Bài Học Kinh Nghiệm Mở Rộng Tín Dụng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Trên Thế Giới


những dự báo cho tương lai. Việc thiếu một hệ thống thông tin tài chính mang tính trung thực, minh bạch làm cho NHTM khó đánh giá được tình hình tài chính, khả năng sinh lời và thanh toán các khoản nợ vay,… Từ đó sẽ trở thành rào cản đối với việc ra các quyết định cấp tín dụng và ảnh hưởng đến khả năng MRTD của NHTM.

1.3.4.2. Nhân t bên trong

- Quy mô vốn ngân hàng

Ngân hàng chỉ có thể MRTD phát triển DLST khi quy mô vốn đủ lớn để đáp ứng được nhu cầu vay vốn của cá nhân, doanh nghiệp cần đầu tư mới hay mở rộng đầu tư cho DLST. Trong cơ cấu vốn thì ngoài nguồn vốn tự có ngân hàng còn có thể sử dụng nguồn vốn huy động thêm từ bên ngoài như nhận tiền gửi của khách hàng, phát hành giấy tờ có giá, vốn đi vay từ NHNN hay từ các NHTM khác để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng đầu tư cho DLST. Từ đó ngân hàng có thể MRTD cho loại hình du lịch này.

- Mạng lưới hoạt động

Hệ thống mạng lưới hoạt động thể hiện ở số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và sự phân bổ các chi nhánh, phòng giao dịch theo vị trí địa lý. Mạng lưới hoạt động càng rộng khắp thì càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng hơn, đồng thời đem lại sự thuận tiện trong giao dịch cho khách hàng, từ đó có thể gia tăng lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng. DLST là loại hình du lịch chỉ thích hợp đầu tư phát triển ở những địa phương, vùng đất có điều kiện tự nhiên, tài nguyên nhân văn thuận lợi. Vì vậy, để MRTD phát triển DLST thì các NHTM cần nghiên cứu ở tỉnh nào, vùng nào có tiềm năng phát triển loại hình du lịch này thì đặt địa điểm giao dịch tại đó để thu hút khách hàng tiếp cận các sản phẩm tín dụng và các sản phẩm dịch vụ khác của NHTM.

- Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng bao gồm những nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động MRTD của NHTM như: sản phẩm tín dụng, quy mô tín dụng, giới hạn tín


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

dụng, kỳ hạn tín dụng, lãi suất tín dụng, đảm bảo tín dụng, kỹ thuật quản lý rủi ro,…Vì vậy, các NHTM phải xây dựng chính sách tín dụng là mục tiêu phấn đấu cần hướng tới trong tương lai. Trong thời kỳ nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển DLST của khách hàng lớn và nhà nước có chủ trương muốn mở rộng phát triển loại hình du lịch này thì NHTM cần xây dựng chính sách tín dụng với các điều kiện cấp tín dụng nới lỏng hơn như tạo ra nhiều sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu khách hàng, kỳ hạn tín dụng đa dạng, áp dụng mức lãi suất ưu tiên cho khách hàng, nới lỏng các điều kiện đảm bảo tín dụng,…. Nếu một chính sách tín dụng hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM sử dụng tối ưu nguồn vốn huy động được để MRTD của mình.

- Quy trình tín dụng

Tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre - 6

Quy trình tín dụng hướng dẫn về trình tự tổ chức thực hiện nghiệp vụ tín dụng từ khi phát sinh đến khi kết thúc một khoản vay. Nếu một qui trình tín dụng phải trải qua nhiều bước rườm rà, không cần thiết sẽ là rào cản đối với việc tiếp cận tín dụng của khách hàng. Ngược lại, nếu quy trình tín dụng nhanh gọn, đơn giản, hiệu quả thì đó chính là lợi thế thu hút khác hàng. Do đặc thù sản phẩm của các NHTM khá giống nhau nên yếu tố cạnh tranh, tạo nên lợi thế cho ngân hàng chính là chất lượng của các dịch vụ phục vụ khách hàng. Quy trình tín dụng nhanh gọn, thủ tục hợp lý sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí, tạo được sự thiện cảm từ phía khách hàng nên nếu khách hàng có nhu cầu cần vốn đầu tư phát triển DLST thì sẽ tìm đến NHTM đó, từ đó tác động đến việc MRTD của NHTM.

- Trình độ, năng lực nhân viên tín dụng

Nhân viên tín dụng là cầu nối cho khách hàng tiếp cận các sản phẩm tín dụng của ngân hàng. Khách hàng kinh doanh DLST có liên quan trực tiếp đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề nên đòi hỏi nhân viên tín dụng phải có đầy đủ kiến thức, hiểu biết trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề một cách bao quát thì mới có thể có khả năng phát hiện, phân tích vấn đề, tư vấn thỏa đáng, cung ứng sản phẩm dịch vụ phù hợp nhất cho khách hàng. Ngoài vấn đề về trình độ thì tác phong, thái độ làm việc cũng ảnh hưởng


không nhỏ đến sự mở rộng tín dụng. Do đó, nhân viên tín dụng cần thông thạo nghiệp vụ, nhanh nhẹn, linh động trong giao tiếp ứng xử với khách hàng chính là yếu tố làm tăng khả năng thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Nhân viên tín dụng nếu quá nguyên tắc, cứng nhắc khi làm việc sẽ gây cảm giác, ấn tượng không tốt cho khách hàng. Mặc khác nếu quá dễ dàng trong quá trình thẩm định có thể gây ra rủi ro, tổn thất cho ngân hàng.

- Lãi suất

NHTM với vai trò là người đi vay, nếu tăng lãi suất huy động (giả định các điều kiện khác không đổi) thì NHTM có thể huy động được nguồn vốn nhiều hơn đáp ứng nhu cầu MRTD cho phát triển DLST. Ngược lại, giảm lải suất huy động sẽ làm giảm quy mô nguồn vốn có thể dẫn đến thu hẹp quy mô tín dụng.

Với vai trò là người cho vay, NHTM có thể thông qua công cụ lãi suất để điều chỉnh quy mô cấp tín dụng cho khách hàng đầu tư phát triển DLST. Nếu muốn mở rộng quy mô cấp tín dụng cho khách hàng vay vốn đầu tư cho DLST thì NHTM cần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng này. Ngược lại, cần thu hẹp quy mô cấp tín dụng dành cho khách hàng này thì NHTM cần thực hiện tăng lãi suất cấp tín dụng.

- Hoạt động marketing ngân hàng

Hoạt động marketing ngân hàng được thực hiện thông qua các chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến hỗn hợp trong môi trường cạnh tranh nhằm tạo ra sự khác biệt các sản phẩm tín dụng giữa những NHTM. Việc quảng bá, khuếch trương hình ảnh của ngân hàng có tác dụng rất lớn đối với vần đề thu hút khách hàng, gia tăng hình ảnh, vị thế của ngân hàng. Thông qua marketing, sẽ chuyển tải đến cho khách hàng những thông điệp về ngân hàng một cách nhanh chóng, rộng rãi, kịp thời, dễ dàng nhất, và nó cũng giúp chuyển tải thông tin về những tiện ích mà các loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng mang lại. Do đó, hoạt động marketing có tác dụng rất lớn đến việc MRTD của NHTM.


- Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ ngân hàng

Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ ngân hàng hiện đại sẽ giúp cho khách hàng tiết kiệm chi phí và thời gian giao dịch. Do vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tốt sẽ tăng cường thu hút khách hàng vì quá trình thu thập dữ liệu, phân tích, xử lý thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời, hỗ trợ tốt nhất cho việc đưa ra quyết định lựa chọn khách hàng, mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng cho các cá nhân, doanh nghiệp thực sự có tiềm năng để đầu tư phát triển DLST. Ngoài ra, quá trình giao dịch diễn ra chính xác, nhanh chóng, an toàn sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể gia tăng lượng khách hàng và doanh số cấp tín dụng cho lĩnh vực DLST.

1.4. Bài học kinh nghiệm mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái trên thế giới

Nguồn vốn tài trợ cho phát triển DLST gồm có vốn huy động bên ngoài như từ ngân hàng thế giới, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài,… vốn hỗ trợ bên trong là các khoản tài trợ của chính phủ và vốn của khu vực tư nhân trong đó có các tổ chức tín dụng. Xu hướng hiện nay trên thế giới là các NHTM sẽ hỗ trợ vốn nhằm phát triển DLST là mở rộng việc tài trợ những khoản tín dụng vi mô. Các quốc gia có tiềm năng phát triển DLST như Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Costa Rica, Mexico, Nigeria,… đều mở rộng sử dụng tín dụng vi mô để nhằm phát triển DLST tại đất nước mình. Cụ thể tìm hiểu về tín dụng vi mô và bài học kinh nghiệm sử dụng nguồn vốn tín dụng vi mô nhằm tài trợ cho phát triển DLST tại Nigeria và Ấn Độ.

1.4.1. Bài học kinh nghiệm từ Nigeria

Nigeria vẫn là một quốc gia nghèo mặc dù các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú có sẵn thích hợp để phát triển DLST nhưng vẫn chưa khai thác tốt do rất nhiều yếu tố trong đó có xây dựng chính sách kém và thay đổi thất thường, quản lý kém, bất cập cơ sở hạ tầng, thể chế, người dân khó tiếp cận nguồn vốn để đầu tư cho du lịch,…. Sự tồn tại của những bất hợp lý đó đã trở thành một sợi dây buộc chặt hầu hết người Nigeria, người đang sống trong sự nghèo khó. Mức độ nghiêm trọng của vấn đề này


đòi hỏi phải có sự can thiệp của chính phủ để giải quyết tình trạng xóa đói giảm nghèo ở tại khu vực nông thôn bằng cách cung cấp nguồn vốn cho người dân để đầu tư phát triển DLST. Nguyên nhân chủ yếu làm cho DLST tại Nigeria không phát triển là trước đây ngân hàng chỉ tài trợ vốn cho các dự án có quy mô vốn lớn, người dân nghèo tại vùng địa phương có nhiều tiềm năng phát triển DLST không được tham gia khai thác làm du lịch do họ không thể tiếp cận được nguồn vốn vay tại ngân hàng. Một trong những giải pháp để nhằm xóa đói giảm nghèo tại khu vực nông thôn là các ngân hàng sẽ MRTD hỗ trợ phát triển DLST bằng cách cho người dân và doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ vay vốn với các điều kiện dễ dàng hơn. Hành động cấp tín dụng với quy mô vốn nhỏ của ngân hàng cho người dân và doanh nghiệp nhỏ được gọi là tài chính vi mô hay tín dụng vi mô. Tín dụng vi mô ở đây được hiểu là ngân hàng sẽ cấp những khoản tiền với quy mô nhỏ cho người dân có thu nhập thấp hoặc cho những doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ vay để kinh doanh du lịch với lãi suất thân thiện, điều kiện thanh toán dễ dãi.

Kết quả đạt được là lượng du khách quốc tế đến du lịch tại Nigeria năm 2011 tăng 4% so với năm 2010 tương đương 982 triệu khách. Doanh thu từ khách quốc tế tạo ra nhờ hoạt động du lịch là 1.030 tỷ $. Tuy nhiên, doanh thu từ số lượng khách du lịch tăng là không đủ, nỗ lực cần được thực hiện để khuyến khích khách du lịch phải chi tiền cho chi phí phát sinh như quà lưu niệm, tác phẩm nghệ thuật, ẩm thực địa phương, văn hóa giải trí và các sản phẩm du lịch khác. Để đầu tư cho những sản phẩm hỗ trợ phát triển du lịch thì người dân cũng cần tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng. Do đó, bước đầu tiên để xóa đói giảm nghèo tại khu vực nông thôn ở Nigeria là các ngân hàng sẽ cho vay với kỳ hạn ngắn cho người dân đầu tư phát triển DLST.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm từ Ấn Độ

Vùng nông thôn tại Ấn Độ có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái nhưng người dân khó tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng để đầu tư khai thác du lịch. Nhận thức được tầm quan trọng của việc hỗ trợ vốn cho người dân nghèo để tạo sinh


kế thông qua phát triển du lịch nhằm xóa đói giảm nghèo. Do đó, Ngân hàng Quốc gia về Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ấn Độ hỗ trợ những khoản tín dụng vi mô với lãi suất thấp cho người dân. Bằng việc thành lập những doanh nghiệp nhằm cung cấp những sản phẩm phục vụ cho du lịch như công ty lữ hành, hướng dẫn và các dịch vụ hộ tống, hoạt động khách sạn nhỏ, lưu trú tại nhà dân, nhà hàng, chạy xe, bán hàng thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm khác. Để đầu tư cho các dịch vụ trên thì ngân hàng hỗ trợ vốn dài hạn cũng như vốn ngắn hạn cho các doanh nghiệp hoạt động tại địa phương. Ngoài nguồn tài trợ của ngân hàng thì còn có còn nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ và nhóm người dân của địa phương giúp đỡ lẫn nhau.

Người dân nghèo tại vùng nông thôn của Ấn Độ, họ cũng có nhu cầu đi du lịch nên tổ chức thành lập nhóm để hình thành quỹ tiết kiệm hàng tháng. Mỗi gia đình khi gia nhập nhóm sẽ góp khoản vốn ban đầu cho quỹ này là 2.000 rupees. Một tháng góp 50 rupees từ mỗi gia đình vào ngày chủ nhật cuối cùng của mỗi tháng. Số tiền quỹ đóng góp này sẽ được gửi vào ngân hàng nhằm cung cấp nguồn vốn huy động cho ngân hàng. Các thành viên có thể vay tiền từ nhóm với thời hạn tối đa là 3 tháng và mức vay cao nhất là 3.000 rupees. Ngoài ra tiền quỹ này còn được sử dụng để đầu tư trên thị trường chứng khoán nhằm kiếm lời từ thị trường này. Hàng năm, nhóm sẽ tổ chức một lần du lịch cho các thành viên trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12. Nhóm sẽ chịu toàn bộ chi phí liên quan đến chuyến đi du lịch.

Trên đây là bài học kinh nghiệm từ 2 quốc gia là Nigeria và Ấn Độ sử dụng nguồn vốn tín dụng vi mô của ngân hàng và các tổ chức khác để phát triển DLST. Hiện nay, theo xu hướng chung của các nước trên thế giới, tín dụng vi mô được xem là khoản tín dụng thích hợp cho đầu tư phát triển loại hình DLST. Do đó tại các quốc gia có tiềm năng phát triển loại hình du lịch này thì các ngân hàng cần nghiên cứu MRTD vi mô nhằm cung cấp nguồn vốn để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tại địa phương đầu tư khai thác du lịch có thêm thu nhập, xóa đói giảm người tại vùng nông thôn, phát triển kinh tế của đất nước. Ngoài ra, ngân hàng còn MRTD cho nhiều đối tượng khách


hàng hoạt động ở nhiều ngành nghề nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, tạo thu nhập và góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Kết luận chương 1

Toàn bộ chương 1 cung cấp kiến thức nền tảng về tín dụng và MRTD để phát triển DLST. Đưa ra chỉ tiêu đo lường MRTD phát triển DLST và nhân tố bên trong cũng như bên ngoài tác động đến việc MRTD phát triển DLST. Tìm hiểu kinh nghiệm thế giới về MRTD nhằm phát triển DLST tại Ấn Độ và Nigeria. Sau đó học hỏi kinh nghiệm từ 2 quốc gia này để vận dụng MRTD phát triển DLST tại tỉnh Bến Tre. Nội dung chương 1 cũng là cơ sở để tìm hiểu thực trạng MRTD phát triển DLST tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre trong chương 2.


Chương 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẾN TRE

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre

2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bến Tre (Agribank Bến Tre) là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được thành lập năm 1988 là một Ngân hàng thương mại Nhà nước hoạt động kinh doanh đa năng, thực hiện các nghiệp vụ và cung cấp các sản phẩm dịch vụ của một Ngân hàng hiện đại, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Agribank Bến Tre có mạng lưới hoạt động rộng khắp toàn tỉnh gồm: 10 Chi nhánh ở trung tâm các huyện, thành phố Bến Tre và 18 phòng giao dịch, 34 máy ATM ở các trung tâm khu vực đông dân cư, các tiểu vùng kinh tế phát triển trong toàn tỉnh, 77 máy EDC/POS được lắp đặt tại các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ (tiệm ăn, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ…) ở trung tâm thành phố Bến Tre và các huyện trong toàn tỉnh.

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015

2.1.2.1. Nguồn v n huy động

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 03/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí