đào tạo, GTVL của hệ thống tổ chức GTVL đạt hiệu quả thấp, đặc biệt là việc tư vấn cho người lao động cá thông tin cụ thể về ngành nghề đào tạo, nhu cầu việc làm.
Nguyên nhân tồn tại:
+ Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GTVL trong phát triển thị trường lao động còn chưa đầy đủ, thiếu thống nhất. Một số địa phương, cơ quan, tổ chức, các cấp lãnh đạo chưa quan tâm đầu tư, bố trí đủ kinh phí để các trung tâm GTVL hoạt động có hiệu quả.
+ Thiếu Chính sách đồng bộ và dài hạn về hỗ trợ cho các trung tâm GTVL, đặc biệt là chính sách đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị, chính sách cán bộ, chính sách đào tạo, chính sách tài chính... Thiếu quy hoạch hệ thống tổ chức GTVL của cả nước và ở từng địa phương.
+ Các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động GTVL còn nhiều hạn chế và chưa thực sự quan tâm đến vai trò quản lý của mình, công tác giao ban, sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm trong hoạt động GTVL không được tiến hành thường xuyên. Hàng năm, các cơ quan quản lý nhà nước về GTVL vần chưa có kế hoạch cụ thể về công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động GTVL trên từng địa bàn và trong phạm vi cả nước nên chưa đưa ra được các giải pháp hữu hiệu nhằm uốn nắn kịp thời những sai lệch trong hoạt động GTVL.
Chương 3
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC GIỚI THIỆU VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Hệ thống tổ chức GTVL đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường lao động Việt Nam, vì nó là cầu nối giữa người lao động cần tìm việc với người sử dụng lao động cần tuyển lao động. Thông qua hệ thống tổ chức GTVL cả hai đối tượng này đều thỏa mãn nhu cầu về nguồn nhân lực, việc làm một cách nhanh chóng và phù hợp. Mặt khác, hệ thống tổ chức GTVL chính là điểm quan sát, thu thập và cung ứng các thông tin liên quan đến hoạt động và phát triển của thị trường lao động cho các đối tượng có nhu cầu, nơi được đánh giá là địa chỉ tin cậy trong hoạt động tư vấn về việc làm, học nghề, tự tạo việc làm, quan hệ lao động…
Trong giai đoạn tới, để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của tổ chức GTVL, chúng ta cần phải tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Về Hoạt Động Của Các Trung Tâm Gtvl
- Thực Trạng Áp Dụng Pháp Luật Lao Động Đối Với Các Doanh Nghiệp Giới Thiệu Việc Làm
- Đánh Giá Chung Về Tổ Chức Và Hoạt Động Của Tổ Chức Giới Thiệu Việc Làm Theo Pháp Luật Lao Động Việt Nam
- Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Về Mặt Tổ Chức Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ Chức Giới Thiệu Việc Làm
- Về Công Tác Quản Lý Nhà Nước Đối Với Tổ Chức Giới Thiệu Việc Làm
- Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay - 19
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC GIỚI THIỆU VIỆC LÀM
Để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức GTVL, vấn đế trọng tâm là phải hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức GTVL. Việc hoàn thiện đó cần đáp phải ứng những yêu cầu cơ bản sau:
3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thị trường lao động hiện nay ở Việt Nam
Trong mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, thì kinh tế luôn giữ vai trò quyết định. Điều này đã được chứng minh qua quá trình tồn tại và phát
triển của lịch sử. Bên cạnh đó, pháp luật cũng chịu sự chi phối rất lớn của các quan hệ xã hội như: phong tục, tập quán, truyền thống đạo đức… Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức GTVL cũng không thể tách rời nền tảng kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định:
Hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng tương đối đồng bộ; hoạt động của các loại hình doanh nghiệp và bộ máy quản lý nhà nước được đổi mới một bước quan trọng. Một số loại thị trường mới hình thành các loại thị trường hàng hóa, dịch vụ, lao động, khoa học và công nghệ, tài chính, bất động sản có bước phát triển phù hợp với cơ chế mới [4, tr. 148; 194].
Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức GTVL có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thể chế hóa đúng đắn các quan điểm, đường lối của Đảng và cụ thể hóa các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, đặc biệt là các quy định của pháp luật lao động nhằm thúc đẩy "nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa" [9] phát triển trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, các quy định của pháp luật lao động về tổ chức và hoạt động của tổ chức GTVL phải được xây dựng trên cơ sở trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, tôn trọng các giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, làng nghề truyền thống của người Việt Nam trên cơ sở có tính đến những đặc trưng của con người cũng như xã hội Việt Nam. Có như vậy, pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức GTVL mới thực sự đi vào đời sống và phát huy hiệu quả trên thực tế.
Trước sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thị trường lao động nói riêng trong bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thời gian tới hoạt động của các tổ chức GTVL cần phải có sự đổi mới mạnh mẽ và toàn diện để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, vươn tới tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
Chủ trương trên đã được nêu tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, đó là "Phát triển thị trường lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung - cầu lao động. Đa dạng hóa các hình thức giao dịch việc làm, phát triển hệ thống thông tin về thị trường sức lao động trong nước và thế giới…" [4, tr. 243]. Tại Nghị quyết số 48-NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 có ghi: "Hoàn thiện môi trường pháp lý cho sự hình thành, phát triển lành mạnh thị trường lao động theo hướng đa dạng hóa các hình thức tìm việc làm, GTVL và tuyển chọn lao động, khuyến khích mở rộng thị trường lao động có hàm lượng chất xám cao. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động" [3]. Trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia về việc làm giai đoạn 2006 - 2010 mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng đưa ra mục tiêu cho giai đoạn này là:
Nâng cao năng lực các trung tâm giới thiệu việc làm đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường lao động; hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, hàng năm tổ chức điều tra thị trường lao động giúp cho việc đánh giá thực hiện các mục tiêu của Chương trình và xây dựng kế hoạch lao động trong kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương; hỗ trợ tổ chức sàn giao dịch việc làm định kỳ, thường xuyên; Nâng cao năng lực và hiện đại hóa 30 - 40 trung tâm giới thiệu việc làm nhằm đáp ứng yêu cầu là cầu nối giữa cung và cầu lao động trong thị trường lao động định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nâng số người được tư vấn và giới thiệu việc làm lên 4 triệu người trong 5 năm, xây dựng và đưa vào sử dụng trang Web về thông tin thị trường lao động vào năm 2008 [19].
Do vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức GTVL không chỉ đơn giản là đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, mà quan trọng hơn đó là để thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển thị trường lao động.
3.1.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức giới thiệu việc làm phải phù hợp với sự vận động, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam và các công cụ hỗ trợ khác đồng thời phải gắn với mục tiêu cải cách hành chính
Các văn bản pháp luật về tổ chức GTVL là một yếu tố cấu thành của hệ thống pháp luật Việt Nam. Do vậy, để phát huy hiệu lực, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tổ GTVL, đòi hỏi pháp luật về tổ chức GTVL phải có sự tương thích với pháp luật nói chung, đặc biệt là các quy định của pháp luật lao động. Nói như vậy có nghĩa là, cùng với quá trình hoàn thiện pháp luật về tổ chức GTVL, Nhà nước cần phải từng bước hoàn thiện tổng thể các quy định của pháp luật. Đây có thể coi là yêu cầu quan trọng, có tính liên tục và có quan hệ rất mật thiết, quyết định đến hiệu quả hoạt động của tổ chức GTVL ở Việt Nam hiện nay.
Trong giai đoạn hiện nay, các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức GTVL phải thể chế hóa, cụ thể hóa mục tiêu, định hướng của chiến lược cải cách hành chính và gắn xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tổ chức GTVL với việc tổ chức thực hiện các quy định đó trong thực tiễn. Xét về bản chất, tổ chức GTVL là tổ chức hoạt động vì mục tiêu xã hội, nhưng đây cũng có thể coi là những hoạt động hành chính thông qua việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức mình như: tư vấn, GTVL và cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động,.. để giúp cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng nhu cầu của họ. Do vậy, nhiệm vụ, mục tiêu cải cách hành chính và Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2002
- 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 phải được thể hiện rõ và cụ thể trong từng quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức GTVL.
Ngoài ra, các quy định khác của pháp luật lao động như: việc làm, học nghề, tiền lương, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Dạy nghề, Luật người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, hệ thống pháp luật về an sinh xã hội…
đều trực tiếp tác động, ảnh hưởng đến hoạt động GTVL. Vì vậy, các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức GTVL chỉ được hoàn thiện và phát huy được đầy đủ những giá trị đích thực của nó khi được đặt trong giải pháp tổng thể cho sự hoàn thiện các quy định của hệ thống pháp luật nói chung và các quy định của luật Lao động nói riêng.
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức giới thiệu việc làm phải phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế
Một trong những nhiệm vụ được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề
ra là:
Tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bảo đảm lợi ích quốc gia và phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tế. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, chú trọng cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực tạo lập những điều kiện thuận lợi hơn nữa để khai thác lợi thế của đất nước và khắc phục những vướng mắc ảnh hưởng đến việc thu hút các nguồn vốn quốc tế, như vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp dưới nhiều hình thức, tín dụng thương mại và các nguồn vốn quốc tế khác [4].
Hội nhập kinh tế để phát triển là một xu thế tất yếu của hầu hết cá
quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Quá trình hội nhập kinh tế trong lĩnh vực lao động tạo ra sự di chuyển dễ dàng các dòng lao động trên thị trường lao động thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu lao động. Do đó, việc nghiên cứu và tìm hiểu pháp luật lao động các nước trong khu vực, các thị trường lao động tiềm năng, thông lệ, tập quán quốc tế… là rất cần thiết [35, tr. 186], nhằm bảo đảm cho pháp luật lao động nói chung và pháp luật về tổ chức GTVL nói riêng đáp ứng được nhu cầu của quá trình hội nhập trong lĩnh vực lao động.
Do vậy, việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực GTVL là rất cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Mục đích của việc mở rộng quan hệ quốc tế là để tìm kiếm các nguồn hỗ trợ về kỹ thuật, chuyên môn, tài chính… nhằm hoàn thiện mạng
lưới GTVL ở nước ta. Dự án ILO/ Nhật Bản về GTVL, Dự án Việt - Mỹ về dịch vụ việc làm là một ví dụ điển hình cho việc mở rộng quan hệ hợp tác này.
Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức GTVL phải đáp ứng tốt những nhiệm vụ trên. Pháp luật về tổ chức GTVL của Việt Nam cần phải có sự tương đồng với pháp luật về dịch vụ việc làm của các nước trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng đẩy mạnh quá trình hợp tác, phát triển kinh tế quốc tế hiện nay.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC GIỚI THIỆU VIỆC LÀM
3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
Trên cơ sở phân tích những mặt được và tồn tại của hoạt động GTVL trong những năm vừa qua. Để khắc phục những tồn tại, bất cập về mặt pháp luật cần có những giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống khung pháp lý cho hoạt động GTVL theo hướng tăng quyền tự chủ cho các rung tâm GTVL, gắn quyền lợi của các trung tâm với hiệu quả hoạt động GTVL. Việc hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động GTVL phải theo hướng tôn trọng các Công ước quốc tế về dịch vụ việc làm; Luật pháp cũng cần phải quy định rõ những yêu cầu và quy tắc đức trong hoạt động GTVL, như: chống phân biệt đối xử đối với người lao động; bảo vệ bí mật và tính chất riêng tư của khách hàng; cấm tổ chức GTVL cung cấp hoặc giới thiệu lao động trẻ em…Những quy định này đều được thể hiện trong Công ước số 181 và Khuyến nghị 188 của ILO.
Thứ hai, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP về phương pháp xây dựng định mức chi phí cho các trung
tâm GTVL, xây dựng các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các trung tâm GTVL, cơ chế tài chính đối với trung tâm.
Cơ chế tài chính của trung tâm GTVL hiện nay được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 24/4/2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Do vậy, Bộ Tài chính, BộDLDTB&XH phải nghiên cứu để xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP đối với các trung tâm GTVL theo hướng sau:
- Đối với hoạt động có thu thì trung tâm tự cân đối thu chi, bảo đảm hoạt động có hiệu quả;
- Đối với các hoạt động tư vấn, GTVL, thông tin thị trường lao động không thu phí của người lao động thì Nhà nước bố trí kinh phí để bảo đảm hoạt động của các trung tâm theo hướng sau:
+ Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu của thị trường lao động trên địa bàn, năng lực hoạt động của trung tâm, Thủ trưởng cơ quan thành lập trung tâm sẽ giao nhiệm vụ tư vấn, GTVL, cung ứng và thông tin thị trường lao động cho trung tâm.
+ Giám đốc trung tâm xây dựng định mức chi phí hoạt động thường xuyên cho các hoạt động không có thu năm kế hoạch của trung tâm để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
+ Căn cứ định mức chi phí hoạt động thường xuyên và khối lượng công việc được giao, Thủ trưởng cơ quan thành lập trung tâm quyết định cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho trung tâm để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ.
Thứ ba, ban hành Thông tư hướng dẫn sử dụng nguồn vốn đầu tư, nâng cao năng lực cho trung tâm GTVL từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia về việc làm.