sự không thật đồng nhất trong các thời kỳ. Nhận thức về lý luận cũng như thực tiễn áp dụng về tội phạm này đang có những hạn chế vướng mắc. Luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao và hoàn thiện các quy định pháp luật về tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác”.
Nhiệm vụ của luận văn để đạt được mục đích trên cần phải: Nghiên cứu mặt lý luận tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác”. So sánh, đối chiếu, đánh giá Bộ luật hình sự năm 1999 với Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 về tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác”. Phân tích, đánh giá thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt trên địa bàn Thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Đưa ra các giải pháp yêu cầu áp dụng đúng các quy định của pháp luật về tội đã nêu trên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng được nghiên cứu trong đề tài này gồm các vấn đề lý luận và pháp lý hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, cũng như vấn đề định tội danh và quyết định hình phạt.
* Phạm vi nghiên cứu tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015 - 2019 theo chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp chung: Chủ yếu dùng phương pháp luận trong quá trình nghiên cứu là phép duy vật biện chứng của Mác-Lênin, Tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về các chính sách hình sự trong công tác điều tra, truy tố và xét xử.
+ Phương cụ thể: Đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, điều tra và lấy ý kiến của nhiều chuyên gia, so sánh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Về lý luận: Luận văn nghiên cứu toàn diện dưới góc độ pháp luật
Có thể bạn quan tâm!
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 1
- Mặt Khách Quan Của Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn Hại Cho Sức Khỏe Của Người Khác
- Khung Tăng Nặng Thứ Nhất Có Mức Khung Hình Phạt Tù Từ 02 Năm Đến 06 Năm
- Định Tội Danh Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn Hại Cho Sức Khoẻ Của Người Khác
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
hình sự, góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật Hình sự có liên quan đến tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, đồng thời góp phần hoàn thiện lý luận về định tội danh và QĐHP đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
- Về thực tiễn: Luận văn khi hoàn thiện thì tác giả mong muốn nó cũng là tài liệu tham khảo quan trọng dùng trong quá trình học tập và nghiên cứu của các cơ sở đào tạo Luật ở nước ta; sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của CQTHTT của thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; cũng là tài liệu tham khảo quan trọng trong thực tiễn hoạt động của các CQTHTT ở thành phố Biên Hòa nói riêng và các CQTHTT nói chung trong quá trình giải quyết các vụ án phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Các vấn đề lý luận và pháp luật hình sự trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng Bộ luật Hình Sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng pháp luật đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Chương 1
CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ TRONG TỘI CỐ GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI
CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1.1.1. Khái niệm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Quy định về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại điều 134 thuộc chương XIV: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phầm, danh dự của con người của Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 22 Điều 1 của Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018 – gọi chung là Bộ luật hình sự mới) có nhiều thay đổi so với Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau đây gọi là Bộ luật hình sự cũ). Đây là tội phạm có tần suất diễn ra nhiều trong cuộc sống thường ngày.
- Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi của một người cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe, có thể nhận biết Cố ý gây thương tích qua một số dấu hiệu:
+ Thứ nhất, người phạm tội phải có hành vi tác động đến thân thể người khác làm cho người này bị thương, bị tổn hại đến sức khỏe như: đâm, chém, đấu đá, đầu độc… Hành vi này về hình thức cũng giống như hành vi của tội giết người nhưng tính chất và mức độ nguy hiểm thấp hơn nên nó chỉ làm cho nạn nhân bị tổn thương cơ thể hoặc bị tổn hại sức khỏe.
+ Thứ hai, hành vi của người phạm tội được thực hiện do cố ý, tức là nhận thức rò hành vi của mình nhất định hoặc có thể gây ra tổn thương cơ thể cho người khác, mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho chuyện đó xảy ra.
- Một số quan điểm khác thì cho rằng: “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn thương khác” [1; Tr.9]. Từ đó, có thể thấy định nghĩa này mới chỉ nhấn mạnh đến hành vi và hậu quả (thuộc mặt khách quan của tội phạm) song vẫn chưa đề cập đến những yếu tố khác trong cấu thành tội phạm. Các định nghĩa đã nêu trên vẫn chưa có sự phù hợp bởi vì chưa đề cập đến các dấu hiệu năng lực TNHS, độ tuổi chịu TNHS, cũng như tính trái pháp luật của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, do đó việc xây dựng định nghĩa về tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác” theo ý kiến riêng của tác giả sẽ hợp lý hơn khi dựa trên khái niệm tội phạm: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự (tại khoản 1 điều 8 BLHS năm 2015).
Quy định về tội phạm đã nêu ở trên có thể xem là quy định có tính rất khoa học, thể hiện nhất quán quan điểm của Nhà nước Việt Nam về tội phạm. Đã tách bạch rò ràng những hành vi không phải là tội phạm với những hành vi tội phạm về tính: có lỗi, trái pháp luật hình sự, nguy hiểm cho xã hội và phải chịu hình phạt.
Theo đó, tác giả đề xuất khái niệm về tội này như sau: “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là hành vi của người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi theo luật định. Cố ý làm
trái pháp luật hình sự, tác động lên cơ thể của người khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ”. Thực chất có hai tội do hành vi và hậu quả cùng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên các nhà làm luật đã gộp chung lại trong điều luật này. Cố ý gây thương tích có mức độ nguy hiểm thấp, làm nạn nhân bị thương chứ không muốn gây ra cái chết cho nạn nhân.
Qua khái niệm này có thể biết được tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác có đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm, lưu ý đây là: Tính nguy hiểm cho xã hội, được biểu hiện ở chỗ người phạm tội có hành vi cố ý tác động trái pháp luật lên thân thể của người khác, làm tổn chương một phần hay toàn bộ cơ thể của người khác dẫn đến việc người bị hại bị tổn thương cơ thể hoặc bị tổn hại đến sức khỏe ở một tỷ lệ nhất định.
Tính có lỗi: Lỗi đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác căn cứ quy định của BLHS là lỗi cố ý. Dấu hiệu bắt buộc của loại tội phạm này là người phạm tội nhận thức rò được hành vi tác động đến thân thể người khác làm cho người này bị thương, bị tổn hại đến sức khỏe, tức là nhận thức rò hành vi của mình nhất định hoặc có thể gây ra thương tích cho người khác, mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho chuyện đó xảy ra.
Tính trái pháp luật hình sự: Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thể hiện ở việc người phạm tội đã thực hiện các hành vi mà bị pháp luật ngăn cấm và bảo vệ tại Điều 134 của BLHS.
Tính chịu hình phạt: Đây là dấu hiệu cơ bản của loại tội phạm này, khi có hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật hình sự. Với các hình phạt được quy định trong BLHS để áp dụng đối với người thực hiện tội phạm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là: bị phạt cải tạo không giam giữ, bị phạt tù có thời hạn, bị phạt tù chung thân.
Theo khái niệm của tội này ở trên, sẽ được hiểu như sau: Hành vi người phạm tội tác động trái pháp luật đến thân thể người khác khi đó có khả năng gây ra cho người này bị thương tích, bị tổn hại đến sức khỏe có thể nhìn thấy được về vật chất, tinh thần cho nạn nhân. Các hành vi đã nêu có thể đã được thực hiện với các phương tiện, công cụ phạm tội (chém, đâm, ném đá, bắn, đốt...) hoặc là không có phương tiện, công cụ phạm tội (mà là xô đẩy, ẩu đã xô xát, đạp, cắn, đá, đấm...) hoặc có thể thông qua súc vật (kích động súc vật trâu, bò để húc, thả chó cắn...) hay sử dụng trực tiếp cơ thể người nào đó khác (ôm cơ thể người này chém người khác, nắm chân người khác làm côn đánh...)
+ Gây thương tích cho người khác: Là hành vi của người phạm tội tác động lên thân thể của người khác một cách trái pháp luật, sự việc này dẫn đến hậu quả người đó sẽ bị một số tổn thương cơ thể nhất định. Những tác động lên thân thể người khác có thể bằng tay, chân hoặc các công cụ phương tiện tự chế, công cụ phương tiện hỗ trợ như: gậy gộc, dao, súng... sự việc đó có thể làm cho nạn nhân bị những thương tích theo tỷ lệ nhất định qua đó không thấy còn nguyên vẹn sự bình thường của cơ thể.
+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác: Thể hiện qua hành vi dùng thủ đoạn tác động trực tiếp cơ thể nạn nhân làm cho một số bộ phận cơ thể nạn nhân không còn hoặc làm giảm chức năng (như uống thuốc độc, cho ăn các loại độc hại làm mất hoặc giảm chức năng nội tạng trong cơ thể của người khác hoặc cho hít chất độc hại làm suy giảm hệ hô hấp của nạn nhân…) có thể nhận thấy các bộ phận (cơ quan) của cơ thể nạn nhân không còn nguyên vẹn như trước.
Hậu quả: Dấu hiệu hậu quả của tội cổ ý gây thương tích theo quy định tại điều luật này gồm một trong hai loại hậu quả:
Thứ nhất: Tỷ lệ thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của nạn nhân từ 11% trở lên mà không có các tình tiết quy định từ Điểm a đến Điểm k Khoản 1
Điều 134 BLHS này. Cách tính tỷ lệ thương tích hay tổn hại sức khỏe tham khảo Thông tư 20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 06 năm 2014 của Bộ Y tế.
Thứ hai: hậu quả tỷ lệ thương tích hoặc tổn hại sức khỏe dưới 11% nhưng có các tình tiết quy định tại các Điểm từ a đến k Khoản 1 Điều này. Các tình tiết quy định từ Điểm a đến Điểm k Khoản 1 Điều này có nhiều tình tiết giống với tình tiết quy định tại Khoản Điều 123 quy định về tội giết người, cần chú ý một số chi tiết sau: Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người: Đây là trường hợp người phạm tội sử dụng công cụ phương tiện có tính nguy hiểm cao, chưa gây ra thiệt hại đáng kể nhưng có khả năng đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của con người. Đó là vũ khí bao gồm vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (theo Luật quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ quy định cụ thể từng loại vũ khí). Ngoài ra, người phạm tội có thể sử dụng hung khí nguy hiểm là các loại công cụ phạm tội gây nguy hiểm cao cho sức khỏe con người Theo Tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thì hung khí nguy hiểm bao gồm: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn...; Về vật mà người phạm tội chế tạo ra: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ... ; Về vật có sẵn trong tự nhiên: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt.
Ngoài dấu hiệu hành vi và hậu quả mặt khách quan của tội này cũng đòi hỏi phải có mối quan hệ nhân quả. Hành vi của người phạm tội được thực hiện do cố ý, tức là nhận thức rò hành vi của mình nhất định hoặc có thể gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác; mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. So với tội giết người, thì sự cố ý trong trường hợp gây thương tích mức độ nguy hiểm có thấp hơn, vì người phạm tội chỉ mong muốn hoặc để mặc cho nạn nhân bị thương, bị tổn hại đến sức khỏe chứ không mong muốn nạn nhân chết.
Chủ thể của tội này: Người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực TNHS. Người từ đủ 14 đến chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3, 4 và Khoản 5 điều này (loại tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng)
1.1.2. Các yếu tố cấu thành tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1.1.2.1. Khách thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Trong thực tiễn cũng như các ý kiến khoa học pháp lý đều có sự thống nhất khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ nhưng đã bị hành vi phạm tội xâm phạm hoặc đe dọa gây thiệt hại ở một mức nhất định. Khách thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của con người. Quyền này được hiến pháp và pháp luật bảo vệ, đòi hỏi các cá nhân và các chủ thể khác trong xã hội phải tôn trọng. Đối tượng là thân thể con người đang sống; đã được khẳng định tại Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 thì “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Hành vi phạm tội này đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ sức khỏe của con người có sự tác động làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng bị tác động. Quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017 nếu đối tượng tác động là sức khỏe của trẻ em, người tàn tật, người già, phụ nữ đang có thai, người không có khả năng tự vệ thì TNHS đối với người phạm tội sẽ nặng hơn. Cho nên khi xác định đúng đối tượng tác động của tội này là việc rất cần thiết. Chính vì vậy khi hành vi tác động vào đối tượng nếu không phải là con người, không là người còn sống thì không xâm phạm quyền