Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Và Thực Trạng Trồng Và Chế Biến Nho Ở Các Tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.


tố kinh tế - xã hội, cho phép chúng tôi đưa ra những dự báo phát triển giữa trồng và chế biến nho ở các tỉnh nghiên cứu, nhất là ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

5. Những đóng góp chính của luận văn‌


Xây dựng cơ sở lý luận cho liên kết giữa trồng và chế biến nho ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa.

Đánh giá thực trạng việc trồng và chế biến nho ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa.

Tìm hướng phát triển cho cây nho ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa.

Mô hình, giải pháp để hoàn thiện mối liên kết trồng và chế biến nho giữa các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa.

6. Cấu trúc luận văn‌


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, mục lục của đề tài; nội dung chính của đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận chung

Tổ chức lãnh thổ nông - Công nghiệp trồng và chế biến nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận - 3


Chương 2: Các yếu tố ảnh hưởng và thực trạng trồng và chế biến nho ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Chương 3: Định hướng tổ chức lãnh thổ giữa trồng và chế biến cây nho ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.


Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG‌


1.1. Tổ chức lãnh thổ Nông nghiệp‌


1.1.1. Khái niệm‌


Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là một hình thức của việc tổ chức nền sản xuất xã hội theo lãnh thổ.

Theo K.I.Ivanov, V.G.Kriutokov và một số tác giả khác quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp như sau:

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên cơ sở các qui trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác hóa sản xuất cho phép sử dụng có hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất. [16,tr 70].

Như vậy, Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp thể hiện một số điểm nổi bật sau:


- Phân công lao động theo lãnh thổ cùng với việc kết họp giữa tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động là cơ sở để hình thành các mối liên hệ qua lại theo lãnh thổ.

- Khía cạnh ngành và khía cạnh lãnh thổ quyện chặt với nhau trong việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

- Các đặc điểm không gian của sản xuất phần nhiều bắt nguồn từ tính chất của việc khai thác và sử dụng các điều kiện sản xuất hiện có.

- Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn hàng đầu trong việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. [16,tr 71].

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp không phải là bất biến. Trong điều kiện hiện nay, vấn đề tổ chức lãnh thổ nông nghiệp gắn liền mật thiết với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nhờ thành tựu của


cuộc cách mạng này, nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đã và đang xuất hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhiều hơn các ngành sản xuất khác. Hoạt động nông nghiệp bao trùm phạm vi lãnh thổ rộng lớn với các điều kiện tự nhiên rất khác nhau. Trong chừng mực nhất định, các điều kiện tự nhiên nào đó có thể thuận lợi hoặc không thuận lợi cho sự phát triển từng loại vật nuôi, cây trồng. Do vậy, khi vạch ra các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, cần nghiên cứu kĩ các điều kiện tự nhiên, tiến hành đánh giá chúng về phương diện sinh thái. Điều đó có nghĩa là vật nuôi, cây trồng phải được phân bố ở những nơi có điều kiện thích hợp nhất. Vì thế, việc phân bố vật nuôi, cây trồng cần tiến hành trên cơ sở vạch ra các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

Việc nghiên cứu hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tạo nên những điều kiện nhằm đẩy mạnh và làm sâu sắc chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp. Đồng thời việc hoàn thiện hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tạo ra cả những điều kiện nhằm nâng cao năng suất lao động.

1.1.2. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp‌


Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp có nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Trong phạm vi đề tài, tôi xin đưa ra một vài hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp quan trọng.

1.1.2.1. Xí nghiệp nông nghiệp


Xí nghiệp nông nghiệp là sự thống nhất giữa lực lượng lao động với công cụ và đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Mỗi xí nghiệp đều có tính độc lập về pháp lý và có thể có quan hệ với các xí nghiệp khác.

Ở các nước Xã hội chủ nghĩa, các nông trang, nông trường quốc doanh, họp tác xã nông nghiệp được coi là xí nghiệp nông nghiệp.


Ở các nước phương Tây, hình thức liên quan đến xí nghiệp nông nghiệp là nông trại và đồn điền.

1.1.2.2. Thể tổng hợp nông nghiệp


Theo K.I.Ivanov, thể tổng hợp nông nghiệp như là sự phối họp của các xí nghiệp nông nghiệp có mối quan hệ qua lại và liên kết với nhau về mặt lãnh thổ cũng như của các xí nghiệp nông nghiệp và các xí nghiệp nống nghiệp cho phép trên cơ sở các qui trình kĩ thuật mới nhất sử dụng đầy đủ nhất điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế (kể cả vị trí địa lý giao thông) và các điều kiện kinh tế hình thành trong lịch sử để đạt năng suất lao động xã hội cao nhất.

Thể tổng hợp nông nghiệp có thể nổi lên những điểm quan trọng sau:


Các yếu tố quyết định diện mạo của thể tổng họp nông nghiệp gồm có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên kinh tế, chuyên môn hóa theo giai đoạn của các xí nghiệp nông nghiệp, các mối liên hệ thuận chiều và ngược chiều của các xí nghiệp nông nghiệp với các xí nghiệp chế biến nông sản.

Các xí nghiệp nông nghiệp có xu hướng phân bố liền nhau về lãnh thổ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cơ sở cấu trúc eủa các thể tổng hợp nông nghiệp là của xí nghiệp công nghiệp và các xí nghiệp công nghiệp chế biến.

Trên cơ sở dựa vào những sản phẩm hàng hóa mà việc sản xuất những sản phẩm này do các điều kiện tự nhiên, kinh tế quyết định và liên quan với việc lưa chọn các quy trình kỹ thuật hợp lý để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Toàn bộ hệ thống các xí nghiệp nông nghiệp, các xí nghiệp công nghiệp liên quan với nhau và liền nhau về lãnh thổ được hình thành xung quanh, các sản phẩm hàng hóa chính và các quy trình kỹ thuật để sản xuất ra các sản phẩm ấy.

Xuất phát từ những điểm trên, người ta chia thành hai nhóm thể tổng họp nông nghiệp:


Các thể tổng hợp mà những sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra trước hết do các điều kiện phân bố mang tính chất quyết định.

Các thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành. Đặc trưng cho các thể tổng hợp này ở chỗ sản phẩm hàng hóa chủ yếu của chúng do nhu cầu thực phẩm của dân cư thành phố chi phối. Các thể tổng hợp nông nghiệp ngọai thành hình thành chủ yếu ở xung quanh các thành phố trung tâm công nghiệp. Ở đây, các yếu tố kinh tế (nhu cầu) đóng vai trò chủ đạo, còn các yếu tố tự nhiên tuy cũng được lưu ý nhưng chỉ giữ vai trò thứ yếu. Quy mô (diện tích sản xuất, sản phẩm) của các thể tổng hợp có thể rất khác nhau tùy thuộc vào quy mô số dân của thành phố.

Có thể nói thể tổng họp nông nghiệp là một trong những hình thức tổ chức sản xuất theo lãnh thổ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời đây còn là bộ khung để tạo nên các vùng nông nghiệp.

1.1.2.3. Vùng nông nghiệp


Phân vùng nông nghiệp gần như là phân vùng tự nhiên phục vụ mục đích nông nghiệp. Nhiệm vụ cần phân vùng tự nhiên phục vụ mục đích nông nghiệp là phát hiện các tổng thể tự nhiên và đánh giá chúng theo yêu cầu của sản xuất nông nghiệp.

Vùng nông nghiệp được coi là một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Thực chất, đó là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất về các điều kiện tự nhiên, kinh tế được phân chia với mục đích phân bố họp lý và chuyên môn hóa đúng đắn sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của các vùng trong cả nước cũng như trong nội bộ từng vùng. Vùng nông nghiệp là sự biểu hiện tổng hợp của các hình thức sản xuất nông nghiệp khác nhau và được coi như một lãnh thổ có sự lập lại của các kiểu sản xuất tương đối giống nhau hoặc của các kiểu sản xuất khác nhau nhưng liên quan mật thiết với nhau.


1.1.2.4. Băng chuyền địa lý trong nồng nghiệp


Băng chuyền địa lý trong nông nghiệp có thể hiểu là các dây chuyền sản xuất nông phẩm mà quá trình kỹ thuật được tiến hành ở các vùng tự nhiên -kinh tế khác nhau nhằm sử dụng hợp lý nhất những đặc điểm của các vùng. Đồng thời, là các dây chuyền thực hiện công việc đồng áng, sản xuất và cung cấp cho nhân dân rau, hoa quả tươi được xây dựng dựa trên cơ sở có hiệu quả sự phát triển mùa của tự nhiên. (K.I.Ivanov, 1975). Và các dây chuyền mà các giai đoạn sản xuất của chúng tách biệt nhau về mặt không gian.

Các băng chuyền địa lý trong nông nghiệp có thể chia thanh hai loại:


Băng chuyền địa lý sử dụng có hiệu quả sự khác biệt theo vùng trong việc sản xuất nông phẩm.

Băng chuyền sử dụng có hiệu quả sự phát triển mùa của tự nhiên.


Cả hai băng chuyền địa lý nêu trên đều là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Ở chừng mực nhất định, mỗi loại lại có thể tách ra theo các dấu hiệu vùng và các dấu hiệu ngành.

1.2. Liên kết nông - công nghiệp‌


Liên kết trong nông nghiệp là quy luật khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất dưới tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Nó bắt nguồn từ quá trình phân công lao động xã hội sâu sắc từ chuyên môn hóa, tập trung hóa, từ việc mở rộng mối quan hệ hàng hóa giữa các xí nghiệp nông nghiệp với nhau và giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế khác.

Ngày nay, nền nông nghiệp đang có sự thay đổi lớn do sự tác động mạnh mẽ của những tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Điều này làm cho nông nghiệp có mối quan hệ với lĩnh vực công nghiệp qua các khâu như điện khí hóa, cơ giới hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa,... Với những tác động này, sản phẩm nông nghiệp được nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng, chủ động trong sản xuất.


Hiện nay, công nghệ sinh học cũng góp phàn thúc đẩy nông nghiệp phát triển bằng cách lai giống, biến đổi gien, cấy mô,... đã tạo được các giống cây, giống con mới có năng suất cao, kháng được dịch bệnh,... Không những thế công nghiệp còn giúp nông phẩm ngày càng có giá trị cao trên thị trường cũng như tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng thông qua việc sơ chế, chế biến các loại nông phẩm.

1.2.1. Liên kết nông - công nghiệp là tất yếu khách quan‌


Trong xu thế hiện nay, nông nghiệp có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với ngành công nghiệp và các ngành kinh tế khác. Nông nghiệp tiếp nhận của công nghiệp không chỉ về tư liệu sản xuất mà còn sử dụng các phương pháp và nguyên tắc của công nghiệp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất. Các thành tựu của khoa học kỹ thuật, công nghệ đã góp phần nông nghiệp sản xuất phát triển cao nhất từ trước đến nay. Đồng thời, nông nghiệp là cơ sở cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, thúc đẩy một số ngành công nghiệp phát triển nhất là các ngành công nghiệp thực phẩm, chế biến...

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã tạo ra bước chuyển lớn trong hoạt động nông nghiệp, tổ chức lãnh thổ và tổ chức quản lý nông nghiệp. Mối liên kết nông - công nghiệp ngày càng chặt chẽ hơn trong các khâu của quá trình sản xuất, đem lại kết quả cao trong lĩnh vực nông - công nghiệp. Vì thế, liên kết nông - công nghiệp là một yêu cầu tất yếu và khách quan.

1.2.2. Cơ sở của liên kết nông - công nghiệp‌


Sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội là cơ sở đầu tiên của quá trình liên kết nông công nghiệp và các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển mạnh của lực lượng sản xuất trong nền đại cơ khí làm thay đổi quá trình sản xuất, thu hẹp thời gian, giải phóng sức lao động trong các ngành, nâng cao năng suất lao động.


Sự liên kết nông - công nghiệp là một yêu cầu tất yếu nhằm tạo ra sự đa dạng về số lượng và tăng thêm chất lượng của sản phẩm nông nghiệp đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của con người. Sự liên kết nông - công nghiệp góp phần chuyển nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa mang tính chuyên môn hóa cao. Sản phẩm tạo ra chất lượng cao, sản xuất có tính hàng loạt nên giá thành hạ, tăng thu nhập cho người trực tiếp sản xuất, hiệu quả kinh tế tăng, góp phần tăng giá trị xuất khẩu hàng nông sản.

Sự phát triển nền công nghiệp là cơ sở vật chất tạo tiền đề cho việc hình thành liên kết nông - công nghiệp. Công nghiệp hóa nông nghiệp là quá trình cơ giới hóa, tự động hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa... trong sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi). Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghệ sinh học đã làm thay đổi các quá trình sản xuất, các quy trình công nghệ trong sản xuất, đa dạng hóa các máy móc phục vụ trong nông nghiệp

1.3. Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến nho trên thế giới và Việt Nam‌


1.3.1. Tình hình tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến nho trên thế giới‌


Nho là một trong những cây trồng có nguồn gốc sớm nhất trên Trái Đất, qua các mẫu hóa thạch của lá và cây nho trong các trầm tích đá phấn. Cây nho dại có nguồn gốc ở vùng Bắc bán cầu, đặc biệt là vùng khí hậu ôn đới ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Mỹ. Nho được coi là cây trồng chủ yếu vào thế kỷ thứ XI- XII sau công nguyên. Những giống nho ưu việt ở vùng Trung Đông và Nam Châu Âu được chọn ra từ nho dại và dần dần được địa phương hóa. Cho đến nay, cây nho đã được trồng trên năm châu lục, ở những vùng có điều kiện khí hậu phù hợp [10, tr 7]. Theo B.Aubert nho là một trong những cây lâu năm có tính thích ứng cao nhất. Các chuyên gia Philippines năm 1975 đã viết "Nghề trồng nho không còn là một độc quyền của các nước ôn đới nữa".

Nho là loại quả mọc trên các cây dạng dây leo thân gỗ hoặc để chỉ chính các loài cây này. Các loài cây này thuộc về họ Vitaceae. Quả nho mọc thành chùm từ 6 đến 300 quả, chúng có màu đen, lam, vàng, lục, đỏ-tía hay trắng.

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí