Theo bảng 2.20 cho thấy: nhu cầu lao động du lịch của huyện thời gian tới rất cao, nguồn lao động tại địa phương khó có thể đáp ứng được. Vì vậy việc đề xuất các chiến lược đào tạo nhân lực hợp lý và hiệu quả là rất cần thiết và cấp bách. Đặc biệt là vấn đề quản lý du lịch, nguồn nhân lực quản lý cấp cao, thu hút nhân tài từ các địa phương khác và có các chính sách ưu tiên về nhà ở, phúc lợi xã hội, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho họ để họ thực sự gắn bó với doanh nghiệp.
Trên địa bàn tỉnh chỉ có trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu mỗi năm đào tạo khoảng 2000 học viên. Hiện nay tỉnh đang kết hợp với trường du lịch Niagara – Canada xây dựng trường đào tạo du lịch tại huyện Đất Đỏ, góp phần đáp ứng nhu cầu lao động ngành du lịch của tỉnh đến năm 2010 và 2020, sau khi các dự án đầu tư du lịch đi vào hoạt động.
3.4.4.1.Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn
Ngành du lịch của huyện cần điều tra, phân loại trình độ lao động trong ngành để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề của lao động. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu, các doanh nghiệp du lịch có kế hoạch mở các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch từ ngắn hạn đến sơ cấp cho ngành du lịch trên địa bàn huyện nhằm đáp ứng nhu cầu đến năm 2010 cần khoảng 2000 lao động đã qua đào tạo. Khu du lịch Osaka Hồ Tràm cũng thỏa thuận với trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho khoảng 30 -50 lao động của đơn vị.
Tổ chức các lớp chuyên đề, kỹ năng tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp huấn luyện cho lao động tại chỗ. Tranh thủ hợp tác quốc tế tổ chức khóa huấn luyện ngắn hạn, cấp học bổng cho những người quản lý và người lao động trực tiếp trong ngành. Tổ chức hội thảo, giao lưu, hội thi nghiệp vụ, tạo cơ hội cho doanh nghiệp học hỏi, nâng cao trình độ.
3.4.4.2. Kế hoạch đào tạo dài hạn
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp với trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu, trường đại học Du lịch do Niagara – Canada, tập đoàn ACDL đầu tư ở huyện Đất Đỏ, các trường có khoa đào tạo Du lịch tại TP. Hồ Chí
Minh và các doanh nghiệp du lịch để đào tạo nguồn nhân lực dài hạn. Hợp tác với các tổ chức du lịch, quỹ quốc tế để tổ chức những chương trình đào tạo ngắn hạn, cấp học bổng cho những người quản lý và người lao động trực tiếp trong ngành. Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Cải tiến chương trình học, tăng thời gian thực hành để phù hợp yêu cầu thực tế. Khuyến khích đào tạo học sinh, lao động địa phương thành nguồn lao động du lịch chủ yếu của huyện.
Có thể bạn quan tâm!
- Dự Báo Khách Du Lịch Đến Xuyên Mộc Năm 2015 Và 2020
- Định Hướng Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Đến Năm 2020 Và Các Giải Pháp Thực Hiện
- Các Hình Thức Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Huyện Xuyên Mộc
- Cơ Sở Khoa Học Của Việc Xác Định Tuyến, Điểm Du Lịch Việt Nam, Luận Án Pts Khoa Học Địa Lí- Địa Chất, Đhsp Hà Nội
- Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - 17
- Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - 18
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Đảm bảo cho lao động ngành du lịch đạt được những yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức, hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ thông thạo 1 – 2 ngoại ngữ. Chú ý đến thị trường khách chủ đạo trong thời gian tới như khách Nga, Đức, Pháp, …
Cần chú ý đào tạo nhân lực trong lĩnh vực tổ chức du lịch MICE, một tiềm năng và thế mạnh của du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu. Chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực quản lý cấp cao, thu hút nhân tài từ các địa phương khác.
3.4.4.3.Chương trình phát triển nguồn nhân lực của địa phương
Các lớp đào tạo nghề ngắn hạn (3 tháng) và dài hạn (1 năm) do trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp với huyện tổ chức thường niên.
Thu hút các lao động du lịch trong và ngoài địa phương. Mở rộng và tăng cường nguồn lao động có trình độ chuyên môn qua việc hoàn thiện kế họach nhu cầu lao động hàng năm, đặt hàng đào tạo nhân lực với các trường có khoa Du lịch.
Lập kế họach phát triển mở rộng qui mô và chất lượng các chi nhánh, cơ sở đào tạo tại địa phương. Tạo mối quan hệ với các tổ chức đào tạo quốc tế tại Singapore, Úc, Thụy Sĩ, Pháp, Canada… có chất lượng tốt tiến tới việc liên kết đào tạo, tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn và tu nghiệp tại nước ngòai.
Có kế họach thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn quốc tế, các chuyên viên nước ngòai, người Việt Nam được đào tạo tại nước ngòai.
Các doanh nghiệp du lịch địa phương cũng cần phải chủ động tự đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực vì đây là một chính sách hiệu quả và lâu dài, có tính quyết định đối với sự phát triển của một doanh nghiệp, đừng chờ nguồn có sẵn. Tạo điều
kiện cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng, khuyến khích đội ngũ quản lý, nhân viên đang làm việc có thêm động lực để phấn đấu.
3.4.4.4. Thiết lập trang Web nhằm chia xẻ thông tin và điều hòa lao động
Lập trang Web rất cần thiết vì góp phần chia xẻ thông tin, điều hòa du lịch trong ngành, giúp doanh nghiệp tìm kiếm nguồn lao động nhanh chóng hiệu quả. Ngược lại người lao động chọn lựa đúng ngành nghề, môi trường làm việc.
3.4.4.5. Chương trình nâng cao hiểu biết của cộng đồng về du lịch
Cần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động trong chính quyền địa phương, đoàn thể, nhân dân, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống quê hương, để mọi người dân có ý thức xây dựng thương hiệu ”Du Lịch Xuyên Mộc”, cần gắn lợi ích của người dân với việc phát triển du lịch của huyện. Xây dựng chương trình nâng cao hiểu biết về vai trò của du lịch, văn minh ứng xử với du khách, giữ vệ sinh khu dân cư và kinh doanh, làm đẹp cảnh quan đô thị, nông thôn cho cộng đồng dân cư địa phương thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống đào tạo ở trường phổ thông,… Vận động các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải, trồng cây xanh, giữ vệ sinh môi trường luôn sạch đẹp.
3.4.5. Quảng bá và xúc tiến hoạt động du lịch
3.4.5.1. Về tuyên truyền quảng bá
Xuất bản sách hướng dẫn du lịch, bản đồ du lịch, sách ảnh, các Brochure, đĩa CD-ROM giới thiệu các điểm du lịch, dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí, nội dung phong phú, cập nhật, phát hành rộng rãi tại các đầu mối giao thông, khu vực công cộng.
Nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của du lịch, văn minh trong ứng xử với khách du lịch, giữ vệ sinh khu dân cư và kinh doanh.
Tổ chức các chương trình xúc tiến du lịch gắn với sự kiện văn hóa, thể thao, hội nghị thu hút khách du lịch.
Các doanh nghiệp phải tự xây dựng thương hiệu, uy tín sản phẩm theo tiêu chuẩn ngành du lịch, chủ động trong việc nối mạng, quảng bá tiếp thị, quảng cáo,
….
Hợp tác các ban ngành liên quan, phát huy tính chủ động trong quảng bá du lịch. Lập hệ thống biển chỉ dẫn tham quan, khu du lịch, các công trình công cộng. Bổ sung thêm những ngôn ngữ như tiếng Thái Lan, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Nga, Đức, .. (là những thị trường khách tiềm năng) tại các biển báo chỉ dẫn tạo sự ngạc nhiên và gây ấn tượng tốt đối với du khách. Phối hợp ngành hàng không, hải quan, cửa khẩu xây dựng thái độ phục vụ tốt du khách ngay từ khi bước chân đến Việt Nam cũng như đến huyện Xuyên Mộc cho đến khi kết thúc chuyến du lịch. Nâng cao chất lượng sản xuất, bán hàng lưu niệm. Hình thành phố bán hàng lưu niệm, thực hiện xuất khẩu tại chỗ.
3.4.5.2. Về xúc tiến đầu tư
Tập trung kêu gọi vốn đầu tư vào các dự án, các đồ án đã phê duyệt, hướng dẫn cụ thể về thủ tục đầu tư để hỗ trợ các nhà đầu tư rút ngắn giai đoạn. Đưa các tuyến, điểm du lịch vào chương trình tour của các doanh nghiệp du lịch nhằm thu hút nhiều du khách.
3.4.5.3. Khai thác thị trường trong và ngoài nước
Lựa chọn thị trường trọng điểm xây dựng chương trình hoạt động quảng bá du lịch tại các thị trường Đông Bắc Á, Châu Au, Châu Mỹ, Asean. Hình thành nhóm nghiên cứu thị trường, có hoạt động phối hợp gây sự chú ý, hình thành cầu du lịch, giới thiệu du lịch Xuyên Mộc và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ra thị trường các nước.
Tham gia các hội chợ, hội nghị du lịch trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm đối tác, tạo cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường. Phối hợp với các hãng hàng không Việt Nam và quốc tế giới thiệu văn hóa ẩm thực, nghệ thuật dân tộc. Xuất bản ấn phẩm du lịch bằng nhiều thứ tiếng, tạo Website quảng cáo, báo điện tử phân phối cho hội chợ, hội thảo kích thích sự quan tâm chú ý của du khách.
Thiết lập quan hệ với báo chí nước ngoài, cung cấp thông tin du lịch cho phóng viên. Mời các hãng lữ hành, công ty du lịch, nhà báo đến thăm, tìm hiểu làm
quen (Fam Trip). Quảng bá trên các phương tiện truyền thông quốc tế như CNN, Discovery, BBC, NHK, để thu hút khách quốc tế.
Trong bối cảnh hiện nay, du lịch Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế toàn cầu, chiến lược của ngành du lịch là thu hút khách ở thị trường gần như Hồng Kông, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan và những tỉnh ven biển Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam. Đối với huyện Xuyên Mộc thì thu hút thị trường khách nội địa từ TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và khu vực phía Bắc.
3.4.6. Bảo tồn và phát triển văn hóa ẩm thực, lễ hội
3.4.6.1. Phát triển văn hóa ẩm thực
Ẩm thực có vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch, tạo nét riêng cho mỗi địa điểm, mỗi khách sạn, điểm du lịch trong huyện. Du khách rất quan tâm đến vấn đề ăn uống trong các tuyến du lịch, các món ăn đặc sản rất được ưa chuộng. Vì vậy cần kết hợp giữa ban, ngành, các đơn vị kinh doanh du lịch để tạo ra các sản phẩm ẩm thực có tính riêng, đặc thù phục vụ cho du khách khi đến huyện. Đưa ẩm thực thành nét văn hóa riêng của ngành du lịch “Am Thực – Tinh Hoa Thế Giới”.
3.4.6.2. Phát triển các lễ hội, thương mại phục vụ du lịch
Dựa vào những đặc điểm và thế mạnh, chọn hai lễ hội sự kiện chính cho huyện Xuyên Mộc là: Lễ hội tắm bùn Bình Châu, Lễ hội đua thuyền buồm.
“Lễ hội đua thuyền buồm quốc tế ”: huyện Xuyên Mộc với bờ biển dài và đẹp càng được tô điểm bởi những cánh buồm rực rỡ tham gia cuộc đua đến từ nhiều quốc gia trên thế giới sẽ là một trong những điểm thu hút du khách. Đây là cơ hội tuyệt vời để du khách chiêm ngưỡng những cánh buồm đầu tiên lướt sóng về đích, hình ảnh những vận động viên với những động tác thuần thục khi điều khiển chiếc thuyền buồm của mình vượt cả ngàn hải lý giữa biển khơi về đích.
Hệ thống cảng, bến tàu du lịch Bến Lội, Hồ Tràm, Hồ Cốc, Trung Thủy vừa thuận lợi cho việc neo đậu tàu thuyền, vừa đảm bảo yêu cầu của môn đua thuyền buồm quốc tế hấp dẫn và ngọan mục là: nước đăng cai phải có bờ biển dài, đẹp, cơ sở hạ tầng tốt, có tiềm năng phát triển về du lịch, các dịch vụ ăn, ở, đi lại đầy đủ...
Đây là những điều kiện để tổ chức những cuộc đua thuyền buồm dọc bờ biển Việt Nam với điểm xuất phát từ các nước và đích đến là bờ biển Xuyên Mộc hay là điểm nối tuyến của các cuộc đua quốc tế nhiều chặng vừa kích thích phát triển du lịch, quảng bá cho du lịch Việt Nam vừa tạo cơ hội thu hút đầu tư.
“Lễ hội tắm bùn Bình Châu”: Lễ hội tổ chức ở khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu, bắt đầu kéo dài khoảng 1 tuần trong mùa du lịch, sẽ thu hút được sự chú ý của đông đảo người dân cũng như nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Những hoạt động chính trong lễ hội tắm bùn ở Bình Châu gồm có: thi đấu vật trên bùn, chạy thi trong bùn, trượt trên bùn, múa hát trong bùn và đặc biệt là cuộc thi tìm ra một "Vua bùn". Ngoài ra, du khách tham dự lễ hội này, sẽ được thoải mái tắm bùn, massages bùn, dưỡng da bằng bùn, thậm chí vật dưới bùn.
Các lễ hội phải tổ chức định kỳ, quy mô lớn, hấp dẫn để thu hút và tạo hình ảnh ghi nhớ trong lòng du khách. Ngoài ra huyện Xuyên Mộc tham gia các lễ hội Festival biển Bà Rịa – Vũng Tàu, Khai hội Văn hoá du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu được tổ chức hàng năm. Liên kết với TP. Hồ Chí Minh, TP. Vũng Tàu và các địa phương khác trong các kỳ lễ hội Du lịch, tuần lễ văn hóa ẩm thực, tuần lễ nghệ thuật, thời trang, … tại Việt Nam và nước ngoài, cuộc thi Hoa Hậu Thế Giới Quý Bà 2009 sắp tới được tổ chức tại TP. Vũng Tàu để tự giới thiệu về cuộc sống, con người và ngành du lịch huyện Xuyên Mộc.
Cần học tập kinh nghiệm của Singapore, Malaysia, Thái Lan, …. hàng năm đều có tháng bán hàng khuyến mãi được tổ chức ở quy mô tầm cỡ quốc gia, huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành kinh tế, văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước nói chung và huyện nói riêng. Có sự phối hợp giữa hai ngành Du lịch và Thương mại tạo ra các chương trình bán hàng theo mùa thu hút khách đến mua sắm với giá khuyến mãi, tổ chức các chương trình biểu diễn thời trang, nghệ thuật đương đại nhằm thu hút khách.
3.4.7. Tăng cường KHKT và CNHĐ trong hoạt động du lịch
Cần hợp tác với các chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn, các Viện nghiên cứu chuyên ngành. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ
bản và ứng dụng khoa học công nghệ du lịch tiên tiến phục vụ phát triển du lịch bền vững.
3.4.7.1. Xây dựng Website du lịch huyện Xuyên Mộc
Giới thiệu tổng quan, các tiềm năng du lịch, các khu du lịch, các địa chỉ du lịch tin cậy trên địa bàn huyện, các sản phẩm du lịch độc đáo của huyện, các tuyến du lịch đặc sắc, giới thiệu tour liên kết trong và ngoài tỉnh, trong nước và quốc tế, định hướng phát triển du lịch, các chương trình dự án đầu tư, các kinh nghiệm khi đi du lịch, các tin tức về kinh tế, văn hóa, du lịch, giải trí, … . Du khách tham khảo thông tin và đặt chỗ trên mạng rất tiện lợi. Cần cập nhật thông tin thường xuyên, in địa chỉ Wesite vào bản đồ du lịch, sổ tay du lịch, … để du khách biết vào mạng xem.
3.4.7.2. Nối mạng
Với các Sở, ban ngành, các khu du lịch, doanh nghiệp du lịch cần nắm tình hình kinh doanh, cập nhật thông tin của doanh nghiệp, theo dõi quy mô phát triển lượng khách, hướng phát triển thị trường.
Khai thác và giới thiệu trên các website Vietnamtourism, Saigontourist,Vietnam Airlines, ….
Đẩy mạnh cung cấp thông tin du lịch, đặt tour du lịch trên mạng (e-tour)
KẾT LUẬN
1. Du lịch là một dạng hoạt động của con người có liên quan đến việc di chuyển chỗ ở đến một nơi khác trong một khoảng thời gian ngắn để thoả mãn việc nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu, khám phá. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, nhu cầu du lịch tiếp tục phát triển nhanh trong thời gian tới.
2. TCLT du lịch hợp lí có vai trò quan trọng giúp cho ta có thể khai thác hiệu quả hơn những tiềm năng sẵn có, biến những tiềm năng đó thành sản phẩm du lịch đặc trưng. TCLT du lịch chịu ảnh hưởng của hàng loạt các yếu tố khác nhau như tài nguyên du lịch, vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, dân cư, điều kiện sống, thời gian rỗi rãi, trong đó ảnh hưởng mạnh nhất là TNDL.
3. Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá điểm, cụm, tuyến du lịch của TS. Nguyễn Thị Mùi, luận văn kết luận huyện Xuyên Mộc là địa bàn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. TNDL độc đáo, đặc biệt là TNDL tự nhiên. TNDL có giá trị hơn cả là suối khoáng nóng Bình Châu, các bãi biển đẹp, hệ sinh thái rừng, di tích lịch sử Tàu không số. Đặc biệt điểm du lịch nghỉ dưỡng phức hợp Hồ Tràm sẽ mở ra triển vọng mới cho ngành du lịch huyện, tỉnh và Việt Nam. CSHT, CSVCKT đã và đang được hiện đại hóa với tốc độ cao hơn mặt bằng chung cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành.
4.TCLTDL ở huyện Xuyên Mộc đã bước đầu được hình thành với các điểm, cụm, tuyến du lịch. Có những điểm đang hoạt động có doanh thu, có điểm hoạt động chưa có doanh thu, có điểm là tiềm năng. Huyện có 01 khu du lịch sinh thái đang được khai thác và một số tuyến du lịch đang hoạt động nhưng hiệu quả khai thác chưa cao. Do sản phẩm du lịch chưa hấp dẫn, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật chưa được đầu tư đồng bộ, chất lượng lao động trong ngành du lịch chưa cao, lao động chủ yếu chưa qua đào tạo.
5. Để khai thác tốt tiềm năng, Xuyên Mộc phải có những định hướng về tổ chức hoạt động du lịch. Phát triển nhanh ngành du lịch trong chiến lược CNH – HĐH của huyện. Có những định hướng về tổ chức kinh doanh, khuyến khích và