Tình Trạng Chung Về Công Tác Kế Toán Của Công Ty Tnhh May Và Thương Mại Việt Thành Theo Mô Hình Tập Trung.

3. Tình trạng chung về công tác kế toán của công ty TNHH may và thương mại Việt Thành theo mô hình tập trung.


Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH may và thương

mại Việt Thành.


Trưởng phòng KT-TC hay kế toán trưởng

Kế toán thanh toán kiêm NVL tuế và tiền lương

Kế toán

CPHĐTC,

tam ứng và vay ngắn, dài hạn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

Kế toán TSCĐ kho thành phẩm và XDCB dở dang giá thành

Kế toán doanh thu, (chi phí (tập hợp chi phí)

Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH may và thương mại Việt Thành - 6


a, Chức năng nhiệm vụ của trưởng phòng KT-Tài chính.

* Chức năng:

- Trưởng phòng TC-KT phải làm tham mưu cung cấp thông tin giúp ban lãnh đạo của công ty nắm vững tình hình tài chính việc thực hiện kế hoạch của cấp trên, việc thanh toán với ngân sách, thanh toán với khách hàng và đặt được kế hoạch ngắn và dài hạn cho thời gian tiếp theo.

* Nhiệm vụ:

- Tổ chức thực hiện chứng từ - Tài sản, sổ sách kế toán báo cáo các yếu tố sản xuất kinh doanh phù hợp với chế độ quản lý kinh tế tài chính, chế độ kế toán và đặc điểm hình thành quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty

- Tổ chức hướng dẫn và kiểm tra ghi chép kế toán đối với các bộ phận liên quan đến tổ chức sản xuất kinh doanh.

- Tổ chức việc thực hiện cung cấp thông tin về các lĩnh vực sản xuất của các Xí nghiệp , phòng ban để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm và báo cáo ác chi phí cho giám đốc.

- Phối hợp với các Xí nghiệp , phòng ban nghiệp vụ trong công ty để

thực hiện tốt chức năng quản lý tài chính và hạch toán kế toán.

- Phân công việc phù hợp với khả năng, trình độ của nhân viên trong phòng kế toán đảm bảo cho bộ máy kế toán hoạt động bình thường.

b, Chức năng nhiệm vụ của kế toán thanh toán kiêm NVL, thuế và tiền lương.

* Chức năng:

- Thực hiện công vệc thanh toán, nghiên cứu các khoản trợ cấp thanh toán với người lao động.

- Thường xuyên kiểm tra bảo quản vật liệu và trang bị các phương tiện cân đo đong đếm tránh mất mát hư hỏng.

* Nhiệm vụ:

- Thực hiện thu chi theo hoá đơn chứng từ đã được đảm bảo đầy đủ

nguyên tắc tài chính.

- Hạch toán tài khoản nguyên phụ liệu.

- Hạch toán tài khoản chi lương, thưởng và các khoản trích theo lương.

- Mở sổ tổng hợp, sổ kế toán chi tiết theo chế độ chặt chẽ quá trình bán hàng, mua NVL. Theo dòi công nợ chặt chẽ với từng khách hàng.

- Tổ chức phân loại đánh giá NVL phù hợp với yêu cầu quản lý trong doanh nghiệp, phân loại chứng từ, tài khoản ké toán, sổ kế toán phù hợp với phương pháp đánh giá HTK.

c, Chức năng, nhiệm vụ của kế toán chi phí HĐTC, thu nhập HĐTC , tạm

ứng và vay ngắn, dài hạn.

* Chức năng:

- Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì thu chi tiền mặt là rất quan trọng. Người theo dòi phản phải ánh chính xác để đảm bảo đồng tiền luôn luân chuyển có lợi cho doanh nghiệp.

- Nghiên cứu kỹ chế độ chính sách kinh tế tài chính của nhà nước và đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh trong trong từng thời kỳ và có biện pháp cụ thể ứng dụng trong từng kỳ.

* Nhiệm vụ:

- Vào quỹ sổ tiền mặt và kiểm tra quỹ cuối ngày.

- Hạch toán theo dòi các hoạt động về tiền mặt TGNH.


d, Kế toán TSCĐ, kho thành phẩm, XDCB dở dang và giá thành.

- Theo dòi và quản lý chặt chẽ tình hình tăng giảm từng loại, từng đơn vị sử dụng cũng như toàn doanh nghiệp. Theo dòi chặt chẽ cả về số lượng và chất lượng, chủng loại.

- Tổ chức phân loại TSCĐ theo chế độ nhà nước, đánh giá lại TSCĐ theo nguyên tắc của nhà nước.

- Tổ chức hệ thống chứng từ phản ánh tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ.

- Sử dụng đúng tài khoản, sổ sách kế toán chi tiết và tổng hợp tăng giảm TSCĐ theo đúng phương pháp kế toán của nhà nước ban hành.

- Kiểm kê đánh giá lại TSCĐ và kiểm tra phân tích tình hình biến động TSCĐ trong doanh nghiệp.

- Tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ hàng tháng vào chi phí sản xuất kinh doanh. Tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động bảo quản, sử dụng TSCĐ.

- Theo dòi toàn bộ quá trình sửa chữa thay thê và xây dựng mới, phải nắm vững toàn bộ công tác XDCB mà nhà nước ban hành.

- Theo dòi nghiệm thu công trình thi công từng phần và thanh toán công trình. Báo cáo quyết toán xây dựng công trình vưới các cấp chủ quản.

e, Chức năng, nhiệm vụ của kế toán doanh thu, chi phi (tập hợp chi phí).

- Quan tâm tới toàn bộ chi phí của doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ và chi phí đã được bù đắp bằng thu nhập trong kỳ để bảo toàn vốn. Măt khác phải xác định đầy đủ, chính xác và đúng đắn các chi phí có liên quan đến việc sản xuất và bán sản phẩm để từ đó xác định nên đầu tư sản xuất kinh doanh sản phẩm, hàng hoá có lợi cao.

- Hạch toán chi phí vận chuyển hàng hoá.

- Thu nhập và xử lý thông tin, cung cấp thông tin cho lãnh đạo đơn vị về doanh thu bán hàng từng thời kỳ, từng tháng..

* Hình thức sổ kế toán.

- Toàn bộ công tác kế toán được thưc hiện tập trung tại phòng KT-TC của công ty, không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ có 4 nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu là thu nhập và kiểm tra chứng từ, từ Xí nghiệp may số 1,2, kho nguyên phù liệu sau đó gửi chứng từ vào phòng kế toán tập trung vì công ty thuộc loại doanh nghiệp nhà nước có quy mô không lớn.

- Áp dụng hình thức kế toán tập trung sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vệc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo kịp thời của kế toán trưởng cũng như của lãnh đạo đối vơí toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thuận tiện cho việc phân công và chyển hoá công việc đối với nhân viên kế toán cũng như trang thiết bị kỹ thuật tính toán.

- Với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty công tác hạch toán kế toán đóng vai trò quan trọng để phù hợp với tình hình thực tế của công ty bộ máy hoạt động của công ty đã thực hiện được chức năng của mình đã phản ánh quá trình hình thành và vận chuyển tài sản công tác hạch toán kế toán đã thực hiện đầy đủ các giai đoạn của quá trình hạch toán từ khâu lập chứng từ, ghi sổ kế toán đến lập hệ thống báo cáo kế toán ở công ty.

- Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nên bộ máy kế toán của công ty đã áp dụng hình thức kế toán" nhật ký

chứng từ" và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Các loại sổ sách kế toán mà doanh nghiệp mở ra theo hình thức này là: sổ NKCT( 10NKCT), 11 bảng kê và các sổ cái TK.

Trình tự hạch toán theo hình thức NKCT.


Nhật ký chứng từ

Bảng kê

Thẻ và sổ kế

toán chi tiết

Chứng từ gốc và các bảng phân bổ

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng tổng

hợp chi tiết

Trình tự hạch toán theo hình thức NKCT.


Sổ cái

II. TÌNH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH MAY VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT THÀNH.


1. Tình hình và công tác quản lý TSCĐ.


a. Tình hình trang bị và phân loại TSCĐ.

- Công ty TNHH may và thương mại Việt Thành là một công ty có quy mô tương dối lớn và đặc điểm sản xuất kinh doanh nên TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn( tổng TSCĐ / tổng số tài sản chiếm 74,04%) chủ yếu là nhà cửa sản xuất và máy móc phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty đã luôn tiến hành trang bị, hiện đại hoá TSCĐ với chất lượng và công nghệ tiên tiến.


cách

- TSCĐ hiện có của công ty đến ngày 31/12/2002

+ Tổng nguyên giá TSCĐ: 14.783.254.287(đ)

+ Giá trị hao mòn: 6.393.689.606(đ)

+ Giá trị còn lại: 8.388.664.681(đ)

- Có nhiều căn cứ để phân loại TSCĐ như:

+ Phân loại TSCĐ hình thái biểu hiện (đặc trưng kỹ thuật)

+ Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành.

+ Phân loại TSCĐ theo công dụng và hình thành sử dụng .

+ Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu.

- Công ty TNHH may và thương mại Việt Thành phân loại TSCĐ theo


(1). Theo nguồn hình thành.

+ Vốn vay :10.157.813.400(đ)

+ Vốn liên doanh: 2.208.001.145(đ)

+ Vốn khác: 2.417.439.742(đ)

(2).Theo đặc trưng kỹ thuật

+ Nhà cửa vật kiến trúc: 6.186.640.331(đ)

+Máy móc thiết bị công tác + động lực: 2.023.334.536(đ)

+ Phương tiện vận tải: 6.495.148.728(đ)

+ Thiết bị dụng cụ quản lý phục vụ phòng ban: 78.130.692(đ)

TSCĐ của công ty TNHH may và thương mại Việt Thành do 2 bộ phận

quản lý:

- Bộ phận kế toán TSCĐ quản lý về mặt giá trị TSCĐ, tình hình biến

động tăng giảm TSCĐ.

- Bộ phận kỹ thuật tình hình quản lý TSCĐ về mặt gá trị sử dụng của TSCĐ.

b. Đánh giá TSCĐ, các thủ tục, phương thức đánh giá TSCĐ.

TSCĐ của công ty được đánh giá theo 2 cách:

* Đánh giá theo giá trị còn lại:

GTCL = NG - Giá trị HMTSCĐ

TSCĐ sau khi đưa vào sử dụng giá trị của chúng bị hao mòn vì vậy cần phải tính GTCL để có phương pháp xử lý kịp thời đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được liền mạch.

VD: Ngày 20.11.2009 công ty TNHH may và thương mại Việt Thành tiến hành đánh giá lại một chiếc ôtô Misubishi có trọng tải 2,5 tấn mang biển số 99k-1410 có nguyên giá 317.013.480(đ) đã khấu hao 45287640(đ)

Kế toán đã xác định giá trị của TSCĐ này tại thời điểm 20.11.2009 như

sau:


dụng


Giá trị còn lại của ôtô =317.013.480 - 45287640 Misubishi 2,5 tấn của Nhật: =271.725.840(đ)

* Đánh giá theo nguyên giá TSCĐ,

NG mua ngoài của TSCĐ= Giá mua trên hoá đơn+ Chi phí trước khi sử


VD: Hoá đơn số 33 nagỳ 23.06.2009 công ty mua máy photo copi

TOSHIBA với giá trị trên hoá đơn là 27.625.000(đ), đã thanh toán bằng tiền mặt.

NG của máy photocopi=27.625.000 + 337.508 =27.962.508(đ)

* Đối với TSCĐ tự chế, tự xây dựng.

NG của TSCĐ= Thực tế khi công trình hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng + Chi phí vận chuyển lắp đặt.

2. Thủ tục chứng từ tăng giảm TSCĐ và chứng từ kế toán.


a. Thủ tục chứng từ tăng TSCĐ.

Khi mua TSCĐ tình hình giám đốc là người phê chuẩn. Khi tiến hành mua tình hình 2 bên phải tiến hành đàm phán, thanh toán được tiến hành dưới dạng hợp đồng kinh tế. Nếu chấp nhận lập hoá đơn thì khi TSCĐ về đến công ty phải tiến hành kiểm tra, lập biên bản nghiệm thu, bàn giao nhận TSCĐ, giấy báo nợ hoặc phiếu chi xác nhận nguyên giá TSCĐ rồi đưa vào sử dụng

b. Thủ tục chứng từ giảm TSCĐ.

- Giảm do nhượng bán TSCĐ.

Trước hết phải có quyết định của hội đồng công ty cho bán TSCĐ không cần dùng, lạc hậu về kỹ thuật. Có hợp đồng mua bán với khách hàng rồi lập hoá đơn bán hàng.

- Giảm do thanh lý TSCĐ.

Khi thanh lý TSCĐ công ty tiến hành làm thủ tục như sau:

+ Bước 1: Xem xét lại nguyên giá, số khấu hao cơ bản đã trích GTCL của TSCĐ ( nếu có). Bước này làm cơ sở lập tờ trình xin phép dược thanh lý.

+ Bước 2: Sau khi có sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền (Giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng..) công ty lập hội đồng thanh lý và giám định ghi. biên bản giám định được gửi tới các cấp thẩm quyền và lưu.

+ Bước 3: Khi có biên bản của hội đồng thanh lý (được sự đồng ý cho thanh lý) công ty tiến hành định giá và mời thầu.

3. Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ công ty TNHH may và thương mại Việt Thành.

- Để theo dòi chi tiết công ty mở sổ theo dòi TSCĐ toàn công ty (Biểu số

1).

- Khi có TSCĐ tăng( tất cả các TSCĐ mua, trang thiết bị mới) doanh

nghiệp thành lập ban nghiệm thu. Ban này có nhiệm vụ nghệm thu và cùng với đại diện đơn vị giao TSCĐ lập " biên bản giao nhận". Biên bản này lập cho từng đối tượng TSCĐ ( biểu số 2). Hồ sơ bao gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ, bàn giao kỹ thuật, giấy vận chuyển bốc dỡ phòng kế toán giữ lại làm căn cứ hạch toán chi tiết TSCĐ. Riêng đối với công trình xây dựng đưa vào sử dụng( nhà làm việc, nhà công nhân ở..) thì sử dụng Biên bản nghiệm thu công trình hoặc hợp đồng cho thuê TSCĐ.

Xem tất cả 78 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí