chuyển theo hướng tích cực, kết quả hoạt động GTVL ngày càng tăng, chất lượng các dịch vụ cung cấp được chú trọng và góp phần giảm những bức bách của xã hội về việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, làm cho xã hội ngày càng phát triển hơn. Tuy nhiên, hệ thống tổ chức GTVL vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập như: chưa có quy hoạch tổng thể để phát triển các tổ chức GTVL của cả nước và của mỗi địa phương, chưa hình thành được tổ chức GTVL trọng điểm của mỗi vùng, việc đầu tư cho các trung tâm của Nhà nước vừa ít, vừa dàn trải, kinh phí hoạt động thường xuyên ở mỗi trung tâm còn rất khó khăn, nên nhiều hoạt động chính của trung tâm chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến nhiều trung tâm hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, nhất là nhu cầu của người lao động và người sử dụng lao động. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, sự phát triển nhanh chóng của thị trường lao động đòi hỏi phải nâng cao chất lượng các hoạt động trong lĩnh vực GTVL, nhất là các hoạt động GTVL đối với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đã đặt ra nhiều vấn đề cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc và có những giải pháp phù hợp để khắc phục.
3. Thực trạng các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động của tổ chức GTVL và thực tiễn áp dụng đã khẳng định trong những năm qua Nhà nước đã quan tâm sửa đổi, bổ sung và ban hành mới cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và sự phát triển của thị trường lao động ở nước ta, đã tạo hành lang pháp lý tương đối đầy đủ để hệ thống tổ chức GTVL hoạt động và phát triển. Song, nhìn chung các quy định của pháp luật vẫn chưa được hoàn thiện, chủ yếu là các văn bản dưới luật và được quy định ở nhiều văn bản pháp luật của các cơ quan Nhà nước khác nhau. Điều này ít nhiều đã gây cản trở cho hoạt động của các tổ chức GTVL.
4. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức GTVL là tất yếu khách quan đáp ứng yêu cầu của tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; yêu cầu của
cải cách hành chính, cải cách tư pháp, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức GTVL cần chú trọng kiện toàn, xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực hoạt động GTVL mà trọng tâm là việc cung cấp thông tin thị trường lao động, đặc biệt là thiết lập và đưa vào thực hiện cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường lao động.
5. Những tồn tại và bất cập từ tổ chức và hoạt động của tổ chức GTVL trên thực tế và về mặt pháp luật đã và đang đặt ra vấn đề cần phải có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức GTVL trong thời gian tới. Một số giải pháp về mặt pháp lý và về thực tiễn hoạt động của tổ chức GTVL mà tác giả đưa ra trong luận văn là nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức GTVL, đồng thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức GTVL trong giai đoạn tới.
Qua đây, tác giả của luận văn gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô giáo trong chuyên ngành Luật Kinh tế, các cán bộ nghiên cứu, các nhà khoa học, mà trước hết và chủ yếu là sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo, định hướng nghiên cứu khoa học của TS. Nguyễn Hữu Chí, giảng viên chính Khoa pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội. Tác giả cũng gửi lời cảm ơn đến gia đình, cơ quan, bạn bè và các đồng nghiệp vì sự giúp đỡ, hỗ trợ trong suốt khóa học và trong thời gian nghiên cứu, hoàn thiện luận văn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC VĂN BẢN, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Cần Thiết Phải Hoàn Thiện Pháp Luật Lao Động Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ Chức Giới Thiệu Việc Làm
- Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Về Mặt Tổ Chức Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ Chức Giới Thiệu Việc Làm
- Về Công Tác Quản Lý Nhà Nước Đối Với Tổ Chức Giới Thiệu Việc Làm
- Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay - 20
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Sự thật, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Sự thật, Hà Nội.
CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ
5. Công ước số 34 (1936), Công ước về phòng tìm việc làm có thu phí của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
6. Công ước số 88 (1950), Công ước về tổ chức dịch vụ việc làm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
7. Công ước số 142 (1975), Công ước về hướng nghiệp và đào tạo nghề trong việc phát triển nguồn nhân lực của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
8. Công ước số 168 (1988), Công ước về Xúc tiến việc làm và bảo vệ chống thất nghiệp của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC
9. Quốc hội (1992), Hiến pháp (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001), Hà Nội.
10. Quốc hội (1994), Bộ luật Lao động, Hà Nội.
11. Quốc hội (2002), Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung, Hà Nội
12. Quốc hội (2005), Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung, Hà Nội.
13. Quốc hội (2006), Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung, Hà Nội.
14. Chính phủ (1995), Nghị định 72/CP ngày 31-10 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm, Hà Nội.
15. Chính phủ (2003), Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18-4 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm, Hà Nội
16. Chính phủ (2003), Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31-3 năm 2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hà Nội.
17. Chính phủ (2005), Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28-2 quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm, Hà Nội
18. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25-4 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội
19. Chính phủ (2007), Quyết đinh số 101/2007/QĐ-TTg ngày 06-7 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm đến năm 2010, Hà Nội
20. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1993), Quyết định số 146/LĐTBXH-QĐ ngày 17-3 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành quy chế hoạt động của trung tâm xúc tiến việc làm, Hà Nội
21. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1997), Thông tư số 08/LĐTBXH- TT ngày 10-3 hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm theo Nghị định 72/CP ngày 31/10/1995 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm, Hà Nội
22. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2005), Thông tư số 20/2005/TT- BLĐTBXH ngày 22-6 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
19/2005/NĐ-CP ngày 28/1/2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm, Hà Nội.
23. Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2007), Thông tư số 95/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 07-8 hướng dẫn về phí giới thiệu việc làm, Hà Nội
24. Hội đồng Bộ trưởng (1992), Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11-4 về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong các năm tới, Hà Nội
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
25. Báo Lao động (2002), số 188, ngày 20-7.
26. Báo Lao động (2002), số 85/2002, ngày 08-4.
27. Báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh (2002), ngày 28-5.
28. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia năm 2005.
29. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1987), Tạp chí Lao động và xã hội năm 1987.
30. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1998), Tạp chí Lao động và xã hội tháng 8 năm 1998.
31. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2001); Xác định nội dung hoạt động dịch vụ việc làm và cơ chế chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ việc làm, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, Mã số: CB-2001, Hà Nội.
32. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thực trạng hoạt động của hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm và phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển đến năm 2010, Hà Nội.
33. "Cần chấn chỉnh hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm" (2006), Báo Pháp luật đời sống, ngày 28-9.
34. "Cảnh báo tình trạng loạn trung tâm giới thiệu việc làm ở Hà Nội" (2006) Báo Công an nhân dân, số 513, ngày 20-10.
35. Nguyễn Hữu Chí (2003) Pháp luật hợp đồng lao động Việt Nam thực trạng và phát triển, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
36. "Chuyên mục "Trăm hoa đua nở"" (2007), Tin tức Online, ngày 13-6.
37. Nguyễn Hữu Dũng - Trần Hữu Trung (1997), Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 1997.
38. Nguyễn Đại Đồng, "15 năm hoạt động giới thiệu việc làm và phương hướng đổi mới trong giai đoạn tới", Molisa Net.
39. Lê Thanh Hà (2000), Dịch vụ việc làm, Tập bài giảng, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
40. "Hà Nội hơn 600 trung tâm giới thiệu việc làm không phép", Báo điện tử Dân trí, ngày 18-3.
41. Hội nghị tổng kết hoạt động dịch vụ việc làm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 1996 - 2001.
42. Luật Dịch vụ việc làm Trung Quốc năm 1981 (Điều 2).
43. Nguyễn Lê Minh (2000), "Vài nét về lao động việc làm ở Mỹ", Thông tin khoa học Lao động, (1).
44. "Một nửa trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội phải đóng cửa" (2007),
Báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08-5.
45. "Nhiều trung tâm giới thiệu việc làm ở thành phố Hồ Chí Minh hoạt động không phép" (2007), Báo đầu tư - Đầu tư chứng khoán, ngày 13-6.
46. Trương Văn Phúc (2006), "Thực trạng lực lượng lao động và sử dụng lao động ở các vùng kinh tế trọng điểm", Bản tin thị trường lao động, (2).
47. Trung Quốc, "Định nghĩa việc làm ghi trong điều tra xuất khẩu học toàn quốc năm 1982", Tham khảo thông lệ quốc tế.
48. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, Báo cáo đánh giá hoạt động giới thiệu việc làm 5 năm 2001-2005, Hà Nội.
49. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (2006), "Hoạt động của hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh", Bản tin thị trường lao động, (12).
50. "Thanh tra một số đơn vị giới thiệu việc làm. "Đụng đâu sai đó"" (2007),
Báo an ninh thủ đô, thứ 2 ngày 04-6.
51. Phạm Công Trứ (2003), "Một số vấn đề pháp lý về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam", Nhà nước và pháp luật, (6).
52. Lê Quang Trung (2005), "Bàn về nâng cao năng lực và hiện đại hoá các trung tâm giới thiệu việc làm", Bản tin thị trường lao động, (6).
53. Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (2006), Báo cáo kết quả hoạt động các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên năm 2006. Dự kiến kế hoạch hoạt động năm 2007, Hà Nội.
54. Viện Khoa học Lao động và các vấn đề Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1998), Các trung tâm giới thiệu việc làm - thực trạng và giải pháp, Hà Nội.
55. Vụ Lao động - Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2004); Báo cáo dự án quy hoạch hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm giai đoạn 2004- 2010, Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO BẰNG TIẾNG ANH
56. Employment Services - A Guide Buook, Robert Heron, ILO Bangkok, 1999.
57. Manual on Labour Market Information, ILO Bangkok, 1999.
TRANG WEB
58. Việt Nam Net, i.net.Thành phố Hồ Chí Minh rối ren trung tâm giới thiệu việc làm; cập nhật 10h25 phút ngày 06 tháng 12 năm 2005.
59. Webside Bộ Tài chính.
60. Webside Đảng Cộng sản Việt Nam.
61. Webside tỉnh Hải Dương.
62. www.vieclamhano