Bản Đồ Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Phú Yên Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Năm 2030

133


Hình 3 1 Bản đồ Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020 tầm 1


Hình 3.1. Bản đồ Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030


Người thực hiện: Học viên Trần An Vinh


3.2. Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Phú Yên‌

3.2.1. Các giải pháp về xây dựng CSHT và CSVCKT‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Đầu tư kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông ven biển, điện, nước, cầu cảng du lịch… tại các khu vực quy hoạch phát triển du lịch, từng bước hình thành một số khu du lịch cao cấp, tạo bước đột phá trong phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng cao cấp ở Phú Yên. Tiếp tục đầu tư hệ thống giao thông đường hàng không; đường sắt; đường bộ; đường biển đến Phú Yên. Đặc biệt, đề nghị đưa vào khai thác loại máy bay lớn, tăng tần suất bay, mở thêm tuyến Tuy Hòa - Đà Nẵng - Hà Nội; nâng cấp các ga đường sắt Tuy Hòa, tăng thời gian dừng tàu, tăng số ghế, nối các chuyến tàu TP Hồ Chí Minh - Nha Trang ra đến Phú Yên; xây dựng cảng biển đón khách du lịch ở Vũng Rô...

Phối hợp các ngành đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án lớn có tác động mạnh đến phát triển KTXH của tỉnh cũng như phát triển du lịch: dự án Hầm đường bộ qua đèo Cả; dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Vũng Rô và Cảng Bãi Gốc; dự án Tổ hợp du lịch

- nghỉ dưỡng ở vịnh Vũng Rô với tổng vốn đầu tư 2,5 tỉ USD do Tập đoàn Rose Rock Group đầu tư.

3.2.2. Các giải pháp về vốn đầu tư‌

Cần huy động nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển du lịch, và sử dụng theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, mang lại hiệu quả cao. Đó là các nguồn:

- Vốn ngân sách nhà nước: Dùng để ưu tiên phát triển CSHT và CSVCKT cho các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia; đầu tư, giữ gìn, tôn tạo các tài nguyên du lịch đã xuống cấp; bảo vệ môi trường; quảng bá và xúc tiến du lịch, đào tạo nhân lực.

- Vốn đầu tư nước ngoài: FDI, ODA. Các nguồn thu hút vốn lớn có: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Chính phủ Nhật Bản. Nguồn vốn này dùng để ưu tiên phát triển các dự án du lịch lớn.

- Vốn từ các nguồn thu du lịch: Phú Yên cần tổ chức hoạt động bán vé tại các địa điểm du lịch nhằm tạo nguồn thu và dễ quản lý hoạt động. Nguồn thu này sẽ dùng để đầu tư ngược trở lại: CSHT, CSVCKT, hoạt động quảng bá và các hoạt động khác.

- Vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức khác: Cần tiến hành xã hội hóa hoạt động du lịch để thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nhằm phát huy tối đa tiềm năng du


lịch hiện có. Nguồn vốn đến từ: các công ty lữ hành, các cơ sở kinh doanh nhà nghỉ, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân…

- Vốn từ sự đóng góp của cộng đồng: Sự đóng góp của cộng đồng là một trong những phần quan trọng để phát triển du lịch bền vững. Cộng đồng có nghĩa vụ đóng góp vào hoạt động du lịch và gắn với nó là những quyền lợi lâu dài. Các hình thức đóng góp như: tiền vốn, công lao động, tổ chức các lễ hội, xây dựng các làng nghề…

- Lồng ghép các chương trình dự án có liên quan: Tăng cường sự phối hợp của các bộ, ngành để lồng ghép các chương trình, dự án khác nhau có liên quan đến hoạt động du lịch như: chương trình 135 về xóa đói giảm nghèo, chương trình trồng rừng, chương trình nuôi trồng thủy sản, chương trình khôi phục và phát triển làng nghề…

3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực‌

Đối với nguồn nhân lực hoạt động du lịch Phú Yên, do nhu cầu phát triển du lịch ngày càng cao, đòi hỏi đội ngũ lao động trong lĩnh vực này không ngừng nâng cao số lượng và chất lượng. Để đạt được yêu cầu trên, phải không ngừng đào tạo nguồn nhân lực. Cần thiết phải xác định chiến lược và kinh phí thỏa đáng từ ngân sách để đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch. Hướng đào tạo cần mang tính chuyên sâu, bài bản và thường xuyên tại các cơ sở trong và ngoài nước.

- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo đủ nguồn nhân lực du lịch trong hiện tại và trong tương lai.

- Đảm bảo sự cân đối giữa các cấp bậc đào tạo, ngành nghề đào tạo, và phân bổ hợp lý giữa các địa phương.

- Lựa chọn chương trình, phương thức và cơ sở đào tạo phù hợp. Đối với du lịch Phú Yên, do nằm trung tâm dải ven biển miền Trung, việc lựa chọn các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực gặp nhiều thuận lợi. Có thể lựa chọn các trung tâm đào tạo ở: Nha Trang, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra có thể mở lớp ngắn hạn tại chỗ hoặc đi tu nghiệp ở nước ngoài. Cần tranh thủ sự ủng hộ của Tổng cục du lịch Việt Nam trong công tác đào tạo nguồn nhân lực.

- Tạo quỹ cho phát triển nguồn nhân lực.

- Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực thường xuyên và liên tục.


- Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, quan tâm đồng bào các dân tộc, khuyến khích, kêu gọi lao động từ các khu vực khác.

- Tăng cường nguồn nhân lực du lịch, trong đó ưu tiên ở các vị trí làm việc trực tiếp như nghiệp vụ, kỹ năng nghề du lịch chuyên ngành lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, hướng dẫn viên du lịch, an ninh khách sạn, thuyết minh viên du lịch…; tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu, đào tạo tiếng Nga.

3.2.4. Các giải pháp về tổ chức quản lý‌

- Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch và nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý trên địa bàn tỉnh để tăng cường hiệu quả công tác quản lý phát triển du lịch theo quy hoạch.

- Thành lập Ban quản lý các khu du lịch để quản lý công tác quy hoạch và đầu tư, bảo vệ tài nguyên và quản lý hoạt động kinh doanh.

- Tăng cường sự phối hợp liên ngành trong công tác thực hiện quy hoạch du

lịch.

- Thành lập hội du lịch tỉnh, trung tâm xúc tiến du lịch để tăng cường công tác

quảng bá, xúc tiến du lịch.

3.2.5. Các giải pháp tôn tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch‌

Bảo vệ môi trường cần các giải pháp mang tính tổng hợp. Đó là:

- Các dự án phát triển du lịch tại các điểm, khu, tuyến du lịch cần được cân nhắc hợp lý. Đặc biệt phải tiến hành đánh giá tác động về môi trường trước mắt cũng như lâu dài.

- Có sự phối hợp trong tuyên truyền, quản lý, kiểm soát và xử lý rác thải, xử phạt vi phạm.

- Có sự phối hợp, trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước về quản lý và bảo vệ môi trường.

- Tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch; các doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc các quy định về niêm yết và bán theo giá niêm yết dịch vụ du lịch, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và cung cấp những dịch vụ chất lượng, giá cả hợp lý…


- Có các biện pháp đối phó với những tác động của biến đổi khí hậu tới du lịch. Theo kịch bản Biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu nước biển dâng 100 cm thì diện tích ngập nước của Phú Yên là 44,3664 km2. Điều này sẽ đe dọa đến cuộc sống của các hộ dân ven biển ở TP Tuy Hòa, TX Sông Cầu, huyện Đông Hòa và huyện Tuy An. Ngoài nguy cơ nước biển dâng, người dân phải đối mặt với nguy cơ

xâm thực, xói lở, ngập mặn, ô nhiễm môi trường biển. Hiện nay, phạm vi sạc lở ở TX Sông Cầu từ 300 – 1.500 m, huyện Tuy An từ 700 – 1.500 m. Tốc độ sạc lở từ 10 – 20 m/năm. Phú Yên cần chú ý phòng tránh các thiên tai như: hạn hán vào mùa hè, bão và áp thấp nhiệt đới vào thu – đông, nước biển dâng, sạc lở đất…

3.2.6. Các giải pháp về quảng bá, xúc tiến du lịch‌

Công tác xúc tiến quảng bá có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng thương hiệu du lịch Phú Yên. Đây đồng thời cũng là công cụ quan trọng nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch tỉnh. Một số biện pháp cần tiến hành:

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch về Marketing du lịch Phú Yên phù hợp với chiến lược chung của cả nước và mang dấu ấn riêng.

- Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường trong đó cần hướng đến thị trường trọng điểm: Tây Âu, Nga, Đông Bắc Á, Thái Lan, Lào, Campuchia.

- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm du lịch Phú Yên. Muốn làm được điều này cần dựa trên những đặc điểm nổi trội về tài nguyên du lịch. Đặc trưng đó có thể lấy từ hình ảnh Gành Đá Đĩa và Vịnh Xuân Đài.

- Sử dụng nhiều kênh xúc tiến quảng bá du lịch khác nhau cùng đội ngũ lao động chuyên nghiệp.

- Tổ chức các hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch Phú Yên tại nhiều nơi một cách thường xuyên. Trước hết tiến hành ở các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, ở các tỉnh Tây Nguyên. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu “Phú Yên - Điểm đến hấp dẫn và thân thiện”.

3.2.7. Tăng cường hợp tác liên ngành và quốc tế‌

Đồng thời với các giải pháp phát huy nội lực, hợp tác liên ngành và mở rộng quan hệ quốc tế về mọi mặt là biện pháp thực sự cần thiết nhằm thu hút các nguồn lực


phát triển du lịch từ bên ngoài. Có thể thông qua các tổ chức: UNWTO, PATA, ASEANTA, IUCN, WWF, GEF…

3.2.8. Các giải pháp khác‌

- Tiếp tục phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch là thế mạnh của tỉnh như: Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch văn hóa, du lịch MICE...

- Tổ chức khảo sát, xây dựng các chương trình tour ngắn ngày và dài ngày phục vụ khách du lịch quốc tế (hướng đến khách Nga); liên kết với các công ty lữ hành quốc tế tại TP Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đà Nẵng… để đưa khách du lịch Nga về Phú Yên.

- Phát triển du lịch gắn với cộng đồng địa phương: Việc chia sẽ nghĩa vụ và quyền lợi thu được từ du lịch với cư dân bản địa nhằm giải quyết mâu thuẫn trong quá trình phát triển du lịch. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cũng là giải pháp để phát triển du lịch bền vững.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3‌


Trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước, du lịch Phú Yên được biết đến như là cầu nối của vùng du lịch Nam Trung Bộ và là cửa ngõ của Tây Nguyên. Nằm trong không gian phát triển du lịch Nam Trung Bộ, Phú Yên có các điểm nhấn rất ấn tượng là: Vịnh Vũng Rô, Gành Đá Đĩa, Vịnh Xuân Đài. Các sản phẩm du lịch chính yếu dựa trên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa miền biển. Hiện nay, du lịch Phú Yên còn gặp nhiều khó khăn. Các khó khăn chủ yếu do trình độ phát triển KTXH còn nhiều yếu kém. Nhưng trong tương lai gần, trong tầm nhìn đến năm 2030, ngành du lịch Phú yên sẽ đứng trước những triển vọng tăng trưởng và phát triển khá sáng sủa.

Việc tổ chức không gian phát triển du lịch Phú Yên cần tập trung giải quyết nhiệm vụ chính:

- Về tổ chức điểm du lịch: tập trung đầu tư và phát triển du lịch ở các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia. Đó là: Vũng Rô; Địa đạo Gò Thì Thùng; Gành Đá Đĩa; Núi Đá Bia; Vịnh Xuân Đài; Bãi Môn - Mũi Điện; Tháp Nhạn.

- Về tổ chức cụm du lịch: tập trung đầu tư phát triển du lịch ở cụm TP Tuy hòa và vùng phụ cận; TX Sông Cầu và vùng phụ cận, lấy đó là trọng tâm và là động lực phát triển du lịch chung cho toàn tỉnh. Cụm du lịch Cao nguyên Vân Hòa và vùng phụ cận, Sông Hinh và vùng phụ cận cần đầu tư trước mắt về CSHT và CSVCKT.

- Về tổ chức tuyến du lịch: tập trung đầu tư phát triển du lịch ở Tuyến du lịch tham quan TP Tuy Hòa, Tuyến TP Tuy Hòa - Tuy An - TX Sông Cầu, Tuyến TP Tuy Hòa - Đèo Cả - Vũng Rô - Núi Đá Bia. Các tuyến du lịch TP Tuy Hòa - Tuy An - Đồng Xuân; Tuyến TP Tuy Hòa - Tuy An - Sơn Hòa - Phú Hòa; Tuyến TP Tuy Hòa - Sông Hinh - Sơn Hòa có vai trò bổ trợ và làm đa dạng sản phẩm du lịch tỉnh. Những tuyến này cần đầu tư trước hết về giao thông để rút ngắn khoảng cách đến các điểm du lịch.

Để hiện thực hoá tổ chức không gian lãnh thổ du lịch nói trên, du lịch Phú Yên cần triển khai đồng bộ các giải pháp về: quy hoạch, đầu tư CSHT và CSVCKT, huy động vốn, phát triển nguồn nhân lực, tạo lập và bảo vệ môi trường du lịch, đẩy mạnh


quảng bá và xúc tiến du lịch, hợp tác liên ngành và quốc tế, đồng thời chú trọng một số giải pháp bổ trợ. Trong đó, quan trọng hàng đầu vẫn là:

- Đầu tư CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí, trung tâm thương mại, xây dựng các danh mục, các dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài);

- Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;

- Đầu tư phát triển du lịch bền vững, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, phát triển du lịch cộng đồng.

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 06/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí