Đối Tượng Nghiên Cứu: “Mở Rộng Tín Dụng Phát Triển Dlst”


nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tređể tìm hiểu về sản phẩm tín dụng, thực trạng và sau đó đề xuất giải pháp nhằm mở rộng tín dụng (MRTD) phát triển DLST tại Ngân hàng.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Toàn bộ luận văn nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất giải pháp mở rộng quy mô tín dụng phát triển DLST tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu đề xuất giải pháp nhằm MRTD phát triển DLST tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre, cần:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận MRTD phát triển DLST của NHTM.

- Phân tích thực trạng và đánh giá thực trạng MRTD phát triển DLST tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre.

- Tìm hiểu nhân tố tác động đến MRTD phát triển DLST tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

- Đề xuất giải pháp MRTD phát triển DLST tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre - 3

Để đề xuất giải pháp nhằm MRTD phát triển DLST tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre, cần phải trả lời câu hỏi một số câu hỏi sau:

“Tiêu chí nào để đo lường và đánh giá việc MRTD phát triển DLST tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre?”

“ Những nhân tố nào ảnh hưởng đến MRTD phát triển DLST tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre?”

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4.1. Đối tượng nghiên cứu: “Mở rộng tín dụng phát triển DLST”

4.2. Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre.

4.3. Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2015.

5. Phương pháp nghiên cứu

Toàn bộ luận văn sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, cách thức thực hiện như sau:

- Thu thập dữ liệu:

+ Thu thập dữ liệu từ Luật du lịch, Luật các tổ chức tín dụng, sách Du lịch sinh thái, sách Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại,… để viết phần cơ sở lý thuyết của đề tài.

+ Thu thập dữ liệu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre về quá trình ra đời và phát triển; kết quả hoạt động kinh doanh như huy động vốn, tín dụng, thu, chi; sản phẩm tín dụng phát triển DLST; kết quả hoạt động tín dụng phát triển DLST như tổng dư nợ cho vay, dư nợ cho vay theo sản phẩm, dư nợ theo kỳ hạn, dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng.

+ Thu thập dữ liệu tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bến Tre về điểm DLST, nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở lưu trú, lượng du khách, doanh thu từ du lịch, nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư giai đoạn 2010 - 2015.

- Phân tích dữ liệu:

Từ việc thu thập dữ liệu bên trên tiến hành tính toán tăng (giảm), so sánh, phân tích qua các năm. Sau đó, đánh giá thực trạng MRTD phát triển DLST tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre. Tìm hiểu nhân tố tác động đến việc MRTD phát triển DLST tại Ngân hàng.

- Nghiên cứu định lượng: Mục đích thực hiện nhằm xác định nhân tố tác động đến MRTD để đề xuất giải pháp MRTD phát triển DLST tại Ngân hàng Nông nghiệp


và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre. Cách thức thực hiện được mô tả cụ thể trong mục 2.4 của chương 2.

6. Kết cấu đề tài

Luận văn được trình bày thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái

Chương 2: Thực trạng mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre

Chương 3: Giải pháp mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre

7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

Những công trình đã nghiên cứu trước đây các tác giả chủ yếu đề cập đến mở rộng tín dụng hộ sản xuất, mở rộng tín dụng tiêu dùng, mở rộng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các NHTM. Trên lĩnh vực du lịch thì có tác giả Lê Thị Thanh Vân (2012) đề cập đến vấn đề mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp du lịch tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam. Tác giả nghiên cứu đến việc mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp có thực hiện việc kinh doanh các sản phẩm dịch vụ liên quan đến hoạt động du lịch nói chung tại Quảng Nam. Vấn đề mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái chưa được cập nhật trong các công trình nghiên cứu trước đây. Do đó, thông qua luận văn này giúp bổ sung thêm kiến thức liên quan đến mở rộng tín dụng của ngân hàng nhằm phát triển du lịch sinh thái tại Bến Tre.


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

1.1. Một số vấn đề về phát triển du lịch sinh thái

1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái

1.1.1.1. Khái niệm du lịch

Theo Luật Du lịch số 44/2005/QH11 thì du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.

1.1.1.2. Khái niệm du lịch sinh thái

DLST là một khái niệm rộng, được hiểu theo nhiều cách từ những góc độ tiếp cận khác nhau. Ở góc nhìn hẹp, DLST là sự kết hợp ý nghĩa của 2 từ ghép “du lịch” “sinh thái”. Trong đó sinh thái, nghiên cứu về các mối quan hệ tương tác không chỉ giữa các cá thể sinh vật với nhau mà còn giữa tập thể, giữa cộng đồng với các điều kiện môi trường tự nhiên bao quanh nó. Tuy nhiên, DLST còn hiểu theo ý nghĩa rộng hơn, là một loại hình du lịch thiên nhiên. Như vậy, với cách tiếp cận này, mọi hoạt động của du lịch có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, nghỉ núi,… đều được hiểu là DLST.

Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về DLST được Hector Ceballos – Lascurain (1987): “DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”. Khái niệm DLST tiếp tục được Lindberg và Hawkins (1993) phản ánh khá đầy đủ về nội dung và chức năng như sau:“DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là công cụ để bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”.

Tổng cục Du lịch Việt Nam, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và Ủy ban Kinh tế xã hội Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) (1999) đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Xây dựng chiến lược Quốc gia về phát triển DLST ở Việt Nam”. Các đại biểu đã cùng nhau trao đổi và đưa ra khái niệm cơ bản về DLST:“Đó là loại hình


du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Còn theo Luật Du lịch số 44/2005/QH11, định nghĩa: “DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”.

Cho đến nay, khái niệm DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau. Dù định nghĩa thế nào chăng nữa thì phải hội đủ 2 yếu tố:

(1) sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường; (2) trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.

1.1.2. Phân loại du lịch sinh thái

DLST là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên DLST rất phong phú và đa dạng gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Do đó, DLST tồn tại với nhiều hình thức khác nhau. Dựa vào tài nguyên DLST và sự hướng dụng các sản phẩm du lịch có thể chia DLST thành các loại sau:

- Du lịch biển: đó là loại hình du lịch mà du khách đến thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình của mặt biển; đáy biển, các phong cảnh đẹp của đảo; bán đảo, các sản phẩm do biển cung cấp như tôm; cua; sò; cá,… Mục tiêu chủ yếu của du khách là về với thiên nhiên, tham gia các hoạt động du lịch biển, đảo như tắm biển, thể thao biển, lặn biển, xem chim thú các loài động thực vật trên đảo, dưới biển, câu cá, thẻ mực, du thuyền trên biển,…

- Du lịch núi và hang động: là loại hình du lịch mà du khách khám phá các đỉnh núi cao, hang động huyền ảo, ngắm phong cảnh, chim thú lạ,… Do tính độc đáo của loại hình du lịch này rất thích hợp cho du lịch tham quan, khám phá núi và hang động, cắm trại, mạo hiểm,… rất thích hợp cho những du khách ưa thích cảm giác mạnh.

- Du lịch rừng sinh thái thiên nhiên: là loại hình du lịch mà du khách tham quan hệ thái thiên nhiên hoang dã, ngắm phong cảnh, xem chim thú,… Hệ sinh thái thiên nhiên điển hình là vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển. Đây là một khu vực thiên nhiên hoang dã có đặc điểm nổi bật về hệ sinh thái và các loài động, thực vật được bảo vệ để duy trì đảm bảo phát triển bền vững. Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên được xây dựng nhằm ngăn


chặn việc khai thác quá mức đời sống hoang dã và cảnh quan môi trường. Do tính độc đáo của nó, cho nên rất thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch như: du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí ngoài trời, tìm hiểu thiên nhiên hoang dã, giáo dục, văn hóa, du lịch khám phá, cắm trại, xem chim thú, câu cá, đi bộ trong rừng,…

-Du lịch thăm bản làng dân tộc: Đây là nguồn tài nguyên nhân văn ở các khu sinh thái tự nhiên. Ở các làng bản dân tộc, nét độc đáo thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đó là cộng đồng dân cư với vốn văn hóa truyền thống của họ như: các món ăn đặc sản, kiến trúc nghệ thuật, lối sống, sinh hoạt lễ hội và văn hóa dân gian,… loại hình này rất hấp dẫn du khách nước ngoài.

- Du lịch thôn quê: Làng quê là nơi có không khí trong lành, cảnh vật thanh bình và không gian thoáng đãng. Tất cả các yếu tố đó lại hoàn toàn không tìm thấy được ở thành thị. Như vậy, về nông thôn có thể giúp cho du khách nghỉ ngơi, thư giãn, phục hồi sức khỏe sau những chuỗi ngày làm việc căng thẳng. Loại hình du lịch thôn quê được ưa thích là tham quan phong cảnh làng quê, du thuyền trên sông nước, câu cá, thăm vườn cây ăn trái, trải nghiệm cuộc sống làng quê, ở nhà dân, du lịch về nguồn, thăm giếng người thân.

- Du lịch gắn với chữa bệnh: là loại hình du lịch thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên, yên tĩnh, môi trường trong lành gắn với chữa bệnh như suối nước, nghỉ dưỡng,… loại hình này rất thích hợp cho người lớn tuổi.

1.1.3. Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái

DLST là một dạng của du lịch, vì vậy nó cũng bao gồm tất cả những đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung, ngoài ra DLST cũng hàm chứa những đặc trưng riêng, bao gồm: tính giáo dục cao về môi trường, góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng về mặt sinh học, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương.

1.1.3.1. Tính giáo dục cao về môi trường

DLST hướng con người tiếp cận gần hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường.


Hoạt động du lịch gây ra những áp lực lớn đối với môi trường và DLST được coi là chiếc chìa khóa nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường.

1.1.3.2. Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng về mặt sinh học

Hoạt động DLST có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, qua đó hình thành ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.

1.1.3.3. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương

Phát triển DLST hướng con người đến các vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị cao về đa dạng sinh học, điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách là cần phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại khu vực đó, bởi vì hơn ai hết chính những người dân địa phương tại đây hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình. Sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng to lớn trong giáo dục du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng.

1.1.4. Vai trò của việc phát triển du lịch sinh thái

1.1.4.1. Góp phần phát triển kinh tế - xã hội

- Tích lũy vốn cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp: DLST đạt hiệu quả kinh tế cao là nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước và được xem là ngành “công nghiệp không khói”, “xuất khẩu tại chỗ” đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn góp phần tăng nhanh nguồn thu cho vùng du lịch, thông qua tiêu dùng sản phẩm du lịch và xuất khẩu hàng hóa. Lượng khách đến các điểm du lịch sẽ tiêu thụ một lượng hàng hóa lớn dưới dạng các món ăn, đồ uống, hàng lưu niệm,… tạo cho ngành nông nghiệp phát triển. Nông nghiệp phát triển kéo theo công nghiệp phát triển để sản xuất ra những mặt hàng phục vụ cho nhu cầu của khách như: công nghiệp chế biến, bảo quản,…việc xuất khẩu thông qua khách du lịch sẽ có lợi hơn rất nhiều vì bán giá nội địa, giá thành thấp, tiết kiệm


chi phí bảo quản và vận chuyển,… từ đó làm tăng thu nhập cho vùng du lịch và tăng hiệu quả nền kinh tế. Từ nguồn thu DLST sẽ có thêm nguồn vốn, khoa học kỹ thuật để đầu tư đẩy mạnh cho phát triển công nghiệp và nông nghiệp phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch. Mở rộng đầu tư, trùng tu, tôn tạo, nghiên cứu bảo tồn các khu DLST.

- Tăng thu nhập: Phát triển DLST thu hút một lượng lao động lớn tham gia vào các hoạt động phục vụ khách du lịch. Trong đó, thu nhập từ các hoạt động phục vụ khách du lịch như: lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên, các hàng hóa mỹ nghệ,... Điều này làm cho đời sống của cư dân địa phương ngày càng được cải thiện và đảm bảo có mức sống tốt hơn.

- Thúc đẩy đầu tư: DLST là lĩnh vực đầu tư thu lợi nhuận cao, do đó thu hút nhiều nhà đầu tư kinh doanh du lịch. DLST góp phần huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân địa phương vào vòng chu chuyển vốn. Khách du lịch mang tiền từ nơi khác đến tiêu dùng ở khu vực du lịch góp phần tăng thêm vốn đầu tư. Khối lượng tiền mà du khách mang vào tiêu thụ tại vùng du lịch và những khoản thuế, phí khác đã tạo thuận lợi cho chính quyền địa phương có thêm nguồn vốn để đầu tư phát triển như: đầu tư cơ sở hạ tầng, mạng lưới thông tin liên lạc, các dịch vụ phục vụ khách du lịch, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp, nông nghiệp,…

- Nâng cao trình độ dân trí: Trình độ dân trí cao tạo ra cho mỗi người có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, công trình văn hóa, tài nguyên du lịch, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; nâng cao phong cách ứng xử lịch sự hòa nhã với khách, thể hiện rõ bản sắc dân tộc, tạo ra cho khu DLST có tính chất đặc thù thu hút khách du lịch. Ngoài ra, nhu cầu lao động trong ngành DLST và các ngành khác có liên quan là rất lớn với nhiều cấp độ chuyên môn khác nhau. Có bộ phận đòi hỏi chuyên môn rất cao như: quản lý, hướng dẫn viên, quản lý tổ chức hoạt động lữ hành,… nhưng cũng có những bộ phận trình độ chuyên môn thấp như: nhân viên khách sạn, nhà hàng, tạp vụ,… Chính

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 03/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí