Iv. Sơ Lược Lịch Sử Pháp Luật Việt Nam Về Chế Độ Bảo Hiểm Thai Sản


sản. Theo công ước số 103 Điều 4 khoản 3 thì lao động nữ có quyền được tự do lựa chọn thầy thuốc và tự do lựa chọn bệnh viện công hay tư nhân. ở Việt Nam, lao động nữ cũng có quyền được trợ giúp y tế thông qua hệ thống bảo hiểm y tế nhưng hoạt động của Bảo hiểm y tế chưa hoàn toàn cho người lao

động thực hiện quyền của họ một cách triệt để. Nên chăng, ở Việt Nam cũng cần xúc tiến xem xét quy định về vấn đề này trong Luật bảo hiểm xã hội để tạo ra tính cạnh tranh trong ngành y tế nhằm phục vụ tốt hơn cho các lao động nữ. Điều đó cũng có nghĩa là tốt cho các gia đình và an toàn xã hội nói chung.

Công ước 156 được thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994 tại Giơnevơ đề cập về : “Bình đẳng cơ may và đối xử với lao động nam và nữ: những người lao động có trách nhiệm gia đình”. ë đây vấn đề gia đình không chỉ hạn hẹp trong giới hạn đối với những trường hợp thai sản hoặc đối tượng là con cái mà

®ược tính cả đến “những thành viên khác của gia đình trực tiếp của họ mà rõ ràng cần có sự chăm sóc giúp đỡ ”. Điểm tiến bộ nhất trong Công ước 156 là

Formatted: Font: .VnTime

đối tượng bảo vệ không chỉ là lao động nữ mà cả lao động nam và nữ, những người có trách nhiệm trong gia đình. Chính tư tưởng này đã góp phần giải phóng phụ nữ là yếu tố tạo ra sự nhận thức về bình đẳng giớiới. Trách nhiệm gia đình không chỉ thuộc về lao động nữ, điều đó rất cần thiết đối với việc thay

đổi tâm lí của người Việt nhưng không hoàn toàn xa lạ trong pháp luật nước ta. Nó được thể hiện trong luật Bảo hiểm xã hội Điều 31 khoản 3: “Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia Bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi”. Điều 34 luật Bảo hiểm xã hội: “ Lao động nữ sinh con hoặc người lao

động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. Trường hợp chỉ có cha tham gia Bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con”.

c


ë thời điểm này, Việt Nam cũng thể hiện nhận thức về việc chăm sóc con nhỏ không chỉ là trách nhiệm của người mẹ mà còn cả người cha. Nếu phê chuẩn công ước này và chuyển hóa đầy đủ vào hệ thống pháp luật quốc gia thì tư tưởng tiến bộ về người lao động có trách nhiệm gia đình sẽ có tác dụng tích cực trong đời sống .

Có thể thấy việc đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ ở Việt Nam đặc biệt chế độ Bảo hiểm thai sản đã gần đạt tới mặt bằng chung theo các tiêu chuẩn quốc tế. Nếu đặt điều đó trong bối cảnh kinh tế xã hội của một nước chưa phát triển mới đánh gia đúng được tính ưu việt trong chính sách lao động nữ của Việt Nam. Tuy nhiên, Nhà nước cũng nên chuẩn bị các điều kiện cần thiết sớm xem xét, phê chuẩn những Công ước phù hợp như công ước số 103, Công

ước 156 để đảm bảo tốt hơn các quyền cho lao động nữ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Chế độ bảo hiểm thai sản ở Việt Nam - 5

2. 1.3.2 Pháp luật một số nước

Chế độ Bảo hiểm thai sản được quy định trong pháp luật hầu hết cá nước trên thế giới nó tuỳ vào đặc điểm kinh tế, chính trị xã hội ở mỗi nước mà chế độ này được quy định khác nhau về thời gian nghỉ, mức trợ cấp,

điều kiện hưởng.

ở Thái Lan điều kiện được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản người lao

động phải có 7 tháng đóng góp trong15 tháng trước khi sinh. Singapo quy

định ít nhất phải có 6 tháng làm việc. Nhật Bản quy định phải có 12 tháng làm việc trước đó. Tại Philipin trợ cấp thai sản được thực hiện trong 4 lần sinh với

điều kiện lao động nữ phải đóng Bảo hiểm xã hội 3 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh .

Đối với thời gian nghỉ sinh con chế độ thai sản ở Đức quy định nghỉ thai sản 14 hoặc 18 tuần (6 tuần trước khi sinh 8 hoặc 12 tuần sau khi sinh). Liên bang Nga quy định thời gian nghỉ thai sản 16 tuần với lao động nữ lao động thể lực, 12 tuần đối với lao động nữ làm công việc văn phòng trí tuệ. Nhật Bản, Indônêxia quy định thời gian nghỉ thai sản là3 tháng, Brunêy, Malaysia,


Hàn Quốc, Đài Loan thời gian nghỉ thai sản là 8 tuần hoặc 60 ngày. [63; tr 86] Nhìn chung, pháp luật một số nước quy định các quyền lợi của người lao động khi tham gia Bảo hiểm xã hội được hưởng chế độ thai sản như thời gian nghỉ, mức hưởng tương đối tốt có lợi cho người lao động nhưng rất chú trọng trong vấn đề bảo toàn và phát triển quỹ Bảo hiểm xã hội bằng việc quy định người lao động phải tham gia đóng Bảo hiểm xã hội trong một thời gian nhất định.

Điều đó giúp Việt Nam nghiên cứu tiếp thu có quy định phù hợp bảo vệ quyền lợi của người lao động nhưng vẫn bảo toàn và phát triển tài chính. Bởi lẽ Bảo hiểm xã hội không chỉ thực hiện theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít mà còn tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động.

Xuất phát từ tầm quan trọng của chế độ Bảo hiểm thai sản mà pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam đã xây dựng một hệ thống chế độ Bảo hiểm thai sản ngày càng tiến bộ hướng tới một xã hội công dân vì mục tiêu con người.

1.4 IV. Sơ lược lịch sử pháp luật Việt Nam về chế độ Bảo hiểm thai sản

Dựa trên các tiêu chí khác nhau có thể chia lịch sử pháp luật Việt Nam về chế độ Bảo hiểm thai sản ở các giai đoạnđon khác nhau. Nhưng lấy mốc thời

điểm ban hành Bộ luật lao động Việt Nam thì chế độ Bảo hiểm thai sản ở Việt Nam được chia thành các giai đoạn sau:

1.4.1 1.Giai đoạn 1945 đến 1994

Ngay sau khi giành được độc lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

đã bắt tay ngay vào việc bảo vệ đất nước và thực hiện những chính sách xã hội phù hợp với chức năng quản lý xã hội của mình. Nhà nước đã ban hành nhiều sắc lệnh trong đó có quy định về Bảo hiểm xã hội. Chúng ta có thể tìm thấy những quy định đó trong các Sắc lệnh: Sắc lệnh 29-SL ngày 12/3/1947, Sắc lệnh 76-SL ngày 20/5/1950, Sắc lệnh 77-SL ngày22/5/1950….. ở các mức độ khác nhau quy định quyền hưởng Bảo hiểm xã hội của người lao động thông


qua các chế độ cụ thể. Tại Điều 35 Sắc lệnh 29-SL quy định: “ Công nhân đàn bà ốm đau vì có thai sản, hay ốm đau vì sinh đẻ có thể nghỉ lâu hơn thời gian trên nhưng không qúa 12 tuần lễ”. Đồng thời tại tiết thứ 7 quy định về lệ nghỉ của đàn bà đẻ và đàn bà cho con bú: “Đàn bà đẻ và thai sản được lĩnh trong thời hạn 8 tuần lễ nói ở Điều 31 được hưởng nửa số tiền công kể cả phụ cấp” và Điều 122 quy định : “ Người mẹ có thể cho con bú tại nơi mình làm việc trong hạn một năm kể từ ngày đẻ. Lúc cho con bú được nghỉ 30 phút trong giờ làm việc buổi sáng và 30 phút trong giờ buổi chiều. Công nhân đàn bà trong thời kỳ nghỉ thai sản được nghỉ 2 tháng được lĩnh cả lương và phụ cấp 1 tháng trước và 1 tháng sau khi đẻ. Trong thời hạn 1 năm kể từ khi sinh đẻ người công nhân đàn bà được nghỉ phép buổi sáng 30 phút, buổi chiều 30 phút cho con bú”.

Những quy định đầu tiên về vấn đề thai sản cho công nhân được ghi nhận trong những Sắc lệnh trên cho thấy Nhà nước ta đã sớm nhận thức về tầm quan trọng của Bảo hiểm thai sản và rất quan tâm xây dựng chế độ thai sản cho người lao động, bảo đảm quyền lợi của người lao động .

Hiến pháp 1959 trên cơ sở kế thừa các nguyên tắc tiến bộ của Hiến pháp 1946 tại các Điều 22,23, 24 và bổ sung những nội dung mang tính cụ thể nhằm bảo đảm tốt hơn quyền bình đẳng của phụ nữ trên lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá nên tại Điều 24 đã quy định về vấn đề thai sản cho phụ nữ: “Cùng làm việc như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới. Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương”. Trên cơ sở Hiến pháp 1959 và các văn bản pháp luật lao động ngày 27/12/1961 Hội đồng Chính phủ đã ban hành

Điều lệ tạm thời về các chế độ Bảo hiểm xã hội đối với công nhân và viên chức nhà nước (kèm theo Nghị định 218CP). Đây là lần đầu tiên Chính phủ ban hành Nghị định cụ thể về Bảo hiểm xã hội. Nghị định này đã đặt nền móng cho việc xây dựng chính sách Bảo hiểm xã hội ở nước ta. Các quy định

u


từ Điều 13 đến Điều 22 của Nghị định đề cập đến chế độ ưu đãi dành cho lao

động nữ công nhân viên chức nhà nước. Những công nhân viên chức trong thời kỳ thai sản được hưởng quyền khám thai (Điều13) được nghỉ trước và sau khi sinh (Điều 14), quy định trường hợp nghỉ sảy thai (Điều 17) và quy định mức hưởng trợ cấp cho từng trường hợp .

Nghị định 218 đã đề cập tới từng trường hợp hưởng cụ thể về thời gian và

điều kiện hưởng. Có thể nhận thấy các quy định trên đã tạo điều kiện cho sự hình thành và tiến tới hoàn thiện chế độ Bảo hiểm xã hội về thai sản cho các thời kỳ tiếp sau. Tuy nhiên sau hơn 30 năm áp dụng Nghị định đã bộc lộ những điểm hạn chế mang tính lịch sử đó là :

Chế độ Bảo hiểm thai sản ở thời kỳ này chưa phải là chế độ Bảo hiểm xã hội mà nó mới chỉ là sự ưu đãi của Nhà nước, người được hưởng chế độ này không phải đóng phí Bảo hiểm xã hội mà do ngân sách nhà nước tài trợ. Đối tượng áp dụng chỉ là công nhân viên chức Nhà nước trong khi một lực lượng lao động lớn hơn rất nhiều đang lao động ngoài khu vực này cũng có nhu cầu tham gia và hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội. Những hạn chế đó cần được khắc phục làm cho chế độ Bảo hiểm xã hội nói chung và chế độ Bảo hiểm thai sản nói riêng thực sự trở thành một chế độ được áp dụng rộng rãi cho tất cả các

đối tượng lao động trong xã hội .

2.Kể từ sau Đại hội VII của Đảng công cuộc đổi mới đất nước đi vào chiề sâu, trong đó việc đổi mới Bảo hiểm xã hội để phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội là một yêu cầu bức bách nhằm thực hiện chính sách xã hội. Ngày 22 /6/1993 Chính phủ hành Nghị định 43 CP quy định tạm thời chế độ Bảo hiểm xã hội mở đầu cho cuộc cải cách sâu rộng toàn diện bộ máy xã hội nhằm vào mục đích xóa bỏ bao cấp của ngân sách nhà nước đối với Bảo hiểm xã hội mở rộng diện bắt buộc không chỉ đối với công nhân, viên chức Nhà nước như trước đây mà đối với tất cả người lao

động hưởng lương, quy định lại nguồn thu chi, cơ cấu nguồn thu dùng cho mỗi loại chế độ Bảo hiểm. Ngoài ra ngày 30/9/1993 CP ban hành Nghị định 66 CP quy định


tạm thời chế độ Bảo hiểm xã hội đối với lực lượng vũ trang trong đó cũng nhấn mạnh chế độ Bảo hiểm xã hội cho người phụ nữ.

2.1.4.2 Giai đoạn 1994-2006

Với sự thừa nhận và phát triển nền kinh tế thị trường, pháp luật nước ta nói chung và pháp luật Bảo hiểm xã hội nói riêng đã có sự đổi mới về chất. Tại Điều 56 Hiến pháp 1992 ghi nhận: “Nhà nước ban hành chính sách, chế

độ bảo hộ lao động”.

Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ Bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước và những người làm công ăn lương; khuyến khích phát triển các hình thức Bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động”.

Tại Điều 63 Hiến pháp 1992 : “ Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.

Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.Lao động nữ và nam làm việc như nhau thì tiền lương ngang nhau. Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức Nhà nước và người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật.

Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội ; chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ sở phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ”.

Công cuộc cải cách về Bảo hiểm xã hội ch về Bảo hiểm xã hội đi vào thực tiễn, Nhà nướcnước ban hànhhànhhàng loạt các văn bản pháp quy từ năm 1994. Bộ luật lao động ban hành ngày 23/6/1994 đã tạo cơ sở pháp luật cho việc đổi mới, cải cách chế độ Bảo hiểm xã hội. Để cụ thể hoá các quy


định của Bộ luật lao động Chính phủ ban hành Nghị định 12 CP ngày 26/1/1995 kèm theo Điều lệ Bảo hiểm xó hội, Nghị định 45CP ngày15/7/1995 của Chính phủ về Điều lệ Bảo hiểm xó hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân. Tháng 4

/2002 Bộ luật lao động sửa đổi trong đó có nội dung về Bảo hiểm xó hội nên ngày 9/1/2003 CP ban hành Nghị định 01/2003 sửa đổi bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xó hội ban hành kèm theo Nghị định 12/ CP ngày 26/1/1995.

Nghiên cứu chế độ Bảo hiểm thai sản thời kỳ 1994- 2006 chúng tôi thấy :

Hệ thống Bảo hiểm xó hội nói chung và Bảo hiểm xó hội thai sản nói riêng được chia thành hai nhánh riêng biệt là lực lượng dân sự và lực lượng vũ trang.

So với giai đoạn trước đây đối tượng tham gia Bảo hiểm xó hội trong đó có Bảo hiểm thai sản được mở rộng hơnơn ngoài đối tượng là công nhân viên chức thì người lao động làm ở khu vực ngoài quốc doanh cũng được tham gia rộng rãi.

Ngoài những đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội Bo him xã hi bắt buộc, pháp luật còn cho phép những người có quan hệ lao động không thuộc diện tham gia Bảo hiểm xã hộiBo him xã hibắt buộc cũng có thể tham gia và được hưởng Bảo hiểm xã hội nói chung và Bảo hiểm thai sản nói riêng. Chế độ thai sản ở giai đoạn này được thể hiện ở một số khía cạnh sau:

Chế độ thai sản ở giai đoạn này được thể hiện ở một số khía cạnh sau:

+ * Người tham gia Bảo hiểm thai sản

Theo tinh thần cđa thần của điều 141 khoản 1 BLLĐ1994 được sửa đổi năm 2002 thì đối tượng được nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản phải thuộc diện tham gia Bảo hiểm xó hội bắt buộc. Đó là những động nữ làm việc theo hợp

đồng lao động từ 3 tháng trở lên; nữ cán bộ, nữ công an nhân dân hưởng sinh hoạt phí khi nghỉ việc để khám thai, sinh con, hoặc bị sẩy thai. Ngoài ra, còn



Formatted: Font: .VnTime



bao gồm những người lao động ( không phân biệt nam và nữ) nhận nuôi con nuôi sơ sinh theo Luật hôn nhân và giai đình.

Như vậy, đối tượng hưởng Bảo hiểm thai sản chủ yếu là lao động nữ trong quá trình thai nghén, sinh đẻ, có tham gia qan hệ lao động theo quy định của pháp luật lao động. Việc xác định những đối tượng hưởng Bảo hiểm thai sản như vậy là tương đối hợp lí. Tuy nhiên, trong các đối tượng hưởng trợ cấp thai sản đã quy định chưa tính đến một số trường hợp như: người lao động phải nghỉ việc vì mang thai bệnh lí, người nuôi dưỡng trẻ sơ sinh khi mẹ tham gia bảo hiểm bị chết sau khi sinh con, lao động nam có tham gia Bảo hiểm xã hội nhưng người vợ không tham gia Bảo hiểm xã hội…..Như thế, chưa thể hiện sự bình đẳng giữa các đối tượng thuộc diện tham gia và hưởng Bảo hiểm thai sản đồng thời chưa đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người lao động, đặc biệt lao động nữ và trẻ sơ sinh. [47; tr 81]

Ngoài ra, Điều 141 khoản 2 BLLĐ có quy định người tham gia tự nguyện là người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng thì các khoản Bảo hiểm xã hội được tính vào tiền lương do người sử dụng lao

động trả theo quy định của Chính phủ để người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội theo loại hình tự nguyện hoặc tự lo liệu về Bảo hiểm xã hội. Quy định này có nhiều điểm hạn chế chưa thực sự bảo vệ được quyền của người lao

động là bởi trong quá trình lao động có thể gặp phải những rủi ro không mong muốn họ cần được pháp luật bảo vệ. Hơn nữa quy định như trên sẽ không khuyến khích được tuyệt đối đa số người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội, không thể hiện và thực hiện được chủ trương đa dạng hoá về chủ thể tham gia Bảo hiểm xã hội của Nhà nước.

a.* Người hưởng Bảo hiểm thai sản và chế độ hưởng

Mục đích chủ yếu của chế độ này là nhằm đảm bảo và hỗ trợ vật chất và tinh thần cho lao động nữ khi họ bị mất thu nhập do họ thực hiện thiên chức

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 13/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí