Dự Báo Nhu Cầu Buồng Lưu Trú Giai Đoạn 2010 –2030


Du lịch tỉnh Phú Yên, mức chi tiêu của du khách qua các giai đoạn được dự báo như sau: Giai đoạn 2000 – 2010: khách quốc tế: 46,0 USD và khách nội địa: 33,4 USD; Giai đoạn 2011 – 2015: khách quốc tế: 63,0 USD và khách nội địa: 40,0 USD; Giai đoạn 2016 – 2020: khách quốc tế: 70,0 USD và khách nội địa: 44,0 USD; Giai đoạn 2021 – 2025: khách quốc tế: 90,0 USD và khách nội địa: 45,0 USD; Giai đoạn 2026 – 2030: khách quốc tế: 100,0 USD và khách nội địa: 50,0 USD.

- Tốc độ tăng trưởng GDP ngành du lịch

Theo số liệu thống kê tỉnh Phú Yên, tỷ trọng du lịch trong cơ cấu GDP của tỉnh qua các năm: năm 2000 chiếm 0,67 %; năm 2005 chiếm 0,96 %; năm 2010 chiếm 3,6

%. Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng GDP ngành du lịch và tỷ trọng của ngành so với tổng GDP của cả tỉnh qua các năm, căn cứ trên số liệu dự báo về số lượt khách du lịch, cơ cấu chi tiêu của du khách, tổng doanh thu du lịch trừ đi khoảng 30 % chi phí trung gian, căn cứ vào dự báo tăng trưởng GDP tỉnh Phú Yên của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, khả năng đóng góp của du lịch trong tổng GDP của tỉnh Phú Yên trong những năm tới được dự báo như bảng 3.3.

Bảng 3.3. Dự báo GDP du lịch Phú Yên giai đoạn 2010 – 2030

(Theo giá so sánh 1994: 1USD = 11.000 VNĐ)


Chỉ tiêu

Đơn vị

tính

2010 (*)

2015

2020

2025

2030

1. Tổng GDP

Tỷ VNĐ

4.889,9

9.911,4

20.230,0

-

-

2. Tổng GDP ngành du lịch

Phương án 1

Tỷ VNĐ

176

566,7

1.395,2

2.422,4

4.003,2

Phương án 2

Tỷ VNĐ

176

615,2

1.650,1

3.398,0

5.677,9

Phương án 3

Tỷ VNĐ

176

667,5

1.945,7

4.372,0

8.005,6

3. Tỷ lệ GDP du lịch so với GDP toàn tỉnh

Phương án 1

%

3,6

5,7

6,8

-

-

Phương án 2

%

3,6

6,2

8,1

-

-

Phương án 3

%

3,6

6,7

9,6

-

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Yên - 17

Nguồn: Tính toán của học viên (*): Số liệu hiện trạng


- Nhu cầu buồng lưu trú

Việc dự báo nhu cầu buồng lưu trú có quan hệ chặt chẽ với số lượng khách, số ngày lưu trú bình quân, hệ số sử dụng buồng và công suất sử dụng buồng trung bình. Trong tổng số khách du lịch sẽ có một lượng khách địa phương không cần sử dụng dịch vụ lưu trú, một số lưu trú ở nhà người thân, nhà trọ bình dân hoặc dùng lều trại. Bộ phận này ước tính chiếm khoảng 20 – 25 %. Như vậy lượng buồng lưu trú chỉ để đáp ứng khoảng 75 - 80 % nhu cầu du khách.

Số ngày lưu trú bình quân của du khách đến Phú Yên năm 2010 là 2,5 ngày đối với khách quốc tế và 1,7 ngày đối với khách nội địa. Trong những năm tới, Phú Yên sẽ đa dạng hóa sản phẩm du lịch trong đó phát triển mạnh một số sản phẩm đặc trưng, đầu tư nâng cấp CSHT và CSVCKT do đó sẽ làm gia tăng số ngày lưu trú trung bình của du khách.

Công suất sử dụng phòng khách sạn ở Phú Yên năm 2010 chỉ đạt 55,7 % (Theo tính toán của Tổ chức Du lịch thế giới thì để kinh doanh có lãi công suất sử dụng phòng phải trên 50 %). Công suất sử dụng phòng khách sạn dự đoán năm 2015: 57 %; năm 2020: 59 %; năm 2025: 61 %; năm 2030: 63 %.

Số giường trung bình một phòng tại các cơ sở lưu trú ở Phú Yên hiện nay chỉ khoảng 1,6. Tuy nhiên các khách sạn hiện nay đang xây dựng trung bình 2 giường/buồng. Số giường trung bình ước tính năm 2015 là 1,7 giường/phòng; năm 2020 là 1,8 giường/phòng; năm 2025 là 1,9 giường/phòng; năm 2030 là 2,0 giường/phòng.

Số lượng phòng khách sạn được tính theo công thức:


(Số lượt khách)x (Số ngày lưu trú trung bình)

Số phòng cần = Công suất sử dụng phòng

365 x �

trung bình � x (Số giường môt phòng)


Bảng 3.4. Dự báo nhu cầu buồng lưu trú giai đoạn 2010 –2030


Phương án

Nhu cầu

2010 (*)

2015

2020

2025

2030

Phương án 1

Nhu cầu cho khách

quốc tế


651

1.796

3.241

4.662

Nhu cầu cho khách

nội địa


4.184

7.774

11.463

13.286

Tổng cộng

2.138

4.835

9.570

14.704

17.948

Phương án 2

Nhu cầu cho khách

quốc tế


701

2.097

4.132

6.516

Nhu cầu cho khách

nội địa


4.551

9.231

14.920

19.038

Tổng cộng

2.138

5.252

11.328

19.052

25.554

Phương án 3

Nhu cầu cho khách

quốc tế


754

2.444

5.248

9.056

Nhu cầu cho khách

nội địa


4.943

10.929

19.331

27.108

Tổng cộng

2.138

5.697

13.337

24.579

36.164

Nguồn: Tính toán của học viên (*): Số liệu hiện trạng


- Nguồn nhân lực

Dựa vào nhu cầu lao động tính bình quân một phòng khách sạn của cả nước và khu vực là 1,6 – 1,8 lao động trực tiếp và số lao động gián tiếp kèm theo (1lao động trực tiếp kèm theo 2 lao động gián tiếp), các tính toán về nhu cầu lao động trong du lịch Phú Yên thời kỳ 2010 – 2030 như sau:

Bảng 3.5: Dự báo nhu cầu lao động ngành du lịch Phú Yên giai đoạn 2010 – 2030


Đơn vị: Người


Phương

án

Nhu cầu

2010 (*)

2015

2020

2025

2030

Phương án 1

Lao động trực tiêp

3.250

7.736

15.312

23.526

28.716

Lao động gián tiếp


15.472

30.624

47.052

57.432

Tổng cộng


23.208

45.936

70.578

86.148

Phương án 2

Lao động trực tiêp

3.250

8.928

19.257

32.388

43.441

Lao động gián tiếp


17.856

38.514

64.776

86.882

Tổng cộng


26.784

57.771

97.164

130.323

Phương án 3

Lao động trực tiêp

3.250

10.254

24.006

44.242

65.095

Lao động gián tiếp


20.508

48.012

88.484

130.190

Tổng cộng


30.762

72.018

132.726

195.285

Nguồn: Tính toán của học viên (*): Số liệu hiện trạng

Luận chứng các phương án phát triển

Dự báo tăng trưởng du lịch Phú Yên được tính theo 3 phương án:

Phương án 1(phương án phát triển thấp): Phương án này được tính toán dựa trên tốc độ tăng trưởng như hiện nay và phù hợp với phương án tăng trưởng thấp của du lịch vùng Nam Trung Bộ.

Phương án 2 (phương án phát triển trung bình): Được tính toán với tốc độ tăng trưởng cao hơn hiện nay và phù hợp với phương án phát triển du lịch của vùng Nam Trung Bộ.


Phương án 3 (phương án phát triển cao): Được tính toán với tốc độ tăng trưởng cao hơn phương án 2 và phù hợp với phương án phát triển cao của du lịch vùng Nam Trung Bộ.

Theo phân tích, khả năng đạt được của phương án 1 là hiện thực ngay cả khi không có đầu tư lớn cho du lịch. Tuy nhiên phương án này chỉ dùng để dự phòng nếu kinh tế của Phú Yên có những biến động không mong muốn.

Phương án 2 phù hợp với xu hướng phát triển chung của tỉnh và của vùng du lịch Nam Trung Bộ nên được chọn làm phương án chủ đạo. Để đạt được những chỉ tiêu theo phương án này cần đầu tư mạnh về CSHT, CSVCKT, đào tạo lao động cho ngành du lịch…

Phương án 3 có thể trở thành hiện thực nếu có sự quyết tâm lớn của toàn thể ban ngành cũng như có được nhiều thuận lời trong quá trình phát triển KTXH của tỉnh.

Trong các phương án trên, phương án 2 được chọn làm phương án chủ đạo. Tuy nhiên, nếu tình hình phát triển du lịch diễn biến không tốt có thể chuyển sang phương án 1. Nếu tình hình diễn biến có nhiều khởi sắc, thu hút được nhiều chương trình, dự án đầu tư, kinh tế của tỉnh phát triển mạnh, xu hướng du lịch trong nước và quốc tế có nhiều khả quan thì có thể nắm bắt cơ hội và chuyển sang phương án 3.

3.1.3. Định hướng phát triển du lịch Phú Yên theo lãnh thổ

3.1.3.1. Định hướng chung

Lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Yên có thể phân chia thành hai hướng phát triển chính như sau:

- Hướng Bắc – Nam (hướng chủ đạo): gắn liền với quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam, là cầu nối các tỉnh Duyên hải miền Trung. Hướng này gắn liền với tài nguyên du lịch biển, có thể phát triển các loại hình du lịch như: tắm biển, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, tham quan phong cảnh… Đây cũng là nơi có nhiều danh thắng nổi tiếng như: Vịnh Xuân Đài, Vũng Rô, đầm Cù Mông, đầm Ô Loan, gành Đá Đĩa, bãi Long Thủy, bãi Xép, bãi Rạng, bãi Bàu… Nhiều công trình kiến trúc tôn giáo như: nhà thờ Mằng Lăng, chùa Bảo Lâm, chùa Bảo Tịnh… Gắn liền với cư dân đồng bằng ven biển có nhiều nét văn hóa đặc sắc: lễ hội cầu ngư, hò bả trạo, đàn đá và kèn đá Tuy


An… Trục này có thế mạnh về CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch và đi qua nhiều đô thị quan trọng của tỉnh như TP Tuy Hòa, TX Sông Cầu, thị trấn Chí Thạnh.

- Hướng Đông – Tây: Hướng này gắn liền với quốc lộ 25, 29 nối Phú Yên với các tỉnh Tây Nguyên. Trục phát triển này có thế mạnh về phát triển loại hình du lịch sinh thái: tìm hiểu văn hóa bản địa của các dân tộc thiểu số cùng với việc ưu tiên xây dựng một số buôn làng văn hóa: Hoài Ngãi, La Diêm, Xí Thoại; cảnh quan tự nhiên miền núi: Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai; hồ thủy điện Sông Hinh, hồ thủy điện Sông Ba Hạ; các mỏ nước khoáng Phú Sen, Trà Ô, Triêm Đức…; ưu tiên xây dựng cao nguyên Vân Hòa thành trung tâm nghỉ dưỡng của tỉnh.

3.1.3.2. Tổ chức hệ thống các điểm du lịch, cụm du lịch, tuyến du lịch

Điểm du lịch

- Các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia

+ Vũng Rô

Đây là điểm có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc khai thác còn nhiều hạn chế, chưa có nhiều sản phẩm du lịch độc đáo để có thể lưu giữ du khách dài ngày hơn. Các hoạt động dịch vụ đi kèm còn kém phát triển. Trong những năm tới cần ưu tiên đầu tư vào CSVCKT, đặc biệt là cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống và một số dịch vụ bổ trợ khác. Dự án xây dựng vịnh thuyền buồm ở Vũng Rô cần có những tính toán cẩn trọng tới những tác động môi trường và tránh những xung đột lợi ích với việc phát triển nhà máy lọc dầu ở đây.

Các loại hình du lịch có thể phát triển: du lịch tham quan (tham quan di tích lịch sử đường mòn Hồ Chí Minh trên biển, tham quan thắng cảnh thiên nhiên); du lịch thể thao (bơi thuyền, câu cá, lặn biển); du lịch khám phá (tìm hiểu ẩm thực miền biển, tìm hiểu rạn san hô); du lịch giải trí, du lịch nghỉ dưỡng.

+ Địa đạo Gò Thì Thùng

Hiện tại việc khai thác du lịch còn nhiều hạn chế, các hoạt động dịch vụ đi kèm còn kém phát triển. Trong những năm tới cần ưu tiên đầu tư vào CSHT mà đặc biệt là hệ thống đường xá, đầu tư CSVCKT mà đặc biệt là cơ sở lưu trú. Phát triển du lịch địa đạo Gò Thì Thùng cần gắn liền với trung tâm nghỉ dưỡng ở cao nguyên Vân Hòa.


Các loại hình du lịch có thể phát triển: du lịch tham quan (tham quan di tích lịch sử địa đạo gò Thì Thùng); du lịch khám phá (tìm hiểu lễ hội đua ngựa); du lịch thể thao (đua ngựa), du lịch nghỉ dưỡng.

+ Gành Đá Đĩa

Đây là điểm có nhiều lợi thế để phát triển du lịch với công trình địa chất độc đáo và bãi biển còn nguyên sơ. Tuy nhiên hiện việc khai thác còn nhiều hạn chế, việc quảng bá thương hiệu chưa tốt, các hoạt động dịch vụ đi kèm còn kém phát triển. Trong những năm tới cần ưu tiên đầu tư vào CSVCKT, đặc biệt là cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống và một số dịch vụ bổ trợ khác. Phát triển du lịch ở gành Đá Đĩa cần gắn liền với văn hóa của ngư dân vùng biển và di tích khảo cổ kèn đá, đàn đá Tuy An.

Các loại hình du lịch có thể phát triển: du lịch tham quan và du lịch khám phá (tham quan và khám phá thắng cảnh thiên nhiên gành Đá Đĩa); du lịch nghỉ dưỡng; du lịch học tập, nghiên cứu.

+ Núi Đá Bia

Hiện tại đang được đầu tư khai thác du lịch tương đối tốt. Trong những năm tới cần chú trọng hiện đại hóa CSVCKT du lịch, đào tạo nguồn lao động chuyên nghiệp hơn. Núi Đá Bia - Đèo Cả - Vũng Rô cần phối hợp phát triển du lịch tạo thành thế liên hoàn bổ trợ nhau để đa dạng hóa sản phẩm du lịch gồm cả du lịch núi và biển.

Loại hình du lịch có thể phát triển: du lịch tham quan và du lịch khám phá; du lịch thể thao (leo núi); du lịch giải trí cuối tuần.

+ Vịnh Xuân Đài

Từ nay cho đến năm 2020, nơi đây sẽ được đầu tư mạnh để xây dựng thành khu du lịch quốc gia. Việc trở thành một khu du lịch tầm cỡ cần chú ý đến những tính toán về sức tải du lịch để đảm bảo du lịch phát triển một cách bền vững. Vịnh Xuân Đài - gành Đá Đĩa phát triển cùng nhau sẽ tạo nên nhiều sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách trong và ngoài nước.

Các loại hình du lịch có thể phát triển: du lịch tham quan (tham quan thắng cảnh thiên nhiên); du lịch khám phá (tìm hiểu lịch sử - văn hóa, tìm hiểu hệ sinh thái biển); du lịch thể thao (câu cá, bơi thuyền, lặn biển); du lịch nghỉ dưỡng; du lịch học tập, nghiên cứu.


+ Bãi Môn – Mũi Điện

Hiện tại CSVCKT ở đây còn tương đối yếu nên cần phải được đầu tư nhiều, đặc biệt là cơ sở lưu trú và các dịch vụ bổ trợ. Bãi Môn - Mũi Điện khi phát triển du lịch cần gắn liền với sự phát triển của Núi Đá Bia - Đèo Cả - Vũng Rô nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

Các loại hình du lịch có thể phát triển: du lịch tham quan và khám phá thắng cảnh thiên nhiên; du lịch học tập, nghiên cứu.

+ Tháp Nhạn

Với lợi thế nằm ở TP Tuy Hòa, hiện Núi Nhạn đã được khai thác du lịch khá tốt. Tuy nhiên với hạn chế về không gian, du lịch Núi Nhạn cần chú ý đến những tính toán về sức tải. Khai thác du lịch ở đây cần gắn liền với loại hình du lịch tham quan làng hoa Ngọc Lãng, làng hoa Bình Kiến, tham quan chợ hoa tết ở Tuy Hòa cũng như lễ hội đua thuyền trên sông Đà Rằng vào mùng 7 Tết hàng năm.

Loại hình du lịch có thể phát triển: du lịch tham quan (tham quan tháp Nhạn, ngắm cảnh núi Nhạn sông Đà); du lịch học tập, nghiên cứu; du lịch khám phá (tìm hiểu về hội thơ Nguyên Tiêu).

- Các điểm du lịch có ý nghĩa vùng

+ Đường số 5

Là di tích lịch sử cấp quốc gia nhưng hiện tại hoạt động du lịch còn yếu. Để khai thác du lịch, di tích đường số 5 cần phát triển liên kết với các điểm du lịch khác trên hướng du lịch Đông - Tây dọc quốc lộ 29 như: chùa Hương Tích, suối nước khoáng Lạc Sanh, hồ thủy điện Sông Hinh.

Loại hình du lịch có thể phát triển: du lịch tham quan tìm hiểu di tích lịch sử; du lịch học tập, nghiên cứu.

+ Mộ và Đền thờ Lê Thành Phương

Hiện tại nơi đây hoạt động du lịch còn yếu. Trong những năm tới cần đầu tư trùng tu, tôn tạo di tích và phát triển lễ hội. Phát triển du lịch ở đây cần gắn với nhiều công trình kiến trúc tôn giáo khác dọc quốc lộ 1A như: Chùa Tổ, Chùa Đá Trắng, Nhất Tự Sơn… để tạo nên chuyến du lịch tôn giáo đặc sắc. Gắn với nó là chuyến du lịch đến đầm Ô Loan và vịnh Xuân Đài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/01/2024