Kết Luận – Hàm Ý Và Kiến Nghị


Kết luận chương 4

Qua chương 4, tác giả trình bày kết quả kiểm định các thang đo thành phần các nhân tố ảnh hưởng tới tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Qua các bước kiểm định mô hình thang đo và mô hình nghiên cứu đã khẳng định: Mô hình có 5 thành phần là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và giám sát ảnh ảnh hưởng tỉ lệ thuận đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dương, trong đó thành phần môi trường kiểm soát có ảnh hưởng cao nhất và thành phần thông tin và truyền thông có ảnh hưởng thấp nhất tới tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dương. Điều này chứng tỏ mô hình lý thuyết đề ra là phù hợp với thực tế hiện nay cũng như giả thuyết trong mô hình đều được chấp nhận.


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – HÀM Ý VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Việc xác định các thành phẩn nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dương sẽ giúp cho nhà quản lý có cách nhìn đúng đắn về hệ thống KSNB và nhà quản lý sẽ tăng cường nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát, từ đó góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động, đảm bảo báo cáo tài chính đáng tin cậy đồng thời tuân thủ yêu cầu về KSNB của doanh nghiệp sản xuất gốm sứ.

Kết quả phân tích hệ số Cronbach's Alpha cho biết độ tin cậy của thang đo dùng để đo lường các thành phần của năm nhóm nhân tố đều lớn hơn 0.6, nghĩa là thang đo phù hợp với kiểm định mô hình lý thuyết của đề tài. Kết quả phân tích nhân tố EFA trích thành 5 nhân tố hội tụ. Các giá trị Eigenvalues đều lớn hơn 1 và độ biến thiên tích lũy giải thích được 57.209% mức độ biến thiên các biến quan sát.

Bảng 5.1: Vị trí quan trọng các nhân tố


Vị trí quan

trọng


Nhân tố

Mức độ tác động (Số tuyệt đối, Beta)

Mức độ tác động (Số tương đối, %)

1

Môi trường kiểm soát

0.535

33%

2

Đánh giá rủi ro

0.432

27%

3

Hoạt động kiểm soát

0.291

18%

4

Giám sát

0.244

15%

5

Thông tin và truyền thông

0.121

7%


Cộng


100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ - Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dương - 14

(Nguồn: Tác giả thống kê từ SPSS và tính toán)

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết: có 5 thành phần nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dương bao gồm: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát. Các nhân tố đều ảnh hưởng thuận chiều đến tính hữu


hiệu của hệ thống KSNB, trong 5 thành phần nhân tố này thì nhân tố có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB là Môi trường kiểm soát, nhân tố mạnh thứ hai là Đánh giá rủi ro, nhân tố thứ ba là Hoạt động kiểm soát, nhân tố Giám sát, cuối cùng là nhân tố Thông tin và truyền thông. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng hơn đến các nhân tố mà tác động mạnh đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB (xem Bảng 5.1 – Vị trí các nhân tố tác động) đó là nhân tố môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, giám sát và cuối cùng thông tin và truyền thông.

Qua phân tích thống kê ta thấy, thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dương được đánh giá trên mức trung bình và ở mức khá. Các giá trị trung bình của các nhân tố giao động từ 3.27 đến 3.69 với thang đo mức độ từ 1 đến 5, trong đó thành phần giám sát có giá trị trung bình thấp nhất và thành phần hoạt động kiểm soát có giá trị trung bình cao nhất.

5.2. Một số Hàm ý và Kiến nghị

Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dương, luận văn đưa ra một số hàm ý và kiến nghị để góp phần giúp cho các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.

5.2.1. Đối với nhân tố môi trường kiểm soát

Có thể nói nhân tố môi trường kiểm soát là nền tảng cho các bộ phận khác trong một hệ thống KSNB, để có môi trường kiểm soát tốt, phù hợp với đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dương thì các nhà quản lý tại doanh nghiệp cần phải:

- Đáp ứng các yêu cầu khách hàng về tiêu chuẩn audit đảm bảo điều kiện về môi trường, nhà máy có thể lắp đặt hệ thống sấy, xử lý khói từ hệ thống lò gas. Hệ thống này giúp nhà máy có thể tận dụng được nhiệt độ nóng từ lò gas để xông sấy mộc tiết kiệm thời gian sấy sản phẩm so với môi trường khô tự nhiên và giảm được nguồn nhân lực và thời gian di dời sản phẩm ở khâu xông sấy. Đồng thời, hệ thống


này cũng giúp nhà máy tận dụng nguồn nhiên liệu có sẵn và xử lý lọc được lượng khói thải trước khi thải ra môi trường đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt của bộ tài nguyên và môi trường về vấn đề khí thải.

- Định kỳ hàng năm, các doanh nghiệp gốm sứ nên tổ chức đánh giá kết quả thực hiện công việc của từng nhân viên qua hệ thống phần mềm KPI để đánh giá và theo dõi hiệu quả công việc của từng nhân viên nhằm giúp nhân viên kiểm soát công việc và thúc đẩy khả năng làm việc như kế hoạch. Qua đó xem xét đề xuất thưởng, luân chuyển công việc, bổ nhiệm các công nhân viên có năng lực lên vị trí cao hơn cũng như buộc thôi việc hay luân chuyển đối với các công nhân viên không có năng lực phù hợp.

- Do đặc thù các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ thường là vừa và nhỏ, quy mô vốn còn hạn hẹp, số lượng nhân viên ít nên một nhân viên có thể làm nhiều phần hành khác nhau điều này có thể tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên các doanh nghiệp nên phân chia trách nhiệm công việc cụ thể cho từng nhân viên. Việc làm này sẽ có lợi cho doanh nghiệp như các nhân viên có thể kiểm soát lẫn nhau, dễ dàng phát hiện sai sót đồng thời giảm tình trạng nhân viên lạm quyền và như vậy mục tiêu KSNB của doanh nghiệp gốm sứ cũng được thực hiện tốt hơn. Cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp cần được hoàn thiện theo hướng bố trí đầy đủ các phòng ban chức năng, tổ chức các bộ phận riêng biệt thực hiện các chức năng cơ bản.

- Xây dựng các gía trị chuẩn mực đạo đức ban hành dưới hình thức văn bản để hạn chế những sai phạm của nhân viên, để quy tắc ứng xử hoàn thiện hơn, các chuẩn mực đạo đức. Các giá trị chuẩn mực đạo đức được xây dựng từ các dự thảo và có sự đóng góp ý kiến của toàn thể công nhân viên, sau đó tập hợp lại những ý kiến sắc đáng để đưa vào quy tắc ứng xử cho phù hợp với thực tế công việc.

- Doanh nghiệp cần xây dựng bảng mô tả phân công trách nhiệm cho từng vị trí và phổ biến cho ứng viên khi mới tuyển dụng giúp cho ứng viên nắm bắt được công việc của mình. Trong bảng mô tả cần quy định rõ nghĩa vụ, quyền hạn, yêu cầu đối


với từng vị trí công việc. Đây sẽ là căn cứ đánh giá hiệu quả làm việc của toàn thể công nhân viên.

- Xây dựng một cơ cấu tổ chức phù hợp nghĩa là không có sự chồng chéo giữa các chức năng và quyền hạn để hoạt động kiểm soát được hữu hiệu. Định kỳ cần tiến hành đánh giá lại cơ cấu tổ chức nhằm xem xét có chổ nào chưa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, từ đó điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức.

- Có thể nói sản phẩm gốm sứ là sản phẩm đặc biệt bởi nó được kết hợp từ kỷ thuật và bàn tay của người thợ. Do vậy việc đào tạo đội ngũ nhân viên có có tay nghề cao, có năng lực và đạo đức cần được quan tâm và thực hiện. Một đội ngũ nhân viên có năng lực và đạo đức sẽ giúp doanh nghiệp vận hành hệ thống KSNB hữu hiệu.

- Xây dựng chính sách tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi hợp lý, có chính sách đề bạt rõ ràng, cụ thể. Có như vậy người lao động mới gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và đóng góp xây dựng phát triển doanh nghiệp.

- Hội đồng quản trị và ban kiểm soát:

Hội đồng quản trị của doanh nghiệp gốm sứ phải độc lập với nhà quản lý để kiểm soát nội bộ hữu hiệu, thành viên của hội đồng là người vừa có năng lực vừa độc lập thì sẽ giám sát các hoạt động quản lýchặc chẽ hơn, đưa ra quan điểm phản biện và sẵn sàng đấu tranh với những hành vi sai trái nghiêm trọng của người quản lý từ đó hoạt động kiểm soát trong doanh nghiệp cũng trở nên hưu hiệu hơn.

5.2.2. Đối với nhân tố đánh giá rủi ro

Hoạt động sản xuất gốm sứ là một hoạt động vốn mang nhiều rủi ro tiềm ẩn. Để hạn chế, phòng ngừa các rủi ro, các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dương cần:

- Nhận dạng và phân tích rủi ro một cách tổng thể và có hệ thống nghĩa là các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ cần xem xét, nhận dạng toán bộ các sự kiện có khả năng xảy ra rủi ro, có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để nhận dạng và phân tích rủi ro. Rủi ro là điều tất yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc biệt


với ngành sản xuất gốm sứ. Vì vậy, đánh giá rủi ro là nhân tố rất quan trọng để đưa ra biện pháp để đối phó rủi ro.

- Rủi ro ở khâu đầu vào chính là nguồn nguyên liệu sản xuất gốm sứ ngày càng trở nên khan hiếm. Nguồn nguyên liệu cho sản xuất gốm ở Bình Dương chủ yếu tập trung các mỏ cung cấp nguyên liệu ở Chơn Thành, Đất Cuốc, Cổng Xanh... cũng đang giảm nhanh do việc quy hoạch xây dựng nhà ở, các khu công nghiệp và công trình ngay tại các khu có vùng nguyên liệu. Ngoài ra vấn đề ô nhiễm môi trường khiến chất lượng đất sét bị biến đổi làm giảm chất lượng sản phẩm sản xuất ra.

- Rủi ro trong khâu sản xuất còn liên quan đến trình độ tay nghề và tiêu chuẩn kỷ thuật. Do đó các doanh nghiệp gốm sứ cần dần thay thế và áp dụng máy móc hiện đại như máy xoay calip, máy in dập mộc sản phẩm vào hệ thống sản xuất thay vì sản xuất thủ công bằng tay truyền thống như trước đây nhằm hạn chế rủi ro sản xuất sản phẩm, tăng năng suất hàng hóa và giảm tỷ lệ hàng loại sản phẩm sau sản xuất, điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất đạt được giá cạnh tranh hơn.

- Ngoài ra, một số doanh nghiệp đang sử dụng hệ thống lò củi thì nên thay thế bằng hệ thống nung lò gas, điều này giúp nhà máy dễ dàng kiểm soát được chất lượng sản phẩm, màu sắc cũng như hạn chế rủi ro do hàng hư trong quá trình sản xuất sau khi ra lò và đạt năng suất cao hơn.

- Đối với ban quản trị thường xuyên cập nhật, nâng cao kiến thức trong sản xuất kinh doanh, phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận, xây dựng tiêu chuẩn định lượng để đánh giá việc hoàn thành mục tiêu chứ không đánh giá mang tính chất cảm tính. Sau khi đã xác định và phân tích được rủi ro, doanh nghiệp cần xem xét các khả năng gian lận thông qua việc đánh giá các động cơ và áp lực, cơ hội, thái độ có thể ảnh hưởng đến hành vi gian lận. Từ đó xác định và đánh giá những thay đổi, những xu hướng có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

5.2.3. Đối với nhân tố hoạt động giám sát

Với đặc thù sản xuất kinh doanh có nhiều rủi ro do mang nặng tính thủ công, đòi hỏi tính mỹ thuật cao, qua nhiều công đoạn xử lý, phụ thuộc vào trình độ tay


nghề của người lao động nên hoạt động kiểm soát sẽ giúp doanh nghiệp đối phó với những rủi ro đe dọa đến việc đạt và thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Kết quả khảo sát ở chương 4 cho ta thấy rõ để cho hoạt động kiểm soát hữu hiệu doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dương cần phải thực hiện một số công việc sau:

- Phân chia trách nhiệm ở một số chức năng quan trọng: Doanh nghiệp cần phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa chức năng thực hiện nghiệp vụ với ghi chép sổ sách, ghi chép sổ sách với bảo quản tài sản, bảo quản tài sản và phê chuẩn nghiệp vụ. Việc phân chia này giúp nhân viên có thể kiểm soát lẫn nhau giúp doanh nghiệp ngăn ngừa sai phạm nếu có.

- Kiểm soát chứng từ và sổ sách: Các nghiệp vụ phát sinh cần có chứng từ và được ghi chép đầy đủ, cần đánh số thứ tự chứng từ và liên tục trước khi đưa vào sử dụng, chứng từ cần được xét duyệt đầy đủ của các bộ phận chức năng.

- Sử dụng bảng đánh giá hệ thống KSNB trong từng chu trình cụ thể để đánh giá rủi ro cho từng chu trình hay bổ sung, điều chỉnh những thủ tục kiểm soát cho phù hợp.

- Với hệ thống máy tính cần được khai báo User và Password trước khi đăng nhập vào hệ thống máy tính. Doanh nghiệp cần phân quyền cụ thể cho từng đối tượng sử dụng, mỗi đối tượng chỉ được truy cập vào phần hệ thống, dữ liệu liên quan đến chức năng và nhiệm vụ mà họ được cấp quyền sử dụng. Thường xuyên sao lưu dữ liệu định kỳ. Hệ thống máy tính cần được bảo vệ bằng hệ thống ngăn chặn virus tự động.

- Ngoài ra các doanh nghiệp phải phổ biến các quy định phân công cụ thể cá nhân chịu trách nhiệm quản lý tài sản, thường xuyên kiểm kê tài sản thực tế nhằm tránh thất thoat tài sản.

- Các bộ phận kiểm tra độc lập tại doanh nghiệp như ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ cần thường xuyên rà soát, xét lại việc thực hiện nghiệp vụ của các bộ phận trong doanh nghiệp nhằm tăng tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB.

5.2.4. Đối với nhân tố giám sát


Các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ Bình Dương nên hoàn thiện giám sát nhằm xem xét hệ thống KSNB đã hoạt động đúng như thiết kế, đánh giá và đưa ra những biện pháp khắc phục, chấn chỉnh kịp thời để hoạt động giám sát đạt được hiệu quả cao, các doanh nghiệp cần phải:

Thứ nhất, hàng ngày doanh nghiệp gốm sứ cần phải thường xuyên kiểm tra giám sát trong phạm vi toàn doanh nghiệp. Một mặt giám sát việc thực hiện hiện của nhân viên, mặt khác nhà quản lý cũng phát hiện được những chi tiết chưa hợp lý của chu trình, từng giai đoạn sản xuất hoặc nhà quản lý cấp cao có trực tiếp kiểm tra, kiểm kê thực tế với số liệu sổ sách để có thể đánh giá và kiểm soát được vấn đề của doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần có chính sách khuyến khích các nhân viên giám sát chéo lẫn nhau trong công việc.

Thứ hai, định kỳ các cấp quản lý nên có các cuộc họp để cùng nhau để phân tích, đánh giá lại hệ thống KSNB có vận hành đúng như thiết kế không. Nhằm so sánh các tiêu chuẩn đã được thiết lập từ ban đầu với điều kiện hiện tại. Nhà quản lý cần thực hiện mọi hoạt động của doanh nghiệp cả về chiều sâu lẫn chiều rộng chứ không đơn thuần là kết quả được ở bề nổi. Để tăng cường cho hoạt động giám sát định kỳ, các doanh nghiệp nên mời kiểm toán viên độc lập với chi phí dịch vụ hợp lý để thực hiện kiểm toán hoặc về lâu dài nên tổ chức các bộ phận kiểm soát nội bộ. Thông qua trao đổi với kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán độc lập để phát hiện các trường hợp sai sót, nghi ngờ gian lận, vi phạm nội quy, quy định của doanh nghiệp cũng như quy định của pháp luật hiện hành sẽ được phát hiện kịp thời xử lý.

Thứ ba, doanh nghiệp tạo điều kiện của các nhân viên được phép trực tiếp báo cáo những kết quả đạt được cũng như những sai phạm của KSNB lên nhà quản lý và hội đồng quản trị để có biện pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời. Để làm được điều này thì cần quy định rõ ràng trong quy định, trong quy chế nội bộ nên có cách hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với cá nhân đi trái với quy định hoặc cố tình cảm. trở việc truyền đạt thông tin lên nhà quản lý.

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 18/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí