Định Tội Danh Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn Hại Cho Sức Khoẻ Của Người Khác

nạn nhân đó, còn trường hợp không chết là không nằm trong dự tính của người phạm tội. Các trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội mặc dù không mong muốn nhưng chấp nhận hậu quả chết người xảy ra và lúc đó hậu quả đã không xảy ra thì không thể buộc tội người phạm tội phải chịu trách nhiệm về hậu quả chết người, đây cũng chính là điều mà người trong trường hợp này không mong muốn và thực tế cũng không xảy ra. Do đó để định đúng tội danh chúng ta cần phải phân biệt hai tội này trên cơ sở cơ bản như sau:

- Nếu lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp thì định tội giết người chưa đạt, đây là trường hợp người phạm tội nhận thức rò được hành vi của mình có thể làm nạn nhân chết mà vẫn thực hiện vì muốn nạn nhân chết. Bởi vì nguyên nhân khách quan nên nạn nhân không chết là sự việc ngoài ý muốn của người phạm tội.

- Nếu lỗi người phạm tội không phải là lỗi cố ý trực tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân thì định tội cố ý gây thương tích.

1.3.3. Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội chống người thi hành công vụ tại điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017.

Hai tội này đều là xâm phạm đến sức khỏe của người khác, hiện nay vẫn có sự nhầm lẫn giữa định tội danh hai tội này. Những khác biệt như sau:

* Về khách thể tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của người khác. Còn khách thể của tội chống người thi hành công vụ là xâm phạm đến hoạt động quản lý hành chính nói riêng và hoạt động quản lý xã hội chung của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức được thực hiện thông qua hoạt động của các nhân viên thuộc các tổ chức, cơ quan đó. Đối tượng tác động

của tội phạm này là người đang thi hành công vụ, việc xâm phạm đến người thi hành công vụ cũng là xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ công.

* Mặt khách quan của tội phạm: chống người thi hành công vụ, nói chung là gần giống với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

+ Hành vi dùng vũ lực là hành vi (hành động) dùng sức mạnh vật chất tấn công, hành hung cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật như dùng: tay đấm, chân đá, cây đánh, đất, đá ném,... nhằm làm cho người thi hành công vụ bị đau đớn để không thực hiện được nhiệm vụ của mình. Hành vi dùng vũ lực này không gây ra hậu quả cho người bị hại thì mới thỏa mãn cấu thành tội chống người thi hành công vụ. Nếu gây ra hậu quả về thương tích hoặc gây chết người thì người phạm tội phải bị xử lý về một tội phạm tương ứng là tội cố ý gây thương tích hoặc tội giết người.

+ Hành vi đe dọa dùng vũ lực, đó là hành vi uy hiếp tinh thần người thi hành công vụ làm cho họ sợ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao, nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

+ Hành vi dùng thủ đoạn khác (như lăng mạ, bôi nhọ hoặc vu khống...) nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong các hành vi khách quan nêu trên là tội phạm đã hoàn thành.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 5

* Vchủ thế của tội phạm: Chủ thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đã được phân tích ở mục 1.1.2.3. Đối với Tội chống người thi hành công vụ, người phạm tội phải đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

* Mặt chủ quan của tội phạm.

Hai tội phạm này đểu được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

Sau khi phân tích ta thấy rò ràng khác biệt của hai tội này chủ yếu tập trung vào khách thể bị xâm phạm đến đối tượng tác động, hành vi phạm tội có gây ra hay không gây ra hậu quả. Thông qua việc xác định các dấu hiệu nêu ở trên có thể định tội danh đúng tội.

Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ

Theo quy định tại Điều 137 BLHS 2015, là hành vi khi thực hiện công vụ mà sử dụng vũ lực ngoài những trường hợp được cho phép gây hậu quả thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác.

Dấu hiệu của tội phạm được thể hiện như:

Nạn nhân của hành vi này là những người vi phạm pháp luật và bị người thi hành công bắt giữ. Cũng có trường hợp người bị hại không phải là người có hành vi phạm pháp nhưng bị xâm hại vì lỗi của người thi hành công vụ.

Hành vi khách quan của tội phạm là sử dụng vũ lực ngoài những trường hợp được cho phép theo quy định như sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ gây hậu quả thương tật từ 31% trở lên cho nạn nhân.

* Các tội về cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác Khác nhau quan trọng nhất giữa các tội danh trên là mục đích của người thực hiện hành vi, nó có ý nghĩa quan trọng để xác định người phạm tội thuộc vào loại tội danh nào và khung hình phạt ra sao. Tuy nhiên giới hạn giữa các tội danh này rất mong manh, dẫn đến có nhiều vụ án xác định sai tội danh là làm tổn hại nghiêm trọng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội.

Có thể khẳng định BLHS, Bộ luật TTHS lần này đã sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác trong hình sự, giúp cho việc thực thi pháp luật được chính xác hơn trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.

Tiểu kết Chương 1

Trong chương 1, luận văn đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về khái niệm, dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, đường lối xử lý và làm rò nhằm phân biệt giữa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trường hợp dẫn đến chết người với tội giết người trong trường hợp đã hoàn thành. Phân biệt tội này với tội giết người trong trường hợp phạm tội chưa đạt. Phân biệt tội này và tội chống người thi hành công vụ.

Đây là những lý luận quan trọng đế tác giả vận dụng làm rò thực tiễn áp dụng pháp luật về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Chương 2

ÁP DỤNG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI


2.1. Định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

2.1.1. Cơ sở lý luận của định tội danh đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác:

Định tội danh là hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền thực hiện một trong những biện pháp và cách thức để đưa các quy phạm pháp luật hình sự và quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Định tội danh đúng người, đúng tội, đúng pháp luật trong thực tiễn có một số hoạt động có những điểm giống với hoạt động định tội danh ví dụ như: hoạt động nghiên cứu pháp luật, hoạt động giảng dạy học sinh sinh viên ngành luật, hoạt động thực tập của học sinh sinh viên ngành luật, hoạt động của luật sư khi tham gia tố tụng, bào chữa viên, các bài báo, bài viết về các vụ án hình sự… tất cả hoạt động trên chỉ nhằm mục đích khác nhau như học tập, giảng dạy, nghiên cứu , trao đổi thông tin. Nêu quan điểm tranh luận về lĩnh vực tội phạm, các vấn đề định tội danh.. những hoạt động trên không có thẩm quyền về mặt tố tụng để kết luận và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội theo trình tự, thủ tục luật định. Đồng thời các hoạt động trên cũng không phải do cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền. Mục đích của hoạt động định tội danh trong tố tụng hình sự là nhằm giải quyết vụ án hình sự một cách đúng đắn, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai người vô tội và phải buộc người phạm tội phải chịu hình phạt tương xứng với tính chất hành vi mà người phạm tội đã gây ra. Đã có nhiều khái niệm định tội danh của nhiều tác giả qua nhiều thời

kỳ ở nước ta nhưng theo quan điểm riêng của tác giả, khái niệm định tội danh phải đầy đủ, cụ thể với các nội dung sau đây:

Định tội danh là hoạt động tiến hành đối chiếu sự phù hợp giữa các dấu hiệu cấu thành tội phạm thực tế đã xảy ra với các dấu hiệu về mặt pháp lý của cấu thành tội phạm được mô tả, quy định trong quy phạm pháp luật hình sự, để xác định có hay không có tội phạm xảy ra? Nếu có thì ai là người phạm tội? phạm tội gì? Người bị nghi có phải là người phạm tội không? Bằng việc đưa ra kết luận bằng văn bản, áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền. Từ khái niệm định tội danh trên có thể nhận thấy định tội danh có những đặc điểm sau:

Thứ nhất: Định tội danh được tiến hành bởi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền. Đó là một loại hoạt động trong tố tụng hình hình sự. Trên cơ sở pháp luật hoạt động định tội danh được quy định trong Luật tố tụng hình sự gắn liền với việc áp dụng pháp luật về tố tụng hình sự quy định rò nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng có thẩm quyền, tiến hành để giải quyết vụ án.

Thứ hai: trên cơ sở áp dụng pháp luật tố tụng hình sự và Luật hình sự, tiến hành hoạt động định tội danh. Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng có thẩm quyền trong hoạt động định tội danh ở bất cứ giai đoạn nào đều phải áp dụng cả luật tố tụng hình sự và luật hình sự.

Thứ ba: trong quá trình thực hiện định tội danh phải thực hiện bằng việc ra kết luận bằng văn bản tố tụng. Tóm lại hoạt động định tội danh hướng về mục đích cuối cùng là giải quyết vụ án hình sự, tức là phải kết luận có tội phạm xảy ra hay không? Nếu có thì tội phạm gì ? Ai là người phạm tội ? Họ đã phạm tội gì? để ra một hình phạt tương xứng với hành vi mà họ gây ra. Các văn bản kết luận đó phải phù hợp với từng giai đoạn tố tụng được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự.

Thứ tư: hoạt động đối chiếu sự phù hợp giữa cấu thành tội phạm thực tế xảy ra và dấu hiệu cấu thành tội phạm pháp lý được mô tả trong quy định của bộ luật hình sự là hoạt động định tội danh. Chỉ khi đối chiếu sự phù hợp giữa cấu thành tội phạm thực tế và cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự thì mới đưa ra kết luận được chính xác tội phạm xảy ra là gì? Người phạm tội và người bị nghi phạm tội đã phạm tội gì? để họ phải chịu trách nhiệm hình sự tương xứng về tội danh mình gây ra.

Từ cơ sở lý luận trên có thể đưa ra khái niệm cụ thể như sau: Định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là hoạt động của các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án bằng việc thu thập tài liệu chứng cứ theo luật định với các dấu hiệu cấu thành tội phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Trên thực tế đã xảy ra đối chiếu với các dấu hiệu cấu thành tội phạm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên cơ sở pháp lý được mô tả trong quy định của Bộ luật hình sự ra kết luận bằng văn bản của các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án, người có thẩm quyền trong các cơ quan đó.

2.1.2. Thực tiễn định tội danh cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

2.1.2.1. Tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai từ năm 2015 đến năm 2019

Trong thời gian từ năm 2015 đến 2019, tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Biên Hòa diễn ra khá phức tạp. Theo báo cáo tổng kết công tác năm của Công an TP, của các cơ quan bảo vệ pháp luật khác cho thấy: số vụ phạm tội có xu hướng ngày càng tăng về số vụ và số đối tượng, tội phạm ngày càng trẻ hóa, thủ đoạn tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Đối với Tội phạm cố ý gây thương tích cũng có xu hướng tăng, giảm không theo quy luật,

nhưng nhìn chung ngày càng tăng về số vụ và số đối tượng, sử dụng hung khí nguy hiểm gia tăng, phương thức thủ đoạn ngày càng có sự cố kết hơn. Cụ thể thể hiện dưới bảng thống kê tại bảng Phụ lục 2.1.

Qua số liệu thống kê tại bảng Phụ lục 2.1: Tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Biên Hòa là loại tội phạm được xét xử sơ thẩm chiếm tỷ lệ cao trong các loại tội phạm được xét xử, bình quân chiếm 20,5%/năm. Số bị cáo bị xét xử về tội này cũng chiếm tỷ lệ cao trong nhóm các bị cáo bị xét xử về số bị cáo bị đưa ra xét xử, bình quân chiếm 17,6%/năm. Nếu xét về số vụ cũng như số người phạm tội thì tội phạm này chiếm tỷ lệ cao nhất trong các tội đưa ra xét xử.

- Xét xử phúc thẩm: Qua thống kê tại bảng Phụ lục 2.2 cho thấy, số vụ án cố ý gây thương tích được xét xử phúc thẩm cũng chiếm tỷ lệ cao trong nhóm các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, bình quân chiếm 14%/năm. Nguyên nhân của tình trạng này sẽ được tác giả làm rò trong phần thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

- Hình phạt: Xét xử sơ thẩm: Qua thống kê tại bảng 2.3 cho thấy: Hình phạt được áp dụng chủ yếu là hình phạt tù có thời hạn chiếm tỷ lệ 73,92%, phạt tù nhưng cho hưởng án treo chiếm tỷ lệ 13,62%, cải tạo không giam giữ chiếm 12,46%.. Xét xử phúc thẩm: Qua thống kê tại bảng 2.4 cho thấy: Hình phạt được áp dụng chủ yếu là hình phạt tù có thời hạn chiếm tỷ lệ 76,32%, phạt tù nhưng cho hưởng án treo chiếm tỷ lệ 23,68%.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022