Chủ động tham gia hợp tác đa phương trong khu vực và quốc tế, khai thác tốt quyền lợi hội viên và thực hiện các nghĩa vụ của mình.
2. Tổ chức thực hiện
Giai đoạn 2001 - 2010, đặc biệt là 5 năm đầu, rất quan trọng tạo tiền đề căn bản cho du lịch Việt Nam phát triển ở một tầm mới cao hơn. Để có thể bứt lên với tốc độ nhanh, cần có các biện pháp mạnh về tổ chức, sự đầu tư thích đáng về vật chất và con người, cải tiến và tạo ra những chuyển biến cơ bản về công tác tổ chức quản lý Nhà nước cũng như tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh du lịch; đồng thời phát huy vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch trong phối hợp các hoạt động du lịch cả nước.
Chiến lược phát triển du lịch 2001 - 2010 phải được triển khai đồng bộ từ trung ương đến địa phương.
2.1 Công tác phối kết hợp với các Bộ ngành kiên quan:
Để thực hiện được những mục tiêu phát triển đã đề ra, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ngành và chỉ đạo của Chính phủ đó là các Bộ: Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, Tài Chính, Ngoại Giao, Công An, Hải Quan, Quốc Phòng, Giao
Thông vận Tải, Hàng Không, Văn Hoá Thông Tin, Khoa Học Công Nghệ Môi Trường, Thương Mại, Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành liên quan khác trong việc:
- Xây dựng cơ chế chính sách thuộc phạm vi chức năng của các bộ, ngành nhằm tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thuận lợi, đảm bảo quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Và Thiết Bị Hạ Tầng
- Du Lịch - Ngành Kinh Tế Tổng Hợp Quan Trọng Mang Nội Dung Văn Hoá Sâu Sắc, Có Tính Liên Ngành, Liên Vùng Và Xã Hội Hoá Cao
- Hoạt động của Du lịch Quốc tế ở Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
- Xác định nhiệm vụ đầu tư Nhà nước, tín dụng ưu đãi Nhà nước và tạo các cân đối về vốn và nguồn lực khác để thực hiện Chiến lược.
- Bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng có ý nghĩa đặc biệt ở các trung tâm đô thị và địa bàn kinh tế trọng điểm.
- Bảo vệ tôn tạo cảnh quan môi trường tại các khu điểm du lịch, khôi phục các làng nghề truyền thống.
- Phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật giao thông, nhất là hàng không, tạo thuận lợi cho khách du lịch vào, ra và đi lại trong lãnh thổ Việt Nam.
2.2 Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển du lịch ở địa bàn của mình và phối hợp với Chiến lược quốc gia nhăm đạt được các mục tiêu về phát triển du lịch của địa phương và cả nước bao gồm:
- Cụ thể hoá Chiến lược phát triển du lịch quốc gia ở địa phương và tổ chức thực hiện, đặc biệt chú trọng việc xây dựng sản phẩm du lịch cụ thể thích hợp với tài nguyên du lịch, điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương.
- Tổ chức xây dựng quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết và kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn.
- Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch từng giai đoạn.
- Đàu tư phục hồi một số làng nghề điển hình, phát triển các lễ hội truyền thống, ca múa nhạc dân gian để tạo sự hấp dẫn và bản sắc văn hoá riêng của địa phương mình và của dân tộc Việt Nam.
2.3 Các doanh nghiệp:
- Là lực lượng quan trọng trong việc thực hiện chiến lược, doanh nghiệp du lịch phải chủ động xác định thị trường và công nghệ mới, định rõ hướng đầu tư phù hợp với định hướng chiến lược quốc gia. Để nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng
thị trường tiêu thụ và ứng dụng kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong kinh doanh du lịch.
- Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, nhất là những doanh nghiệp được phép kinh doanh lữ hành quốc tế phải chủ động xây dựng các mối liên kết với các doanh nghiệp và nhân dân thông qua việc hỗ trợ xây dựng các dự án phát triển sản phẩm du lịch trong hệ thống Tour, tuyến du lịch, chủ động thực hiện hỗ trợ kỹ thuật, huấn luyện và giải quyết tiêu thụ các sản phẩm du lịch tạo ra ở từng địa phương.
- Đào tạo đôi ngũ cán bộ quản lý và lao động có tay nghề giỏi tại doanh nghiệp.
- Tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn điều kiện kinh doanh, quy định về trật tự an toàn, vệ sinh, an ninh, văn minh du lịch.
- Liên kết phối hợp giữa các doanh nghiệp để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam.
2.4 Các hội, Câu lạc bộ và Hiệp hội
- Hiệp hôi du lịch và các hội, các câu lạc bộ du lịch có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Du lịch và Uỷ ban Nhân dân các địa phương, động viên và hướng dẫn các hội viên của minh tham gia tích cực vào việc thực hiện thành công Chiến lược.
- Thường xuyên thu thập ý kiến của hội viên, phản ảnh kịp thời với Tổng cục Du lịch và các cơ quan Nhà nước hữu quan trong việc xây dựng và thực hiện các chủ trương,chính sách nhằm phát triển du lịch nhanh và bền vững.
- Tổ chức tốt các hình thức nhằm thu hút các tổ chức và cá nhân kinh doanh du lịch liên kết và phối hợp với nhau trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi để thống nhất chiến lược hoạt động chung, giảm cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ, tăng sức cạnh tranh với bên ngoài.
- Hiệp hội du lịch Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức
tốt thông tin thị trường, giới thiệu khách hàng cho các doanh nghiệp; tổ chức các
hoạt động xúc tiến như hội chợ, triển lãm ở các thị trường trọng điểm nước ngoài, giới thiệu trên các tạo chí chuyên ngành quốc tế, các đài báo, vô tuyến của cả nước về Du lịch Việt Nam. Hướng dẫn và vận động các doanh nghiệp thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện tại những thị trường chính để xúc tiến thị trường.
KẾT LUẬN
Sự phát triển du lịch của mỗi quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, quy mô và chất lượng khách sạn, các khu vui chơi giải trí, năng lực của đội ngũ những người làm du lịch…, và nhất là chính sách phát triển du lịch của Nhà nước.
Về mặt tài nguyên, Việt Nam là nước có các nguồn tài nguyên du lịch đa dạng cả về tài nguyên thiên nhiên, cả về giá trị nhân văn của nền văn hoá, của truyền thống lịch sử lâu đời. Lãnh thổ Việt Nam không chỉ có phần đất liền, hải đảo mà còn có cả vùng trời, vùng biển và vùng khai thác kinh tế biển. Với ưu thế nằm ở vị trí chiếc cầu nối phần đất liền với các quần đảo bao bọc quanh biển Đông, Việt Nam còn là mọt nơi du khách có thể đi lại bằng đường bộ, đường biển và đường không. Những yếu tố đó tạo điều kiện cho Việt Nam có thể phát triển nhiều loại hình du lịch.
Tiềm năng trên càng được nhân lên khi Việt Nam sau 10 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu đáng kể về mặt tăng trưởng kinh tế, chính trị ổn định, từng bước hội nhập với quốc tế, và đang bước sang giai đoạn phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Để kết thúc luận văn này, em xin được đưa ra một số kiến nghị nhỏ sau:
1. Chúng ta tập trung đầu tư đào tạo đội ngũ có kỹ năng về tài chính, marketing và quản lý nhằm có nhiều loại hình dịch vụ tốt hơn, hấp dẫn hơn nhằm tăng lượng khách quay trở lại với Việt Nam.
2. Xây dựng nhiều chương trình marketing cấp Quốc gia, phát triển mạnh Kế hoạch Tổng thể đã được xây dựng cho ngành Du lịch nhằm ngày càng gia tăng lượng khách đến với Việt Nam bên cạnh đó cũng thiết lập chương trình giáo dục ý thức người du lịch giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài ra cũng phải lưu ý tới những đột biến bên ngoài như sự kiện 11/9 ở Mỹ và dịch SARS vừa qua.
3. Có kế hoạch đơn giản hoá thủ tục và thời gian lấy visa du lịch vào Việt Nam, cũng như giảm thiểu chi phí này vì nếu không sẽ kéo dài thời gian đi nghỉ có hạn của du khách và cản trở họ đến với Việt Nam.
4. Thiết lập thêm chuyến bay trực tiếp đặc biệt là từ Châu Âu để thu hút khách đến trực tiếp với Việt Nam mà không dành thời gian ở các cưả ngõ Châu Á nhiều hơn.
Em hy vọng rằng ngành du lịch sẽ có nhiều điều kiện và cơ hội để phát triển nhanh, hình thành ngành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Có một Việt Nam như thế - Đổi mới và Phát triển Kinh tế – NXBCTQG, 1998.
2. Nghiên cứu toàn diện về phát triển du lịch ở khu vực miền Trung Việt Nam - Tập
Đoàn ALMEC Tháng 3 năm 1996.
3. Ngành Du lịch Việt Nam: Những Thách thức và Cơ hội thị trường - Báo cáo trình lên Ngân Hàng Thế Giới - Greta R. Boye - Tháng 3 năm 2002.
4. Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2001 - 2010 Định hướng đến 2020 - Tổng Cục Du lịch - Tháng 10 năm 2000.
5. Báo cáo Tổng kết Công tác năm 2002 và Phương hướng, Nhiệm vụ năm 2003 của ngành Du lịch - Tổng Cục Du lịch - Tháng 12, năm 2002.
6. Du lịch Cộng đồng vì Bảo tồn và Phát triển - Viện Nghiên Cứu Miền Núi 1999.
7. Báo cáo tổng kết hàng năm từ 1993 - 1999 - Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch.
8. Thị Trường Du lịch - PTS Nguyễn Văn Lưu - NXBGD, 1998
9. Giáo trình kinh doanh lữ hành, PGS.PTS Nguyễn Văn Đính, Th.sỹ Phạm Hồng Chương.
10. Marketing du lịch, Tổng cục Du lịch
11. Hệ thống các văn bản hiện hành về quản lý du lịch, NXBCTQG, 1997. 12.Tạp chí Du lịch Việt Nam các số 10/1999, 08/2002, 01/2003.
13.Tourism: Principles, Practices, Philosophies) - Robert W. McIntosh, 1984.
14.The Tourism Development Handbook, A Practical Approach to Planning & Marketing – Kerry Godfrey, Jackie Clarke - 2000.
15. Ecotourism: Principles, Practices and Policies for Sustainability Megan Epler Wood – 2002.
16. Promotion of Investment in Tourism Infrastructure – UN ESCAP (United Nations
– Economic & Social Commission for Asia & the Pacific) – 2001.
17. Sustainable Tourism as a Development Option, Practical Guide for Local Planners, Developers & Dicision Makers – B. Steck, 1999.