Tổ chức lãnh thổ nông - Công nghiệp trồng và chế biến nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ‌


Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa 45


Hình 2.2 : Bạn đồ hành chính tỉnh Ninh Thuận 47


Hình 2.3 : Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Ninh Thuận 49


Hình 2.4 : Bản đồ đánh giá tính thích nghi cây nho tại Ninh Thuận….. 54 Hình 2.5 : Bản đồ hành chính tỉnh Bình Thuận 59

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Hình 2.6 : Bản đồ đất tỉnh Bình Thuận 63


Tổ chức lãnh thổ nông - Công nghiệp trồng và chế biến nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận - 2

Hình 2.7 : Bản đồ hiện trạng vùng trồng nho tỉnh Ninh Thuận ………69 Hình 3.1 : Bản đồ bố trí cơ cấu cây trồng tỉnh Ninh Thuận đến

năm 2010 112


Hình 3.2 : Bản đồ quy hoạch vùng trồng nho tỉnh Ninh Thuận ………113


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ‌

Sơ đồ 2.1 : Qui trình sơ chế nho an toàn 75

Sơ đồ 2.2 : Qui trình làm nho rượu bằng thủ công 85

Sơ đồ 2.3 : Qui trình làm nho rượu bằng công nghiệp 85

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ‌

Biểu đồ 1.1 : Diện tích trồng nho 27

Biểu đồ 1.2 : Thị phần tiêu thụ nho Ninh Thuận 30

Biểu đồ 2.1 : Diện tích trồng nho ở các huyện, thị của Ninh Thuận 70

Biểu đồ 2.2 : Diện tích thu hoạch nho ở các huyện, thị của Ninh Thuận . 71 Biểu đồ 2.3 : Sản lượng nho ở các huyện, thị của Ninh Thuận 72

Biểu đồ 2.4 : Năng suất nho ở các huyện, thị của Ninh Thuận 73

Biểu đồ 2.5 : Diện tích trồng nho ở Tuy Phong, Bình Thuận 76

Biểu đồ 2.6 : Sản lượng nho ở Tuy Phong, Bình Thuận 77

Biểu đồ 2.7 : Năng suất nho ở Tuy Phong, Bình Thuận 77

PHẦN MỞ ĐẦU‌

1. Tính cấp thiết của đề tài‌


Nền kinh tế - xã hội ở nước ta ngày càng phát triển, nhiều lĩnh vực hoạt động đã có sự thay đổi mạnh mẽ thích ứng với nền kinh tế của đất nước. Nguồn thực phẩm ngày càng đa dạng và phong phú vừa cung cấp cho nhu cầu của con người vừa là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, đồng thời có khả năng tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.

Đến nay, qua nhiều nguồn tư liệu và thực tiễn khác nhau, cây nho đã được du nhập vào Việt Nam với số lượng giống khá lớn khoảng trên 60 giống. Những giống này tập trung chủ yếu trong vườn tập đoàn của Trung tâm Nghiên cứu Cây bông Nha Hố và Trung tâm khuyến khích phát triển kinh tế xã hội duyên hải Miền Trung (Bình Thuận). Tập đoàn nho này bao gồm các giống nho ăn tươi, nho rượu và nho dùng làm khô nho.

Ở Việt Nam, Nho được trồng tập trung chủ yếu ở Ninh Thuận và Bắc Bình Thuận với diện tích khoảng trên 2.700 ha và một số ít ở phía Nam tỉnh Khánh Hòa có khí hậu khô nóng và lượng mưa thấp. Trong những năm gần đây, cây nho được phát triển ra cả các tỉnh phía Bắc vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm [17, tr 8] và một số tỉnh khác. Điều kiện canh tác vùng trồng nho chính ở nước ta có thể khai thác 3vụ/năm hoặc 5vụ/2năm. Tại Ninh Thuận, cây nho cho năng suất khá cao 20- 40 tấn/ha nhưng không ổn định do chưa đầu tư kỹ thuật, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Tuy nhiên, ở nước ta việc trồng và chế biến nho gặp không ít khó khăn về sản xuất và thị trường tiêu thụ nên chúng ta cần tìm hướng đi phù hợp nhằm tăng hiệu quả kinh tế, đóng góp cho sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước. Trước vấn đề đó chúng ta cùng quan tâm và tìm hiểu nghiên cứu trong luận văn: Tổ chức lãnh thổ Nông - Công nghiệp trồng và chế biến Nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.


2. Mục đích, nhiệm vụ‌


2.1. Mục đích


Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng phát triển cây nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Tình hình chế biến sản phẩm từ nho, hiệu quả kinh tế từ việc phát triển lãnh thổ trồng và chế biến nho ở các tỉnh này.

Nghiên cứu mối quan hệ giữa trồng và chế biến nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Đề xuất về phân bố vùng nguyên liệu và tổ chức chế biến nho một cách hợp lý, định hướng tổ chức lãnh thổ giữa trồng và chế biến nho.

2.2. Nhiệm vụ


Đúc kết các cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ nông- công nghiệp trồng và chế biến nông sản của nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Điều tra thực trạng về việc trồng và chế biến cây nho ở các tỉnh trong đề tài nghiên cứu.

Phân tích, đánh giá các nguồn lực ảnh hưởng đến sản xuất cây nho ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Vấn đề tổ chức lãnh thổ kết họp nông - công nghiệp trồng và chế biến cây nho ở địa bàn nghiên cứu.

Định hướng việc tổ chức lãnh thổ nông - công nghiệp một cách hợp lý trồng và chế biến nho ở các tỉnh nghiên cứu.

3. Những nghiên cứu liên quan đề tài‌


3.1. Lịch sử nghiên cứu đề tài


Cây nho là một trong những cây ăn quả có giá trị kinh tế cao của nhiều quốc gia trên thế giới. Với tổng diện tích khoảng 7,3 triệu ha trồng tập trung ở 92 quốc gia. Tổng sản lượng hàng năm đạt gần 62 triệu tấn (2001) (Nguồn: FAO


production yearbook). Các nước có diện tích trồng nho và sản lượng nho lớn: Mỹ, Tây Ban Nha, Pháp, Italia, Trung Quốc, Achentina..., các nước có giá trị xuất khẩu nho cao là Mỹ, Pháp, Italia [7,tr 13].

Trong khu vực Châu Á, diện tích và sản lượng nho đã tăng lên trong những năm gần đây, với tổng diện tích khoảng 1,7 triệu ha và tổng sản lượng hàng năm khoảng 5 triệu tấn [7, tr 13-14]. Trung Quốc có diện tích trồng nho lớn nhất với 303 nghìn ha và sản lượng đạt 3.630 nghìn tấn (2001), nhưng hàng năm Trung Quốc vẫn nhập khẩu một lượng nho ăn tươi khá lớn từ Mỹ. Thái Lan cũng là nước có nghề trồng nho đang phát triển mạnh.

Tại Việt Nam, cây nho đang được chú trọng phát triển. Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ số 668/TTG ngày 22 tháng 8 năm 1997 về phương hướng, biện pháp giảm nhẹ thiên tai và những chương trình chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh ven biển Miền Trung có nêu: "...Có quy hoạch, kế hoạch phát triển ...cây nho, thanh long ở Bình Thuận, Ninh Thuận, gắn liền với việc xây dựng các cơ sở chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quảy đảm bảo cho nông dân yên tâm sản xuất lâu dài” …

Với sự chú trọng quan tâm đầu tư phát triển của Đảng và Nhà Nước, đã có nhiều đề tài, dự án, hội thảo nghiên cứu phát triển cây nho. Đó là:

Nghiên cứu chọn tạo giống nho cho một số địa phương Miền Bắc Việt Nam (Luận án Tiến sĩ Nông Nghiệp, tác giả Nguyễn Quốc Hùng, Hà Nội, 2004).

Hội thảo Phát triển cây nho, Định hướng và Giải pháp. Trung tâm khuyến khích phát triển KT-XH vùng duyên hải tỉnh Bình Thuận (SEDEC), 2004.

Dự án Quy hoạch phát triển cây nho tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2002- 2010. Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận, 2002.

Sản xuât thử l0ha giông nho xanh NHO1-48. Viện Nghiên cứu và phát triển Cây Bông chủ trì, TS. Lê Quang Quyến chủ nhiệm đề tài, 2002.


Dự án đầu tư phát triển cây nho huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005- 2010. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận, 2005.

Và Một số đề tài, dự án khác của các cơ quàn quản lý, viện nghiên cứu.


Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cụ thể liên quan đến mối quan hệ trồng và chế biến cây nho ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, đặc biệt là nghiên cứu về hiệu quả của sự hợp tác đầu tư phát triển chung về cây nho của các tỉnh này. Đây là nội dung cơ bản cho đề tài nghiên cứu của tôi dưới góc độ về Địa lý Kinh tế - Xã hội.

3.2. Giới hạn đề tài


- Thời gian: từ năm 2000 - 2005


- Không gian: các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.


- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông - công nghiệp trồng và chế biến cây nho.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu‌


4.1. Phương pháp luận


4.1.1. Quan điểm hệ thống


Tình hình trồng và chế biến nho ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận luôn biến đổi do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và sự phát triển KT- XH của tỉnh, của vùng và chính sách của Đảng và Nhà nước. Điều kiện tự nhiên và hệ thống KT-XH thể hiện các đặc điểm sinh thái của cây nho, các đặc điểm về dân cư, nguồn lao động, chính sách.... tác động đến việc phát triển cây nho. Do vậy, việc nghiên cứu trồng và chế biến cây nho phải được xem xét, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong một hệ thống hòan chỉnh và không thể tách rời sự phát triển KT-XH của tỉnh, của vùng, quốc gia và thế giới.

4.1.2. Quan điểm tổ chức lãnh thồ


Đây là quan điểm đặc trưng của ngành Địa lý học. Là nghiên cứu các yếu tố tự nhiên và KT-XH tác động trên cùng một đối tượng sẽ ảnh hưởng đến diện tích, sản lượng, năng suất, các hoạt động chế biến của cây nho của từng lãnh thổ. Từ đó, chúng ta xem xét, đề xuất hoạt động tổng hợp giữa các lãnh thổ, mối quan hệ, liên kết giữa các lãnh thổ nhằm đem lài hiệu quả kinh tế cao nhất cho từng lãnh thổ, cho vùng và cho cả nước.

4.1.3. Quan điểm lịch sử-viễn cảnh


Vấn đề trồng và chế biến cây nho được phân tích theo thời gian. Mỗi một giai đoạn mang một số đặc điểm riêng. Vận dụng quan điểm lịch sử trong việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông - công nghiệp trồng và chế biến cây nho ở các tỉnh nhằm đánh giá thực trạng của vấn đề theo từng giai đoạn. Từ đó, xác định một số đặc điểm cơ bản tác động đến sự phát triển của cây nho nhằm đánh giá, phân tích vấn đề một cách biện chứng, khoa học.

4.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững


Trồng và chế biến cây nho tác động rất lớn đến môi trường. Do vậy, quán triệt quan điểm sinh thái trong nghiên cứu nhằm giảm thiểu những tổn hại đối với môi trường sinh thái như suy thoái đất, thuốc bảo vệ thực vật, ô nhiễm môi trường.... Đồng thời, tạo nên hệ thống liên kết nông - công nghiệp trồng và chế biến nho nhằm tạo nguồn nho sạch cung cấp cho người tiêu dùng, tạo ra những sản phẩm nho qua các nhà máy chế biến. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm phát triển bền vững cây nho và môi trường xung quanh.

4.2. Phương pháp nghiên cứu


4.2.1. Phương phápthu thập - thống kê


Tiến hành thu thập tài liệu liên quan đến nội dung đề tài từ các nguồn: báo chí, thư viện, các dự án của các ban ngành, hội thảo,.... Từ đó, chọn lọc nội dung, số liệu đảm bảo giá trị phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài. Số liệu được


tổng hợp và xử lý trên cơ sở dữ liệu của Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn các tỉnh,...

Đồng thời đề tài cũng tham khảo các số liệu được cồng bố trên sách, bảo, của các cơ quan khác như Trung tâm Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam và từ một số hộ nông dân.

4.2.2. Phương pháp điều tra thực địa


Để có các số liệu cơ bản và những cái nhìn thực tế để nhận xét đúng các yếu tố ảnh hưởng cũng như thực trạng trồng và chế biến nho ở các tỉnh cần nghiên cứu. Vì thế, tôi đã đi thực tế các cơ quan của các ngành liên quan, đến một số hộ gia đình nông dân gắn bó lâu dài với nghề trồng nho. Tôi cũng tham khảo những khó khăn, kiến nghị đến việc trồng và chế biến nho từ một số cán bộ và người nông dân.

4.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ


Đây là phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu các vấn đề về Địa lý. Xây dựng các bản đồ liên quan trong nội dung đề tài, bản đồ hành chính, bản đồ các nhân tố tự nhiên, bản đồ quy hoạch,....

Xây dựng một số biểu đồ thể hiện đối tượng nghiên cứu một cách trực quan cho việc phân tích đánh giá, và so sánh giữa các năm, giữa các tỉnh.

4.2.4. Thăm dò ý kiến chuyên gia


Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiến hành tiếp cận các cơ quan ban ngành liên quan của các tỉnh, tham khảo ý kiến đóng góp của các chuyên gia liên quan đến nội dung đề tài cũng như những kiến nghị của các chuyên gia.

4.2.5. Phương pháp dự báo


Phương pháp này dựa trên những nghiên cứu trước đây và xu hướng phát triển hiện nay của cây nho. Đồng thời trên cơ sở tiềm năng của tự nhiên và yếu

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí