Hình 1-8: Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh ở các tổng công ty xây dựng
Để phục vụ tốt cho công tác quản lý, các đơn vị trực thuộc tổng công ty xây dựng có chức năng xây lắp thường tổ chức theo mô hình sau:
CÔNG TY
Xí nghiệp
xây dựng
Xí nghiệp
xây dựng
Xí nghiệp
xây dựng
Đội
xây dựng
Đội xây
dựng
Đội xây
dựng
Đội xây
dựng
Đội xây
dựng
Đội xây
dựng
Đội xây
dựng
Hình 1-9: Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh ở các công ty xây dựng
Tổ chức quản lý có tầm quan trọng trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong tổ chức quản lý có một nội dung khá
quan trọng đó là sự phân quyền. Khi phân quyền phải xác định mối quan hệ giữa cấp trên, cấp dưới và quyền hạn của mỗi cấp. Phân quyền là cơ sở của phân cấp quản lý tài chính. Việc giao quyền cho cấp dưới luôn đi kèm theo trách nhiệm trong quản lý tài chính ứng với sự phân quyền đó. Như vậy, có thể hiểu rằng phân cấp quản lý tài chính là sự giao quyền về quản lý tài chính cho cấp dưới trong đó có quy định về quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cấp.
Nội dung của phân cấp quản lý tài chính được thể hiện qua các mặt như: phân cấp về quyền và trách nhiệm quản lý, sử dụng các tài sản; quyền và trách
nhiệm về
huy động vốn; quyền về
phân phối kết quả
hoạt động kinh doanh;
quyền và nghĩa vụ về tài chính với cấp trên, với nhà nước. Tùy theo điều kiện về quy mô và cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, về địa bàn hoạt động của các đơn vị trực thuộc mà mức độ phân cấp quản lý tài chính qua các nội dung trên ở các đơn vị cũng khác nhau. Đối với các Tổng công ty 90, 91 nói chung và các Tổng công ty xây dựng nói riêng thì phân cấp quản lý tài chính hiện nay được thực hiện dựa trên Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ. Các nội dung cụ thể được trình bày ở Chương III - Tổng công ty nhà nước. Từ quy chế này, các cơ quan chủ quản tổng công ty (các Bộ, Chính phủ) ban hành Điều lệ tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý tài chính cho các tổng công ty. Qua phân cấp quản lý tài chính làm cho hiệu quả sử dụng vốn ở từng cấp gắn với khả năng quản lý, đồng thời phản ánh được tình hình sử dụng vốn ở các cấp, các bộ phận; phát huy chủ động sáng tạo trong quản lý vốn ở các cấp trong tổng công ty.
Như vậy, qua cơ cấu tổ chức các tổng công ty như trên (gồm 4 cấp: tổng công ty, công ty thành viên, phòng ban chức năng, bộ phận trực tiếp sản xuất) kết hợp với việc phân cấp quản lý tài chính theo quy định của nhà nước Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ) ta có thể xác định có 4 loại trung tâm trách nhiệm cơ bản trong tổng công ty xây dựng. Đó là:
- Trung tâm đầu tư (tương ứng với cấp Hội đồng quản trị của tổng công
ty),
- Trung tâm lợi nhuận (tương ứng với cấp quản lý các công ty thành viên),
- Trung tâm doanh thu (các phòng kinh doanh)
- Trung tâm chi phí (tổ, đội thi công và các bộ phận chi phí ở các phòng ban chức năng).
Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện độc lập hoạt động, tự chịu trách
nhiệm thì công ty thành viên không chỉ là trung tâm lợi nhuận mà còn là trung tâm đầu tư.
Trên đây là những đặc điểm hoạt động tại các tổng công ty xây dựng. Việc tổ chức sản xuất kinh doanh, cơ cấu các đơn vị thành viên, sự phân cấp quản lý … chi phối, ảnh hưởng đến việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm nói chung cũng như hệ thống các trung tâm trách nhiệm nói riêng tại các tổng công ty xây dựng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Kế toán trách nhiệm đã xuất hiện từ những năm 50 và đã được vận dụng rất thành công trong các tập đoàn, các doanh nghiệp … trên khắp thế giới. Kế toán trách nhiệm là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
Trong chương 1, tác giả đã khái quát được những nét cơ bản về kế toán trách nhiệm và nội dung tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp; từ lược
sử, nội dung của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp cho đến những điều
kiện cần thiết để áp dụng được và có hiệu quả kế toán trách nhiệm vào hoạt động thực tiễn ở các doanh nghiệp. Ngoài ra, tác giả cũng đã trình bày một số kinh nghiệm tổ chức kế toán trách nhiệm ở các nước trên thế giới, trình bày đặc điểm mô hình tổ chức tổng công ty xây dựng và những ảnh hưởng của nó đến việc tổ chức thực hiện hệ thống kế toán trách nhiệm. Đây chính là những nội dung lý thuyết cơ bản, đặt nền tảng cho việc khảo sát thực trạng cũng như tổ chức hệ
thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp Viêt Nam nói chung và các tổng
công ty xây dựng nói riêng.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
2.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CHI PHỐI ĐẾN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
2.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam
2.1.1.1. Vai trò của doanh nghiệp xây dựng trong nền kinh tế quốc dân
Doanh nghiệp xây dựng là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân và có đủ điều kiện để thực hiện những công việc có liên quan đến quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị cho các công trình, hạng mục công trình như: Đội xây dựng, xí nghiệp xây dựng, công ty lắp máy, công ty phát triển đô thị,... Các doanh nghiệp này, tuy khác nhau về quy mô sản xuất, hình thức quản lý nhưng đều là những tổ chức hạch toán kinh tế có chức năng nhận thầu xây lắp các công trình xây dựng cơ bản.
Tùy theo hình thức sở hữu vốn mà các doanh nghiệp xây dựng có thể tồn
tại dưới hình thức doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc các công ty liên doanh. Các doanh nghiệp này nắm giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người thì xây dựng là một nhu cầu thường xuyên và ngày càng tăng cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội. Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế thì xây dựng trở thành một ngành sản xuất vật chất quan trọng phục vụ cho nền kinh tế. Để phục vụ các yêu cầu ngày càng cao thì các doanh nghiệp xây dựng đã trang bị máy móc hiện đại, phương pháp thi công tiên tiến, đội ngũ lao động lành nghề, có trình độ cao, được đào tạo chuyên sâu. Chính vì vậy hầu hết các doanh nghiệp xây dựng hiện nay đều đủ sức đảm nhận những công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp cả trong và ngoài nước.
Các doanh nghiệp xây dựng giữ một vai trò quan trọng trong việc nộp Ngân sách Nhà nước, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, góp phần giải quyết việc làm...
Đối với Việt Nam, trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, giá trị sản xuất xây dựng không ngừng tăng lên qua các năm. Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến ngành xây dựng bởi vì phát triển xây dựng là tiền đề để phát triển các ngành công nghiệp khác. Ngoài ra, hằng năm chúng ta đều thu hút một lượng vốn đầu tư nước ngoài thông qua các chương trình, dự án mà tất cả các chương trình, dự án này đều có ngành xây dựng tham gia.
Bảng 2-1: Bảng thống kê giá trị sản xuất xây dựng
BẢNG THỐNG KÊ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT XÂY DỰNG
ĐVT: Tỷ đồng
Năm 2005 | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | |
Giá trị sản xuất | 179.611,3 | 423.780,7 | 548.719,4 | 656.965,5 | 720.170,0 |
Trong đó: | |||||
- Khu vực Nhà nước | 61.401,2 | 85.652,5 | 91.843,7 | 93.165,0 | 98.918,0 |
- Khu vực ngoài NN | 110.520,5 | 320.950,7 | 437.248,2 | 540.530,4 | 596.136,0 |
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài | 7.689,6 | 17.177,5 | 19.627,5 | 23.270,1 | 25.116,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Khía Cạnh Của Mô Hình Km Star Nguồn: Theo Nirmal Pal Và Các Cộng Sự
- Mối Quan Hệ Giữa Phân Cấp Quản Lý Với Việc Hình Thành Kế Toán Trách Nhiệm Ở Doanh Nghiệp
- Số Lượng Các Công Ty Lớn, Các Tập Đoàn Lập Báo Cáo Phát Triển Bền Vững (Tính Đến T.6/2012)
- Thực Trạng Tổ Chức Hệ Thống Kế Toán Trách Nhiệm Ở
- Hệ Thống Các Báo Cáo Đánh Giá Trách Nhiệm Quản Lý
- Kết Quả Thống Kê Mô Tả Và Phân Tích Phương Sai Về Tổ Chức Bộ Máy Và Phân Cấp Quản Lý
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
(Nguồn: Niên giám thống kê 2012)
Tất cả những vấn đề nêu trên đều cho thấy rằng doanh nghiệp xây dựng giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là nền tảng cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vai trò này càng trở nên đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.
2.1.1.2. Đặc điểm mô hình quản lý của các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam
Các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam thường được tổ chức theo mô hình công ty, tổng công ty hoặc tập đoàn xây dựng. Tuy nhiên, với đặc điểm của sản phẩm xây dựng và thị trường xây dựng, các công trình xây dựng phải thi công với thời gian dài, giá trị công trình lớn, vốn thi công bị ứ đọng lâu, chủ đầu tư là người quyết định giá cả… do đó để có thể thắng thầu thì các doanh nghiệp xây lắp cần phải có nhiều vốn, nhiều mối quan hệ với các chủ đầu tư. Chính vì vậy các doanh
nghiệp xây lắp thường được tổ chức theo mô hình tổng công ty nhằm tạo ra sức mạnh. Mô hình Tổng công ty xây dựng tại Việt Nam trong những năm qua mặc dù còn rất nhiều tồn tại nhưng cũng đã có được một số thành công nhất định, bước đầu đạt được những kết quả tốt, thu hút được vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Sự hình thành và phát triển của các Tổng công ty xây dựng đã có những tác dụng tích cực như thúc đẩy tích tụ và tập trung vốn, tạo điều kiện đổi mới công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh. Ngoài ra, việc hình thành các Tổng công ty còn giúp tập trung nguồn lực để phát triển theo chiến lược chung, tăng cường sức mạnh trong việc tham gia đấu thầu, mở rộng thị trường, điều hoà vốn nhàn rỗi giữa các doanh nghiệp thành viên.
Về cơ cấu tổ chức, mô hình Tổng công ty xây dựng thường bao gồm:
1- Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc.
Đây chính là cấp đưa ra các quyết định về đầu tư cho tổng công ty.
3- Các bộ phận chức năng. Đây chính là các bộ phận giúp việc trong tổng công ty. Tùy theo sự phân công, các bộ phận này có thể đảm nhận các nhiệm vụ liên quan đến doanh thu, chi phí…
4- Các doanh nghiệp thành viên (bao gồm các doanh nghiệp hạch toán độc lập và các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc). Xét trên phương diện toàn tổng công ty thì đây chính là cấp quản lý liên quan đến lợi nhuận của tổng công ty.
5- Các xí nghiệp, đội, tổ thi công. Đây là đơn vị trực tiếp tham gia thi công các công trình xây dựng. Đây chính là cấp liên quan đến các chi phí phát sinh để tạo ra các công trình xây dựng.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động xây dựng chi phối đến tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm.
2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất
Các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam chủ yếu thực hiện các hợp đồng đã ký kết với doanh nghiệp chủ đầu tư sau khi trúng thầu hoặc được chỉ định thầu. Trong hợp đồng, hai bên sẽ thống nhất với nhau về giá trị thanh toán của công trình cùng với các điều kiện khác cho nên tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không được thể hiện rò và nghiệp vụ bàn giao công trình, hạng mục công
trình hoàn thành cho bên giao thầu chính là quá trình tiêu thụ sản phẩm xây lắp. Như vậy, doanh thu có thể kiểm soát được trong năm dựa trên số lượng các công trình, hạng mục công trình của các hợp đồng đã ký kết từ các năm trước và ký trong năm nay đã hoàn thành bàn giao đúng tiến độ trong năm nay. Đây chính là nội dung cơ bản mà trung tâm trách nhiệm về doanh thu quan tâm.
Trong ngành xây dựng, việc sản xuất ra những sản phẩm nào, tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật ra sao đã được xác định cụ thể, chi tiết trong Hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt. Doanh nghiệp xây lắp phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về kỹ thuật, chất lượng xây lắp. Như vậy, các chi phí phát sinh trong quá trình
xây dựng về cơ bản đều thuộc phạm vi có thể kiểm soát của nhà quản lý. Tuy
nhiên, do tác động của các yếu tố như lạm phát, cung cầu vật liệu … nên nhà quản lý đôi khi không thể kiểm soát được về giá cả. Đây chính là nội dung cơ bản mà trung tâm trách nhiệm về chi phí quan tâm.
Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều lực lượng hợp tác tham gia thực hiện công trình như chủ đầu tư, tư vấn đầu tư xây dựng, các doanh nghiệp nhận thầu, các tổ chức cung ứng vật tư, thiết bị…do vậy rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong tổ chức, thi công công trình. Vì vậy, trước khi thi công xây dựng, chủ đầu tư và các nhà thầu thi công xây dựng phải thống nhất các nội dung về hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư và của nhà thầu; kế hoạch và biện pháp kiểm soát chất lượng trên cơ sở chỉ dẫn kỹ thuật và các đề xuất của nhà thầu, bao gồm:
- Sơ đồ tổ chức, danh sách các bộ phận, cá nhân của chủ đầu tư và các nhà thầu chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này trong công tác quản lý chất lượng công trình.
- Mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng.
- Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng; quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật.