Khung Tăng Nặng Thứ Nhất Có Mức Khung Hình Phạt Tù Từ 02 Năm Đến 06 Năm

hợp và sự bổ sung tiến bộ.

- Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm: Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội khi áp vào tỷ lệ thương tích của nạn nhân thì mức hình phạt đối với hành vi này là không tương xứng. Bởi vậy, việc bổ sung thêm tình tiết “Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm” để xử lý hình sự hành vi này trong trường hợp thương tích của nạn nhân dưới 11% (tại điểm b khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015). Việc pháp điển hóa tình tiết này là rất cần thiết trong thực tiễn đấu tranh, phòng chống tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác bằng a-xít, hóa chất.

Trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho cha, mẹ, ông, bà, cô giáo, thầy giáo, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình là trường hợp được áp dụng ngay cả khi tỷ lệ thương tật dưới 11 % là do xuất phát từ truyền thống đạo đức, tôn sư trọng đạo vốn có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Hoặc trường hợp không là người thân thích với người phạm tội, nhưng là người nuôi dưỡng, chăm sóc người phạm tội ở trong các Trại mồ côi...

Cùng trường hợp Phạm tội có tổ chức như trên nhưng không có sự cấu kết chặt chẽ, mà chỉ có sự đồng tình theo tính chất hời hợt thì không phải là cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác có tổ chức.

Quy định về chuẩn bị phạm tội tại khoản 6 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015. theo đó, tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là hành vi cố ý gây ra cho người khác bị thương tích hoặc tổn hại đến sức khoẻ. Thực tiễn áp dụng pháp luật, hậu quả tổn thương về sức khoẻ (được thể hiện trong kết luận giám định của cơ quan chuyên môn) là căn cứ để xác định trách nhiệm hình sự và xác định khung hình phạt đối với người phạm tội. Nạn nhân phải bị thương tích hoặc bị tổn hại đến sức khoẻ ở mức đáng kể thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự còn nếu thương

tích hoặc tổn hại về sức khoẻ không đáng kể hoặc không gây ra tổn hại về sức khoẻ thì chưa phải là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015 thì người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k thì người đó mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự; còn nếu một đối tượng cố ý gây thương tích cho người khác làm giảm dưới 10% sức khoẻ nhưng không thuộc quy định tại các điểm từ a đến k khoản 1 Điều này thì hành vi của người đó không cấu thành tội phạm, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc đưa ra các hình thức xử lý thích đáng theo pháp luật đối với kẻ giết thuê là thực sự cần thiết nhằm ngăn chặn tình trạng “đâm thuê chém mướn”, đối với tình hình hiện nay trong nền kinh tế thị trường với từng nơi hoặc từng địa điểm khác đã thấy xuất hiện tụ tập những nhóm người, những cá nhân bậm trợn chuyên hoạt động chém mướn đâm thuê, do vậy phải trừng trị thật nghiêm khắc là rất cần thiết đối với những đối tượng này.

Đối với người đang thi hành công vụ: là trường hợp người bị gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là người đang thi hành công vụ, tức là người bị gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác đang thực hiện một nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao phó.

Tuy họ không được giao nhiệm vụ nhưng họ tự nguyện tham gia vào những việc nhằm giữ gìn ANCT và TTATXH qua một số trường hợp nhất định thì được coi là đang thi hành công vụ đối với những người như: đuổi theo để bắt người phạm tội bỏ trốn, bắt giữ người phạm tội quả tang; can thiệp ngăn cản, tìm cách hoà giải một số vụ gây gổ đánh nhau tại nơi công cộng v.v...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Lúc họ đang làm nhiệm vụ gây thương tích cho nạn nhân hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác thì lúc đó người phạm tội mới được xem là phạm tội trong trường hợp “đang thi hành công vụ”, do vậy tuỳ từng trường hợp có thể là cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác bình thường hoặc trong trường hợp khác.

Hành vi của người thi hành nhiệm vụ đúng pháp luật phải là nạn nhân bị cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe, còn trường hợp người thi hành nhiệm vụ trái với pháp luật mà bị cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe thì lúc này người có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe sẽ không được xem là “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người đang thi hành công vụ”.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 4

1.2.2. Khung tăng nặng thứ nhất có mức khung hình phạt tù từ 02 năm đến 06 năm

Bị áp dụng mức khung hình phạt tù từ 02 năm đến 06 năm khi người phạm tội thuộc một trong những trường hợp như sau:

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%: Nội dung điều luật cho thấy nhà làm luật đã lấy tỷ lệ thương tật của nạn nhân làm căn cứ để định khung hình phạt đối với người phạm tội. Như quy định tại điểm a khoản 2 Điều 134 của BLHS, thì người bị tổn hại đến sức khỏe hoặc bị thương tích phải có tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% thì người phạm tội mới bị truy cứu TNHS với mức khung hình phạt từ 02 năm đến 06 năm. Do đó để xác định tỉ lệ thương tật theo Điều 4 Thông tư 20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2014 có quy định về phương pháp xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể sau đây:

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%: Tình tiết này trong BLHS năm 2015 được quy định là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt tại điểm b khoản 2 Điều 134 BLHS 2015.

- Phạm tội 02 lần trở lên: Theo BLHS năm 1999 quy định: “Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người”. Tuy vậy, trong pháp luật Hình sự Việt Nam, nhà làm luật lại chưa đưa ra chính thức khái niệm như thế nào là “Phạm tội nhiều lần”. Ở đây “Phạm tội nhiều lần” chỉ có đề cập thông qua một số văn bản hướng dẫn từ phía các cơ quan tư pháp trung ương, giáo trình luật hình sự, vấn đề này được giải thích như sau:

Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 02/01/1998 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS thì: “... tình tiết Phạm tội nhiều lần” được quy định tại khoản 2 của Điều 133 và khoản 2 của Điều 134, người phạm tội phải chịu TNHS về tổng giá trị tài sản của các lần phạm tội cộng lại, căn cứ vào điều luật có quy định về “giá trị tài sản hoặc thiệt hại về tài sản”.

Theo giáo trình Luật hình Sự, đại học Luật Hà Nội: “Phạm tội nhiều lần là trường hợp thực hiện tội phạm mà trước đó người phạm tội đã phạm tội này ít nhất là một lần và chưa bị xét xử, hành vi phạm tội trong trường hợp này là sự lặp lại tội đã phạm trước đó nên có mức độ nguy hiểm cao hơn trường hợp bình thường”

BLHS 2015 không còn sử dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người” mà cụ thể hóa rò ràng rằng tình tiết “Phạm tội 02 lần trở lên”. Phạm tội 02 lần trở lên, tức là người phạm tội đó đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên, cùng tác động đến một đối tượng, xâm phạm trực tiếp đến cùng một khách thể, mà từng hành vi này đã có đủ những yếu tố cấu thành độc lập một tội phạm (đều là hành vi cố ý gây thương tích).

Theo quy định điều luật đã xác định hai trường hợp được coi là tái phạm nguy hiểm. Tuy vậy qua nghiên cứu học viên đã nhận ra rằng khi áp dụng tình tiết tái phạm nguy hiểm là tình tiết định khung tăng nặng chỉ khi thuộc trường hợp là đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành

vi phạm tội do cố ý khi không thể thuộc trường hợp là đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý (theo điểm d khoản 2 điều 134 BLHS năm 2015), do đó nếu phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý (khoản 3, 4, 5 điều 134 BLHS năm 2015) thì lúc đó áp dụng luôn tại khoản 3, 4, 5 Điều 134 BLHS năm 2015 chứ không thể chuyển trở lại áp dụng theo quy định khoản 2 Điều 134 BLHS 2015 được.

Trường hợp người phạm tội chỉ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11 % đến 30% nhưng lại nằm trong những trường hợp như đã phân tích ở trên.

1.2.3. Khung tăng nặng thứ hai có mức khung hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

Người phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nhưng không thuộc trường hợp làm chết người; Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 của BLHS 2015.

1.2.4. Khung tăng nặng thứ ba có mức khung hình phạt tù từ 07 năm đến 14 năm

- Làm chết người;

- Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

1.2.5. Khung tăng nặng thứ tư có mức khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

Được áp dụng khi phạm tội sau đây:

- Làm chết 02 người trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên (có tỷ lệ tốn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 BLHS 2015).

1.3. Phân biệt tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với một số tội phạm khác được quy định trong Bộ luật Hình sự

1.3.1. Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trường hợp dẫn đến chết người với tội giết người trong trường hợp đã hoàn thành.

Trong thực tiễn vấn đề nhầm lẫn giữa những trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn lại cho sức khỏe của người khác dẫn đến sự việc chết người.

Vấn đề là ranh giới giữa hai loại tội phạm này không phải lúc nào cũng dễ xác minh một cách rò ràng, do vậy về mặt lý luận cần định tội đúng sẽ là tiền đề cho việc phân loại TNHS và cá thể hóa hình phạt rất chính xác có căn cứ về điều pháp luật

Cần xét đến những đặc trưng dấu hiệu của tội giết người và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác để dẫn đến tình trạng chết người. Theo đó, cả hai mặt lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật có thể lấy ra cơ bản sự khác nhau và giống nhau giữa hai tội này.

* Về khác nhau: Hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác dẫn đến chết người và hành vi giết người được phân biệt xâm phạm khách thể trực tiếp bằng cách phân biệt cường độ, phương tiện công cụ mà người phạm tội sử dụng, vị trí tấn công người bị hại, đặc biệt là mục đích của người phạm tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người bởi mục đích là gây thiệt hại về sức khỏe

của người khác đến chết người bởi mục đích là gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác, nếu phương tiện, công cụ, cường độ tấn công, vị trí trên thân thể người bị tấn công gây thương tích gây tổn hại sức khỏe về nguyên tắc không thể hiện ý chí của người phạm tội là cố ý đoạt tính mạng người khác. Chết người là hậu quả xảy ra kết quả không mong muốn của người phạm tội hoặc nằm ngoài ý muốn. Do vậy, nếu khoa học luật hình sự coi lẫn trong trường hợp cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe cho người khác dẫn đến chết người (điểm a khoản 4 Điều 134 BLHS 2015) dẫn đến chết 2 người trở lên (điểm a khoản 5 Điều 134) là trường hợp hỗn hợp lỗi, theo đó đối với hành vi là lỗi cố ý và đối với hậu quả chết người hay chết nhiều người là lỗi vô ý. Với tội giết người, chủ quan trong ý chí phạm tội là hướng vào tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật và mục đích là thực hiện theo chiều hướng đó và sẽ gây ra cái chết cho người khác.

* Về mục đích phạm tội:

- Mục đích của người phạm tội giết người là muốn tước đoạt mạng sống, xâm phạm trực tiếp và chính diện đến tính mạng, sức khỏe của người khác. Mong muốn khi thực hiện hành vi phạm tội của tội phạm là làm người khác chết.

- Mục đích của người phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người là gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không muốn tước đoạt mạng sống của người khác. Để thực hiện hành vi này, người phạm tội dùng các loại vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại, a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm… và đôi khi đã xảy ra hậu quả ngoài ý muốn là tước đoạt mạng sống của nạn nhân.

Tội cố ý gây thương tích

* Về lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội:

- Với tội giết người, người phạm tội mang lỗi cố ý với cả hành vi và hậu quả chết người. Họ ý thức được hành vi của mình sẽ dẫn đến hậu quả là làm người khác chết nhưng vẫn cố ý thực hiện và mong muốn hậu quả chết người xảy ra.

- Với tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, người phạm tội chỉ mang lỗi cố ý với hành vi còn vô ý với hậu quả chết người. Tội phạm chỉ ý thức đến mức độ gây thương tích, còn hậu quả gây chết người là nằm ngoài dự tính và họ không hề mong muốn hậu quả này xảy ra.

1.3.2. Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác với tội giết người trong 2 trường hợp chưa đạt

* Khi phân biệt điểm khác nhau của cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác với tội giết người trong trường hợp chưa đạt có thể căn cứ vào mặt chủ quan và khách quan của tội phạm về yếu tố lỗi của người phạm tội. Đầu tiên về mặt chủ quan của tội giết người trong trường hợp chưa đạt mong muốn tước đi mạng sống của người khác và hậu quả chết người xảy ra nhưng hậu quả đó xảy ra ngoài ý muốn của họ, còn đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thì ý định chỉ muốn gây thương tích cho người khác, không mong muốn và cũng không nghĩ đến hậu quả chết người.

Tuy nhiên ở mức độ tấn công, hung khí khi sử dụng, địa điểm, vị trí tấn công vào cơ thể của nạn nhân trong những trường hợp có thể được lựa chọn để đạt đến mục đích phạm tội cuối cùng của mình là giết người hay chỉ gây ra những trường hợp thương tích. Với hành vi tấn công có tính chất quyết liệt, sử dụng hung khí nguy hiểm để tấn công vào những vùng trọng yếu trên cơ thể của nạn nhân với quyết tâm phạm tội đến cùng nhưng hậu quả chưa xảy ra chết người là do nguyên nhân khách quan ngoài mong muốn của người phạm tội thì trường hợp này định tội là thỏa đáng. Xét yếu tố lỗi của người phạm tội giết người chưa đạt thì có thể là lỗi cố ý trực tiếp gây ra cái chết trực tiếp cho

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí