Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ - 20


Trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, tiêu chí đánh giá trực tiếp liên quan đến hộ nghèo là tiêu chí số 11 và nhiều tiêu chí đánh giá gián tiếp liên quan tới hộ nghèo như tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động, tiêu chí số 14 về giáo dục, về y tế tiêu chí số 15 hay về môi trường của tiêu chí số 16. Tín dụng góp phần giúp hộ nghèo tham gia lao động, cải thiện thu nhập, tăng tích lũy và có ảnh hưởng tích cực mang tính trực tiếp để giúp hộ nghèo vượt qua những khó khăn về tài chính trong cuộc sống. Bộ mặt miền núi dần thay đổi, tình hình giảm nghèo có những bước tiến rất khả quan, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm qua từng năm. Khi thu nhập được cải thiện, người nghèo sẽ có cơ hội được tiếp cận với những dịch vụ thiết yếu khác mà vốn dĩ trước đây họ bị hạn chế như giáo dục, y tế. Ngoài ra, một cuộc sống khấm khá hơn sẽ là nền tảng cơ bản để bảo đảm những vấn đề đang trăn trở về văn hóa xã hội cũng được củng cố hơn. Chính những điều này đã tác động gián tiếp để hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

Từ những kết quả phân tích về tình hình tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới của các tổ chức tín dụng khu vực Nam Trung Bộ, cho thấy việc cho vay xây dựng nông thôn mới trên địa bàn còn tồn tại nhiều hạn chế:

Thứ nhất, nguồn vốn tín dụng ngân hàng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho khách hàng xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, nhờ nguồn vốn tín dụng, nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân, trang trại có điều kiện mở rộng sản xuất, chăn nuôi; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá, khu chăn nuôi tập trung,…từng bước hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, góp phần tăng thu nhập, giảm hộ nghèo, phát triển tổ chức sản xuất, tạo việc làm cho người dân nông thôn, từ đó giúp các xã của tỉnh vùng Nam Trung Bộ từng bước đạt được các tiêu chí nhóm phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, so với nhu cầu vốn của khách hàng khu vực nông nghiệp, nông thôn cần có để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo, nguồn


vốn tín dụng ngân hàng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ và kịp thời. Điều này được thể hiện rõ qua các tiêu chí đạt được về thu nhập, hộ nghèo cũng như tổ chức sản xuất của các tỉnh Vùng Nam Trung Bộ trong xây dựng nông thôn mới. Các tiêu chí này chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng để thực hiện, nhưng đến năm 2019, tỷ lệ đạt của các tiêu chí đó chỉ chiếm mức từ 60% đến 70%, thuộc vào các tiêu chí đạt tỷ lệ thấp, chưa đạt được mục tiêu của Quyết định 1600 về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và thấp hơn so với trung bình chung của cả nước.

Thứ hai, quy định hiện hành về tài sản đảm bảo còn bất cập chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn khi triển khai, quá trình thực hiện cấp tín dụng ở khu vực nông thôn gặp khó khăn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

Theo khoản 2, Điều 9 Nghị định 55/2015/NĐ -CP và nghị định 116/2018 sửa đổi, bổ sung thì khách hàng được vay tối đa là 200 triệu đồng, đầu tư vào trang trại thì số tiền vay tối đa là 3 tỷ không cần tài sản thế chấp nhưng phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện còn vướng mắc do một số địa phương còn tình trạng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cả hộ chứ không phải cấp cho từng cá nhân, dẫn đến khó khăn trong việc thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn. Đặc biệt, ở miền núi, Chính quyền địa phương chưa thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông nghiệp, đất rừng được người dân khai phá, sử dụng nên ngân hàng gặp khó khăn trong cho vay dự án trồng rừng. Cùng với đó, việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp (nhà kính, nhà lưới,…) tại các địa phương theo Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường còn chậm. Hơn nữa, đa phần là đất nông nghiệp, đất thổ canh, thổ cư ở nông thôn, vùng sâu vùng xa nên giá trị của tài sản thường không cao. Nhiều vùng chưa được cấp đất thổ cư nên dù nhà kho rất lớn trên đất, nhưng khi định giá giá trị rất thấp. Các tài sản như cây trồng, vật nuôi, tài sản hình thành trong tương lai còn chưa đựợc sử dụng làm tài sản thế chấp cũng


Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ - 20

gây ra không ít khó khăn cho người vay vốn.

Thứ ba, quá trình giám sát, kiểm soát sau khi cho vay của TCTD chưa được thường xuyên, tiềm ẩn rủi ro nợ xấu tăng cao, vòng quay vốn tín dụng thấp

Với địa bàn nông thôn rộng, lĩnh vực đầu tư đa dạng, số lượng khách hàng lớn với số tiền cho vay nhỏ, manh mún trong khi lượng nhân viên ngân hàng có hạn. Vì vậy việc kiểm soát mục đích sử dụng tiền vay của TCTD chưa được quan tâm đúng mức, còn bỏ ngỏ hoặc có kiểm soát nhưng chỉ mang tính chất hình thức, chưa đủ cơ sở để phát hiện rủi ro, cảnh báo cho khách hàng nhằm có phương án thu hồi nợ thích hợp. Thông thường, hiện nay ngân hàng đã thực hiện uỷ thác cho vay và thu nợ qua hội đoàn thể và Tổ TK & VV. Tuy nhiên, nhiều nơi, cán bộ Hội chưa bám sát và theo dõi thường xuyên hoạt động của Tổ, chưa tích cực đôn đốc Ban quản lý tổ thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm đã ký với ngân hàng. Chất lượng hoạt động của Tổ chưa đồng đều. Việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay chưa chặt chẽ, dẫn đến việc sử dụng vốn sai mục đích gây ra khó khăn trong quá trình trả nợ vay. Một bộ phận cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và các hội, đoàn thể nhận thức chưa đầy đủ, thậm chí còn lệch lạc, có hiện tượng thiếu khách quan, trục lợi cá nhân trong việc xét duyệt, giải ngân. Việc phân kỳ hạn trả nợ chưa thực hiện đầy đủ và cập nhật chưa kịp thời trên sổ vay vốn của hộ vay, nên một số hộ vay chưa nắm bắt được kế hoạch trả nợ. Việc này đã tạo áp lực trả nợ của người vay vào kỳ hạn trả nợ cuối cùng dẫn đến rủi ro tín dụng rất lớn. Từ thực tế này cho thấy khách hàng không thể tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng để mở rộng hoặc tiếp tục chu kỳ sản xuất kinh doanh khi bị nợ xấu.

Thứ tư, Trình độ quản lý yếu kém, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ, cập nhật thông tin thị trường của khách hàng ở khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế

Khách hàng gặp khó khăn khi tiếp cận vốn vay bởi theo khảo sát người dân tại các tỉnh Nam Trung Bộ cho thấy họ bị tác động bởi tâm lý ngại rủi ro, ngại thế chấp tài sản với thói quen sản xuất nhỏ lẻ đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa, dân tộc ít người, chưa đủ khả năng xây dựng phương án vay vốn hiệu quả, khả thi


và việc quản lý vốn cũng gặp nhiều khó khăn dẫn đến một thực trạng là việc sử dụng vốn vay không hiệu quả, không đúng mục đích, thêm vào đó là chưa quen với việc vay vốn nên sợ không trả được nợ, mất tài sản thế chấp duy nhất đó là ruộng đất. Việc tổ chức sản xuất theo các mô hình liên kết vẫn còn bộc lộ hạn chế do khả năng hợp tác, liên kết của người dân còn yếu, vẫn còn tình trạng dư thừa sản phẩm nông nghiệp ảnh hưởng tới thu nhập của người sản xuất. Thời gian qua một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, chủ doanh nghiệp bỏ trốn hoặc bị cơ quan pháp luật bắt giữ, tạo tâm lý e ngại khi đầu tư vốn tín dụng, cũng như việc tích cực tham gia vào chuỗi giá trị của các bên liên quan.

Nhiều doanh nghiệp nông nghiệp chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn do kỹ năng xây dựng phương án sản xuất kinh doanh thiếu khả thi, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính còn hạn chế, công tác hạch toán kế toán chưa chuyên nghiệp, thông tin tài chính thiếu minh bạch, tài sản đảm bảo không đáp ứng yêu cầu của ngân hàng, dẫn đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp bị hạn chế.

Mặt khác, khả năng tiếp cận thông tin vay vốn của khách hàng cũng còn hạn chế nhất là những vùng núi xa với điều kiện đi lại khó khăn, phương tiện thông tin truyền thông còn nghèo nàn, nếu không có sự phối hợp triển khai thông tin từ chính quyền địa phương thì người dân khó có thể nắm bắt được các chính sách vay vốn của nhà nước. Các Sở, ban ngành, các cơ quan về khuyến nông, khuyến ngư… làm việc chưa thực sự hiệu quả hay các bộ phận tư vấn về phát luật, thị trường hoặc các tổ chức bảo lãnh vay vốn, bảo hiểm nông nghiệp chưa được triển khai.

- Bên cạnh đó, để đáp ứng được điều kiện vay vốn của ngân hàng, khách hàng phải xây dựng phương án kinh doanh hiệu quả, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết. Điều này khó có khả năng thực hiện được vì trình độ quản lý, kỹ năng của nông dân hạn chế, mức độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh còn thấp. Điệp khúc “được mùa mất giá”, thị trường tiêu thụ bấp bênh làm cho hiệu quả sử dụng vốn vay không ổn định. Bản thân người nông dân sẽ không chủ động điều tiết được thị trường mà cần có sự can thiệp của Nhà nước.


Thứ năm, Số lượng và mạng lưới các tổ chức tín dụng tham gia vào thị trường tài chính nông thôn còn hạn chế làm giảm khả năng tiếp cận vốn của người dân.

Mặc dù thời gian qua, NHNN đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích các TCTD đầu tư cho vay phát triển nông nghiệp xây dựng nông thôn mới nhưng trên thực tế tại các địa bàn nông thôn nhất là vùng sâu vùng xa, sự hiện diện của các ngân hàng thương mại còn hạn chế, chủ yếu là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng chính xã hội, vẫn còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu. Các chi nhánh ngân hàng thường tập trung dày đặc tại thị trấn, thị tứ. Trong khi đó, tại các vùng kinh tế kém phát triển thì mạng lưới các TCTD thường lại rất mỏng. Đối với NHCSXH, các điểm giao dịch đã được thực hiện ở các xã, nhưng ở những vùng núi địa hình hiểm trở, chia cắt thì mạng lưới vẫn chưa được đưa đến đầy đủ. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các phòng giao dịch hay chi nhánh đã được mở tại các xã có đông dân cư, còn ở những vùng núi, vùng sâu, năm 2017, Agribank được NHNN phê duyệt đề án “Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng”, đây là đề án hướng tới cung cấp dịch vụ, mở rộng tín dụng cho các hộ sản xuất, cá nhân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa khu vực hẻo lánh đã tạo điều kiện cho các hộ nông dân có cơ hội tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, thuận tiện trong việc giải ngân, thu nợ, huy động vốn... góp phần thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn với khu vực đô thị, luân chuyển nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, đến nay hoạt động của mô hình xe lưu động này vẫn còn rất hạn chế, chỉ mới được thực hiện ở một số địa phương trong cả nước nói chung và các tỉnh Nam Trung Bộ nói riêng. Điều này đã gây khó khăn cho người dân cũng như doanh nghiệp trong việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng.

Thứ sáu, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho khách hàng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với đặc thù đầu tư vào sản phẩm phụ thuộc vào chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi với thời hạn dài thường là trên 1 năm như các cây lâu năm, cây ăn quả hay kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp


công nghệ cao, công nghệ sạch và theo chuỗi giá trị đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật trong thời gian dài. Trong khi đó, thực trạng cơ cấu cho vay nông nghiệp, nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới theo kỳ hạn cho thấy hoạt động cho vay trung, dài hạn giai đoạn 2014 – 2019 chủ yếu tập trung ở NHCSXH, với dư nợ cho vay lên hơn 90% dư nợ tại ngân hàng, còn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì tỷ trọng của khoản vay này chỉ ở mức từ 30% đến 40%. Bên cạnh đó, thực tiễn từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và quá trình xây dựng nông thôn mới từ các địa phương trong vùng cho thấy hiện nay nhu cầu về các khoản vốn vay trung, dài hạn đang có xu hướng ngày càng gia tăng để đáp ứng cho sự phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp, các trang trại hay các hợp tác xã đầu tư vào hoạt động sản xuất nông nghiệp theo các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch…Vì vậy, nguồn vốn trung và dài hạn chưa đủ đáp ứng kịp thời và đầy đủ cho khách hàng cần vốn đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh có thời gian dài.

Thứ bảy, hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực

Thời gian qua, tổ chức tín dụng trên địa bàn các tỉnh Nam Trung Bộ đã chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, nhân viên để nâng cao hiệu quả làm việc, tuy nhiên, trên thực tế nguồn nhân lực của các TCTD vẫn còn một số hạn chế nhất định. Phần lớn đội ngũ nhân viên tín dụng tại các TCTD tham gia hoạt động cho vay xây dựng nông thôn mới trên địa bàn còn thiếu các kỹ năng bổ trợ cho công tác, thiếu thực tế, trình độ chuyên môn của cán bộ chưa đồng đều, tính chuyên nghiệp chưa cao, ít am hiểu về ngành nghề nông nghiệp, chưa cập nhật đầy đủ các định mức kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương công tác cũng như các cơ chế chính sách liên quan đến khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư dẫn đến việc phê duyệt khoản vay chưa chính xác, khách quan và chưa phù hợp với nhu cầu vốn của khách hàng, chu kỳ sản xuất kinh doanh và điều kiện thực tế của địa phương. Các dự án, phương án sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố về tình hình kinh tế - xã hội, giá cả,… Chính vì vậy, cán bộ tín dụng của ngân hàng


không thể lường trước hết được các rủi ro, điều này đã gây không ít khó khăn cho ngân hàng cũng như cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định cho vay trong hoạt động nông nghiệp, nông thôn và nông thôn mới.

Bên cạnh đó, công tác tổ chức đào tạo cho cán bộ hội đoàn thể, tổ Tiết kiệm và vay vốn chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến trình độ, nhận thức và am hiểu về lĩnh vực này của các thành viên còn yếu kém.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

- Nguồn vốn cho vay còn bị động, các TCTD đặc biệt là Ngân hàng chính sách xã hội không chủ được nguồn vốn huy động tại chỗ nên khi hộ vay cần vốn đề đầu tư sản xuất vào mùa vụ thì nguồn vốn không đáp ứng kịp thời.

- Năng lực kinh doanh của các TCTD còn hạn chế trong đó quan trọng nhất là trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng am hiểu hết thị trường nông thôn và ngành kinh tế nông nghiệp dẫn đến đôi lúc còn xảy ra lúng túng trong việc xử lý các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động cho vay nông thôn mới. Dù đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn cao, năng động nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế. Vì vậy, khả năng thu thập, xử lý thông tin còn mang tính một chiều, thiếu kịp thời, chính xác.

- Các TCTD chưa triển khai đầy đủ sản phẩm cho vay theo định hướng chính sách như cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuỗi liên kết,… Theo kết quả phỏng vấn chuyên sâu, thực hiện sản phẩm cho vay theo mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm còn lỏng lẻo và chưa có doanh nghiệp hoặc tổ chức đứng ra làm đầu mối xây dựng chuỗi liên kết hoặc các kênh phân phối hiệu quả cho các sản phẩm nông nghiệp vì vậy chưa tạo ra được sức hút cho người dân tham gia vào các chuỗi liên kết. Bên cạnh đó bản thân các TCTD chưa mạnh dạn cho vay đối với hình thức chuỗi liên kết vì chưa có cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và rủi ro đối với các bên tham gia vào từng giai đoạn, từng khâu trong chuỗi liên kết. Mặt khác, khi thực hiện các dự án, mô hình sản xuất nông nghiệp này đòi hỏi nguồn vốn lớn, người vay vốn cần có thời gian dài để thu hồi vốn đầu tư


ban đầu, do đó cần vay với kỳ hạn trung và dài hạn trong khi tỷ trọng cho vay này vẫn còn thấp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Việc phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, Hội phụ nữ, nông dân chưa chặt chẽ, chưa thực sự phát huy hiệu quả. Việc phối hợp giữa ngân hàng thương mại với các Hội đoàn thể ở một số địa phương còn sơ sài, mang tính nghiệp dư, chỉ thực hiện mang tính hình thức, làm đến đâu hay đến đó, chưa tổ chức hội họp, đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm làm cho việc cho vay vốn đối với người vay chưa được nâng cao, phân định trách nhiệm chưa rõ ràng. Điều này dẫn đến hệ quả tiêu cực là chính quyền, cấp uỷ Đảng ở một số nơi chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động cho vay đối tượng chính sách. Chưa có giải pháp để gắn kết kết quả thu hồi nợ của chương trình tín dụng trên địa bàn với quyền lợi, chế độ trách nhiệm của lãnh đạo địa bàn. Vì vậy, chưa có sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền địa phương trong công tác thu hồi nợ đến hạn và xử lý nợ chây ỳ, chưa có giải pháp phối hợp trong công tác thu hồi nợ tại địa phương.

- Công tác tuyên truyền, quảng cáo, phổ biến, hướng dẫn các hoạt động, chính sách cho vay chưa được chú trọng đúng mức. Các chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp và xây dựng nông thôn tuy có được triển khai tuyên truyền, hướng dẫn đến với bà con nông dân nhưng chưa được tổ chức thường xuyên và sâu rộng qua các phương tiện truyền thông. Thông tin về thủ tục vay vốn cũng chưa được phổ biến rộng rãi trong dân cư, khách hàng khu vực nông thôn chưa có hiểu biết nhiều về hoạt động này.

Nguyên nhân khách quan

- Cho vay xây dựng nông thôn mới phát sinh chi phí cao, địa bàn nông thôn rộng lớn, số tiền vay thường thấp, nhiều khách hàng thuộc dân tộc thiểu số nhận thức còn kém, trong khi cán bộ tín dụng phải quản lý một địa bàn rộng từ 2 đến 3 xã, với số lượng khách hàng lớn, làm vượt quá khả năng quản lý, theo dõi, đôn đốc trả nợ gốc, trả lãi vay, dễ phát sinh nợ xấu và ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay nông thôn mới cũng như đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của các TCTD.

- Mặc dù thị trường tín dụng nông thôn là một thị trường tiềm năng mà tất cả

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2022