Giải Pháp Nâng Cao Khả Năng Sử Dụng Vốn Tín Dụng Cho Hộ Sản Xuất Cà Phê


cho người sản xuất cà phê. Chính quyền địa phương (xã) cần thành lập một bộ phận có kỹ năng chuyên sâu cập nhật thông tin chính xác, kịp thời (về thị trường tín dụng và tiến bộ khoa học kỹ thuật mới) để cung cấp cho người dân địa phương. Đa dạng hóa các hình thức cung cấp thông tin thông qua đài phát thanh địa phương mỗi ngày, niêm yết tại cơ quan (ví dụ trụ sở UBND xã), niêm yết tại các đại lý thu mua cà phê trong xã, gửi đến các tổ (hội).

(2) Đẩy mạnh hoạt động tín dụng ngân hàng, hạn chế hình thức tín dụng khác

Khi cung cầu vốn cân bằng thì thị trường vốn tín dụng sẽ ổn định. Theo khảo sát thực tế tại các điểm nghiên cứu, số lượng các NHTM còn ít, thậm chí hiện nay có những huyện vẫn chưa có mặt các NHTM cổ phần, chỉ duy nhất Agribank Đak Lak (như huyện Krông Ana, huyện Buôn Đôn...), do đó nguồn cung vẫn hạn chế và người dân không có nhiều sự lựa chọn về nguồn vốn vay. Do đó, cần đẩy mạnh hoạt động của các NHTM tại các huyện trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là những vùng xa xôi. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền sâu rộng cho người dân về hoạt động của các NHTM với các hình thức cho vay, các gói hỗ trợ về nông nghiệp nông thôn của Chính phủ. NHTM phải là kênh cung ứng vốn chủ đạo trên thị trường nông thôn. Hạn chế tối đa các hình thức tín dụng không lành mạnh, đặc biệt là tín dụng cho vay nặng lãi hiện nay.

(3)Khuyến khích hộ sản xuất hoàn tất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đất trồng cà phê của hộ sản xuất chính là tài sản đảm bảo để thế chấp vay vốn ngân hàng và là tài sản hợp pháp của hộ sản xuất, tuy nhiên hiện nay người dân vẫn không quan tâm đến việc hoàn tất các thủ tục để lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong khi đó, đây là TSĐB quan trọng để các hộ sản xuất có thể tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Số lượng hộ sản xuất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn thấp, mới chỉ đạt 65,23%. Vì vậy, cần có các chính sách khuyến khích hộ sản xuất làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đảm bảo cho hộ sản xuất đủ điều kiện được tiếp cận với vốn tín dụng ngân hàng.


4.3.1.2. Từ phía các NHTM

(1) Hoàn thiện quy trình và thủ tục cho vay hộ sản xuất cà phê

Hiện nay hầu hết các hộ sản xuất cà phê đều vay vốn bằng hình thức trực tiếp, hơn 90% với nhiều giấy tờ cộng với quy trình vay vốn khá phức tạp. Trong trường hợp vay lại lần thứ hai, thứ ba các hộ sản xuất phải làm lại thủ tục giấy tờ từ đầu giống như vay mới, vì vậy các NHTM cần đơn giản hoá các thủ tục và tinh giản quy trình cho vay đối với hộ sản xuất cà phê, để các hộ sản xuất cà phê có thể tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Mở rộng các hình thức tín dụng và điều kiện vay vốn phù hợp với các hộ sản xuất cà phê như chính sách gối vụ, hộ sản xuất cà phê sau mỗi mùa thu hoạch chỉ cần trả lãi còn nợ cũ vẫn được gối sang vụ sau mà không cần phải trả nợ cũ và làm lại thủ tục từ đầu.

Không nên coi TSĐB là yếu tố quyết định trong việc cấp vốn vay. Theo số liệu khảo sát, TSĐB được coi là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định cho vay của CBTD, với giá trị trung bình là 3,8. Vì vậy, đừng tuyệt đối hoá tài sản đảm bảo trong việc quyết định có cho vay hay không. Tài sản đảm bảo chỉ là cơ sở để Ngân hàng thu hồi nợ khi khách hàng không đủ khả năng trả nợ. Vì vậy, trong trường hợp bất khả kháng khi đem tài sản đảm bảo ra phát mãi thì coi như vốn của ngân hàng không được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.

Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk - 19

(2)Triển khai cho vay hộ sản xuất qua các tổ chức đoàn thể

Các NHTM nên nghiên cứu áp dụng hình thức cho vay qua tổ như hiện nay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk đang áp dụng. Số liệu khảo sát cho thấy, các NHTM trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giải ngân bằng hình thức trực tiếp, chi phí cho vay lớn bởi số lượng CBTD quá ít và trải dài trên địa bàn rộng. Vì vậy, nếu trong cho vay hộ sản xuất cà phê, việc cho vay qua các tổ chức đoàn thể trên địa bàn sẽ góp phần giảm bớt chi phí cho các NHTM. Qua khảo sát thực tế cho thấy việc cho vay qua tổ ngoài việc có những tổ trưởng đôn đốc việc trả nợ thì việc thông qua tổ cũng góp phần nâng cao sự hiểu biết của các thành viên trong tổ về kỹ thuật chăm sóc, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các mối


quan hệ khác cũng như tuyên truyền về chính sách cho vay nông hộ của các NHTM. Tuy nhiên việc quản lý cho vay qua tổ và lựa chọn các tổ trưởng cũng phải sâu sát để hạn chế những rủi ro từ hình thức cho vay này.

(3)Quảng bá hình ảnh, thương hiệu của Ngân hàng

Để tránh cho các hình thức tín dụng khác có cơ hội hoạt động, các NHTM phải đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình để người dân, đặc biệt là hộ sản xuất cà phê biết và tiếp cận. Vì đây chính là khách hàng truyền thống và chủ yếu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Ngân hàng không thụ động ngồi đợi khách hàng đến với mình, mà phải có chính sách tiếp thị, quảng bá các chương trình tín dụng, hỗ trợ cho vay, các gói tín dụng về nông thôn, đặc biệt là về cà phê đến với người dân.

4.3.1.3.Từ phía Chính phủ, Nhà nước

Ở Việt Nam, cà phê là là sản phẩm chủ lực để xuất khẩu. Nhiều năm qua, kim ngạch xuất khẩu cà phê ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; Do đó, Nhà nước cần có chính sách về phát triển cà phê như hạn mức tín dụng, lãi suất, thủ tục…góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thông qua việc cân bằng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Việc thực hiện chính sách phát triển cà phê bền vững sẽ giúp cho Đắk Lắk phát triển được thế mạnh của mình, vì thế cần quy hoạch lại ngành sản xuất cà phê, thúc đẩy quá trình phát triển cà phê bền vững nhanh chóng đi vào đời sống sản xuất của hộ sản xuất cà phê, đi kèm chính là việc cung ứng vốn tín dụng cho hộ sản xuất cà phê, vì thế cần có giải pháp cụ thể sau:

(1) Đẩy mạnh triển khai việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ

Nâng cao vai trò của các NHTM lớn là các NHTM có vốn sở hữu Nhà nước trong việc phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Việc thực hiện Đề tán tái cơ cấu lại hệ thống các TCTD đã dần thu hẹp 9 NHTM làm ăn kém hiệu quả, sáp nhập một số NHTM nhỏ vào NHTM Nhà nước như MHB sáp nhập với BIDV Dak Lak, Saigonbank sáp nhập với VCB, giữ Agribank Dak Lak 100% vốn


sở hữu Nhà nước, sẽ nâng cao vai trò, vị trí chi phối, dẫn dắt thị trường của các NHTM nhà nước, thật sự là lực lượng chủ lực, chủ đạo của hệ thống các TCTD và khuyến khích, ưu tiên mở rộng mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch khu vực nông thôn.

Thành lập quỹ riêng cho ngành sản xuất cà phê, không phải là một chính sách bảo hộ mà là ngân hàng dành riêng cho các doanh nghiệp lẫn người trồng cà phê. Trong thời gian vừa qua trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp nước ngoài không chịu áp lực về vốn, họ mua trực tiếp cà phê từ người dân, do đó các doanh nghiệp trong nước không đủ điều kiện về vốn để có thể mua cà phê. Vì vậy bắt buộc ngành cà phê phải thúc đẩy nhanh việc thành lập ngân hàng cho ngành cà phê.

(2) Hoàn thiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận sử dụng đất

Thực hiện giao đất ổn định lâu dài cho các hộ sản xuất cà phê, đẩy mạnh quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nông hộ để người dân có đủ tài sản đảm bảo thế chấp ngân hàng. Đây là một trong những rào cản trong việc tiếp cận vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê hiện nay.

Đồng thời, Nhà nước phải tuyên truyền rộng rãi về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các nông hộ trên địa bàn, tránh tình trạng gian lận khi làm thủ tục, giấy tờ đồng thời tránh mua bán đất đai trong các khu vực quy hoạch cà phê.

4.3.2. Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng vốn tín dụng cho hộ sản xuất cà phê

4.3.2.1. Từ phía hộ sản xuất cà phê

(1)Nâng cao khả năng hạch toán và quản lý trong sản xuất cà phê cho chủ hộ

Để nâng cao khả năng hạch toán và quản lý cho chủ hộ sản xuất cần tổ chức tập huấn về cách thức hạch toán chi phí, tính toán, phân bổ vốn đầu tư, vốn vay cho hộ sản xuất. Các hộ sản xuất cà phê phải xác định được nhu cầu vốn sản xuất của gia đình trên cơ sở đó để tính khoản tiền cần vay. Không vay quá khả năng tài chính của gia đình. Có phương án hoạt động sản xuất kinh doanh rõ ràng và cụ thể, đây là cách thức cũng như kế hoạch trả nợ trong tương lai của gia đình.


(2) Sử dụng vốn đúng mục đích

Các hộ sản xuất cà phê phải sử dụng vốn đúng mục đích, số liệu khảo sát cho thấy các hộ sản xuất vay vốn chủ yếu đầu tư cà phê trong giai đoạn kinh doanh, sau đó là kiến thiết cơ bản và tái canh cà phê. Tuy nhiên, một số hộ sản xuất vẫn sử dụng nguồn vốn này vào các mục đích khác, dùng cho chi tiêu thường xuyên của gia đình. Do đó, các hộ sản xuất tuyệt đối không vay sản xuất để chi cho tiêu dùng hàng ngày. Có đầu ra cho việc tiêu thụ sản phẩm cà phê, không ký gửi tại các đại lý, dễ gây rủi ro, mất khả năng thanh toán. Các khoản chi tiêu của kinh tế hộ gia đình nông dân sản xuất cà phê có vay vốn tín dụng ngân hàng phải được quản lý khoa học, chặt chẽ, nghiêm túc để hạn chế các trường hợp sử dụng sai mục đích sản xuất, gây ra tình trạng thiếu vốn cho sản xuất, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập chủ yếu của hộ và cũng là nguồn thu hồi nợ của ngân hàng.

(3)Sản xuất có sự tham gia liên kết

Bài học kinh nghiệm từ Colombia, indonesia cho thấy, trong sản xuất cà phê cần có sự liên kết giữa hộ sản xuất, nhà khoa học và doanh nghiệp. Trên thực tế tại tỉnh Đắk Lắk, các nông hộ chủ yếu tự làm tự ăn, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất của mình, do đó khi có tình trạng rớt giá, hạn hán, mất mùa thì người dân vẫn là người chịu thiệt thòi nhất. Việc sớm hình thành các mô hình hợp tác xã kiểu mới với mô hình canh tác lớn với sự tham gia của 3 nhà cần được thực hiện. Việc này đã triển khai trên địa bàn tỉnh nhưng mới thí điểm tại xã Eatur, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Muốn thực hiện được mô hình này, cần có sự đồng thuận của các nông hộ và tuyên truyền rộng rãi của Chính quyền địa phương cũng như các tổ chức đoàn thể như Hội nông dân, Hội phụ nữ.

4.3.2.2.Từ phía các NHTM

(1)Nâng cao trình độ cán bộ của các NHTM

Do địa bàn Đắk Lắk trải rộng, do đó việc quản lý địa bàn của cán bộ tín dụng gặp nhiều khó khăn, có những CBTD phải quản lý 3 – 4 xã trên địa bàn huyện rộng lớn với các món vay nhỏ lẻ, vì vậy việc kiểm tra thẩm định cho vay hộ sản xuất của


CBTD gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó trình độ của CBTD về sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông hộ còn hạn chế dẫn đến việc CBTD khi cho vay hộ sản xuất cà phê chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, chưa chú trọng đến mục đích vay vốn và sử dụng vốn tín dụng sao cho có hiệu quả, do đó việc nâng cao trình độ cán bộ tín dụng của các NHTM là cần thiết.

Nâng cao trình độ, kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay hộ sản xuất của CBTD nhằm tư vấn, đánh giá các dự án liên quan đến phát triển sản xuất cà phê của các hộ.

NHTM phải thường xuyên tiếp xúc với hộ sản xuất cà phê để tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến quy trình tín dụng, tiến độ giải ngân, thủ tục hành chính cho các hộ sản xuất cà phê để đẩy mạnh việc tiếp cận vốn tín dụng cho các hộ sản xuất cà phê.

NHTM cần hỗ trợ cho các hộ sản xuất cà phê trong việc lập phương án kinh doanh, hạch toán chi phí sản xuất cà phê, đảm bảo tiến độ trả nợ đúng hạn.

(2)Áp dụng các biện pháp tư vấn cho hộ sản xuất cà phê

Các NHTM cần có biện pháp tư vấn cho khách hàng để giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất cà phê. Các NHTM cần có biện pháp cơ cấu lại các nhóm nợ cho vay sản xuất cà phê cho phù hợp. Bám sát các chương trình chính sách tín dụng của Nhà nước để xử lý các nhóm nợ cho phù hợp.

4.3.2.3.Từ phía Chính phủ, Nhà nước

(1) Có chính sách hỗ trợ đầu tư sản xuất theo quy mô hợp tác, liên kết các hộ sản xuất cà phê

Khuyến khích hình thức liên kết giữa sản xuất và chế biến trong liên kết ngang giữa nông dân và nông dân, giữa doanh nghiệp và hộ nông dân (Doanh nghiệp chịu trách nhiệm nghiên cứu, hướng dẫn kỹ thuật, quản lý, giám sát và cấp chứng chỉ cho hộ nông dân; Nông dân cam kết thực hiện sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật và bán sản phẩm cho doanh nghiệp, giá bán sản phẩm cam kết cao hơn giá thị trường. Nhà nước áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng mạng lưới thu mua sản phẩm hoặc xây dựng xưởng chế biến gần khu vực sản xuất để bảo đảm nguồn nguyên liệu và chế biến kịp thời, tăng chất lượng sản phẩm.


Hộp 4.1: Vai trò của kinh tế hộ còn lớn nhưng cần đặt trong sự liên kết


Theo Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh: Vai trò kinh tế hộ vẫn còn lớn nhưng cần được đặt trong sự liên kết. Nếu người nông dân cứ làm nhỏ, lẻ thì sẽ không cạnh tranh được. Ngoài ra, người nông dân phải chủ động tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, sản xuất theo chuỗi, nâng cao giá trị trên mỗi đơn vị diện tích.

Nguồn: [36]

(2) Nâng cao chất lượng công tác khuyến nông

Để sản xuất cà phê của các hộ có hiệu quả, cần nâng cao chất lượng công tác khuyến nông của tỉnh, thông qua các biện pháp như nghiên cứu, áp dụng các hình thức khuyến nông phù hợp để tăng hiệu quả của công tác khuyến nông, tổ chức các lớp tập huấn khuyến nông với hình thức phù hợp, hấp dẫn để lôi cuốn người dân tham gia, hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn (vườn cà phê mẫu về áp dụng tiến bộ giống, kỹ thuật bón phân hợp lý, tưới nước tiết kiệm...), tổ chức cho nông dân tham quan và học tập, soạn thảo và cung cấp cho nông dân các tài liệu về kỹ thuật sản xuất và chế biến cà phê theo từng chủ đề.

Bên cạnh đó, cần phát triển đội ngũ cán bộ khuyến nông của từng khu vực để có kế hoạch xây dựng chương trình khuyến nông phù hợp, xây dựng bộ giáo trình chuẩn về tập huấn kỹ thuật sản xuất và chế biến cà phê dành cho các cán bộ khuyến nông, chú trọng công tác đào tạo cán bộ khuyến nông đủ trình độ để đảm bảo chất lượng giảng dạy cho bà con nông dân.

Kết luận chương 4

Các căn cứ đề xuất giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk là: 1)Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê phải đảm bảo hài hoà các mặt kinh tế - xã hội – môi trường và an ninh chính trị; 2)Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê phải dựa trên Đề án tái cấu trúc các TCTD theo quyết định 254/QĐ-TTg về đảm bảo tính dẫn dắt và định hướng của các NHTM lớn trên thị trường tín dụng nông thôn; 3)Dựa trên quan điểm và định hướng phát triển cà phê bền vững đến năm 2020; 4) Đề án nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020


Các giải pháp chủ yếu để hoàn thiện hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê như sau:

1) Giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng: Về phía các hộ sản xuất cà phê cần: i) nâng cao ý thức tiếp cận thông tin về thị trường tín dụng nông thôn; ii) đẩy mạnh hoạt động tín dụng ngân hàng, hạn chế hình thức tín dụng khác;

iii) khuyến khích hộ sản xuất hoàn tất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về phía các NHTM cần: i) Hoàn thiện thủ tục cho vay hộ sản xuất cà phê; ii) Quảng bá hình ảnh, thương hiệu của Ngân hàng. Về phía Chính phủ và Nhà nước cần: i) Đẩy mạnh triển khai việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ; ii) Hoàn thiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận sử dụng đất

2)Giải pháp sử dụng vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê: Về phía các hộ sản xuất cà phê cần: i) Nâng cao khả năng hạch toán và quản lý trong sản xuất cà phê cho chủ hộ; ii) Sử dụng vốn đúng mục đích. Về phía các NHTM cần: i)nâng cao trình độ cán bộ của các NHTM; ii) áp dụng các biện pháp tư vấn cho hộ sản xuất cà phê. Về phía Chính phủ và Nhà nước cần: i) có chính sách hỗ trợ đầu tư sản xuất theo quy mô hợp tác, liên kết các hộ sản xuất cà phê; ii) Nâng cao chất lượng công tác khuyến nông

Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí