Kinh Nghiệm Của Singapore Về Mở Rộng Tín Dụng Đối Với Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế.


Do theo đuổi chính sách thay thế nhập khẩu nên một trong những vấn đề Chính phủ Hàn Quốc phải đối đầu là chính sách lao động. Sự thay đổi cơ cấu ngành cũng tạo ra một sự mất cân đối trong thị trường lao động. Số lao động tìm kiếm việc làm trong các ngành dịch vụ quá đông, trong khi đó thiếu lao động trong các ngành nặng nhọc. Về lao động, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hàn Quốc đã để lại một gánh nặng cho ngành nông nghiệp. Tỷ lệ người di cư từ nông thôn ra thành thị của Hàn Quốc đạt mức cao nhất thế giới, vào năm 1980 con số này đạt mức trung bình hàng năm là 0,4 triệu người. Trong vòng 5 năm 1995 - 1996 có 1,3 triệu dân cư từ nông thôn di cư ra thành thị. Điều đó làm cho lực lượng lao động trong nông nghiệp giảm, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị có xu hướng tăng, tạo lên 1 thị trường sức lao động có cạnh tranh. Trước tình hình đó, Chính phủ đã duy trì chế độ trả lương thấp và đã tạo thuận lợi lớn cho sự cạnh tranh kinh tế của Hàn Quốc [37].

2.5.1.5 Kinh nghiệm của Singapore về mở rộng tín dụng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Singapore là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao trong quá trình CNH, HĐH. Có thể nói đây là quốc gia thành công nhất trong quá trình CNH, HĐH và hiện nay Singapore là một nước thuộc nền công nghiệp mới (NIEs) của Châu Á. Để đạt được những thành công đó, Chính phủ Singapore đã rất coi trọng phát triển hệ thống tài chính, ngân hàng nhằm huy động và cung cấp vốn thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH.

Hệ thống ngân hàng Singapore bao gồm ủy ban tiền tệ Singapore, NHTM, NHTM - dịch vụ, ngân hàng tiết kiệm, công ty tài chính, các loại quỹ. Trong đó, ủy ban tiền tệ Singapore do Bộ tài chính thành lập năm 1971 để giám sát các tổ chức tài chính và thực thi các chính sách tiền tệ. Các định chế tài chính còn lại có vai trò rất quan trọng trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho CD CCKT, các định chế này bao gồm:

- Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) thành lập năm 1971, có vai trò ổn định đồng tiền, thúc đẩy và quản lý hoạt động tín dụng, quản lý và đưa ra những điều kiện về kinh doanh tiền tệ. Ngoài ra, cơ quan này còn có chức năng giám sát hoạt động của các định chế tài


chính khác, nhằm đảm bảo việc tuân thủ các điều kiện về hoạt động đã quy định;

- Ngân hàng tiết kiệm: ngân hàng này có chức năng huy động các nguồn vốn để phát triển kinh tế đất nước, đề xuất các giải pháp khuyến khích người dân gia tăng tiết kiệm;

- Quỹ phát triển Trung ương: quỹ này có nhiệm vụ quản lý và trả lương cho cho người lao động khi về hưu; sử dụng các nguồn tiền gửi để đầu tư vào trái phiếu chính phủ, đầu tư vào bất động sản ...;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

- NHTM và ngân hàng dịch vụ thương mại: hệ thống NHTM có chức năng cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính, tín dụng đáp ứng cho nền kinh tế;

- Ngân hàng phát triển Singapore: ngân hàng này có chức năng phát triển hạ tầng kỹ thuật cho khu vực tài chính, hỗ trợ vốn để phát triển những ngành công nghiệp mới và hiện đại hóa những ngành hiện có; hỗ trợ cho các dự án phát triển bất động sản các khu đô thị mới, dự án phát triển ngành du lịch ... Từ năm 1969 đến nay, ngân hàng này hoạt động như một NHTM, thực hiện các giao dịch thanh toán trong và ngoài nước.

Tín dụng ngân hàng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh 1674832566 - 9

Ngoài chức năng hoạt động cơ bản trên các định chế tài chính này còn đẩy mạnh việc lôi cuốn các tổ chức tài chính nước ngoài để phát triển NHTM trong nước theo hướng ngân hàng hiện đại, chú trọng đổi mới công nghệ và đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng yêu cầu dịch chuyển vốn trên thị trường tài chính [37]..

2.5.1.6 Kinh nghiệm của Trung Quốc trong mở rộng tín dụng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Mở rộng tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch kinh tế của Trung Quốc một thành tựu điển hình là sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc, sự phát triển của các Xí nghiệp Hương Trấn ở Trung Quốc là nhân tố đóng góp chính vào thắng lợi của việc cải tổ nền kinh tế, đem lại sự tăng trưởng kéo dài suốt cả thập kỷ, tạo ra sự mở rộng tín dụng cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ trong nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc.

Sự phát triển của Xí nghiệp Hương Trấn dưới tác động hỗ trợ của các chính sách kinh tế của Nhà nước đối với mở rộng tín dụng ngân hàng trong khu vực nông thôn làm đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Trong 10 năm (1979 -1989) số hộ nghèo cả


nước đã giảm đi 2 lần. Năm 1989 thu nhập bình quân đầu người của nông dân Trung Quốc đạt tăng 3,1 lần so với năm 1978, bình quân tăng 11,8%/năm. Năm 1978 thu nhập phi nông nghiệp chỉ chiếm 7% trong thu nhập bình quân đầu người của nông dân, đến năm 1988 con số đó là 27,3%. Trong khu vực nông thôn cơ cấu kinh tế đã thay đổi một cách cơ bản sau 10 năm.

Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm đáng kể và tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Công nghiệp đã trở thành lực lượng chính của nền kinh tế quốc dân, từ chỗ chỉ chiếm 27,9% năm 1978, vươn lên chiếm 50% vào năm 1990, đồng thời nông nghiệp năm 1990 còn 45,4% mà năm 1978 là 68,4%. Tốc độ tăng trưởng bình quân công nghiệp thời kỳ 1980-1990 đạt 11,7%, nông nghiệp đạt 5,5%. Tuy nhiên quá trình phát triển Xí nghiệp Hương Trấn đã đẩy Trung Quốc đến tình trạng thu hẹp diện tích đất canh tác, do phát triển công nghiệp và quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh. Trước tình hình đó Chính phủ Trung Quốc đã ra chính sách hạn chế sử dụng đất nông nghiệp nhằm đảm bảo ổn định lương thực.

Trong quá trình phát triển các nước đều coi công nghiệp hoá là trọng tâm, là động lực phát triển của xã hội. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra tuỳ theo đặc thù của mỗi quốc gia nhưng với xu thế chung là giảm tỷ trọng của nông nghiệp, tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra theo chiều hướng ngày càng nâng cao vị trí, vai trò chủ đạo và then chốt của ngành công nghiệp dịch vụ trong quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, không phải mọi sự chuyển dịch cơ cấu đều mang ý nghĩa tiến bộ, đều dẫn tới sự phát triển kinh tế như nhau khi áp dụng ở các nước khác nhau. Do vậy, Chính phủ của mỗi nước cần nghiên cứu điều kiện, đặc điểm của đất nước mình mà lựa chọn một cơ cấu kinh tế hợp lý [37]..

2.5.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam và cho TP. Hồ Chí Minh nói riêng về mở rộng tín dụng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Từ những kinh nghiệm trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về mở rộng tín dụng ngân hàng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế là:


Một là, chính sách phát triển kinh tế xã hội phải cụ thể, phù hợp với đất nước ở từng thời kỳ phát triển. Biết chọn đúng lợi thế cạnh tranh của đất nước, cung như TP. HCM nói riêng, chọn lọc đúng đối tượng đầu tư để phát triển kinh tế.

Hai là, phải cải cách kinh tế một cách toàn diện, trong đó tập trung kiện toàn, phát triển bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực hoạt động, mở rộng nguồn vốn, lành mạnh hóa nguồn vốn ngân hàng.

Ba là, đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng tín dụng ngân hàng, trong đó chú ý chọn lọc sử dụng hình thức tín dụng ưu đãi tín dụng ngân hàng cho việc chuyển dịch kinh tế TP. HCM, để đạt được nhưng cần tách bạch giữa hoạt động tín dụng ngân hàng với đầu tư theo chính sách.

Bốn là, kết hợp và khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong và ngoài nước, sử dụng tín dụng ngân hàng như là một đòn bẩy trực tiếp kích thích sự cho việc chuyển dịch kinh tế TP. HCM.

Năm là, mở rộng toàn diện tín dụng ngân hàng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, hướng dẫn kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực để tạo hiệu quả tối ưu cho phát triển kinh tế, thúc đẩy cho việc chuyển dịch kinh tế TP. HCM.

Sáu là, nếu không ổn định đảm bảo về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thì sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình chuyển dịch kinh tế TP. HCM và phát triển kinh tế xã hội, trong đó có hoạt động ngân hàng.

Qua nghiên cứu hoạt động tín dụng ngân hàng của một số nước, cần rút ra những bài học kinh nghiệm đối với thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Thứ nhất: Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối vốn,

trước hết để thực hiện thành công đối với chuyển dịch CCKT TP. HCM, Chính phủ chỉ đạo NHNN Việt Nam sớm xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém trên địa bàn TP. HCM trong giai đoạn hiện nay, ban hành khung pháp lý lành mạnh cho hệ thống tài chính, một khuôn khổ pháp lý và cơ chế giám sát hữu hiệu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng.

Thứ hai: Trong quá trình phát triển chuyển dịch CCKT TP. HCM trọng tâm, là động lực phát triển của xã hội. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra tuỳ theo đặc thù của


mỗi quốc gia nhưng với xu thế chung là giảm tỷ trọng của nông nghiệp, tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong GDP dối với TP. HCM.

Thứ ba: Xây dựng hệ thống ngân hàng có tiềm lực vững mạnh, nhanh chóng đa dạng các hình thức huy động vốn, cùng với đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính nhằm khơi thông vốn trong và ngoài nước để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, cần phải đẩy mạnh hoạt động tín dụng của NHTM nhằm cung ứng vốn tín dụng cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế góp phần thúc đẩy chuyển dịch CCKT.

Thứ tư: Chính Phủ và NHNN cần định hướng đầu tư tín dụng, cơ cấu tín dụng của các NHTM vào các ngành mũi nhọn, đặc biệt là các ngành xuất khẩu có thế mạnh, các chương trình, dự án, các vùng và khu vực kinh tế trọng điểm tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch CCKT. Bên cạnh đó, cần phải minh bạch hóa trong tín dụng ưu tiên, Giảm sự can thiệp trực tiếp bằng các biện pháp hành chính, thay thế dần bằng một hệ thống điều hành gián tiếp phù hợp với hoạt động tín dụng của NHTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Những biện pháp quản lý hành chính cứng nhắc, mệnh lệnh áp đặt sẽ không đem lại sự linh hoạt và năng động vốn có trong nền kinh tế thị trường, làm giảm tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh của NHTM.

Thứ năm: Khi các NHTM chưa đủ khả năng phân phối vốn cho tín dụng một cách hữu hiệu, việc kiểm soát luồng vốn vào ra khỏi quốc gia là cần thiết, tránh sự di chuyển một cách ào ạt ra khỏi quốc gia, tác động tiêu cực đến xuất nhập khẩu của nền kinh tế.

Thứ sáu: Sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất, đơn giản hóa các thủ tục cho vay. Lãi suất phải được sử dụng một cách linh hoạt mềm dẻo, phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô trong từng thời điểm cụ thể. Thực hiện chế độ ưu đãi cho hợp lý vào chuyển dịch CCKT TP. HCM, thủ tục vay vốn phải được đơn giản hóa nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng nhưng đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.


KẾT LUÂN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hoạt động tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch CCKT như sau:

Thứ nhất: Tập hợp các lý luận căn bản về tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch CCKT, khái niệm, đặc trưng về tin dụng ngân hàng, sự cần thiết đối với các nhân tố tác động đến mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch CCKT.

Thứ hai: Nêu lên các tiêu chí, chi tiêu,các nhân tố đến mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch CCKT.

Thứ ba: Những nội dung về mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch CCKT, và một số mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch CCKT và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng.

Thứ tư: Tác giả nêu lên việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch CCKT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT là quá trình lựa chọn, hình thành, phát triển lĩnh vực, ngành nghề có tính mũi nhọn cho nền kinh tế, hướng tới nền kinh tế tri thức hiện đại

Những lý luận cơ bản được khái quát có chọn và hình thành khung lý thuyết nhằm định hướng cho quá trình nghiên cứu thực hiện mục tiêu của đề tài.


CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH


3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TP. HỒ CHÍ MINH

Đặc điểm về môi trường phát triển kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nội dung. Song luận án chỉ nghiên cứu khái quát một số nội dung chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế của thành phố [50].

3.1.1 Điều kiện địa lý kinh tế xã hội

Vị trí địa lý: TP. HCM có tọa độ 10°10' - 10°38' Bắc và 106°22' - 106°54' Đông, phía Bắc giáp Thành phố Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, TP. HCM cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, TP. HCM là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các Thành phố trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế [54].

Đất đai: Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng: Đất Xám với hơn 45.000 ha, chiếm khoảng 23,4% diện tích thành phố, đất xám ở TP. HCM có ba loại: Đất xám cao, đất xám có tầng đỏ vàng và hiếm hơn là đất xám gley. Nhóm đất phù sa biển với 15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất phèn mặn với 45.500 ha. Ngoài ra còn có một diện tích khoảng hơn 400 ha là "giồng" cát gần biển và đất vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò [54].

Dân số: TP. HCM ngày 30/6/2017 bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km². Dân số TP. HCM tăng liên tục qua các năm, nếu năm 2010 là 7.396.446 người, thì năm 2011 tăng lên là 7.590.138 người và năm 2012 là 7.791.789 người, Tại thời điểm 01/4/2014, điều tra dân số của Việt Nam cho thấy dân số TP. HCM đến năm


2017 ước tính là 13.000.000 người. Điều này chứng tỏ quy mô dân số của thành phố luôn tăng, góp phần tạo nguồn lực lao động cho thành phố ngày một phong phú hơn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của thành phố và góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam [54]..

Giao thông: Về giao thông đường thủy: TP. HCM nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, TP. HCM có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Các con sông lớn phải kể đến là: Sông Ðồng Nai, sông Sài gòn, sông Nhà Bè. Ngoài các con sông chính, TP. HCM còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi,...hệ thống sông, kênh rạch giúp TP. HCM trong việc tưới tiêu và là huyết mạch trong vận chuyển giao thông đường thủy [54]..

Về giao thông đường bộ: Thành phố xây dựng và hoàn thành các tuyến đường vành đai 1, vành đai 2, xây dựng mới dự án đường cao tốc của Sài Gòn - Trung Lương - Cần Thơ. Tiếp tục nâng cấp mở rộng và xây dựng mới một số trục đường chính đô thị như đường song hành Hà Nội, Đại lộ Đông Tây, đường Trường Chinh,...xây dựng và hoàn chỉnh một số cầu vượt, đồng thời xây dựng đường hầm vượt sông Sài Gòn, kết nối khu trung tâm hiện hữu và trung tâm mới Thủ Thiêm.

- Đường sắt: Ngoài hệ thống đường sắt quốc gia, quy hoạch hoàn chỉnh hệ thống đường sắt đô thị bao gồm tàu điện ngầm (Metro) và xe điện trên mặt đất hoặc đường sắt trên cao (Monorail).

- Hàng không: Theo định hướng phát triển, thành phố sẽ thực hiện việc nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện sân bay Tân Sơn Nhất để đạt công suất đón tiếp 8 triệu hành khách/năm.

Khoa học-công nghệ: TP. HCM là một trong những trung tâm khoa học công nghệ lớn của cả nước. Hoạt động khoa học-công nghệ đã gắn kết chặt chẽ với việc nghiên cứu triển khai 12 chương trình trọng điểm; các chương trình mục tiêu phát triển các ngành kinh tế chủ lực và chương trình các sản phẩm công nghiệp chủ lực,…nâng cao hiệu quả đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Giáo dục và đào tạo: Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều

Xem tất cả 206 trang.

Ngày đăng: 27/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí