Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Về Mặt Tổ Chức Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ Chức Giới Thiệu Việc Làm

Để việc đầu tư nâng cao năng lực hoạt động cho các trung tâm GTVL đạt hiệu quả cao. Khi ban hành Thông tư hướng dẫn sử dụng vốn đầu tư cần phải quy định rõ: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở LĐTB&XH lập Dự án đầu tư trung tâm GTVL trình UBND cấp tỉnh phê duyệt. Bộ LĐTB&XH hỗ trợ đầu tư trang thiết bị từ nguồn của Chương trình Mục tiêu Quốc gia về việc làm theo hướng sau:

+ UBND tỉnh cấp đất và bố trí từ ngân sách địa phương để xây dựng trụ sở, phòng làm việc của trung tâm.

+ Bộ LĐTB&XH đầu tư sửa chữa nhỏ và trang thiết bị nâng cao năng lực các hoạt động tư vấn, GTVL và cung ứng lao động, thu thập và cung ứng thông tin thị trường lao động; trong đó ưu tiên cho hoạt động xây dựng hệ thống mạng lưới thông tin thị trường lao động, sàn giao dịch việc làm tại trung tâm. Đồng thời cũng quy định rõ: Không được sử dụng nguồn kinh phí từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia về việc làm để đầu tư cho hoạt động dạy nghề.

Thứ tư, cần phải nghiên cứu, ban hành các quy định về khen thưởng và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực hoạt động GTVL.

Thứ năm, cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Bảo hiểm Xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

Hoạt động của các tổ chức GTVL và các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm Xã hội đều nhằm mục đích sớm đưa người thất nghiệp nhanh chóng trở lại thị trường lao động và có việc làm, các nhiệm vụ của tổ chức GTVL về tư vấn, GTVL, cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động và dạy nghề là điều kiện thuận lợi để thực hiện các chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Vì vậy, nội dung của các văn bản hướng dẫn Luật Bảo hiểm Xã hội về bảo hiểm thất nghiệp cần phải quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức bảo hiểm thất nghiệp và của các tổ chức GTVL, nhất là các hoạt động thu, chi bảo hiểm thất nghiệp, xác định người

thất nghiệp và các chế độ người thất nghiệp được hưởng, vấn đề theo dõi giám sát việc thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp…

Thứ sáu, phải ban hành các quy định về danh mục các nghề hoặc các đối tượng mà tổ chức GTVL không được giới thiệu cho người lao động để tránh vi phạm các Công ước của ILO.

Thứ bảy, cần phải hoàn thiện khung pháp lý, thể chế, cơ chế chính sách và sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động của thị trường lao động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Hoàn thiện khung pháp lý về thị trường lao động là một trong những nội dung cơ bản tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi vào chiều sâu và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới trong xu thế toàn cầu hóa. Việc hoàn thiện phải nhằm bảo đảm phát huy hơn nữa yếu tố con người, đặc biệt là nguồn nhân lực, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hướng cơ bản hoàn thiện bao gồm: i) Thể chế hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước thành cơ chế chính sách thiết thực hỗ trợ phát triển thị trường lao động; ii) Thành lập và phát triển các tổ chức của thị trường lao động, đặc biệt là hoạt động của các tổ chức GTVL phải đảm bảo cho giao dịch trên thị trường lao động phát triển bình thường như: thông tin thị trường lao động, tổ chức tư vấn, GTVL, xuất khẩu lao động, hội chợ việc làm….; iii) Hình thành cơ cấu tổ chức quản lý và điều tiết của Nhà nước đối với hoạt động của thị trường lao động như: kiểm tra, giám sát hoạt động của thị trường lao động, điều tiết quan hệ cung - cầu lao động, xử lý những khiếm khuyết của thị trường lao động. Cần nghiên cứu xây dựng và ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật về người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay - 17

Đồng thời, cải thiện các điều kiện khác liên quan đến sự phát triển của thị trường lao động như: luật pháp quốc tế, nhất là các Công ước và Khuyến nghị của ILO về lao động - việc làm và thị trường lao động,, các

thông lệ quốc tế và cam kết quốc tế liên quan của Việt Nam trong hội nhập; môi trường hợp tác giữa đại diện của người lao động tổ chức Công đoàn và đại diện người sử dụng lao động (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam trong cơ chế ba bên); tăng cường sự tham gia của các đối tác xã hội khác, hoạt động của các hội và hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ.

Phê chuẩn các Công ước của ILO liên quan đến thị trường lao động như: Công ước số 131 về ấn định tiền lương tối thiểu; Công ước số 88 về tổ chức dịch vụ việc làm; Công ước 142 về hướng nghiệp và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực; Công ước số 29 về xóa bỏ lao động cưỡng bức; Công ước số 144 về tham khảo ý kiến 3 bên.

Để làm tốt những việc trên Nhà nước cần:

+ Hoàn thiện hệ thống giao dịch trên thị trường lao động và phát triển thị trường lao động. Phát triển thị trường lao động là điều kiện rất quan trọng để thị trường lao động hoạt động bình thường, khách quan, thực hiện được chức năng, nhiệm vụ là cầu nối cung - cầu lao động. Vì vậy, để phát triển thị trường lao động cần phải: đa dạng hóa các kênh giao dịch chính thức, giảm dần giao dịch không chính thức, đảm bảo phần lớn người lao động tìm được việc làm qua hệ thống giao dịch chính thức; tổ chức các giao dịch của thị trường lao động thường xuyên, liên tục và công khai, minh bạch, lành mạnh, khắc phục tiêu cực và nhất là lừa đảo người lao động.

+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia và nối mạng, trước hết là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung, vùng kinh tế trọng điểm, cho xuất khẩu lao động.

+ Xây dựng các trạm quan sát thông tin thị trường lao động trên địa bàn cả nước để thu thập và phổ biến thông tin thị trường lao động đầy đủ, kịp thời.

Thứ tám, phải ban hành quy chế quy định rõ về hoạt động GTVL, cụ

thể:

+ Phải trưng bày phòng đón tiếp khách ở nơi dễ nhìn thấy nhất giấy phép hoạt động GTVL

+ Nhu cầu tuyển dụng và các thông tin liên quan đến vị trí tuyển dụng như trình độ, kỹ năng, thời hạn hợp đồng, điều kiện làm việc, tiền lương, tiền công… phải do người sử dụng lao động thông báo bằng văn bản và niêm yết công khai bản chính tại các tổ chức GTVL.

Thứ chín, về lâu dài cần phải nghiên cứu để xây dựng và ban hành Luật hoặc Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động của tổ chức GTVL.

3.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện về mặt tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm

3.2.2.1. Một số giải pháp đối với các trung tâm giới thiệu việc làm

Thứ nhất, phải đổi mới nhận thức về hoạt động GTVL, coi đây là lĩnh vực hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận. Sự hình thành và phát triển của tổ chức GTVL là yêu cầu khách quan của thị trường lao động cả trước mắt và lâu dài, góp phần thúc đẩy sự phát triển, xúc tiến chắp nối việc làm, chủ động cung ứng lao động nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, từng vùng và trong phạm vi cả nước.

Cần phải khẳng định vị trí của hệ thống tổ chức GTVL là không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường, với vai trò là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trên cơ sở nắm vững các thông tin về cầu lao động, hệ thống tổ chức GTVL sẽ là cầu nối cho việc huy động và bố trí nguồn lực lao động, bảo đảm cho cung và cầu lao động gặp nhau. Trong quá trình này, tổ chức GTVL đã góp phần điều chỉnh vĩ mô hướng tạo việc làm để phù hợp với đặc điểm nguồn lao động. Tổ chức GTVL cũng có thể đề xuất các giải pháp tạo mở việc làm để thu hút được nhiều lao động. Trong trường hợp cung lao động chưa bảo đảm chất lượng và cơ cấu lao động cần thiết thì hệ thống tổ chức GTVL cần phải đưa ra các giải pháp để đào tạo, đào tạo lại để cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu việc làm.

Các trung tâm GTVL hoạt động vì mục tiêu xã hội là chính, đây chính là điểm khác biệt với các dịch vụ khác. Nếu các dịch vụ khác là tìm kiếm lợi nhuận, thì hoạt động GTVL là giúp người lao động đến với người sử dụng lao động theo con đường ngắn nhất vừa tiết kiệm được thời gian, giảm được chi phí để người lao động có cơ hội tìm kiếm được việc làm và người sử dụng lao động có cơ hội tìm được người lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh, đồng thời khắc phục được những hạn chế đặt ra trong thực tiễn về giải quyết việc làm hiện nay. Vì vậy, để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động, cần phải có sự quan tâm, tạo điều kiện và hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, các ngành và các tổ chức trong và ngoài nước.

Thứ hai, tăng cường công tác quy hoạch hệ thống tổ chức GTVL trên cơ sở nhu cầu của thị trường lao động, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khả năng thực tế của các tổ chức GTVL trên địa bàn. Tránh sự cạnh tranh không cần thiết giữa các trung tâm GTVL. Chú trọng hình thành các trung tâm GTVL trọng điểm đóng vai trò đầu tàu, định hướng phát triển cho các trung tâm khác trên địa bàn, đồng thời là đầu mối kết nối hoạt động của các trung tâm trong khu vực và cả nước. Trong giai đoạn tới cần đầu tư hiện đại hóa khoảng 30 - 40 trung tâm lớn ở tầm quốc gia đạt tiêu chuẩn quốc các nước trong khu vực, sử dụng công nghệ thông tin hiện đại như Internet, Website… để thực hiện giao dịch. Xây dựng và đi vào hoạt động 03 trung tâm GTVL ở 03 vùng kinh tế trọng điểm quốc gia (Bắc, Trung, Nam).

Kiện toàn lại hệ thống trung tâm GTVL, tiến hành thành lập, thành lập lại các trung tâm theo quy định tại Nghị định số 19/2005/NĐ-CP của Chính phủ.

Thứ ba, tiếp tục khai thác các nguồn lực đầu tư để đầu tư cho các trung tâm như: tranh thủ nguồn kinh phí từ Chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm, kinh phí từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Giáo dục - đào tạo, kinh phí đầu tư của địa phương, kinh phí tái đầu tư của các trung tâm, kinh phí tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, các nguồn

kinh phí khác để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị của trung tâm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và từng bước hiện đại hóa các trung tâm. Việc đầu tư cần phải đảm bảo tập trung, tránh dàn trải và hướng chủ yếu vào thực hiện các nhiệm vụ chính đó là tập trung cho các hoạt động thông tin thị trường lao động, kết nối việc làm, xây dựng sàn giao dịch việc làm…

Đối với một số chương trình giải quyết việc làm cho một số đối tượng đặc biệt cần quan tâm thì có thể thông qua hình thức đấu thầu, nâng cao trách nhiệm của trung tâm trong quá trình thực hiện và gắn với kết quả cụ thể.

Việc thiết kế và bài trí các trung tâm cũng cần phải lưu ý nhằm đảm bảo tính khoa học, phù hợp với từng hoạt động ở các khu vực chính như: khu vực chờ đón khách hàng, khu dành cho công tác phỏng vấn, khu dành riêng để trao đổi với chủ sử dụng lao động, khu vực dành cho người lao động tự khai thác thông tin thị trường lao động, khu vực dành cho việc chắp nối việc làm, thậm chí cần bố trí khu vực riêng để người lao động và người sử dụng lao động gặp gỡ thường xuyên hoặc định kỳ như việc tổ chức hội chợ việc làm hiện nay, tiến tới việc tổ chức hội chợ việc làm sẽ được giao cho các trung tâm GTVL như một hoạt động thường xuyên.

Thứ tư, xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống phần mềm về dịch vụ việc làm, hệ thống thông tin về thị trường lao động, kết nối giữa các trung tâm trong từng vùng và cả nước qua Internet để tạo điều kiện tìm kiếm và kết nối việc làm.

Nghiên cứu và đầu tư xây dựng phần mềm trắc nghiệm đánh giá khả năng của từng lao động để giúp cho việc tư vấn nghề nghiệp và chắp nối việc làm. Duy trì và phát triển các trang Website "vieclam…net" tại các địa bàn, đưa các thông tin về lao động - việc làm lên trang Web để giúp người lao động dễ dàng tiếp cận với các thông tin, tổ chức nối mạng giữa các trung tâm GTVL.

Hiện đại hóa hoạt động GTVL, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động tư vấn, giới thiệu người tìm việc, việc tìm

người nhằm tăng cường trao đổi giữa các trung tâm, đáp ứng tốt nhất, nhanh nhất nhu cầu của khách hàng. Tiến tới xóa bỏ tình trạng nhiều trung tâm cùng tìm việc cho một khách hàng, khi tìm được việc thì khách hàng đã tìm được việc do một trung tâm khác giới thiệu; hoặc một doanh nghiệp phải nhờ nhiều trung tâm tuyển dụng, khi tìm được ứng cử viên thì chỗ làm việc không còn. Mặt khác, góp phần tạo cho các cán bộ cơ sở tiếp cận với các ứng dụng của công nghệ thông tin trong ngành, tiếp cận với kho tri thức vô tận của Internet.

Bộ LĐTB&XH cần sớm nghiên cứu xây dựng và đi vào vận hành hệ thống thông tin thị trường lao động và thành lập hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về việc làm.

Thứ năm, Nhà nước giao kế hoạch cụ thể cho các trung tâm GTVL hàng năm dựa trên cơ sở vật chất được hỗ trợ và cán bộ được bố trí. Hoàn thành vượt mức kế hoạch thì được thưởng tương xứng, không hoàn thành kế hoạch thì phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước. Nhà nước chỉ giao kinh phí hỗ trợ trên kết quả hoạt động của các trung tâm.

3.2.2.2. Một số giải pháp đối với các doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm

Để khắc phục những hạn chế của các doanh nghiệp hoạt động GTVL như đã trình bày ở chương 2 của luận văn. Trong thời gian tới, để nâng cao năng lực hoạt động GTVL của các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước cần phải nhanh chóng thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, cần phải đẩy nhanh tiến độ quy hoạch hệ thống doanh nghiệp đang hoạt động GTVL. Đối với các doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP và Thông tư số 20/2005/TT- BLĐTBXH thì các cơ quan chức năng phải rút chức năng giới thiệu việc làm ghi trong giấy phép đăng ký kinh doanh.

Hai là, Sở LĐTB&XH chỉ cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp có đủ các điều kiện theo quy định của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP và Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH. Không nên cấp giấy phép hoạt động

GTVL cho quá nhiều doanh nghiệp bởi sẽ dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh, mua bán, sang tên lao động tìm việc. Cần phải rà soát, đánh giá số doanh nghiệp đang hoạt động GTVL hiện nay để có những điều chỉnh cần thiết. Cần quy hoạch, tính toán số doanh nghiệp hoạt động GTVL phù hợp, tránh tình trạng quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này trong khi thị trường lao động còn hạn chế dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, hoạt động phi đạo đức. Dự kiến trong cả nước chỉ nên cấp giấy phép hoạt động GTVL cho khoảng 1300 doanh nghiệp.

Ba là, việc cấp giấy phép đăng ký hoạt động GTVL cho các doanh nghiệp cần có sự phối hợp thẩm định của Sở LĐTB&XH trong việc xác định điều kiện đủ tiêu chuẩn quy định tại Nghị định số 19/2005/NĐ-CP, để tránh tình trạng hiện nay nhiều doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, trụ sở văn phòng… vẫn ngang nhiên hoạt động.

3.3. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC


3.3.1. Về công tác cán bộ

+ Tăng cường công tác đào tạo và sử dụng cán bộ GTVL với nội dung cụ thể gắn với các nhiệm vụ và phải thực hiện theo các hình thức phù hợp như: tổ chức các khóa tập huấn ngắn hạn, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo kỹ năng tư vấn, kỹ năng GTVL và ý thức chấp hành pháp luật, tác phong, thái độ làm việc đối với Giám đốc và đội ngũ cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác tư vấn, GTVL của các tổ chức GTVL.

+ Hàng năm các tổ chức GTVL cử cán bộ thành gia các lớp tập huấn cán bộ chuyên sâu do các cấp tổ chức. Động viên, khuyến khích cán bộ, nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, biểu dương những cá nhân có thành tích tốt, có ý tưởng sáng tạo trong việc đề ra các giải pháp nhằm phục vụ cho công tác dạy nghề, GTVL.

+ Bộ LĐTB&XH cần tổ chức cuộc thi kỹ năng, nghiệp vụ GTVL cho các cán bộ của các tổ chức GTVL để nâng cao sự hiểu biết và chia sẻ, trao

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 11/10/2024