIỆU GIẢ CỦA
CƠ QUAN, TỔ CHỨC TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC
Có thể bạn quan tâm!
- Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức từ thực tiễn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước - 2
- Các Dấu Hiệu Pháp Lý Của Tội Làm Giả Con Dấu , Tài Liệu Của Cơ Quan, Tổ Chức; Tội Sử Dụng Con Dấu, Tài Liệu Giả Của Cơ Quan, Tổ Chức
- Phân Biệt Với Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản (Điều 174 Blhs Năm 2015 Sửa Đổi Bổ Sung Năm 2017)
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN THANH DƯƠNG
TP.HCM – 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung luận văn “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức từ thực tiễn thành phố Đồng Xoài tỉnh Bình Phước” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi thực hiện với sự hướng dẫn khoa học của Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Dương. Tất cả những tài liệu, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thiên Kim
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC; TỘI SỬ DỤNG CON DẤU, TÀI LIỆU GIẢ CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 7
1.1. Những vấn đề lý luận và pháp luật về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức 7
1.2. Quy định pháp luật hình sự Việt Nam về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức 23
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC; TỘI SỬ DỤNG CON DẤU, TÀI LIỆU GIẢ CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC 34
2.1. Tổng quan tình hình xét xử tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức từ thực tiễn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước 34
2.2. Thực tiễn định tội danh tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước 40
2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước 45
2.4. Nhận xét, đánh giá thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức 54
Chương 3: CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC; TỘI SỬ DỤNG CON DẤU, TÀI LIỆU GIẢ CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC .61
3.1. Các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức 61
3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức 65
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT
ADPL Áp dụng pháp luật
ADPLHS Áp dụng pháp luật hình sự
BLHS Bộ luật hình sự
BLTTHS Bộ luật TTHS
CQĐT Cơ quan điều tra
TNHS Trách nhiệm hình sự
TAND Tòa án nhân dân
TTHS Tố tụng hình sự
THTT Tiến hành tố tụng
QĐHP Quyết định hình phạt
QPPL Quy phạm pháp luật
VKS Viện kiểm sát
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
HTND Hội thẩm nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1. Bảng 2.1. Diễn biến tình hình tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Đồng Xoài từ năm 2016 đến năm 2020.
2. Bảng 2.2. Thống kê số vụ án và số bị cáo phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức đã được TAND thành phố Đồng Xoài xét xử, giai đoạn 2016 – 2020.
3. Bảng 2.3. Thống kê mức hình phạt của TAND thành phố Đồng Xoài đã xét xử về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, giai đoạn 2016 – 2020.
4. Bảng 2.4. Thống kê mức hình phạt tù có thời hạn mà TAND thành phố Đồng Xoài xét xử đã xét xử về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, giai đoạn 2016 – 2020.
5. Bảng 2.5. Thống kê số lượng án bị cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm hủy, sửa đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, giai đoạn 2016 - 2020.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bình Phước là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cầu nối giữa Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, là cửa ngò quan trọng của hành lang Đông - Tây, đặc biệt sở hữu vị trí chiến lược đầy tiềm năng khi tiếp giáp với hai trong ba tam giác phát triển (Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai).
Từ những ngày đầu thành lập cho đến nay, Bình Phước đang đổi mới từng ngày, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện với hệ thống giao thông thông suốt, hình thành những khu kinh tế - công nghiệp ngày càng nhiều như: khu công nghiệp đồng Xoài I, II, II; Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú, Khu công nghiệp Nam Đồng Phú; ngành nông nghiệp phát triển vượt bậc; văn hóa - giáo dục, y tế và cộng đồng các dân tộc đoàn kết cũng có những bước tiến đáng kể... Thành phố Đồng Xoài nằm ở vị trí trung tâm tỉnh, có mật độ dân cư cao, có tốc độ đô thị hóa nhanh và được xác định là một trong những vùng tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Bình Phước.
Tuy vậy, Bình Phước vẫn là tỉnh có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp và là nơi tập trung nhiều dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp nên là địa bàn thuận lợi cho nhiều loại tội phạm lợi dụng hoạt động, trong đó có tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển như vũ bảo của ngành công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho những vụ việc làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu tài liệu giả của cơ quan, tổ chức có chiều hướng gia tăng và ngày càng tinh vi, gây ra hậu quả to lớn cho xã hội, tạo tâm lý hoang mang cho người dân, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam hiện hành đã có những quy định cụ thể về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật (ADPL) trong xét xử loại tội này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và chưa thống nhất, còn có bất cập, khó khăn trong việc xác định đối tượng tác động của tội phạm, một số dấu hiệu định tội, các dấu hiệu định khung tăng nặng, giảm nhẹ… của người tiến hành tố tụng
(THTT) còn nhiều hạn chế, có vụ định tội danh chưa thật sự thuyết phục, quyết định hình phạt (QĐHP) vẫn còn mang tính chủ quan cá nhân của một số người THTT .
Để khắc phục những khó khăn vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật hình sự (ADPLHS) và đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Đồng Xoài tỉnh Bình Phước, tôi lựa chọn đề tài “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức từ thực tiễn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước” làm luận văn thạc sĩ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua có rất ít công trình khoa học nghiên cứu về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Có một công trình khoa học có liên quan nhưng cũng chủ yếu tập trung đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến công tác giám định hoặc các vấn đề thuộc chuyên ngành điều tra tội phạm như: Vò Văn Thọ, “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác điều tra vụ án làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức do Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an tiến hành”, luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học an ninh nhân dân, năm 2012.
Ngoài ra, cũng có một vài công trình nghiên cứu dưới góc độ Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm như: Trần Ngọc Trân Trọng “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh Bình Dương: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”, luận văn Thạc sĩ luật, Học viện Khoa học Xã hội, năm 2016; Hoàng Văn Bắc “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ)”, luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015; Bùi Trường Giang “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận 1, thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn Thạc sĩ luật học, Học Viện Khoa học Xã hội, năm 2017.
Khi thực hiện luận văn, học viên có tham khảo một số tài liệu tham khảo sau: Trần Văn Biên – Đinh Thế Hưng (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình