Thực Trạng Tổ Chức Hệ Thống Kế Toán Trách Nhiệm Ở


- Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được sử dụng, lắp đặt vào công trình.

- Quy trình kiểm tra, giám sát thi công xây dựng, giám sát chế tạo và lắp đặt thiết bị; xác định công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng cần nghiệm thu; các quy định về căn cứ nghiệm thu, thành phần tham gia nghiệm thu, biểu mẫu các biên bản nghiệm thu.

- Biện pháp đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ trong thi công xây dựng.

- Quy trình lập và quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình thi công xây dựng; hình thức và nội dung nhật ký thi công xây dựng công trình; các biểu mẫu kiểm tra; quy trình và hình thức báo cáo nội bộ, báo cáo chủ đầu tư; trình tự, thủ tục phát hành và xử lý các văn bản thông báo ý kiến của các bên và quy trình giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công xây dựng.

- Thỏa thuận về ngôn ngữ thể hiện tại các văn bản, tài liệu, hồ sơ có liên quan trong thi công xây dựng. Khi chủ đầu tư hoặc nhà thầu là người nước ngoài thì ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản, tài liệu, hồ sơ là tiếng Việt Nam và tiếng Anh.

- Các nội dung khác có liên quan theo quy định của hợp đồng thi công xây

dựng.

2.1.2.2. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng

Những đặc điểm của sản phẩm xây dựng có ảnh hưởng lớn đến phương thức sản xuất và quản lý kinh tế trong ngành xây dựng. Sản phẩm xây dựng với tư cách là công trình hoàn chỉnh thường có các đặc điểm sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

- Sản phẩm xây dựng thường có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính chất đơn chiếc, thời gian xây dựng dài nên không thể chờ cho đến khi xây dựng xong mới tính toán kết quả và thanh toán được mà phải tiến hành hàng tháng, quý, năm. Điều đó đòi hỏi phải có giá trị dự toán cho từng doanh nghiệp khối lượng xây lắp để có thể hạch toán chi phí và tính toán kết quả lãi (lỗ) cho bất kỳ khối lượng công tác xây lắp nào được thực hiện trong kỳ.


Tổ chức kế toán trách nhiệm trong các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải - 10

- Sản phẩm xây dựng cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện cần thiết cho sản xuất như các loại xe máy, thiết bị, nhân công... phải di chuyển theo địa điểm thi công, điều này làm cho sản xuất xây dựng có tính lưu động cao và thiếu tính ổn định. Mặt khác, việc xây dựng còn chịu tác động của địa chất công trình và điều kiện thời tiết, khí hậu của địa phương... cho nên công tác quản lý và sử dụng tài sản, vật tư cho công trình rất phức tạp và đòi hỏi phải có mức giá cho từng loại công tác, từng vùng lãnh thổ.

- Sản phẩm xây dựng thường có kích thước và chi phí lớn, thời gian kiến tạo và sử dụng lâu dài do vậy những sai lầm về xây dựng có thể gây nên các lãng phí lớn, tổn hại lâu dài và khó sữa chữa.

2.1.2.3. Đặc điểm và yêu cầu quản lý chi phí xây lắp

2.1.2.3.1. Đặc điểm chi phí xây lắp

Chi phí xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cần thiết để xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình mà doanh nghiệp xây lắp đã chi ra trong một kỳ nhất định (quý, năm).

Do đặc điểm của quá trình sản xuất và đặc điểm của sản phẩm xây lắp nên mỗi công trình có chi phí xây lắp riêng, được xác định theo quy mô, đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của quá trình xây dựng.

Chi phí xây lắp công trình được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước phù hợp với những yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ.

2.1.2.3.2. Yêu cầu quản lý chi phí xây lắp

Để quản lý chi phí xây lắp theo từng nội dung, đối tượng cụ thể, phải tiến hành phân loại chi phí một cách khoa học, thống nhất theo những tiêu chuẩn nhất định.

Phân loại chi phí xây lắp một cách khoa học và hợp lý là yêu cầu quan trọng trong công tác quản lý chi phí xây lắp. Tùy theo yêu cầu của công tác quản lý mà có nhiều cách phân loại khác nhau. Thực tế hiện nay, công tác kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam chủ yếu chú trọng đến kế toán tài chính nên


việc phân loại chi phí chủ yếu theo tính chất kinh kế và theo mục đích, công dụng của chi phí. Vì vậy, cần phải phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí để có thể phục vụ cho công tác tổ chức hệ thống kế toán quản trị nói chung, kế toán trách nhiệm nói riêng tại các doanh nghiệp.

Trên đây là những đặc điểm về xây dựng và tổ chức hoạt động xây dựng có

ảnh hưởng, chi phối đến công tác tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm.


2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM Ở

CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI.

2.2.1. Đối tượng và phạm vi khảo sát

Để tìm hiểu và làm sáng tỏ

thực trạng tổ

chức hệ

thống kế

toán trách

nhiệm ở các tổng công ty xây dựng trong thời gian qua để từ đó nhận diện được những nguyên nhân, ảnh hưởng cũng như sự cần thiết phải tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm cho các tổng công ty xây dựng trong thời gian đến, luận án đã tiến hành khảo sát thực tế về kế toán trách nhiệm đang được áp dụng trong các tổng công ty xây dựng. Đối tượng cụ thể mà tác giả tiến hành liên hệ để khảo sát lấy ý kiến đó là các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán và các cấp quản lý trong tổng công ty từ Hội đồng thành viên, Tổng (phó) tổng giám đốc, ban giám đốc các công ty thành viên, các trưởng, phó phòng kế toán; các đội trưởng, tổ trưởng tổ thi công các công trình xây dựng.

Phạm vi khảo sát là các Tổng công ty xây dựng trực thuộc Bộ giao thông vận tải quản lý.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Dựa vào đối tượng và phạm vi khảo sát, nội dung luận án tập trung khảo sát việc áp dụng kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng. Cụ thể là tập trung khảo sát về:

- Công tác xây dựng tầm nhìn chiến lược của các tổng công ty;

- Công tác tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý;

- Hệ thống các báo cáo và các công cụ được sử dụng để đánh giá trách

nhiệm quản lý;


- Yêu cầu cấp thiết của xu thế hội nhập, phát triển bền vững đối với các doanh nghiệp xây lắp.

2.2.3. Phương pháp khảo sát

Để tìm hiểu và làm sáng tỏ

thực trạng tổ

chức hệ

thống kế

toán trách

nhiệm ở các tổng công ty xây dựng trong thời gian qua, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Trong phương pháp này, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (Qualitative approach) mà cụ thể là phương pháp tình huống (case study research) làm phương pháp nghiên cứu chính; sử dụng phương pháp định lượng hỗ trợ thêm để làm sáng tỏ thêm vấn đề cần nghiên cứu. Đây chính là dạng thiết kế hỗn hợp gắn kết.

Trong phương pháp tình huống (case study research), công cụ tác giả lựa chọn sử dụng để thu thập dữ liệu đó chính là quan sát (observation) và khảo sát, phỏng vấn sâu. Vì vậy, tác giả đã tiến hành quan sát việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng kết hợp với khảo sát, phỏng vấn sâu các cấp có trách nhiệm (đặc biệt là các trưởng, phó phòng kế toán), các chuyên gia, nhà khoa học để thu thập và phân tích dữ liệu. Ngoài phương pháp chủ đạo nêu trên, luận án còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, … để tìm hiểu và trình bày thực trạng.

Cụ thể, tác giả nghiên cứu, ghi chép tại các tổng công ty xây dựng về các thông tin quá trình hoạt động và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận với vai trò là người quan sát hoàn toàn (The complete observer). Bên cạnh đó, tác giả tiến hành khảo sát, phỏng vấn sâu các chuyên gia, nhà khoa học và các cấp quản lý về tình hình xây dựng tầm nhìn chiến lược các tổng công ty, tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý, hệ thống các báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý hiện hành, các công cụ được sử dụng để đánh giá trách nhiệm quản lý cũng như nghiên cứu hành vi về vận dụng hệ thống kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng. Phương pháp lấy mẫu được chọn là phương pháp phi xác suất. Số liệu sử dụng cho việc tìm hiểu thực tế trên cơ sở quan sát là:

Sliu thcp: tác giả trực tiếp tìm hiểu và nghiên cứu trên cơ sở quan sát các Nghị định của chính phủ, các Quyết định của Bộ Tài chính, Bộ xây dựng,


các Quy chế, Điều lệ tổ chức của các tổng công ty xây dựng, các báo cáo của các công ty xây dựng, các sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu về kế toán trách nhiệm trong và ngoài nước…

Sliu sơ cp: tác giả trực tiếp quan sát tuyên bố sứ mệnh, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, hệ thống các báo cáo nội bộ hiện đang được sử dụng tại các Tổng công ty xây dựng. Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát để lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học, các cấp lãnh đạo về hình hình vận dụng kế toán trách nhiệm tại các tổng công ty xây dựng.

Ngoài ra, tác giả còn quan sát, tham khảo các bài báo; các nhận định, đánh

giá của các chuyên gia, nhà khoa học, … về chất lượng công trình xây dựng,

những rào cản trong quá trình thi công xây dựng; thái độ của người dân, của xã hội liên quan đến hoạt động xây dựng và yêu cầu của xu thế hội nhập, phát triển bền vững hiện nay.

Việc đánh giá tình hình vận dụng kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng đòi hỏi đối tượng khảo sát am tường hệ thống kế toán trách nhiệm, đặc thù của doanh nghiệp xây dựng, của mô hình tổng công ty. Do đó, luận án sử dụng phương pháp định tính thông qua phỏng vấn sâu các chuyên gia, nhà khoa

học, nhà lãnh đạo các cấp để

có những quan điểm chuẩn xác. Tác giả

chọn

phương pháp định tính (qualitative method) để có điều kiện đánh giá cụ thể tình hình vận dụng kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải quản lý trong thời gian qua đã được thực hiện như thế nào? Những hạn chế và nguyên nhân? Từ đó gợi mở vấn đề tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm cho các doanh nghiệp ngành xây dựng nói chung và các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải quản lý nói riêng có những điểm đặc thù gì ? cần phải giải quyết như thế nào để phù hợp các yêu cầu tăng cao chất lượng và hiệu quả về mặt kinh tế - môi trường - xã hội trong xu thế hội nhập, phát triển bền vững; yêu cầu đặt ra cho việc đánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm trong tổng công ty xây dựng như thế nào? Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm trên cả phương diện định tính và định lượng là các chỉ tiêu gì ?...


Vì vậy, luận án đã thiết kế bảng khảo sát gồm 32 câu hỏi cụ thể (Phụ lục):

1. Tầm nhìn chiến lược (6 câu hỏi)

2. Tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý (7 câu hỏi)

3. Hệ thống các báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý (7 câu hỏi)

4. Công cụ để đánh giá trách nhiệm quản lý (5 câu hỏi)

5. Nghiên cứu hành vi (7 câu hỏi)

Bảng khảo sát sử dụng thang đo Likert với thang điểm từ 1 đến 5 để phân tích và đánh giá dữ liệu. Tất cả các câu hỏi khảo sát được bắt đầu bằng khẳng định (Rất – tốt) và giảm dần mức độ (đạt – không). Luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả (Descriptive Statistics) để xác định mức bình quân và độ lệch chuẩn của các đối tượng khảo sát. Đồng thời, luận án sử dụng phương pháp độ lệch chuẩn sai biệt nhỏ nhất (Least Std Deviation) trong kiểm định “sau” (Post-Hoc test) nhằm đánh giá mức độ khác biệt trung bình giữa các nhóm khảo sát.

Quy trình khảo sát trãi qua 2 bước:

Bước 1: Trao đổi, khảo sát với các chuyên gia, nhà khoa học, các cấp lãnh đạo dựa trên các câu hỏi đã được thiết kế ở bảng câu hỏi.

Bước 2: Sau khi tổng hợp kết quả, tác giả trao đổi sâu hơn với các chuyên gia, nhà khoa học, các cấp lãnh đạo (đặc biệt là các trưởng, phó phòng kế toán)về những nội dung xoay quanh các vấn đề trên, đặc biệt là nhận diện sự cần thiết phải tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng trong thời gian đến.

2.2.4. Kết quả khảo sát

2.2.4.1. Đánh giá chung

Ở Việt Nam hiện nay, kế toán quản trị là một lĩnh vực tương đối mới mẻ. Phần lớn các doanh nghiệp tuy không còn xa lạ với kế toán quản trị nhưng vẫn hay nhầm lẫn kế toán quản trị với kế toán chi phí. Thực tế ở nước ta, việc sử dụng các thông tin do kế toán cung cấp cho quản trị doanh nghiệp còn hạn chế. Mọi tập trung vẫn dồn vào “chế biến” số liệu để có được báo cáo tài chính tốt. Điều này dễ dàng nhận thấy qua công tác tổ chức bộ máy kế toán tại các công ty trong nước. Hầu hết các công ty tổ chức bộ máy kế toán chỉ có các phần hành kế


toán phục vụ cho kế toán tài chính là chủ yếu. Kế toán quản trị ở nước ta hiện nay vẫn chưa được quan tâm đầy đủ tương xứng với vị trí và vai trò của nó trong quản trị doanh nghiệp.

Đối với các tổng công ty xây dựng, việc áp dụng kế toán quản trị nói chung, kế toán trách nhiệm nói riêng còn rất nhiều hạn chế, không nằm ngoài xu hướng chung của toàn xã hội. Vai trò kế toán quản trị trong các tổng công ty xây dựng có thể nói là rất mờ nhạt.

2.2.4.2. Tình hình vận dụng kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng theo đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học

Để đánh giá một cách tổng quát tình hình vận dụng kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng dưới góc nhìn của các chuyên gia, nhà khoa học, luận án đã tiến hành khảo sát thực tế để lấy ý kiến 9 chuyên gia, nhà khoa học. Cụ thể:

- Ba nhà khoa học có thâm niên công tác giảng dạy kế toán quản trị trong nhiều năm (tối thiểu trên 10 năm).

- Ba chuyên gia kiểm toán (thâm niên công tác tối thiểu trên 10 năm). Trong đó có 1 kiểm toán viên nguyên là Phó phòng tài chính phụ trách công tác kế toán của một Tổng công ty xây dựng.

- Ba chuyên gia làm thực tế về kế toán (thâm niên công tác tối thiểu trên 10

năm). Trong đó, 1 đang là kế toán trưởng của một Tổng công ty và 2 kế toán

trưởng của 2 công ty liên quan đến xây dựng.

Như đã trình bày ở trên, luận án sử dụng phần mềm thống kê SPSS để xử lý số liệu từ các bảng khảo sát sử dụng thang đo Likert với thang điểm từ 1 đến 5. Tất cả các câu hỏi khảo sát được bắt đầu bằng khẳng định (Rất – tốt) và giảm dần mức độ (đạt – không). Nếu không có ý kiến gì khác đối với các câu hỏi gợi

mở thì đánh vào mức 5. Luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả

(Descriptive Statistics) để xác định mức bình quân của đối tượng khảo sát. quả khảo sát cụ thể được trình bày ở Phlc 6

2.2.4.2.1. Tầm nhìn chiến lược

Kết


Qua kết quả khảo sát ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia về tầm nhìn chiến lược, ta có thể rút ra được một số nhận xét tổng quát như sau:

- Câu hỏi đặt ra là Tng công ty phi xác đnh smnh rò ràng thì kết quả khảo sát cho giá trị trung bình theo thang đo Likert là 1,22/5 có nghĩa là rất đồng ý với nhận định đó.

- Câu hỏi đặt ra là Tng công ty phi xây dng mc tiêu chiến lược cthể thì kết quả khảo sát cho giá trị trung bình theo thang đo Likert là 1,56/5 có nghĩa là rất đồng ý với nhận định đó.

- Câu hỏi đặt ra là Kế hoch chiến lược phi mang tính khthi và phân bngun lc hp lý thì kết quả khảo sát cho giá trị trung bình theo thang đo Likert là 2/5 có nghĩa là đồng ý với nhận định đó.

- Câu hỏi đặt ra là Kế hoch chiến lược phi được xây dng da trên nhu cu khách hàng thì kết quả khảo sát cho giá trị trung bình theo thang đo Likert là 2,1/5 có nghĩa là đồng ý với nhận định đó.

- Câu hỏi đặt ra là Kế hoch chiến lược phi được rà soát đnh kỳ thì kết quả khảo sát cho giá trị trung bình theo thang đo Likert là 2,1/5 có nghĩa là đồng ý với nhận định đó.

- Không có ý kiến nào khác

Như vậy, nhìn chung các nhà khoa học, các chuyên gia gần như có chung một nhận định là công tác xây dựng tầm nhìn chiến lược rất quan trọng và các tổng công ty cần phải xác định sứ mệnh rò ràng, xây dựng mục tiêu chiến lược cụ thể, kế hoạch chiến lược phải mang tính khả thi cao, phân bổ nguồn lực hợp lý, dựa trên nhu cầu khách hàng và định kỳ phải được rà soát.

2.2.4.2.2. Tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý

Qua kết quả khảo sát ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia về tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý, ta có thể rút ra được một số nhận xét tổng quát như sau:

- Câu hỏi đặt ra là Tng công ty hin nay được tchc theo mô hình công ty m-con thì kết quả khảo sát cho giá trị trung bình theo thang đo Likert là 1,67/5 có nghĩa là rất đồng ý với nhận định đó.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2022