Cơ Sở Khoa Học Của Việc Xác Định Tuyến, Điểm Du Lịch Việt Nam, Luận Án Pts Khoa Học Địa Lí- Địa Chất, Đhsp Hà Nội


tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch với những cơ chế bình đẳng với mọi doanh nghiệp. Phải có những định hướng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh và tăng hiệu quả kinh doanh du lịch. Có những định hướng về thị trường, về đầu tư để phát triển du lịch bền vững. Định hướng chung để TCLTDL ở Xuyên Mộc theo 3 hướng chính: hướng Tây, hướng Đông và hướng Nam. Các sản phẩm du lịch chủ yếu ở Xuyên Mộc là: Du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch vui chơi, giải trí có thưởng, du lịch nghiên cứu. Trên cơ sở những định hướng chung đó, luận văn cũng đã đề ra các giải pháp để phát triển du lịch. Các giải pháp để phát triển du lịch ở Xuyên Mộc là các giải pháp về quy hoạch du lịch, các giải pháp về vốn và đầu tư, các giải pháp về nguồn nhân lực, các giải pháp về tổ chức và quản lí du lịch, các giải pháp để tạo ra môi trường du lịch... Quy hoạch du lịch phải hợp lý để vừa khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường.. Phải phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn lao động ở Xuyên Mộc. Tăng cường công tác giáo dục cộng đồng để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch… các giải pháp đó cần phải được thực hiện đồng bộ thì mới đạt hiệu quả cao.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

1. Lê Huy Bá (2004), Du lịch sinh thái, Thành phố Hồ Chí Minh

2. Ban chấp hành Đảng Bộ huyện Xuyên Mộc, Lịch sử Đảng Bộ huyện Xuyên Mộc

3. Lê Trọng Bình (2007), Thực trạng và định hướng tổ chức lãnh thổ Du lịch Việt Nam. Kỉ yếu Hội thảo khoa học: “Tổ chức lãnh thổ KTXH - nghệ thuật đảm bảo đất nước phát triển thành công trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Viện Chiến lược phát triển - Bộ KH & ĐT, Hà Nội, 2 / 2007, tr. 59 - 75. 1930-2005.

4. Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông (1995), “Một số vấn đề về phương pháp luận và phương pháp quy hoạch du lịch”, T/C Du lịch và Phát triển số 1 tr. 34

5. Công ty du lịch dịch vụ dầu khí Việt Nam (2004), Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đề tài nghiên cứu khoa học.

6. Cơ sở khoa học của việc xác định tuyến, điểm du lịch Việt Nam, Luận án PTS khoa học Địa lí- địa chất, ĐHSP Hà Nội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

7. Phạm Xuân Hậu, Trần Văn Thành (2000), Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch, Bộ giáo dục và đào tạo-Trường ĐHSP.

8. Phạm Xuân Hậu (2000), "Du lịch sinh thái ở Việt Nam - Tiềm năng và triển vọng", Hội thảo khoa học Địa lý KTXH - Lý luận và thực tiễn, thành phố Hồ Chí Minh trang 152-163.

Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - 16

9. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiến (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Hồng (2009), Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu-Phước Bửu ( tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu), Luận văn thạc sĩ, ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh.

11. Trần Việt Liễn & nnk (1993), Khí hậu với vấn đề tổ chức lao động nghỉ ngơi và du lịch trên lãnh thổ Việt Nam, Đề tài khoa học, Tổng cục Khí tượng Thủy Văn Hà Nội.

12. Luật Du lịch Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.


13. Nguyễn Thị Mùi (2010), Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Sơn La, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội

14. GS.TS. Lê Hữu Nghĩa, PGS. TS.Trần Khắc Việt, PGS.TS. Lê Ngọc Tòng (Đồng chủ biên)(2007), Xu hướng toàn cầu hóa trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB chính trị quốc gia.

15. Phân viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn Miền Nam-Viện kiến trúc, Qui hoạch đô thị Nông thôn-Bộ xây dựng, Qui hoạch phát triển du lịch huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đến năm 2015 và định hướng đến 2020.

16. Phòng văn hóa thể thao và du lịch huyện Xuyên Mộc (5/2012), Các dự án đầu tư du lịch trong huyện.

17. Phòng văn hóa thể thao và du lịch huyện Xuyên Mộc, Báo cáo tình hình hoạt động du lịch từ năm 2002 đến năm 2010

18. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Bà Rịa-Vũng Tàu (2005), Một số định hướng cơ bản phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 1995-2010.

19. Nguyễn Thám, Nguyễn Hoàng Sơn, Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế, Tạp chí khoa học số 29 (7/2011), ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.

20. Nguyễn Minh Tuệ (1993), “Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nhân văn phục vụ mục đích du lịch biển Việt Nam”, Đề tài nhánh KT 03-18, Hà Nội.

21. Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Vũ Tuấn Cảnh, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng (1997), Địa lý du lịch, NXB TP Hồ Chí Minh.

22. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Lê Thông, Vũ Đình Hòa, Lê Mỹ Dung, Nguyễn Trọng Đức, Lê Văn Tin, Trần Ngọc Điệp (2011), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam.

23. Nguyễn Văn Tuấn (2010), Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực Hội nhập quốc tế, Kỷ yếu hội thảo quốc gia phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực chủ động hội nhập quốc tế.


24. UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (2010), Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2009), Bà Rịa-Vũng Tàu.

25. Nguyễn Khanh Vân (2006), Giáo trình cơ sở sinh khí hậu, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

26. Viện chiến lược và phát triển du lịch (2010), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam từ 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030.

27. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Hà Nội (1994), Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam 1995 – 2010.

28. Bùi Thị Hải Yến (2010), Quy hoạch du lịch, NXB Giáo dục Việt Nam.

29. Bùi Thị Hải Yến (2011), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam

30. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên), Phạm Hồng Long (2009), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục Việt Nam.



PHỤ LỤC 1‌

PHỤ LỤC

HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÁC HT TCLT DU LỊCH CẤP HUYỆN

(TS. Nguyễn Thị Mùi [13])

1. Hệ thống tiêu chí đánh giá điểm, khu du lịch

1.1.Vị trí của điểm du lịch

Vị trí của điểm du lịch là tiêu chí quan trọng trong việc thu hút du khách. Tiêu chí này được đánh giá bằng: khoảng cách từ điểm du lịch đó đến TP Sơn La, là nơi được coi là trung tâm tập kết khách từ các nơi khác đến, đồng thời là đầu mối thực hiện các tour du lịch của tỉnh, thời gian đi đường và thời gian có thể hoạt động tại điểm du lịch đó. Có thể xác định bằng 4 mức độ: rất thuận lợi, khá thuận lợi, bình thường và không thuận lợi.

Rất thuận lợi: Có khoảng cách từ 10 đến 100 km, thời gian đi đường dưới 4 giờ, có thể hoạt động du lịch được từ 8 tháng trong năm trở lên.

Khá thuận lợi: Có khoảng cách từ 100 đến 150 km, thời gian đi đường từ 4 đến 6 giờ, có thể hoạt động du lịch được từ 6 đến 8 tháng/ năm.

Thuận lợi trung bình: Có khoảng cách từ 150 đến 300 km, thời gian đi đường từ 6 đến 8 giờ, có thể hoạt động du lịch được từ 4 đến 6 tháng/năm.

Không thuận lợi: Có khoảng cách trên 300 km, thời gian đi đường trên 8 giờ, có thể hoạt động du lịch được dưới 4 tháng/ năm.

1.2.Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch

“TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử, văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng được nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [26].

Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên điểm du lịch. Sự hấp dẫn là yếu tố có tính tổng hợp được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, địa hình, khí hậu và những nét độc đáo khác của điểm du lịch có thể


đáp ứng được nhiều loại hình du lịch. Tiêu chí này được chia thành 4 cấp: rất hấp dẫn, khá hấp dẫn, hấp dẫn trung bình và kém hấp dẫn.

Rất hấp dẫn: Điểm du lịch có phong cảnh đẹp và đa dạng hoặc có hiện tượng, di tích lịch sử đặc biệt, đáp ứng được trên 4 loại hình du lịch.

Khá hấp dẫn: Điểm du lịch có phong cảnh khá đẹp, đa dạng hoặc có hiện tượng, di tích lịch sử đặc biệt, có thể đáp ứng được từ 3 đến 4 loại hình du lịch.

Hấp dẫn trung bình: Điểm du lịch có phong cảnh tương đối đẹp hoặc có hiện tượng, di tích lịch sử, có thể đáp ứng được 2 loại hình du lịch.

Kém hấp dẫn: Điểm du lịch có phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng, di tích lịch sử có thể đáp ứng được 1 loại hình du lịch.kĩ thuật phục vụ du lịch

1.3. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch

Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch bao gồm mạng lưới đường giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện và cấp thoát nước. Cơ sở vật chất kĩ thuật (CSVCKT) phục vụ du lịch bao gồm hệ thống nhà hàng, khách sạn, các cơ sở lưu trú, khu vui chơi, giải trí, thể thao, khu dưỡng bệnh...

Tài nguyên là yếu tố cơ sở để tạo nên điểm du lịch. Cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sở vật chất kĩ thuật tạo điều kiện biến những tiềm năng thành hiện thực.

CSHT đóng vai trò to lớn đối với việc hình thành và phát triển các điểm, cụm du lịch. Trong CSHT yếu tố quan trọng hàng đầu là mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải.

Du lịch gắn liền với việc di chuyển, việc rời nơi cư trú thường xuyên của mình trên một khoảng cách nhất định. Có TNDL hấp dẫn nhưng chưa có khả năng khai thác nếu thiếu hệ thống giao thông. Chỉ có giao thông vận tải thuận tiện, du lịch mới có thể phát triển được, các điểm, cụm, tuyến du lịch mới nhanh chóng được hình thành.

Tuy nhiên, muốn đạt doanh thu du lịch cao, hiệu quả lớn, muốn lưu giữ được khách du lịch ở lại lâu hơn thì hệ thống CSVCKT cũng có ý nghĩa rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác tài nguyên và phục vụ khách du lịch.


Các hệ thống khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, nơi vui chơi, giải trí... phải đáp ứng được nhu cầu du khách. Việc đánh giá CSHT và CSVCKT dựa trên những tiêu chí chủ yếu là:

- Mức độ thuận tiện trong đi lại của khách du lịch;

- Mức độ thuận lợi về thời gian đi lại trong năm;

- Khả năng chứa khách du lịch của các cơ sở lưu trú;

- Mức độ đảm bảo tiện nghi cho việc nghỉ ngơi của khách du lịch (chất lượng của các cơ sở lưu trú);

Tiêu chí này cũng được phân thành 4 cấp: tốt, khá, trung bình và yếu.

Tốt: Có mạng lưới đường giao thông thuận tiện, có thể đi lại ở tất cả các tháng trong năm, có hệ thống khách sạn đáp ứng được trên 500 người/ngày, có khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao trở lên.

Khá tốt: Có mạng lưới giao thông khá thuận lợi, có thể đi lại thuận tiện 8 tháng trong năm, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng được từ 300 đến dưới 500 người/ngày, có khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao.

Trung bình: Có mạng lưới giao thông tương đối thuận lợi, có thể đi lại thuận tiện 6 tháng trong năm, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng được từ 100 đến 300 người, có khách sạn đạt yêu cầu.

Yếu: Có mạng lưới giao thông không thuận lợi, chỉ có thể hoạt động được trong các tháng mùa khô, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng được dưới 100 người, không có khách sạn, chỉ có hệ thống nhà nghỉ đạt yêu cầu.

1.4. Sự kết hợp đồng bộ giữa TNDL và cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng

Nếu như TNDL là một trong những yếu tố cơ sở tạo nên vùng du lịch thì cơ sở hạ tầng, CSVCKT tạo điều kiện biến những tiềm năng của TNDL thành hiện thực.Giữa hai tiêu chí này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu không có CSHT, CSVCKT phục vụ du lịch thì TNDL vẫn mãi mãi chỉ dưới dạng tiềm năng. Ngược lại, nếu thiếu tài nguyên thì sẽ không có sức hấp dẫn du lịch, không có hoạt động du lịch và không có CSVCKT phục vụ du lịch. Vì vậy, sự


kết hợp đồng bộ hai yếu tố này là một tiêu chí được đưa ra xem xét đánh giá mức độ thuận lợi của các điểm du lịch.

Tiêu chí này được phân thành 4 cấp: kết hợp tốt, khá, trung bình và yếu.

Kết hợp tốt: Điểm du lịch có TNDL hấp dẫn, có mạng lưới GTVT thuận lợi, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng cho trên 1000 người/ ngày.

Kết hợp khá tốt: Điểm du lịch có TNDL khá hấp dẫn, mạng lưới GTVT thuận lợi, có hệ thống nhà nghỉ đáp ứng được từ 500 đến 1000 người/ngày.

Kết hợp trung bình: Điểm du lịch có TNDL tương đối hấp dẫn, có mạng lưới giao thông vận tải khá thuận lợi, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng được từ 300 đến 500 người/ngày.

Kết hợp yếu: Điểm du lịch có TNDL, nhưng thiếu cơ sở hạ tầng, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng được dưới 200 người/ngày hoặc giao thông không thuận lợi, chỉ hoạt động được dưới 4 tháng/năm.

1.5. Số lượng khách tham quan du lịch

Số lượng khách là tiêu chí phản ánh hiệu quả cụ thể của các điểm du lịch. Số lượng khách càng đông, doanh thu du lịch càng lớn. Doanh thu du lịch là tiêu chí đánh giá tổng hợp các tiêu chí trên. Điểm du lịch nào có vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên du lịch hấp dẫn, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển mạnh thì doanh thu du lịch lớn hơn. Đây là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá mức độ khai thác của các điểm du lịch. Tiêu chí này cũng được phân thành 4 cấp:

Điểm du lịch có số lượng khách đông có trên 200 người/ngày.

Điểm du lịch có số lượng khách khá đông có từ 100 đến dưới 200 người/ngày Điểm du lịch có số lượng khách trung bình có từ 50 đến dưới 100 người/ngày Điểm du lịch có số lượng khách ít có dưới 50 người/ngày

1.6.Xác định điểm cho các tiêu chí lựa chọn

Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 4 bậc, bậc 1 rất thuận lợi được 4 điểm, khá thuận lợi 3 điểm, thuận lợi trung bình 2 điểm, không thuận lợi 1 điểm. Các tiêu chí khác cũng được đánh giá theo cấp bậc 4,3,2,1. Chỉ tiêu phân hạng các yếu tố này chủ yếu được vận dụng từ các nghiên cứu trước đây do đã có sự thống nhất cao

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2023