Loại hình du lịch có thể phát triển: du lịch tham quan (tham quan di tích lịch sử, tham quan lễ hội); du lịch học tập, nghiên cứu.
+ Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh
Hiện tại hoạt động du lịch còn yếu. Nơi đây cần đầu tư trùng tu di tích, giữ gìn và phát triển lễ hội hàng năm như một nét đẹp tưởng nhớ đến vị anh hùng mở cõi. Hoạt động du lịch cần gắn với những chuyến tham quan đến gành đá Hòa Thắng, thành Hồ, mỏ nước khoáng Phú Sen, đập Đồng Cam để tạo nên sự liên kết trong chuyến du lịch tìm hiểu về lịch sử và văn hóa vùng đất Phú Yên.
Loại hình du lịch có thể phát triển: du lịch tham quan (tham quan di tích lịch sử, tham quan lễ hội); du lịch học tập, nghiên cứu.
+ Thành Hồ
Đây là công trình khảo cổ có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử Phú Yên nói riêng và vùng đất Nam Trung Bộ nói chung. Nó là nhân chứng cho thời kỳ nam tiến của ông cha ta. Hiện nay công trình đang xuống cấp nghiêm trọng nên trước hết phải đầu tư tôn tạo, theo đó là phát triển các hoạt động lễ hội. Du lịch thành Hồ cần liên kết với nhiều điểm du lịch khác như: gành đá Hòa Thắng, mỏ nước khoáng Phú Sen, đập Đồng Cam để tạo nên sức hấp dẫn.
Loại hình du lịch có thể phát triển: du lịch tham quan (tham quan di tích khảo cổ, tham quan lễ hội); du lịch học tập, nghiên cứu.
+ Đầm Ô Loan
Đây là nơi có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch tuy nhiên hiện hoạt động du lịch còn chưa tương xứng với tiềm năng. Trong những năm tới cần đầu tư mạnh vào cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí. Tuy nhiên phát triển du lịch ở đây cần xem xét các giới hạn về sức chứa du lịch để không ảnh hưởng đến hệ sinh thái vùng đầm cũng như cuộc sống người dân xung quanh. Phát triển du lịch đầm Ô Loan cần gắn kết với gành Đá Đĩa và vịnh Xuân Đài để tạo nên sản phẩm du lịch biển độc đáo.
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Tổng Hợp Điểm Đánh Giá Các Cụm Du Lịch Tỉnh Phú Yên
- Định Hướng Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Phú Yên Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm
- Dự Báo Nhu Cầu Buồng Lưu Trú Giai Đoạn 2010 –2030
- Bản Đồ Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Phú Yên Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Năm 2030
- Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Yên - 20
- Dân Số Và Phân Bổ Dân Cư Tỉnh Phú Yên Năm 2013
Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.
Các loại hình du lịch có thể phát triển: du lịch tham quan (tham quan thắng cảnh thiên nhiên); du lịch khám phá (tìm hiểu văn hóa ẩm thực, tìm hiểu hệ sinh thái,
tìm hiểu nghề nuôi trồng thủy sản); du lịch thể thao (câu cá), du lịch homestay trải nghiệm cuộc sống ngư dân; du lịch học tập, nghiên cứu.
+ Chùa Đá Trắng (Chùa Từ Quang)
Đây là một ngôi chùa cổ độc đáo có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Chùa Đá Trắng cần gắn kết với nhiều công trình kiến trúc tôn giáo khác để tạo thành tuyến du lịch chuyên đề về tôn giáo.
Loại hình du lịch có thể phát triển: du lịch tham quan (tham quan chùa, tham quan lễ hội); du lịch tôn giáo; du lịch học tập, nghiên cứu.
- Các điểm du lịch có ý nghĩa địa phương
+ Nơi diễn ra vụ thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh
Loại hình du lịch có thể phát triển: tham quan di tích lịch sử; du lịch học tập, nghiên cứu.
+ Nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tỉnh Phú Yên
Loại hình du lịch có thể phát triển: du lịch tham quan di tích lịch sử; du lịch học tập, nghiên cứu.
+ Căn cứ của tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ
Loại hình du lịch có thể phát triển: du lịch tham quan di tích lịch sử; du lịch học tập, nghiên cứu; du lịch nghỉ dưỡng.
+ Địa điểm diễn ra cuộc Đồng Khởi Hòa Thịnh
Loại hình du lịch có thể phát triển: du lịch tham quan; du lịch học tập, nghiên
cứu.
+ Thành An Thổ nơi sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên Đảng
Cộng sản Việt Nam
Loại hình du lịch có thể phát triển: du lịch tham quan (tham quan di tích khảo cổ, tham quan lễ hội); du lịch học tập, nghiên cứu.
Nhìn chung những điểm du lịch này ít có thế mạnh để phát triển du lịch. Muốn khai thác du lịch, các điểm này cần liên kết với các điểm du lịch trọng yếu khác trong tuyến.
Cụm du lịch
- TP Tuy hòa và vùng phụ cận
Phạm vi: Toàn bộ diện tích TP Tuy Hòa, huyện Đông Hòa và một phần huyện Phú Hòa. Cụm bao gồm trung tâm du lịch TP Tuy Hòa và các điểm du lịch trọng yếu: bãi biển Tuy Hòa, bãi biển Long Thủy, khu du lịch Sao Việt, Nhạn Tháp, Vũng Rô, núi Đá Bia, mũi Đại Lãnh, rừng cấm Bắc Đèo Cả. Một số điểm du lịch mới đề nghị cần đẩy mạnh đầu tư: làng nghề trồng hoa Ngọc Lãng, làng nghề trồng hoa Bình Kiến, thành Hồ, đền thờ Lương Văn Chánh.
Đây là cụm du lịch quan trọng nhất, có ý nghĩa lớn đối với Phú Yên và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Từ TP Tuy Hòa du lịch toả ra các hướng của cả tỉnh. Cụm này tập trung nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nguồn tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú và đa dạng. Hệ thống CSHT và CSVCKT phục vụ cho du lịch vào loại tốt nhất trong cả tỉnh: sân bay Tuy Hòa (Đông Tác), cảng Vũng Rô, quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam, các khách sạn hạng sao: Cenduluxe, Sao Việt, Kaya, Sài Gòn – Phú Yên...
Nhạn;
Sản phẩm du lịch chủ yếu có thể phát triển là:
+ Du lịch tham quan di tích lịch sử: đền thờ Lương Văn Chánh, thành Hồ, tháp
+ Du lịch lễ hội: thơ Nguyên Tiêu trên núi Nhạn, đua thuyền đầu năm trên sông
Đà Rằng, lễ hội đền thờ Lương Văn Chánh.
+ Du lịch nghỉ dưỡng biển: bãi biển Tuy Hòa, bãi biển Long Thủy, khu du lịch Sao Việt, bãi Môn…;
+ Du lịch thể thao: leo núi (núi Đá Bia, núi Chóp Chài), lặn biển (Vũng Rô), đua thuyền và thúng chai (sông Đà Rằng, Vũng Rô);
+ Du lịch MICE gắn với đô thị là TP Tuy Hòa;
+ Du lịch làng nghề: làng hoa Ngọc Lãng và Bình Kiến;
+ Du lịch cuối tuần, giải trí, kết hợp mua sắm: gắn với các khu mua sắm, khu vui chơi ở TP Tuy Hòa.
- TX Sông Cầu và vùng phụ cận (Bắc Phú Yên)
Phạm vi: bao gồm toàn bộ diện tích TX Sông Cầu và phần lớn huyện Tuy An. Trung tâm du lịch của cụm là TX Sông Cầu, trung tâm du lịch phụ trợ là thị trấn Chí Thạnh. Các điểm du lịch trọng yếu: vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông, đầm Ô Loan, gành Đá Đĩa, Bãi Bàu, Bãi Tràm, chùa Đá Trắng. Một số điểm du lịch mới đề nghị cần đầu tư mạnh: nhà thờ Mằng Lăng, thành An Thổ, khu ẩm thực Đầm Ô Loan, nơi diễn ra vụ thảm sát Ngân Sơn – Chí Thạnh. Ngoài ra cụm cần chú trọng phát triển loại hình du lịch văn hóa: lễ hội cầu ngư, lễ hội đầm Ô Loan, hò bả trạo… Đặc biệt cần nhanh chóng quảng bá và đưa vào khai thác du lịch bộ đàn đá và kèn đá Tuy An.
Nhìn chung, cụm du lịch đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch tỉnh Phú Yên. Đặc trưng của cụm du lịch này là tài nguyên du lịch biển phong phú và đa dạng với nhiều điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia. Bên cạnh đó cụm cũng có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc với các di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề, làn điệu dân ca… Sản phẩm du lịch chủ yếu của cụm là:
+ Du lịch nghỉ dưỡng – thể thao biển: vịnh Xuân Đài;
+ Du lịch tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử: gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan, đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài, chùa Đá Trắng, thành An Thổ, thảm sát Ngân Sơn – Chí Thạnh;
+ Du lịch lễ hội: lễ hội cầu ngư, lễ hội đầm Ô Loan;
+ Du lịch làng nghề: bánh tráng Hòa Đa, gốm sứ Quảng Đức…;
+ Du lịch homestay ở khu vực đầm Ô Loan;
+ Du lịch tôn giáo: nhà thờ Mằng Lăng, chùa Đá Trắng, chùa Tổ, chùa Triều Tôn.
- Cao nguyên Vân Hòa và vùng phụ cận
Phạm vi: huyện Đồng Xuân, một phần huyện Sơn Hòa và Tuy An. Trung tâm du lịch: đề nghị trong tương lai xây dựng tại cao nguyên Vân Hòa một thị trấn nghỉ mát trở thành trung tâm du lịch của cụm, bên cạnh đó xây dựng thị trấn La Hai là trung tâm du lịch phụ trợ. Một số điểm du lịch trọng yếu: thị trấn nghỉ mát Vân Hòa, địa đạo gò Thì Thùng, căn cứ cách mạng tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ, nhà tù Trà Kê, hồ Phú Xuân, suối đá đen, suối nước khoáng Triêm Đức, buôn Xí Thoại.
Điểm nhấn của cụm du lịch này là cao nguyên Vân Hòa với tài nguyên khí hậu mát mẻ thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng (cao nguyên Vân Hòa được mệnh danh là Đà Lạt của Phú Yên với nhiệt độ trung bình thấp hơn 3 – 5 0C). Bên cạnh đó cụm còn có các di tích lịch sử cách mạng, có lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng được tổ chức hàng năm. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của cụm du lịch này là CSHT và CSVCKT phục vụ
du lịch. Sản phẩm du lịch chủ yếu của cụm là:
+ Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh: nghỉ mát ở cao nguyên Vân Hòa, tắm nước khoáng ở Trà Ô, Triêm Đức;
+ Du lịch tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử: địa đạo gò Thì Thùng, căn cứ cách mạng tỉnh Phú Yên thời chống Mỹ, nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên, nhà tù Trà Kê;
+ Du lịch homestay: tìm hiểu văn hóa dân tộc ít người ở buôn Xí Thoại, buôn Ha Rai.
- Sông Hinh và vùng phụ cận (Tây Nam Phú Yên)
Phạm vi: toàn bộ huyện Sông Hinh, một phần huyện Sơn Hòa, huyện Tây Hòa và phía tây huyện Phú Hòa. Trung tâm du lịch của cụm là thị trấn Hai Riêng, bên cạnh đó xây dựng thị trấn Củng Sơn là trung tâm du lịch phụ trợ. Các điểm du lịch trọng yếu: hồ thủy điện Sông Hinh, hồ thủy điện Sông Ba Hạ, thác H’Ly, đập Đồng Cam, buôn La Diêm, suối nước khoáng Lạc Sanh, suối nước khoáng Phú Sen, khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai.
Điểm nhấn của cụm du lịch này là Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai. Bên cạnh đó cụm còn có hai hồ thủy điện là hồ thủy điện Sông Hinh và hồ thủy điện Sông Ba Hạ và có nhiều mỏ nước khoáng. Đây cũng là nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tạo ra nhiều sắc thái văn hóa khác nhau. Sản phẩm du lịch chủ yếu của cụm là:
+ Du lịch sinh thái: khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai, buôn văn hóa La Diêm;
+ Du lịch tham quan dã ngoại: hồ thủy điện Sông Hinh, hồ thủy điện Sông Ba Hạ;
+ Du lịch homestay: tìm hiểu cuộc sống dân tộc ít người ở buôn La Diêm;
+ Du lịch nghỉ dưỡng – chữa bệnh: suối nước khoáng Phú Sen, suối nước khoáng Lạc Sanh.
Tuyến du lịch
- Các tuyến du lịch nội tỉnh
+ Tuyến du lịch tham quan TP Tuy Hòa (Thời gian: 1 - 2 ngày)
Các điểm du lịch nằm trên tuyến: Tháp Nhạn – Sông Đà Rằng – Bãi biển Tuy Hòa – Núi Chóp Chài – Làng hoa Bình Kiến – Chùa Bảo Lâm – Chùa Bảo Tịnh – Chùa Hồ Sơn – Khu du lịch Gió Chiều – Khu du lịch Đá Bàn – Khu du lịch Sao Việt – Bãi biển Long Thủy.
Tuyến được tổ chức theo hệ thống giao thông trong TP Tuy Hòa. Đây là tuyến du lịch tiện lợi nhất, có giá trị và có vai trò quan trọng. Chiều dài tối đa của lộ trình khoảng 36 km. Sản phẩm du lịch chính: mua sắm, giải trí cuối tuồn, tham quan, tìm hiểu các di tích và thắng cảnh; tham quan các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; thưởng thức các chương trình văn hóa nghệ thuật: bài chòi, hò khoan, hò bá trạo, biểu diễn kèn đá và đàn đá…
+ TP Tuy Hòa - Tuy An - TX Sông Cầu (Thời gian: 1 - 2 ngày)
Các điểm du lịch nằm trên tuyến: Bãi biển Long Thủy – Đảo Hòn Chùa – Bãi Xép – Đền thờ Lê Thành Phương – Đầm Ô Loan – gành Đá Đĩa – Nhà thờ Mằng Lăng
– Thành An Thổ - Chùa Đá Trắng – Làng nghề nước mắm Gành Đỏ - Vũng Lắm – Vịnh Xuân Đài – Đầm Cù Mông – Bãi Tràm, Bãi Bàu, Bãi Nồm.
Tuyến du lịch được tổ chức theo trục quốc lộ 1A để đến phần lớn các điểm du lịch biển có giá trị ở vùng ven biển đông bắc Phú Yên. Chiều dài lộ trình 75 km. Sản phầm du lịch chính: du lịch nghỉ dưỡng – thể thao biển, tham quan danh thắng, lễ hội, ẩm thực…
+ TP Tuy Hòa - Tuy An - Đồng Xuân (Thời gian: 1 - 2 ngày)
Các điểm du lịch nằm trên tuyến: Bãi biển Long Thủy – Đảo Hòn Chùa – Bãi Xép – Đầm Ô Loan – Đền thờ Lê Thành Phương – Gành Đá Đĩa – Nhà thờ Mằng Lăng – Thành An Thổ - Địa đạo Gò Thì Thùng – Nước khoáng Triêm Đức, nước khoáng Trà Ô – Buôn Xí Thoại, Hà Rai.
Tuyến được tổ chức theo quốc lộ 1A, DT 641, DT 647. Chiều dài lộ trình 81 km. Sản phẩm du lịch chính: du lịch tổng hợp lịch sử - văn hóa - sinh thái - nghỉ dưỡng.
+ TP Tuy Hòa - Đèo Cả - Vũng Rô - Núi Đá Bia (Thời gian: 1 - 2 ngày)
Các điểm du lịch nằm trên tuyến: Khu du lịch núi Đá Bia – Di tích lịch sử tàu không số Vũng Rô – Bãi Môn – Mũi Điện – Rừng cấm Bắc Đèo Cả - Hòn Nưa.
Tổ chức theo quốc lộ 1A từ thành phố Tuy Hòa lên đèo Cả, quốc lộ 29. Chiều dài lộ trình 40 km. Sản phầm du lịch chính: du lịch sinh thái rừng cấm Bắc Đèo Cả, leo núi Đá Bia, ngắm bình minh ở Bãi Môn – Mũi Điện…
+ TP Tuy Hòa – Tuy An – Sơn Hòa – Phú Hòa (Thời gian: 1 - 2 ngày)
Các điểm du lịch nằm trên tuyến: Cao nguyên Vân Hòa – Căn cứ cách mạng tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ - Thác Hòa Nguyên – Đập Đồng Cam – Nước khoáng Phú Sen – Gành đá Hòa Thắng – Mộ và đền thờ Lương Văn Chánh – Thành Hồ.
Được tổ chức theo tuyến DT 643, quốc lộ 25. Chiều dài lộ trình 95 km. Sản phẩm du lịch chính: du lịch tham quan di tích lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch cộng đồng.
+ TP Tuy Hòa – Sông Hinh – Sơn Hòa (Thời gian: 1 - 2 ngày)
Các điểm du lịch nằm trên tuyến: Suối nước nóng Phú Sen – Hồ thủy điện Sông Hinh – Hồ thủy điện Sông Ba Hạ - Buôn La Diêm – Khu Bảo tồn thiên nhiên Krông Trai – Khu du lịch sinh thái Sơn Nguyên.
Được tổ chức theo tuyến DT 645, quốc lộ 25 nối vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên. Chiều dài lộ trình 150 km. Tuyến này gắn với các giá trị văn hóa, sinh thái miền núi phía tây Phú Yên. Sản phẩm du lịch chính: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
- Các tuyến du lịch liên tỉnh
+ Tuy Hòa – Quy Nhơn – Đà Nẵng – Huế - Quảng Bình
Tuyến du lịch này được tổ chức theo quốc lộ 1A phía bắc Phú Yên. Đây là một phần của tuyến du lịch xuyên Việt nối Phú Yên với các tỉnh phía bắc nằm trên “Con đường di sản Miền Trung”. Trên tuyến có nhiều tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc: di tích về khởi nghĩa Tây Sơn, di tích văn hóa Chăm với hệ thống các tháp Chàm ở Bình Đinh, Thánh địa Mỹ Sơn, bảo tàng Chăm ở Đà Nẵng, phố cổ Hội An (Quảng Nam), cố đô Huế, di tích lịch sử cách mạng Vạn Tường, Sơn Mỹ (Quảng Ngãi)… Các
điểm du lịch trên sẽ bổ sung và làm tăng tính hấp dẫn của tuyến. Trong tương lai khi tuyến du lịch quốc tế qua cửa khẩu Lao Bảo phát triển sẽ kết nối trực tiếp với tuyến này thành tuyến du lịch quốc tế.
+ Tuy Hòa – Nha Trang – Ninh Chữ
Tuyến du lịch này được tổ chức theo quốc lộ 1A phía nam Phú Yên với Nha Trang, Ninh Chữ là hai trọng điểm du lịch nghỉ dưỡng của vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là tuyến du lịch có ý ngĩa quan trọng trong vùng, quốc gia và quốc tế với sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch tham quan khu bảo tồn thiên nhiên và danh thắng, tham quan di tích lịch sử cách mạng, văn hóa Việt – Chăm, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch MICE với các đô thị ven biển. Tuyến này có thể kết nối với tuyến Đà Lạt, hồ Tuyền Lâm (Lâm Đồng), có thể mở rộng về phía Nam kết nối với vùng du lịch Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ theo quốc lộ 1A.
+ Tuy Hòa – Các tỉnh Tây Nguyên
Tuyến du lịch này được tổ chức theo quốc lộ 25 và 29. Đây là tuyến du lịch có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển du lịch Phú Yên bởi đây là con đường ngắn nhất nối Phú Yên với Tây Nguyên. Không những thế, nó còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác KTXH giữa Việt Nam – Lào – Campuchia với vai trò là cửa ngõ thông ra Biển Đông. Tuyến du lịch gắn kết thế mạnh giữa du lịch biển và du lịch rừng, giữa du lịch sinh thái của đồng bằng và miền núi.