Các Công Trình Nghiên Cứu Các Vấn Đề Có Liên Quan Đến Đề Tài Trên Lãnh Thổ Thành Phố Uông Bí

Công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm đã góp phần kiềm chế, làm chậm lại tốc độ gia tăng ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường.

Thời gian qua, kinh tế nước ta phát triển nhanh, đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, gây áp lực lớn lên môi trường. Thông thường trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, ô nhiễm môi trường có thể gia tăng ở mức gấp nhiều lần so với mức tăng GDP(1). Tuy nhiên, những nỗ lực bảo vệ môi trường đã góp phần kiềm chế, làm chậm lại tốc độ gia tăng ô nhiễm, suy giảm chất lượng môi trường sống ở nước ta.

Báo cáo môi trường hàng năm được xây dựng và công bố rộng rãi. Các hệ thống thông tin, dữ liệu về môi trường đã được hình thành, bước đầu đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ môi trường.

2. Các công trình nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài trên lãnh thổ thành phố Uông Bí

a. Nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên và môi trường

Nghiên cứu về khí hậu - thủy văn: được đề cập một cách chung nhất trong các nghiên cứu của Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc (1975) về khí hậu Việt Nam; các nghiên cứu về đặc điểm khí hậu tỉnh Quảng Ninh.

Nghiên cứu về thảm thực vật và sinh khí thảm thực vật phản ánh trong các công trình của Trần Anh Tuấn, Đỗ Hữu Thư - Đỗ Thị Vân Hương (2013), Nguyễn Khanh Vân, Đỗ Thị Vân Hương (2013).

Nghiên cứu về môi trường, trong đó có môi trường nước thải, rác thải rắn thành phố Uông Bí thể hiện ở một số công trình tiêu biểu của: Nguyễn Cao Huần và cộng sự “Nghiên cứu quy hoạch nguồn nước cấp cho thị xã Uông Bí đến năm 2020” (2006); Nguyễn Cao Huần “Quy hoạch bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững lãnh thổ cấp tỉnh và cấp huyện - nghiên cứu trường hợp thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” (2008); Lê Văn Thiện đề tài: “Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than và nhà máy nhiệt điện đến môi trường đất thị xã Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh” (2008), và “Hiện trạng chất lượng môi trường đất và nước thị xã Uông Bí,

tỉnh Quảng Ninh dưới tác động của hoạt động khai thác than và nhà máy nhiệt điện” (2009)...

Các đề tài nhiệm vụ các sở ban ngành cũng đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường trên địa bàn thành phố như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

- Báo cáo hiện trạng chất lượng môi trường hàng năm (phòng Tài nguyên và môi trường).

- Báo cáo môi trường của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố.

- Báo cáo kết quả điều tra và phân tích nước thải trên địa bàn thành phố phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường (phòng Tài nguyên và môi trường, 2010).

b. Các nghiên cứu tổng hợp và nghiên cứu quy hoạch bảo vệ môi trường

- Báo cáo quy hoạch bảo vệ môi trường thị xã Uông Bí đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (Nguyễn Cao Huần và cộng sự, 2005).

- Các nghiên cứu theo hướng tổng hợp có nghiên cứu cảnh quan (Phạm Quang Tuấn và cộng sự, 2008)

- Các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, các quy hoạch ngành nông nghiệp, công nghiệp...của và quy thành phố Uông Bí (UBND thành phố Uông Bí). Trong đó đã có một số nội dung đề cập đến bảo vệ, quản lý môi trường nước thải, rác thải rắn. Điều đáng chú ý nhất là các công trình: Quy hoạch bảo vệ môi trường thị xã Uông Bí đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (Nguyễn Cao Huần và cộng sự, 2005); Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Uông Bí đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Phòng Tài nguyên và môi trường, 2013). Đã đề cập đến các phương án quy hoạch bảo vệ và quản lý môi trường nước thải, rác thải rắn của thành phố Uông Bí.

Nói tóm lại, các ý tưởng và kết quả nghiên cứu về một số nội dung có liên quan nêu trên là tài liệu quan trọng cho việc xác định các nội dung và phương pháp nghiên cứu của luận văn.

CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm, đối tượng nghiên cứu

2.1.1.Vị trí địa lý

Thành phố Uông Bí nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh cách thành phố Hạ Long 45 km, cách Hà Nội 120 km và cách Hải Phòng 30 km. Diện tích tự nhiên là 256,30 km2 chiếm 4,03% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh. Vị trí địa lý của Uông Bí nằm trong khoảng từ 21000’ đến 21010’ vĩ độ Bắc và từ 106040’đến 106052’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang.

- Phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng và huyện Yên Hưng.

- Phía Đông giáp huyện Hoành Bồ.

- Phía Tây giáp huyện Đông Triều.


Uông Bí nằm trên đới chứa than của tỉnh Quảng Ninh kéo dài từ Cẩm Phả qua 1

Uông Bí nằm trên đới chứa than của tỉnh Quảng Ninh, kéo dài từ Cẩm Phả qua Hạ Long, tới Uông Bí, Đông Triều - Mạo Khê với trữ lượng tương đối lớn và chất lượng tốt. Uông Bí nằm cách không xa hai khu trung tâm kinh tế lớn Hải

Phòng và Hạ Long, có đường quốc lộ 18A, đường Quốc lô ̣ 10 và tuyến đường sắt Hà Nội - Kép - Bãi Cháy chạy qua, gần các cảng biển, cảng sông.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

1. Địa chất – địa hình

a) Địa chất

Lãnh thổ Uông Bí được cấu tạo chủ yếu từ các đá trầm tích lục nguyên có tuổi từ Triat đến Đệ tứ. Nổi bật nhất là các trầm tích có độ hạt thô và sự phân bố rộng rãi của các vỉa than công nghiệp trong phần hệ tầng dưới của hệ tầng Hòn Gai. Chính các đặc điểm đó tạo nên tính đặc sắc của địa hình các dãy núi và khả năng tạo vỏ phong hóa bị sét hạn chế. Các thành tạo địa chất tạo nên các nếp uốn với phương kéo dài chung á vĩ tuyến đã quyết định tới hình thái dạng tuyến của địa hình theo phương này.

b) Địa hình

* Khái quát chung về địa hình khu vực

Thành phố Uông Bí nằm trong vòng cung Đông Triều - Móng Cái chạy dài theo hướng Tây - Đông. Địa hình khá đa dạng, từ núi trung bình, núi thấp, đồi, thung lũng, đồng bằng, ven biển,.. Đồi núi chiếm tới 2/3 diện tích đất tự nhiên, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc cao nhất là dãy núi Yên Tử (1.068m); Phía Nam là dải dòng bằng thấp, được giới hạn bởi sông Đá Bạc thuộc hệ thống sông Bạch Đằng và thấp nhất là vùng bãi bồi, trũng ngập nước ven sông.

* Các kiểu địa hình

Địa hình của thành phố Uông Bí có sự phân hóa khá rò tạo thành các kiểu địa hình núi, đồi và đồng bằng. Đặc điểm này của địa hình chi phối đến sự phân bố dòng chảy, nhất là vào mùa mưa kéo theo vật chất từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước của thành phố.


Hình 2 1 Núi trung bình Yên Tử Bảo Đài trái và núi thấp dạng bậc tại mỏ 2


Hình 2.1. Núi trung bình Yên Tử - Bảo Đài (trái)

và núi thấp dạng bậc tại mỏ Than Thùng (phải) (Nguồn: Khoa Địa lý)



Hình 2 2 Thung lũng sông Vàng Danh vào mùa mưa trái và mùa khô phải Nguồn 3

Hình 2.2. Thung lũng sông Vàng Danh vào mùa mưa (trái) và mùa khô (phải)

(Nguồn: Khoa Địa lý)

2. Thổ nhưỡng

Theo thống kê, kiểm kê diện tích đất đai ngày 1/1/2012 cho thấy tổng diện tích tự nhiên của Thành phố Uông Bí là 25.630,77 ha, được sử dụng vào nhiều mục đích như: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở đô thị và nông thôn. Ngoài ra, tiềm năng đất còn tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như sông, suối, hồ, đầm, núi đá không có rừng cây và đất chưa sử dụng.

3. Khí hậu

Do vị trí địa lý nằm trong cánh cung Đông Triều - Móng Cái, có nhiều dãy núi cao ở phía Bắc và thấp dần xuống phía nam đã tạo cho Uông Bí một chế độ khí hậu đa dạng, được phân hóa thành 4 tiểu vùng:

- Vùng núi cao phía Bắc đường 18B có khí hậu miền núi lạnh và mưa vừa;

- Vùng đất thấp dọc đường 18B có khí hậu thung lũng, ít mưa, mùa hè nóng, mùa đông lạnh;

- Vùng núi nằm giữa phía Nam đường 18B và phía Bắc đường 18A, mưa nhiều, khí hậu tương đối lạnh trong mùa đông.

- Vùng thấp phía Nam đường 18A kéo dài đến hạ lưu sông Đá Bạc có tích chất khí hậu miền duyên hải.

2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

1. Dân số

Dân số thành phố Uông Bí năm 2012 là 111.170 người, trong đó khu vực thành thị chiếm 93,22%, khu vực nông thôn chiếm 6,78%, mật độ dân số bình quân là 433người/km2. Dân cư của Thành phố phân bố không đồng đều giữa các vùng, mật độ dân số cao nhất là khu trung tâm Thành phố lên tới 1.397 người/km2, thấp nhất là xã Thượng Yên Công 60 người/km2 [20].

Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên bình quân hàng năm giảm 0,05%. Tuy nhiên gần đây dân số ở Thành phố liên tục gia tăng cơ học do một lượng lớn người đến học tập và làm việc tại địa phương, tập trung chủ yếu ở khu trung tâm Thành phố và phường Vàng Danh. Với tốc độ thị hóa ngày càng cao như hiện nay cùng với việc phát triển và hình thành một cách đồng bộ các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn Thành phố trong thời gian tới... thì tỷ lệ tăng dân số cơ học theo dự báo sẽ tăng mạnh.

Dân số tăng lại phân bố không đều sẽ gây ra áp lực môi trường, trong đó có lượng rác thải rắn và nước thải: Với số dân năm 2012 là 111.17, lượng nước sử dụng là: 111170 x 100 l/người.ngày = 11.117m3. Lượng nước thải được tính bằng 70% lượng nước sử dụng thì lượng nước thải ra môi trường sẽ là 7.782 m3/ngày.đêm. Đối với rác thải: trung bình một ngày mỗi người dân thành phố thải ra khoảng 0,73 kg rác thải. Với số dân trên 110.309 người (năm 2012) thì lượng rác thải sinh hoạt năm 2012 là khoảng 80 tấn/ngày. Nguồn nước thải và rác thải rắn này hiện gây áp lực lớn tới môi trường thành phố Uông Bí.

2. Sản xuất nông nghiệp

Trong những năm qua, tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng thủy sản, nông nghiệp, giảm lâm nghiệp, trong ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm trồng trọt, tăng chăn nuôi.

Vấn đề môi trường nước và rác thải rắn nảy sinh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở Uông Bí liên quan đến ô nhiễm nước do sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và các loại túi đựng thuốc này để lại trên đồng ruộng.

Trong nuôi trồng thủy sản chủ yếu do tồn dư của thức ăn và lưu thông nước trong các hồ nuôi chưa đảm bảo yêu cầu.

3. Thực trạng ngành công nghiệp

Công nghiệp là ngành sản xuất chính trên địa bàn thành phố Uông Bí và đã có sự phát triển khá mạnh trong những năm gần đây, trong đó sản xuất than, nhiệt điện và vật liệu xây dựng là các ngành công nghiệp mũi nhọn.

Hoạt động khai thác than là một trong các hoạt động kinh tế gây ô nhiễm vấn đề môi trường bức xúc về nước thải và rác thải rắn dạng đất đá thải.

4. Hoạt động phát triển du lịch

Thành phố có các khu du lịch, di tích danh thắng Yên Tử, Hang Son, hồ Yên Trung, Lựng Xanh. Khu di tích danh thắng Yên Tử là nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm, là tài sản có giá trị rất lớn về lịch sử - văn hóa, một thắng cảnh thiên nhiên đặc sắc của Quốc gia đã được Nhà nước công nhận là Di tích Quốc gia.

Hàng năm lượng khách du lịch đến Uông Bí lớn và càng ngày càng tăng đặc biệt vào những mùa lễ hội gây sức ép đến môi trường:

- Du lịch phát triển, đồng nghĩa với việc gia tăng nhanh lượng rác thải đặc biệt là chất thải có nguồn gốc vô cơ khó phân huỷ như chai nhựa, nilon, thuỷ tinh... tập trung trong mùa du lịch, mùa hành hương lễ hội. Vì vậy nếu không thu gom, xử lý kịp thời sẽ gây những tác động tiêu cực tới môi trường không khí, đất, nước trong khu vực.

- Nhiều công trình vệ sinh công cộng ở các điểm du lịch còn khá sơ sài, chưa xử lý triệt để chất thải, gây ô nhiễm môi trường nước các suối đầu nguồn và gây ô nhiễm không khí trong khu vực lễ hội.

2.2. Quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu

2.2.1. Quan điểm nghiên cứu

a) Quan điểm hệ thống

Theo quan điểm hệ thống, các yếu tố về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thực trạng môi trường cũng như công tác quản lý nhà nước về môi trường trên lãnh thổ phải đặt trong hệ thống tương tác với các mối liên hệ liên ngành, liên vùng, trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch môi trường chung của khu vực. Trên cơ sở đó xác lập được tiêu chí, yêu cầu nhiệm vụ với từng khu vực thành phố Uông Bí trong công tác bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững.

b) Quan điểm tổng hợp

Với quan điểm tổng hợp, tác giả của luận văn xem xét tất cả các yếu tố trong hệ thống kinh tế - xã hội - môi trường lãnh thổ thành phố Uông Bí trong mối liên hệ với các yếu tố khác trong hệ thống. Ví dụ, công tác quản lý môi trường của địa phương còn hạn chế được xét đến do rất nhiều nguyên nhân: nguồn lực cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, thể chế chính sách pháp luật chưa phù hợp, do đặc thù về điều kiện tự nhiên, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý, giữa các ngành quản lý, chưa phát huy được vai trò của cộng đồng cùng tham gia bảo vệ môi trường, ... Điều đó cho thấy cần có cái nhìn đa chiều và tổng hợp khi xem xét một vấn đề hoặc một yếu tố phát sinh trong hệ thống trước khi đưa ra một giải pháp hoặc quyết định đúng đắn.

c) Quan điểm phát triển bền vững

Theo WCED (1987), Phát triển bền vững là sự phát triển sử dụng tài nguyên thiên nhiên, điều kiện môi trường hiện có để thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ con người đang sống, nhưng lại phải đảm bảo cho các thế hệ tượng lai những điều kiện tài nguyên và môi trường cần thiết để họ có thể sống tốt hơn ngày hôm nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022