Mặt Khách Quan Của Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn Hại Cho Sức Khỏe Của Người Khác

được bảo vệ sức khỏe nên không thể có phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; hay có trường hợp, một người nào đó tự gây ra thương tích cho bản thân họ vì một lý do nào khác thì không thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều 134 BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017.

1.1.2.2 Mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: Hành vi cố ý gây thương tích có điểm giống với hành vi giết người. Người phạm tội tác động vào thân thể nạn nhân để gây thương tích hay gây tổn hại sức khỏe cho nạn nhân: đâm, chém, đấm đá, đốt cháy, đầu độc v.v...

* Về hành vi.

Hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cũng có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Ví dụ như: có những hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có tình tiết làm giảm đi một cách đáng kể mức độ nguy hiểm cho xã hội, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh,…

- Đối với tội cố ý gây thương tích. Được thể hiện qua hành vi dùng vũ lực (không sử dụng hung khí hoặc có sử dụng hung khí) hoặc dùng thủ đoạn khác tác động lên cơ thể người khác gây tổn thương cho họ (gãy chân, thủng ruột,...). Nhìn chung các thương tích có thể thấy rò.

Việc dùng vũ lực có thể chỉ bằng sức mạnh cơ thể (dùng chân đá, dùng tay đấm) hoặc có thêm việc sử dụng hung khí (như dao, búa, gậy gộc...) tác động trực tiếp lên cơ thể của nạn nhân.

Dùng thủ đoạn khác (gián tiếp) có thể là xô đẩy làm cho nạn nhân ngã, va vào vật cứng dẫn đến thương tích hoặc ép cho nạn nhân tự gây thương tích..

Tổn hại gồm tổn hại đối với cơ thể và tổn hại đối với thần kinh (sức khỏe tâm thần).

Chủ thể của tội phạm này là người đã có lỗi trong việc cố ý thực hiện hành vi đánh người gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định. Như đã nêu ở trên Mục 1.1.1 của bài viết này, theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

* Dấu hiệu khác.

Tại khoản 1 điều 134 BLHS 2015 quy định phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.Cụ thể là:

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 3

- Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên: Tiểu mục 3.1 Mục 3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn: “Dùng hung khí nguy hiểm là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”. Do vậy, hung khí nguy hiểm và phương tiện nguy hiểm (búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn); còn thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người có thể kể đến như dùng bom xăng… thì hung khí nguy hiểm bao gồm: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn...; Về vật mà người phạm tội chế tạo ra: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ... ; Về vật có sẵn trong tự nhiên: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt.

- Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: Hóa chất nguy hiểm được định nghĩa tại Khoản 5 Điều 3 Thông tư 04/2012/TT-BCT quy

định phân loại và ghi nhãn hóa chất do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành, bao gồm các đặc tính như dễ nổ, ăn mòn mạnh, oxy hóa mạnh…

Chế tài với tội cố ý gây thương tích

- Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân: Ở Khoản 1 mục I Nghị quyết 02/2003/NQ- HĐTP quy định, cố tật nhẹ là trạng thái bất thường, không thể chữa được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân dù tỷ lệ thương tật dưới 11%

- Phạm tội 02 lần trở lên: Là phạm tội với nhiều lần, cho thấy tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội.

- Phạm tội đối với 02 người trở lên: Là phạm tội với nhiều người, cho thấy tính nguy hiểm của công cụ, thủ đoạn mà đối tượng thực hiện hành vi có khả năng tác động và gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho nhiều người.

- Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ: Ở đây ta cần lưu ý với trường hợp phụ nữ có thai. Chỉ khi tội phạm biết và đủ căn cứ để biết được rằng người phụ nữ này đang mang thai mà vẫn thực hiện hành vi phạm tội thì mới thuộc trường hợp này.

- Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình: Là những người có quan hệ ruột thịt hoặc nuôi dưỡng, dạy dỗ đối với người thực hiện hành vi. Quy định này đề cao giá trị đạo đức trong xã hội trước hành vi phạm tội.

- Phạm tội có tổ chức: Là trường hợp có từ 02 người trở lên, bàn bạc, cấu kết để cùng thực hiện hành vi (đồng phạm).

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Là hành vi cố ý gây thương tích của những người có chức vụ, quyền hạn nhưng không liên quan đến công vụ của người đó.

- Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc: Đây là những đối

tượng bị kiểm soát và đang chấp hành án hình sự hoặc hành chính và cần có thái độ tôn trọng pháp luật một cách cao nhất.

- Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê: Người thuê và người được thuê gây thương tích cho người khác đều được coi là nghiêm trọng hơn trường hợp gây thương tích bình thường, nên người bị hại chỉ bị thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe dưới 11% thì người phạm tội đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

- Có tính chất côn đồ: Theo Công văn số 38/ NCPL ngày 06/01/1976 của Toà án nhân dân tối cao và Kết luận của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại Hội nghị tổng kết ngành Tòa án năm 1995, khái niệm côn đồ được hiểu là hành động của những tên coi thường pháp luật, luôn luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực để uy hiếp người khác phải khuất phục mình, vô cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người.

Tình tiết định khung “Có tính chất côn đồ” trong cấu thành tội “Cố ý gây thương tích” tại điểm i, khoản 1, Điều 134, Bộ luật hình sự (BLHS) quy định: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% có tính chất côn đồ thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Về khoa học pháp lý, tính chất “côn đồ” được sử dụng là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc tình tiết định khung hoặc

định khung tăng nặng

- Tái phạm nguy hiểm: Theo khoản 2 điều 53 BLHS 2015 để xác định.

- Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân: Trong trường hợp phạm tội này người phạm tội gây thương tích cho nạn nhân là để cản trở việc thi hành công vụ của họ hoặc vì lý do công vụ của người khác mà gây ra thương tích.

Khoản 2 dùng tỷ lệ tổn thương cơ thể, của 02 người, phạm tội 02 lần, tái phạm và các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 BLHS để xác định khung hình phạt tăng nặng. Theo đó, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm.

Khoản 3 dùng tỉ lệ tổn thương cơ thể để xác định khung hình phạt tăng nặng. Theo đó, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp được quy định cụ thể, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

1.1.2.3. Chủ thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho người khác

Bộ Luật hình sự Việt Nam đã thừa nhận rằng chủ thể của một số tội phạm về pháp nhân thương mại nhưng chưa có quy định riêng về định nghĩa chủ thể của tội phạm (chỉ xác định chủ thể tội phạm là con người cụ thể). Theo quy định tại BLHS hiểu được: “Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội một cách cố ý hoặc vô ý, có đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo luật hình sự quy định”.

Chủ thể của Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là những người bình thường không mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức về tâm thần hoặc một bệnh khác không có khả năng điều khiển hành vi của mình là Người từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực TNHS. Theo quy định của Điều 12 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng của Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cũng có quy định tại 134 BLHS này. Vì vậy, dấu hiệu bắt buộc về hậu quả của loại tội phạm này là để lại thương tích cho nạn nhân với tỷ lệ % tổn thương cơ thể theo quy định pháp luật.

Theo quy định của BLHS về cách tính tuổi chịu TNHS ở đây thì độ

tuổi là “đủ 14 tuổi” hoặc “đủ 16 tuổi”. Thực tế không phải bao giờ cũng dễ dàng xác định được độ tuổi cũng như trong lý luận việc này thông thường căn cứ theo Giấy đăng ký khai sinh để xác định độ tuổi. Tuy vậy, không phải trong trường hợp nào cũng đều còn Giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không chính xác... Theo Công văn hướng dẫn để khắc phục vướng mắc này tại mục 11 phần II Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/06/2002 về cách tính tuổi chịu TNHS của người phạm tội nói chung và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng. Theo quan điểm của học viên quy định này là rất khoa học và phù hợp đảm bảo được nguyên tắc có lợi cho người phạm tội cũng như có biện pháp xử lý pháp luật thích đáng người phạm tội.

1.1.2.4. Mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Trong pháp luật hình sự Việt Nam “Mặt chủ quan của tội phạm là những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm, phản aanh trạng thái tâm lý của chủ thể phạm tội với lỗi, động cơ và mục đích để phạm tội”. Theo đó, hành vi bắt buộc có dấu hiệu của tội phạm, hành vi nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không thể truy cứu TNHS, khoản 2 điều 8 BLHS có quy định “ Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”.

Tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý (gián tiếp hoặc trực tiếp). Có nghĩa là người phạm tội khi thực hiện hành vi nhận thức rò hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; hoặc Người phạm tội nhận thức rò hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (Cố ý phạm tội được quy định tại Điều 10 BLHS). Trường hợp xác định chính xác mặt khách

quan đây là cơ sở quan trọng để xem xét người phạm tội phải chịu mức độ TNHS.

Xét về mặt chủ quan của Tội phạm này thì dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này không phải là ở động cơ và mục đích. Tuy vậy, quy định hành vi gây ra thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác cũng có trong một số cấu thành tội phạm về mặt khách quan, nhưng dấu hiệu bắt buộc lại quy định ở dấu hiệu động cơ và mục đích phạm tội qua đó việc xác định được đúng động cơ, mục đích phạm tội sẽ định hướng đúng tội danh và phân biệt tội này với các tội (Tội cố gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác) khác như: trong khi thi hành công vụ (Điều 137 BLHS), do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136 BLHS); Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113 BLHS).

1.2. Hình phạt

Điều 134 BLHS quy định 5 khung hình phạt, bao gồm khung cơ bản và khung tăng nặng, hình phạt này được cụ thể như sau:

1.2.1. Khung cơ bản

Quy định hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể nạn nhân từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp phạm tội từ điểm a đến điểm k như phân tích trên:

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015 thì người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k thì người đó mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự; còn nếu một đối tượng cố ý gây thương tích cho người khác làm giảm dưới 10% sức khoẻ nhưng không thuộc quy định tại các điểm từ a

đến k khoản 1 Điều này thì hành vi của người đó không cấu thành tội phạm, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người: So với BLHS năm 1999 thì BLHS năm 2015 bổ sung thêm 02 tình tiết dùng vũ khí, vật liệu nổ làm tình tiết định khung. Tuy vậy, cá nhân tác giả có quan điểm rằng việc bổ sung này cũng không thật sự cần và đồng tình theo hướng tiếp cận của tác giả Đinh Văn Quế khi xác định hung khí nguy hiểm chính là phương tiện mà người phạm tội thực hiện để gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác, nhưng phương tiện đó cụ thể mang tính chất nguy hiểm như: súng, lựu đạn, thuốc nổ, dao các loại, các loại lê, ... Hung khí nguy hiểm là bản thân nó chứa đựng khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, nó hoàn toàn không phụ thuộc vào cách sử dụng của người phạm tội [1l,tr.78]. Như vậy, nội hàm của vũ khí nguy hiểm đã bao gồm vật liệu nổ, vũ khí nên việc bổ sung này không thật sự cần thiết.

BLHS năm 1999 quy định thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người nhưng còn gặp nhiều khó khăn khi thực tế xác định thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người bởi lẽ chứng tỏ khi hậu quả đã xảy ra và đã gây nguy hại cho nhiều người thì lúc đó mới được coi và áp dụng tình tiết này, nhưng thực tế không phải trường hợp nào hậu quả cũng xảy ra, do đó cho dù cách thức thực hiện có thể xảy ra khả năng gây nguy hại cho nhiều người, nhưng với thực tại chưa gây ra nguy hại cho nhiều người thì vẫn không thể đưa vào áp dụng tình tiết này, bất cập ở thực tiễn khi áp dụng. Vì vậy, Điều 134 BLHS năm 2015 ở khoản 1 tại điểm a: quy định này đã có sự sửa đổi khi bổ sung cụm từ “có khả năng” là hoàn toàn cấp thiết “...hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người”. Bởi đây chính là quy định BLHS năm 2015 đã khắc phục bất cập trên bằng cách bổ sung theo hướng chỉ cần thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người là đủ để áp dụng tình tiết này. Thực sự là rất phù

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí