Đặc Điểm Yêu Cầu Và Nội Dung Của Du Lịch Sinh Thái


* Các hình thức DLST

Căn cứ vào sự phân bố địa lý, DLST bao gồm các hình thức: “DLST biển; các hình thức DLST rừng, núi, hang động; các hình thức DLST đồng bằng” [16], [22], [24], [31].

- Các hình thức DLST biển: DLST biển được coi là loại hình du lịch truyền thống gắn liền với biển, cát và nắng. Chính nó đã khởi đầu cho DLST phát triển. Trên thế giới đã xuất hiện nhiều loại du lịch sinh thái biển như: Tắm biển, phơi nắng, thăm cảnh quan bằng tàu trên biển, bơi lặn có ống thở, hoặc lặn có bình khí nén để tham quan, nghiên cứu các hệ sinh thái san hô, cỏ biển, thám hiểm lòng đại dương bằng tàu ngầm, các hoạt động giải trí thể thao trên biển như nhảy dù…

- Các hình thức DLST rừng núi, hang động: Đi bộ trong rừng, tham quan nghiên cứu đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, cắm trại, tham quan khám phá hang động, quan sát chim, ngắm nhìn động vật hoang dã, leo núi, trượt tuyết…

- Các hình thức DLST đồng bằng: Tham quan miệt vườn, trang trại, dã ngoại đồng quê, quan sát chim, ngắm nhìn động vật thuần dưỡng…Hoạt động tham quan các vườn thực vật, khu nuôi động vật hoang dã hoặc phòng trưng bày các mẫu động, thực vật bản địa có yếu tố giáo dục, giải thích và bao hàm những mục tiêu của DLST cũng được coi là hoạt động DLST.

Mối quan hệ giữa DLST với các loại hình du lịch khác

+ Quan hệ giữa DLST với du lịch thiên nhiên: Điểm giống nhau là đều dựa vào việc khai thác giá trị tự nhiên, song giữa chúng có nhiều điểm khác biệt: Du lịch thiên nhiên mang tính đại chúng, ít quan tâm tới khía cạnh môi trường, bảo tồn và đóng góp phát triển cộng đồng địa phương; DLST có thị trường khách lựa chọn, phát triển trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc bền vững, có nội dung giáo dục, sử dụng tốt nhất nguồn lực địa phương nhằm hỗ

trợ bảo tồn và phát triển cộng đồng địa phương. Sự khác biệt giữa hai loại hình du lịch này do bản thân hoạt động tại điểm đến quy định. Việc tổ chức hoạt động DLST đòi hỏi ý thức trách nhiệm và sự chuẩn bị kỹ càng từ phía người quản lý điều hành, hướng dẫn viên, du khách và cộng đồng địa phương, phức tạp hơn nhiều trên các phương diện an toàn và an ninh, chi phí bảo hiểm, hướng dẫn. Khách DLST không chỉ là những người yêu và gắn bó với thiên nhiên đơn thuần mà còn là những người muốn chia sẻ trách nhiệm bảo tồn thiên nhiên, văn hoá, muốn khám phá thiên nhiên, đồng thời ham thích mạo hiểm. DLST thường diễn ra ở những nơi có hệ sinh thái đặc sắc, đa dạng sinh học cao, hấp dẫn du khách.

Du lịch thiên nhiên đơn thuần là đến với các khu vực thiên nhiên và động cơ chủ yếu của du khách khi tới những nơi này là để thưởng ngoạn và chiêm ngưỡng thiên nhiên. Du lịch thiên nhiên có thể bền vững hoặc không và thường không liên quan tới bảo tồn môi trường hoặc cuộc sống của cộng đồng địa phương. Như vậy, nếu trong hoạt động của những hoạt động thiên nhiên có gắn với việc thực hiện các nguyên tắc của DLST, bao gồm việc nâng cao nhận thức của du khách, có trách nhiệm với việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá cộng đồng, tạo việc làm và lợi ích cho người dân địa phương thì bản thân chúng đã chuyển thành DLST.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

+ Quan hệ giữa DLST và du lịch văn hoá: Giữa loại hình du lịch văn hoá và DLST có sự khác biệt nhất định về đối tượng khai thác, mục đích của khách du lịch. Ngoài các giá trị văn hoá, DLST chủ yếu khai thác dựa vào tài nguyên thiên nhiên, còn du lịch văn hoá lại dựa chủ yếu vào tài nguyên nhân văn. Mục đích của du lịch văn hoá là để thẩm nhận các giá trị văn hoá, từ đó tăng cường tính giáo dục. DLST khai thác các giá trị văn hoá bản địa được thể hiện trong nhận thức, mối quan hệ trong nghi thức văn hoá của cộng đồng người dân bản địa với thiên nhiên, các hệ sinh thái đặc trưng nơi mình đến

tham quan qua “lăng kính” văn hoá bản địa nhằm mục đích là tận hưởng, chiêm ngưỡng thiên nhiên, giáo dục tăng cường ý thức bảo vệ môi trường. Quan hệ DLST và du lịch văn hoá là mối quan hệ biện chứng mang tính hỗ trợ nhau. Phát triển DLST mà thiếu quan tâm đến bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá bản địa thì sẽ thiếu đi nội dung quan trọng về sinh thái nhân văn, khó thu hút được sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển. Do vậy cũng khó khăn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Hơn nữa muốn khai thác cảnh quan thiên nhiên cũng cần phải có sự đầu tư tôn tạo, bảo tồn của con người và để cho những hấp dẫn đó được lâu bền thì không được tách rời chúng khỏi cảnh quan nhân văn mà phải thống nhất trong một hệ thống hoàn chỉnh. Ngược lại, nếu phát triển du lịch văn hoá mà ít quan tâm tới môi trường sinh thái thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng sản phẩm và đương nhiên cũng sẽ ảnh hưởng tới tâm lý du khách, mất đi tính hấp dẫn của sản phẩm.

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình - 3

Từ phân tích trên, có thể thấy mối quan hệ và tác động qua lại giữa loại hình DLST với loại du lịch thiên nhiên và văn hoá là rất chặt chẽ và có ý nghĩa bổ trợ cho nhau, làm tăng tính hấp dẫn của mỗi loại hình du lịch nói riêng và của cả chương trình du lịch nói chung. Chính vì thế, sự kết hợp các loại hình du lịch trong một chương trình du lịch là một hướng kinh doanh hiệu quả và có ý nghĩa ngày càng đáp ứng tốt hơn xu thế du lịch hiện đại “Một chương trình thăm nhiều địa điểm” để tiết kiệm thời gian và chi phí cho một chuyến đi của du khách.

2.1.2 Đặc điểm yêu cầu và nội dung của du lịch sinh thái

2.1.2.1 Đặc điểm của du lịch sinh thái

DLST là một loại hình du lịch mang những đặc điểm cơ bản đó là: Tính đa ngành, tính xã hội hoá, tính đa mục tiêu, tính thời vụ, tính giáo dục cao về môi trường.

- Tính đa ngành: DLST thường được tổ chức ở các vườn quốc gia, khu

bảo tồn thiên nhiên, các vùng sinh thái tự nhiên, nhân tạo, nơi tài nguyên thuộc sự quản lý của các ngành khác nhau theo quy định của pháp luật. Vì vậy tính đa ngành của DLST thể hiện ở chỗ sản phẩm của nó là do nhiều ngành tạo nên: du lịch, thương mại, nông thôn, giao thông vận tải… Thông qua việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch. Như vậy để DLST phát triển rất cần sự tham gia của nhiều ngành kinh tế, tạo nhiều dịch vụ đơn lẻ hoặc tổng hợp nhằm thoả mãn nhu cầu cho du khách.

- Tính xã hội hoá: Tính xã hội hoá thể hiện trước hết ở DLST đã thu hút nhiều thành phần trong xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động nghiên cứu, quản lý và kinh doanh du lịch. Ngoài ra tính xã hội hoá thể hiện ở sự đa dạng về nguồn khách.

DLST thu hút đông đảo các thành phần tham gia nghiên cứu quản lý và kinh doanh như các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý tại các điểm DLST, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương, các cơ sở kinh doanh lữ hành, các cơ quan, ban, ngành và các tổ chức kinh tế xã hội khác. Trong đó trực tiếp tham gia kinh doanh DLST là các nhà quản lý, các nhà điều hành du lịch, các hướng dẫn viên và đặc biệt là cộng đồng địa phương. Chính sự đa dạng của thành phần tham gia vào hoạt động DLST đã đặt ra yêu cầu là làm sao cho các mục tiêu và lợi ích của những thành phần này gần gũi lại và bổ sung lẫn nhau nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất phục vụ du khách và tạo ra sự cộng bằng trong kinh doanh du lịch.

- Tính đa mục tiêu: Tính đa mục tiêu biểu hiện ở những lợi ích đa dạng của DLST. Mục tiêu lớn nhất của DLST là bảo vệ môi trường và duy trì tính đa dạng sinh học. Ngoài ra, DLST còn bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia hoạt động du lịch, mở rộng sự giao lưu văn hoá, kinh tế, giáo dục môi trường, nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn.

- Tính thời vụ: Hoạt động DLST gắn liền với tự nhiên, đặc biệt là dựa trên sự đa dạng sinh học. Mỗi nước, mỗi vùng đều có những yếu tố khí hậu, thời tiết thay đổi theo mùa, điều đó làm cho đặc điểm sinh trưởng của các loài sinh vật theo thời gian trong năm. Chính những điều đó đã tạo nên tính thời vụ cho DLST, biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động DLST tập trung với cường độ cao vào một số thời điểm nhất định trong năm, song lại diễn ra với cường độ thấp, thậm chí ngừng hoạt động vào những khoảng thời gian còn lại.

- Tính giáo dục về môi trường: Đây là đặc trưng riêng của DLST vừa là nội dung cơ bản của hoạt động DLST, tạo ra sự khác biệt rò ràng với các loại hình du lịch thiên nhiên khác. DLST, ngoài việc đưa con người về với các vùng tự nhiên, đặc biệt là các khu bảo tồn thiên nhiên, nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về môi trường, còn có những hoạt động diễn giải về môi trường nhằm nâng cao sự hiểu biết và hình thành ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên. DLST được coi như chiếc chìa khoá nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường.

* Vai trò của sự phát triển du lịch sinh thái với sự phát triển kinh tế - xã hội

DLST được xem là công cụ cho việc bảo tồn thiên nhiên và các giá trị văn hoá bản địa, là loại hình du lịch có khả năng tối đa các lợi ích kinh tế và giảm thiểu các tổn hại về môi trường. Vì vậy, DLST đang là hiện tượng có tính toàn cầu. Tuy nhiên, khi đánh giá về DLST cần xem xét tính hai mặt của phát triển DLST thể hiện ở những tác động tích cực cũng như những tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trường, đến các vấn đề kinh tế xã hội khác. Điều đó có liên quan đến quan điểm, chính sách, sự quản lý, điều hành và tổ chức hoạt động du lịch sinh thái.

DLST góp phần tăng trưởng GDP một cách bền vững: Du lịch đến với thiên nhiên của các quốc gia, đặc biệt các nước phát triển là một loại hình rất

được chú trọng đầu tư không chỉ vì tính ưu việt của loại hình du lịch này mà sự phát triển của nó mang lại lợi ích to lớn cho các quốc gia, ở Canada 30 triệu lượt khách với mức chi tiêu trung bình cao và đem lại nguồn thu nhập không nhỏ [21].

Ở Việt Nam, theo ước tính năm 1995, đối tượng khách du lịch mang tính chất sinh thái trong nước và quốc tế mang lại doanh thu khoảng 150 – 180 triệu USD [21] đến năm 2004, con số này lên khoảng 500 triệu USD. DLST khuyến khích sử dụng tài nguyên và chuyên môn của địa phương, giảm nhu cầu nhập khẩu mang lại đóng góp lớn vào GDP của quốc gia[7]. Điều đáng quan tâm là phát triển DLST đảm bảo sử dụng một cách bền vững các nguồn lực, đặc biệt là tài nguyên sinh thái. Chính vì thế DLST mang lại tăng trưởng GDP một cách bền vững.

DLST góp phần bảo vệ môi trường đây được xem là công cụ tốt nhất để bảo tồn thiên nhiên, nâng cao chất lượng môi trường, đề cao các giá trị cảnh quan và nhận thức của toàn dân về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sinh thái, khôi phục những tài nguyên đang bị huỷ hoại. DLST là công cụ bảo tồn đa dạng sinh học, khi thực hiện DLST được thực hiện một cách đúng nghĩa thì đa số các tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học đều được giảm thiểu và loại bỏ vì bản chất của DLST là loại hình du lịch dựa trên cơ sở các khu vực có hấp dẫn về điều kiện tự nhiên. DLST tạo động lực quan trọng và khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái. Phát triển DLST đã tạo động lực cho Nhà nước cũng như nhiêu ban ngành ban hành các chế tài, được xem như các biện pháp hữu hiệu chặn đứng suy thoái môi trường, tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học như cấm khai thác đánh bắt quá mức, cấm sử dụng các biện pháp đánh bắt mang tính huỷ diệt. Với cộng đồng dân cư địa phương khi nhận được lợi ích từ hoạt động DLST, họ có điều kiện để bảo vệ điểm tham quan, ủng hộ tích cực việc bảo tồn tài nguyên môi trường. Phát

triển DLST giúp nâng cao đời sống cộng đồng địa phương, giảm bớt sức ép lên môi trường các khu du lịch sinh thái từ đó giúp họ nhận ra lợi ích cần thiết và cùng chung sức cải tạo hệ môi trường.

2.1.2.2 Yêu cầu và nội dung về phát triển DLST

Phát triển DLST đặt ra yêu cầu, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện về kinh phí để nâng cấp cơ sở hạ tầng (đường xá, cầu cống, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc), để duy trì, bảo tồn các danh thắng, nhờ đó mà ngày càng thu hút được khách du lịch và cải thiện môi trường địa phương.

Xét về bản chất của DLST có thể khẳng định DLST là loại hình phát triển bền vững, đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu trong cả hiện tại và tương lai; cân bằng giữa số lượng và chất lượng của sự phát triển, cân bằng giữa bảo tồn và sử dụng tài nguyên, cân bằng giữa yêu cầu phát triển và khả năng quản lý, cân bằng hoạt động du lịch về mặt không gian và thời gian, cân bằng giữa chi phí và lợi ích. Như vậy, phát triển DLST ngoài sự thoả mãn sự kỳ vọng của du khách, nó còn duy trì quản lý tối ưu nguồn tài nguyên tự nhiên, là “bí quyết” để phát triển bền vững.

Du lịch sinh thái góp phần giải quyết việc làm và các vấn đề văn hoá xã

hội.

Phát triển DLST rất chú trọng vào tài nguyên và nguồn lực địa phương.

Chính vì thế DLST tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho người lao động đặc biệt cho cộng đồng dân cư địa phương. Với vùng sâu, vùng xa, hoạt động DLST có thể là động quan trọng để xoá đói giảm nghèo.

DLST thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhất là đặc sản địa phương, tạo ra giá trị gia tăng cao hơn các ngành khác. DLST còn thúc đẩy các mặt hàng xuất khẩu tạo thêm nhiều việc làm cho các lĩnh vực có liên quan đến cung ứng và phục vụ các sản phẩm dịch vụ và hàng hoá cho du khách. Chính vì vậy, phát

triển DLST góp phần đáng kể cải thiện đời sống văn hoá xã hội của nhân dân, tạo điều kiện tăng giao lưu văn hoá giữa du khách và người dân địa phương, góp phần làm cho đời sống văn hoá xã hội những vùng này ngày càng trở nên sôi động, văn minh hơn làm phong phú thêm bản sắc văn hóa, tăng cường sự hiểu biết và hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác (kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội). DLST phát triển lành mạnh, nhiều dịch vụ du lịch chất lượng được tăng cường, cùng tạo điều kiện góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 08/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí