Giá Một Số Loại Nho Ở Thị Trường Tự Do Việt Nam (Tháng 4/2000)


Lan, Mỹ. Điều này ảnh hưởng nhiều đến tình hình tiêu thụ nho trong nước. Và người chịu thiệt thòi nhất là người nông dân làm ra sản phẩm.

Lượng nho xuất khẩu không đáng kể, chỉ chiếm khoảng 1%, chủ yếu theo tiểu ngạch sang Campuchia, Trung Quốc. Nói chung qui mô xuất khẩu nho Ninh Thuận còn nhỏ bé, khó khăn. Nho an toàn Ba Mọi vẫn chưa xuất khẩu.

Hiện tại do lượng Nho trong nước cung cấp thấp hơn so với nhu cầu nên việc nhập khẩu nho ngoại ngày càng tăng. Nước xuất khẩu nho nhiều nhất vào Việt Nam là Úc (khoảng 60% sản lượng nho nhập khẩu vào nước ta), Mĩ (khoảng 10%), tiếp đó là các nước như Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc,...

Việt Nam đang nhập khẩu 2 loại nho tươi từ nước ngoài. Những người tiêu dùng chấp nhận những loại nho sản xuất tại Hoa Kỳ, Australia hoặc Thái Lan. Giá các loại nho tươi được thể hiện trong bảng sau.

Bảng 1.5: Giá một số loại nho ở thị trường tự do Việt Nam (tháng 4/2000)


Loai nho ăn

Nơi sản xuất

Giá sỉ (VND/kg)

Giả lẻ (VND/kg)

Loại nho ăn tươi với quả

mọng to, màu đỏ, ít hạt

Nước ngoài


90.000- 110.000

Loại nho ăn tươi với quả mọng to, màu vàng

xanh, không hạt

Nước ngoài


60.000 - 80.000

Cardinal

Việt Nam

5.000- 10.000

10.000- 15.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Tổ chức lãnh thổ nông - Công nghiệp trồng và chế biến nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận - 6

Nguồn: Sản xuất nho ở Việt Nam – Lê Quang Quyến và Vũ Xuân Long (Trung tâm Nghiên cứu cây Bông Nha Hố, Ninh Thuận)

Các loại Nho nhập khẩu ngoài việc có xuất xứ rõ ràng và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng, nhìn chung đều có kích cỡ đồng đều, bao bì đẹp, đóng gói bằng thùng carton, có lót các lớp chịu va đập, rất thuận tiện cho việc vận chuyển đường dài, bảo quản tốt bằng hệ thống lạnh của nhà nhập khẩu và nhà bán sỉ (bình quân thời gian bảo quản 2 - 2,5 tháng).


1.3.2.4. Tình hình chế biến nho ở Việt Nam


Ngành công nghiệp chế biến ở nước ta đang từng bước phát triển, tuy nhiên chế biến sản phẩm cây ăn quả vẫn chưa đem lại giá trị cao trên thị trường, trong đó ngành chế biến nho nhìn chung còn chậm phát triển.

Hiện nay, ngành chế biến nho ở nước ta chủ yếu tập trung một số cơ sở nhỏ ở Ninh Thuận công nghệ lạc hậu, mang tính thủ công. Nguồn nguyên liệu từ nho ăn tươi Red Cardinal, sản phẩm chủ yếu là nho rượu.

Ngoài ra một số công ty Rượu -Bia - nước giải khát Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sản xuất rượu vang nhưng nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài.

Ngành chế biến nho khô chưa phát triển vì cần giống nho không hạt và thường dùng hóa chất để giữ màu, giữ vị. Hiện nay Viện nghiên cứu Cây Bông và Cây có sợi Nha Hố đang nghiên cứu giống nho không hạt phục Vụ cho chế biến nho khô.


Chương 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG TRỒNG VÀ CHẾ BIỂN NHO Ở CÁC TỈNH KHÁNH HÒA, NINH THUẬN, BÌNH THUẬN‌

2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu‌


Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận là các tỉnh ở phía nam của Duyên hải Miền Trung, thuộc tiểu vùng khí hậu khu vực Nam Trung Bộ (nằm ở phía Đông của dãy Trường Sơn từ đèo Cả đến mũi Dinh). Kiểu khí hậu của tiểu vùng có đặc điểm quan trọng nhất và rất độc đáo là có khí hậu khô hạn điển hình nhất trong cả nước. Ở khu vực Phan Rang, lượng mưa trung bình hàng năm chỉ khoảng 700mm, thời kỳ mùa mưa chỉ kéo dài trong 3 -4 tháng (từ tháng 9 - tháng 11 (tháng 12). Lượng ẩm ở đây rất thấp, lượng mây thấp và có số giờ nắng trung bình hàng năm 2300 - 2400.

2.2. Đặc điểm sinh thái của cây nho‌


Muốn trồng nho, cần phải tìm hiểu kỹ về điều kiện thời tiết khí hậu. Không phải quan tâm đến độ nhiệt ở miền Nam vì những nơi rét nhất như Đà Lạt, vẫn còn là nóng đối với nho, nho thích nghi tốt với độ nhiệt cao, thậm chí nắng to cũng không làm nám trái như với dứa, cam nhờ có giàn che.

Cơ bản nhất là phải có khí hậu khô nhiều nắng, độ ẩm không khí thường xuyên thấp. Vùng Phan Rang có lượng mưa thấp nhất nước 750 - 850 mm/năm và không khí tương đối khô. Tuy nhiên, lượng mưa quá cao tập trung vào những tháng cuối năm (tháng 9, 10, 11...) kết họp với độ nhiệt cao làm cho bệnh phát triển mạnh và phải phun thuốc nhiều lần vào thời kỳ này.

Ở nhiều nơi khác ở miền Nam, vẫn có thể trồng nho kinh doanh với điều kiện là phải có mùa khô 4, 5 tháng nắng, và đất không bị úng nước mùa mưa do rễ nho là nơi xúc tích dự trữ của cây, rất mẫn cảm với tình trạng thiếu oxy. Cũng phải tính toán nên thu hoạch 1 vụ hay 2 vụ vì những nơi mưa nhiều chi phí về phun thuốc cộng với khả năng ô nhiễm môi trường làm giảm hiệu quả kinh tế


của việc trồng nho. Gió to không những có thể làm dập nát lá, chùm nho, còn có thể làm đổ giàn, vậy nên trồng nho ở những nơi hứng nắng, nhưng được che chắn kỹ. Những vùng hay có gió bão không thuận tiện.

Đất phù sa ven sông Dinh (Phan Rang), sâu, giàu chất dinh dưỡng, luôn thoát nước, là đất nho rất tốt. Tuy nhiên theo điều tra của Trung tâm Nha Hố đất thịt, đất cát, đất lẫn sỏi đá ở các triền đồi, đều có thể trồng nho nếu đầu tư phân hữu cơ và phân khoáng với lượng cao, cũng phải có điều kiện tưới nước về mùa khô và bao giờ cũng phải thoát nước.

2.2.1. Đất trồng nho‌


Nho có thể trồng ở nhiều loại đất kể cả đất sét, miễn là đất không bị úng thủy. Tuy nhiên, đất thịt và thịt pha cát giàu chất mùn thích hợp nhất cho việc trồng nho. Trên đất nhẹ, pha cát, nho mau chín và ngọt hơn trên đất nặng nhiều sét. Đất sét chai cứng, không rút nước, đất mặn có nhiều muối hoặc đất phèn không trồng nho được. Nho thích hợp với đất có pH từ 6- 7,7, do đó tại Việt Nam điều cần thiết là phải bón vôi cho đất khi trồng nho.

Nho trồng tốt nhất trên đất bồi phì nhiêu, thành phần cát nhẹ và thịt pha cát, đất tơi có kết cấu tốt, tầng đất cái bên dưới thoáng và xốp. Mực nước ngầm không nên cao quá đến 2m kể từ mặt đất. Yêu cầu đất trồng nho phải có tầng canh tác sâu và đồng đều. Đất tiêu nước tốt là cực kỳ quan trọng, cây nho khó sinh trưởng tốt trên đất quá ướt vì sự sinh trưởng của bộ rễ bị đình trệ do thiếu không khí, do đó phải làm hệ thống thoát nước khi thiết lập giàn nho.

Những chân đất phì nhiêu, bằng phẳng và có tầng canh tác sâu thường cho năng suất cao. Lý tưởng nhất là đất thịt đỏ sâu 2 -3m, tiêu nước tốt. Đất này phù hợp cho trồng nho khô, nho rượu thông thường và các giống nho ăn tươi.

Những nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy cây nho có thể chịu đựng được độ pH khác nhau từ 5,5 - 9,5 tùy từng giống nhung thích hợp nhất cho các giống đều nằm trong khoảng pH 6,5 - 7,5. Những đất chua và kiềm không phù hợp với cây


nho. Các loại đất nhiễm mặn hoặc tưới nước nhiễm mặn làm cho cây nho không có khả năng hút nước nhanh.

Ở nước ta vùng nho chính là tỉnh Ninh Thuận, theo Thái Công Tụng (1974), đất ở vùng này có độ pH 6,5 - 7,0 tùy từng loại. Đất phù sa độ pH 6,6; cát trắng 6,5 và đất cà giang (mặn) pH > 7,0.

Hiện nay ở Ninh Thuận, nho được trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát thô ven biển đến đất thịt đỏ quanh các sườn đồi Tháp Chàm. Trên đất cát thô nhờ thoáng khí, nho có khả năng ra rễ nhanh, cây sinh trưởng mạnh trong vòng 3 năm đầu khi giàn cành chưa nhiều. Sau đó cây yếu đi do khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất kém. Đất cát thô không thể là nơi dự trữ thức ăn tốt cho cây. Đất thịt pha cát cho năng suất cao nhất. Nho trồng trên loại đất này chiếm phần lớn trong vùng, và một số diện tích khác là đất cát nhẹ nhiễm mặn, phèn mà chủ yếu là Na2C03, cần có chế độ cải tạo tốt mới có thể thu được năng suất mong muốn. Tuy nhiên đất trồng nho Ninh Thuận có mực nước ngầm cao gần với bề mặt mặt đất, về mùa mưa rất dễ bị úng thủy, đòi hỏi phải có hệ thống tiêu nước tốt.

Tóm lại, đất tốt nhất cho nho là đất thịt (35-40% cát, 35-40% bùn và 10- 25% sét) và thịt pha cát có kết cấu tốt, tầng canh tác sâu, thoát nước tốt, đồng đều, không tích lũy muối độc, và không chứa nhiều mầm mống sâu bệnh trong đất.

2.2.2. Khí hậu‌

P P

P P

Cây nho có thể chịu đựng được nhiệt độ khắc nghiệt từ -200C trong mùa đông đến 450C trong mùa hè. Tuy nhiên, trong suốt mùa đông khi nhiệt độ thấp, cây nho ở vào giai đoạn ngủ nghỉ. Cây nho cần nhiệt độ cao vừa phải cho sự nở hoa và thụ phấn. Vùng trồng nho yêu cầu khí hậu khô, nhiều nắng và ít mưa. Những vùng có nhiều mưa với lượng mưa 1000m trở lên không thích hợp cho sự hình thành và phát triển hoa, quả, không những thế còn kích thích sự phát sinh sâu bệnh.


Ớ Việt Nam, điều kiện khí hậu khô và nóng như Ninh Thuận tương đối phù họp cho sự sinh trưởng phát triển của cây nho. Vùng này có nhiệt độ cao quanh năm, không có mùa đông lạnh như các tỉnh phía Bắc, đảm bảo cho cây nho sinh trưởng và giữ được màu xanh quanh năm, không có hiện tượng ngủ nghỉ đông như các nước ôn đới. Thời gian chiếu sáng nhiều, số giờ nắng bình quân trên 7 giờ mỗi ngày là điều kiện tốt cho nho sinh trưởng, phát triển và năng suất cao.

2.2.2.1. Nhiệt độ


Nhiệt độ là yếu tố quan trọng giúp cho cây sinh trưởng sinh dưỡng cũng như sinh trưởng sinh thực. Nhiệt độ cao vừa phải giúp cho việc xúc tiến quá trình ra hoa, đậu quả. Cụ thể là thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các bộ phận của hoa nho, ảnh hưởng tới sự nảy mầm của hạt phấn. Nho chín vào tháng nhiệt độ cao dẫn đến hiện tượng quả chín không có màu mà người trồng nho gọi là "nho cầm màu". Đối với những chùm quả chín thì vỏ dai, quả nhỏ, chất lượng kém, cụ thể là hàm lượng axít thấp hơn các tháng nhiệt độ thấp.

2.2.2.2. Ánh sáng


Yếu tố này cần thiết để cây quang hợp. Nếu thiếu sáng trong thời gian dài dẫn đến làm giảm việc sinh tổng hợp hydrat cacbon là nguyên liệu cơ bản cho việc tạo thành hầu hết các bộ phận của cây. Vì vậy làm rụng quả, năng suất và phẩm chất giảm. Như vậy, bộ lá rậm rạp hoặc thời tiết u ám làm cho cây bị ảnh hưởng, gây nên rụng hoa và quả non.

2.2.2.3. Ẩm độ


Ẩm độ không khí gần như là một yếu tố quyết định để nói rằng vùng này hay vùng kia có thích hợp cho việc trồng nho hay không. Khí hậu khô, ẩm độ thấp trung bình 76,67% tương đối phù hợp với cây nho. Ẩm độ cao trên 80% vào các tháng vụ mưa (tháng 8 -11) là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh tấn công tàn phá bộ lá cũng như cuống chùm và gây thối quả. Chính vì vậy mọi cố gắng để trồng nho đỏ Cardinal ra các tỉnh phía Bắc không có hiệu quả, cây vẫn sinh


trưởng được nhưng năng suất không cao, chủ yếu do ẩm độ quá cao trong mùa mưa. Để phát triển nho ra phía Bắc, cần phải khảo nghiệm, chọn lọc những giống kháng được những bệnh rỉ sắt, mốc sương và nấm cuống.

2.2.2.4. Lượng mưa


Cây nho không thích họp với những vùng mưa nhiều. Lượng mưa lớn gây nên úng thủy, làm hỏng bộ rễ và làm cản trở việc phòng trừ sâu bệnh vốn thường xuyên được quan tâm. Lượng mưa làm cho người trồng nho rất khó chủ động trong việc điều khiển cây để cắt cành. Mưa rào có hại cho cây nho khi đang nở hoa và đậu quả. Mưa trong thời gian nở hoa hoặc đậu quả làm loãng hoặc rửa đi đỉnh đầu nhụy và làm hạt phấn nảy mầm kém. Như vậy, những vùng có mưa lớn thường có hiện tượng rụng hoa, quả úng thủy trong thời gian ra hoa làm tăng sự rụng hoa và làm cho sự phát triển của chùm hoa không bình thường. Nó còn ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành quả thông qua giảm quang hợp bởi việc giảm hàm lượng cytokinin trong dịch tế bào mạch xylem hoặc bởi mức tăng abscisic trong lá và thân cây. Lượng mưa của mỗi vùng ảnh hưởng lớn tới việc chọn vùng trồng nho và thời vụ cắt cành. Điều kiện mưa ít của vùng Ninh Thuận, Bắc Bình Thuận và một số nơi khác như các vùng Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn (An Giang) và Cam Ranh (Khánh Hòa) khá phù hợp với việc trồng nho.

2.2.3. Một số giống nho ở Việt Nam‌


Từ năm 1979, tập đoàn nho tại Trung tâm Nha Hố (Ninh Thuận) có tới 74 giống. Từ năm 1993, chương trình nghiên cứu cây nho được Nhà nước bắt đầu quan tâm. Hàng loạt giống nho mới đang được du nhập vào Việt Nam với nhiều nhóm giống có giá trị sử dụng khác nhau. Cho đến nay đã có trên 50 giống nho kể cả giống cũ và mới có nguồn gốc từ Mỹ, Pháp, Úc, Ấn Độ đã được trồng thử tại Trung tâm Nghiên cứu cây bông Nha Hố (Ninh Thuận).

Qua khảo nghiệm và đánh giá một số giống nho có nhiều đặc tính tốt, có thể giới thiệu cho sản xuất thử. Ngoài ra hảng loạt các giống khác cũng được


trồng trong tập đoàn của Trung tâm giống cây trồng Vật nuôi tỉnh Ninh Thuận và Trung tâm khuyến khích phát triển KT - XH tỉnh Bình Thuận.

Qua khảo sát đánh giá, có 6 giống nho có đặc điểm tốt, thích nghi với điều kiện Việt Nam là Muscat Blanc de Saint Vallier, Muscat Baily A, Ribier, Alden, Golden Alexandria và Cardinal. Trong đó, hai giống nho trồng khá phổ biến ở Ninh Thuận là giống nho đỏ Cardinal và nho tím Ribier.

Và một số giống nho khác đã được Hội đồng khoa học của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Hội đồng khoa học của các tỉnh cho phép sản xuất ở vùng Nam Trung Bộ cũng như một số vùng khác trong nước có khí hậu phù hợp với việc trồng nho.

Đặc điểm chính các giống nho được tóm tắt trong bảng sau.


Bảng 2.1: Một số điểm chính của một số giống nho


Tên giống

Thòi gian từ cắt cành đến

chín (ngày)

Sức sống

Khối lượng

chùm (g)

Màu sắc quả

Số hạt mỗi

quả

Brix

Năng suất

Muscat Blanc de

Saint Vallier

98-103

Mạnh

150-200

Vàng

3,0

16-18

Cao

Muscat Baily A

115-120

Mạnh

200-250

Tím

2,0

15-16

Cao

Ribier

105-110

Rất

Mạnh

200-250

Tím

đen

3,0

14-16

Rất

cao

Alden

102-105

Mạnh

100-150

Tím

đen

2,1

16-17

Cao

Golden

Alexandria

100-105

Rất

Mạnh

200-150

Vàng

1,8

16-17

Rất cao

Cardinal

87-95

Mạnh

150-200

Đỏ

3,0

14-16

Cao

Nguồn: Kỹ thuật trồng nho – Nhà Xuất bản Nông nghiệp


2.2.3.1. Giống nho đỏ Cardinal


Giống cây này có sức sống trung bình tới cao. Chùm hoa ra ở đốt thứ 1-8. Chùm quả lớn trung bình, hình nón cụt hoặc nón dài. Quả có màu đỏ sáng hoặc đỏ sẫm khá hấp dẫn, hình cầu hoặc elip. Kích thước quả nhỏ tới trung bình, quả

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí