Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân - Từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội - 13

chi phí giải quyết vụ án, đẩy nhanh tiến độ giải quyết. Các vụ án phúc thẩm hình sự có thể xét xử trực tuyến đến trại tạm giam sẽ đảm bảo an toàn cho công tác dẫn giải, bảo vệ, tranh lây lan dịch bệnh, tiếp kiểm chi phí tổ chức phiên tòa. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu phương pháp thực hiện hòa giải, đối thoại và xét xử một số loại án tại các địa bàn dân cư; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tố tụng và quản lý tòa án để tiến tới xây dựng Tòa án điện tử.

- Làm tốt công tác tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm chuyên môn thông qua thực tế xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm nhằm đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật, kịp thời đề nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ, giải đáp các khó khăn, vương mắc khi áp dụng pháp luật.

- Nâng cao chất lượng bản án quyết định khăc phục tình trạng án tuyên không rõ ràng khó thi hành, hoăc không thi hành được. Công khai bản án, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm góp phần nâng cao chất lượng bản án, ý thức trách nhiệm của thẩm phán khi ban hành bản án và là nguồn tài liệu qui giá để nhân dân, người tham gia tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng nghiên cứu, tham khảo khi có công việc liên quan.

- Đẩy mạnh các giải pháp đổi mới thủ tục hành chính - tư pháp đang thực hiện; tổ chức phòng hành chính - tư pháp chuyên nghiệp hiện đại, có đủ năng lực tiếp nhận, phân loại, xử lý công việc; thực hiện quy chế một cửa liên thông và đơn giản hóa việc tiếp nhận hồ sơ, thông tin, tài liệu; công khai trên mạng các thủ tục hành chính - tư pháp, hệ thống pháp luật, các biểu mẫu tư pháp, lịch tiếp công dân và giải quyết các yêu cầu của đương sự về tố tụng.

- Công tác kiểm tra, giám đốc việc xét xử, tự kiểm tra tại TAND cấp cao: Tiếp tục thực hiện chủ trương và qui chế kiểm tra của TAND tối cao về công tác kiểm tra, giám đốc công tác chuyên môn, nghiệp vụ của TAND cấp cao với TAND cấp tỉnh, huyện đồng thời tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm tra chéo trong nội bộ TAND cấp cao.

- Trong công tác xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, khi ban hàng kháng nghị, hoạc hủy bản án, quyết định của TAND cấp dưới cần hương dẫn, chỉ ra nguyên nhân sai sót khi hủy án sơ thẩm, phúc thẩm, tạo điều kiện khi xét xử lại vụ án đúng pháp luật, giải quyết triệt để hạn chế vụ án tiếp tục có kháng cáo, kháng nghị, khiếu nại giám đốc thẩm.

- Tăng cường công tác hòa giai, đối thoại khi xét xử phúc thẩm, tạo điều kiện để các đương sự thảo thuận đối thoại đi đến thống nhất giải quyết vụ án.

- Đảm bảo tranh tụng trong xét xử phúc thẩm: Các thẩm phán phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, nắm chắc hồ sơ và các tình tiết của vụ án, quá trình xét hỏi tiến hành công tâm, khách quan không thiên vị, không kiên định, không bị ràng buộc, không hạn chế thời gian các bên đối đáp, đảm bảo cho các bên sử dụng tối đa quyền tranh tụng, đưa ra tài liệu chứng cứ và ý kiến của mình, giải quyết đến cùng các vấn đề được các bên đưa ra, các mâu thuẫn cần phải được làm sáng tỏ. Căn cứ kết quả tranh tụng để đưa ra các phán quyết công bằng, khách quan, hoạc thực hiên các thủ tục pháp lý tiếp theo như trả hồ sơ, kiến nghị khởi tố, khắc phục vi phạm, khởi tố tại phiên tòa.

- Phối hợp tốt với cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan liên quan, khi cần tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, khoa học đầu ngành liên quan đến vấn đề có yếu tố khoa học, kỹ thuật cao để giải quyết các vụ án phức tạp. Đối với cạc vụ án đặc thù như tham nhũng, kinh tế, dư luận xã hội quan tâm, các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, liên quan đến chức sắc tôn giáo ảnh hướng đến đườn lối đối ngoại của Đảng và nhà nước thì phải có các giải pháp đặc thu đảm bảo việc xét xử dân chủ, công khai, đúng người, đúng tội, phục vụ tốt cho nhiệm vụ phục vụ chính trị của TAND như tổ chức phiên tòa, điều hành phiên tòa một cách chặt chẽ, đảm bảo nguyên tắc tranh tụng. Chú trọng thu hồi tài sản tham nhũng, do phạm tội mà có. Chú trọng việc kiến nghị trong mỗi bản án và làm tốt công tác khởi tố tại phiên tòa, đề nghị khởi tố.

Tiểu kết chương 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Trong điều kiện hiện nay, để nâng cao hiệu lực, hiệu qủa hoạt động xét xử, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Hệ thống Tòa án nhân dân nói chung, Tòa án nhân dân cấp cao nói riêng cần bám sát các quan điểm của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND và mục tiêu, yêu cầu cải cách tư pháp. Trên cơ sở các quan điểm, định hướng của Đảng và thực trạng, các hạn chế, khó khăn vướng mắc được làm rõ tại chương 2 để đề ra các giải pháp chung nhằm hoàn thiện về cơ câu tổ chức, bộ máy của TAND cấp cao và nâng cao chất lượng giải quyết các loại án theo thẩm quyền. Đồng thời do đặc thu là một cấp Tòa án mới được thành lập trên cơ sơ tiếp nhận thẩm quyền của các Tòa phúc thẩm TAND tối cao và ủy ban thẩm phán của các tòa án nhân dân cấp tỉnh do vậy ngoài các giải pháp chung thì nội dung của chương 3 cũng đưa ra các giải pháp cụ thể đối với việc đổi mới tổ chức, giải pháp để bảo đảm chất lượng hoạt động đối với riêng Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.

KẾT LUẬN

Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân - Từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội - 13

Qua nghiên cứu lý luận, cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động, vị trí vai trò của Tòa án trong bộ máy nhà nước. Luận văn làm rõ các qui định của pháp luật về ví trí vai trò, chức năng, quyền hạn của TAND là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp - một trong 3 quyền quan trọng trong tổ chức quyền lực Nhà nước, trong đó Tòa án là chủ thể được giao thực hiện quyền này. Để Tòa án thực hiện tốt chức năng xét xử thì yêu cầu quan trọng nhất là cần có những đảm bảo để Tòa án độc lập khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và bảo đảm các nguyên tắc mang tính phổ quát trong hoạt động xét xử của Tòa án. Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội với địa vị pháp lý là một cấp tòa án trong hệ thống 4 cấp hiện nay thực hiện chức năng xét xử phúc thẩm và giám đốc thẩm, tái thẩm. Luận văn nêu ra và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của TAND nói chung và TAND cấp cao nói riêng trong điều kiện cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là các chủ chương, đường lối chính sách của đảng về đổi mới và xây dựng TAND, các qui định của pháp luật hiện hành và các yêu tố khác như về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ, số lượng vụ việc phải giải quyết, mối quan hệ trong công tác giữa các cấp tòa án và với các cơ quan nhà nước khác, bối cảnh và xu thế hội nhập quốc tế, cũng như đòi hỏi từ thực tiễn, từ đó đề ra các mục tiêu đặt ra đối với tổ chức và hoạt động của TAND cấp cao trong điều kiện hiện nay là tổ chức theo thẩm quyền xét xử, đảm bảo sự độc lập của tòa án nhân dân, bộ máy tinh gọn hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng xét xử, thực hiện hiệu quả quyền tư pháp vì công lý, vì nhân dân phục vụ. Luận văn cũng tập trung đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, chỉ ra kết quả đạt được và nguyên nhân, hạn chế và nguyên nhân, những vướng mắc bất cấp trong tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, mối quan hệ trong công tác tổ chức, cán bộ, công tác chuyên môn giữa TAND cấp cao với

TAND tối cao, TAND tỉnh, huyện.

Từ đó luận văn tập trung đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện về cơ cấu, tổ chức và bảo đảm hiệu quả hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp chung là đảm bảo sự lãnh đạo của đảng, đảm bảo pháp chế, tôn trọng và bảo đảm quyền con người trong hoạt động, tâp trung hoàn thiện thể chế, thiết chế liên quan đên tổ chức và hoạt động của tòa án, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ thẩm phán vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ, các điều kiện về bổ trợ tư pháp và cơ sở vật chất , chính sách đổi với Tòa án nhân dân. Đồng thời luận văn cũng đề xuất một số giải pháp cụ thể, đặc thù đổi với TAND cấp cao nói chung nhằm hoàn thiện về tổ chức, đảm bảo hiệu quả hoạt động của TAND cấp cao tại Hà Nội đáp ứng được với yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong giai đoạn hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trước Quốc hội, nhiệm kỳ 2011-2016.

2. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TƯ ngày 02/01 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới, Hà Nội.

3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TƯ ngày 24/5 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng năm 2020, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ- TƯ ngày 02/06 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2010, Hà Nội.

5. Bộ Chính trị (2010), Kết luận số 79 - KL/TW, ngày 28/7/2010 về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và cơ quan điều tra theo Nghị quyết 49 - NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

6. GS.TS Nguyễn Đăng Dung (2004), Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền”, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016) , Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

10. Đặng Quang Phương (1995), “Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Tòa án nhân dân”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (06), (07), (08).

11. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam (2006), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Giáo trình Luật Hành chính (2008), Nxb Công an nhân dân.

13. Hồ Chí Minh (1995, 2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Học viện Hành chính (2016), Khoa quản lý nhà nước về xã hội, Bài giảng Những vấn đề cơ bản về kiểm soát quyền lực nhà nước, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.

16. Hoàng Văn Thành (2015), Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

17. Lê Thành Dương (2002), Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, Hà Nội.

18. Lưu Tiến Dũng (2012), Độc lập xét xử trong Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

19. Nguyễn Đăng Dung (2010), Cải cách tổ chức và hoạt động hệ thống Tòa án Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, Đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

20. Nguyền Mạnh Kháng (2008), “Chức năng tố tụng của Tòa án và vấn đề độc lập xét xử”, bài trình bày tại Hội thảo quốc tế về độc lập xét xử do Viện Nhà nước và Pháp luật tổ chức năm 2008.

21. Nguyễn Văn Cường (2014), Nghiên cứu tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân theo định hướng Nghị quyết 49-NQ/TW và Hiến pháp 2013, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

22. Nguyễn Hòa Bình (2019), Xây dựng Tòa án nhân dân xứng đáng là Biểu tượng của công lý, lẽ phải và niềm tin, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.

23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp (1945, 1959, 1980, 1992), Nxb Sự thật, Hà Nội.

24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (năm 1960, 1981, 1992, 2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp năm 2013, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

27. Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa về tổ chức các Tòa án và ngạch Thẩm phán.

28. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết công tác năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020.

29. Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Báo cáo tống kết công tác năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020.

30. Tòa án nhân dân tối cao (2002, 2009), sổ tay Thẩm phán, Nxb Lao động

31. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, Hà Nội.

32. V.I.Lenin (1974), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Mátxcova

33. V.ILê Nin toàn tập (1980), tập 27 Nxb Tiến bộ, Matsxcova.

34. Trần Huy Liệu (2003), Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

35. Tô Văn Hòa (2007), Tính độc lập của Tòa án - Nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh lý luận, thực tiền ở Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

36. Từ điển luật học (1999) Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội

37. Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Hiến pháp nước ngoài, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

38. Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

39. Trương Hòa Bình, Ngô Cường (2014) Hệ thống Tòa án một số nước trên thế giới, kinh nghiệm cho Việt Nam Nxb Thế giới, Hà Nội.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2023