Bảng 3.23: Kết quả tạm trữ cà phê tỉnh Đắk Lắk
Ngân | Đã | |||||
Doanh tiêu | Thực | Kết | hàng | Tồn xuất | ||
nghiêp được | hiện | quả | giải | kho bán | ||
giao | (Tấn) | (%) | ngân | (Tấn) (Tấn) | ||
( Tấn) | (Tỷ.đ) | |||||
1.Công ty CP XNK Đầu tư Đắk Lắk | 10.000 | 4.321 | 43,21 | 81 | 4.321 | |
2.Công ty TNHH MTV 02/09 | 10.000 | 5.937 | 59,37 | 149.27 | 5.937 | |
3.Công ty CP XNK Đầu tư Tây Nguyên | 40.000 | 5.397 | 13,49 | 145 | 2.049 | |
4.Công ty CP XNK cà phê Đức Nguyên | 10.000 | 2.975 | 29,75 | 56 | 2.493 | 482 |
5.Công ty CP Thái Hoà Buôn Ma Thuột | 10.000 | 2.482 | 24,82 | 59.1 | 558 | 1.924 |
Tổng | 80.000 | 21.112 | 26,39 | 491 | 15.358 | 2.406 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hình Thức Tiếp Cận Vốn Tín Dụng Của Nhóm Hộ Khảo Sát
- So Sánh Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tín Dụng Theo Nhu Cầu
- Nhóm Nhân Tố Về Đặc Điểm Của Hộ Sản Xuất Cà Phê
- Những Mặt Tồn Tại Trong Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Hộ Sản Xuất Cà Phê Tỉnh Đắk Lắk
- Giải Pháp Nâng Cao Khả Năng Sử Dụng Vốn Tín Dụng Cho Hộ Sản Xuất Cà Phê
- Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk - 20
Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.
Nguồn: UBND tỉnh Đắk Lắk
Bên cạnh đó Chính sách ban hành chậm, vào thời điểm cuối vụ nên doanh nghiệp không chủ động trong quá trình mua tạm trữ cà phê nên kết quả thấp. Trong khi đó vốn giải ngân của ngân hàng chậm và ít nên cũng ảnh hưởng đến tiến độ mua tạm trữ của các doanh nghiệp. Kết quả giải ngân là 491 tỷ đồng, trong đó có 02 doanh nghiệp được giải ngân với số tiền trên 100 tỷ đồng, đó là Công ty TNHH MTV 02/09 là 149,27 tỷ đồng và Công ty CP XNK Đầu tư Tây Nguyên là 145 tỷ đồng, còn 3 doanh nghiệp còn lại số tiền giải ngân đang còn thấp. Nguyên nhân số lượng các doanh nghiệp được mua với khối lượng thấp là do khâu kho bãi của các doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu, về diện tích lẫn vị trí đặt kho, phải ở trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, do đó số lượng các doanh nghiệp được tham gia mua tạm trữ rất ít.
Tổng số lượng cà phê các doanh nghiệp đã mua tạm trữ là 21.112 tấn, đạt 26,4% chỉ tiêu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao. Các doanh nghiệp mua tạm trữ với giá cà phê là 26.579 đ/kg, giá mua cao nhất là 30.700 đ/kg, giá mua thấp nhất là 23.879 đ/kg. Chương trình tạm trữ cà phê được thực hiện và kết thúc vào niên vụ 2009 – 2010.
3.2.3.3. Kết quả cho vay tái canh cây cà phê khu vực Tây Nguyên
Theo số liệu cục thống kê, từ nay đến năm 2020, mỗi năm toàn tỉnh Đắk Lắk có từ 7.000-8.000 ha cà phê già cỗi, năng suất thấp cần phải tái canh hoặc chuyển
đổi sang cây trồng khác. Đến nay, chỉ có khoảng 20% diện tích cà phê do 18 Công ty thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam và 08 Công ty thuộc tỉnh và doanh nghiệp khác quản lý là tương đối tập trung thành vùng chuyên canh, còn lại khoảng 80% diện tích cà phê của tỉnh là do nông dân tự trồng, chăm sóc và quản lý. Nhiều vườn cây cà phê già cỗi, diện tích trồng bằng giống không được chọn lọc chiếm tỷ lệ lớn và cho năng suất thấp, kích thước quả nhỏ và không đều, quá trình chín không tập trung gây khó khăn cho việc thu hái, chế biến; một số diện tích cà phê phát triển tự phát không theo quy hoạch cả ở những vùng có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng không thích hợp, thiếu nguồn nước tưới, đất đai chưa được xử lý, cải tạo tốt…làm cho chất lượng sản phẩm cà phê chưa cao, năng suất thấp và thiếu ổn định.
Bảng 3.24: Kết quả cho vay tái canh cà phê của tỉnh Đắk Lắk
STT Chỉ tiêu
Số lượng (Khách hàng)
Doanh số thu nợ tháng báo cáo
Lãi suất cho vay (%)
Dư nợ (Tr.đ)
1 2 3 5 7 8
Khách hàng doanh nghiệp | 7 | 0 | 12 | 62,530 | |
- | Trồng mới | 0 | 29,076 | ||
- | Ghép, cải tạo | 7 | 33,454 | ||
2 | Khách hàng hộ gia đình | 59 | 0 | 13 | 47,325 |
- | Trồng mới | 11 | 15,333 | ||
- | Ghép, cải tạo | 48 | 31,992 | ||
Tổng cộng | 66 | 0 | 25 | 109,855 |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Chương trình cho vay tái canh cà phê mới được triển khai, tuy nhiên do có sự chỉ đạo sâu sát của các Sở, ban ngành nên đã đạt được kết quả ban đầu, đó là tính đến tháng 09/2013, Chi nhánh ngân hàng NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk đã ký hợp đồng nguyên tắc cùng khách hàng với số tiền trị giá 195 tỷ đồng để đầu tư tái canh 976 ha cà phê và hiện nay đã giải ngân được 109.855 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 56,33%. Trong đó chủ yếu là khách hàng hộ gia đình, lên tới 59 hộ gia đình, còn doanh nghiệp chỉ có 7 doanh nghiệp.
Mục đích vay vốn cho chương trình tái canh vẫn tập trung vào ghép và cải tạo vườn cây, vì người dân vẫn còn e ngại trong việc chặt bỏ vườn cây và trồng mới hoàn toàn. Theo tính toán, để tái canh 1ha cà phê cần đầu tư khoảng 150 triệu đồng cho các khâu cải tạo đất, cây giống, phân bón, công chăm sóc…cùng thời gian thực hiện phải mất từ 5 – 6 năm. Trong đó, công việc cực kỳ quan trọng là chặt bỏ cây cà phê, đào hết rễ và trồng các loại hoa màu ngắn ngày để cải tạo đất trong 2 – 3 năm đầu, sau đó mới trồng lại, cộng với 1 năm trồng mới, 2 năm chăm sóc mới cho quả. Như vậy, khoảng thời gian từ 5 – 6 năm thu nhập của người nông dân bị hụt hẫng, cho nên người dân băn khoăn, do dự và lo lắng nên không mạnh dạn trong việc thực hiện tái canh. Vì vậy việc tái canh cần có lộ trình, khoa học và có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn.
3.2.4. Các nhân tố khác
3.2.4.1.Điều kiện tự nhiên
Đắk Lắk là tỉnh có quy mô diện tích đất canh tác cà phê lớn nhất cả nước. Tổng diện tích đất trồng cà phê của tỉnh năm 2013 là 181.960 ha, chiếm 34% diện tích trồng cà phê của cả nước và 38% diện tích cà phê của Vùng Tây Nguyên (Phụ biểu 14). Cà phê được trồng trên đất Bazan chiếm 91% tổng diện tích canh tác cà phê, so với toàn vùng Tây Nguyên và cả nước, tỷ lệ này tương ứng là 74 - 75%. Lợi thế này đã giúp Đắk Lắk hình thành và phát triển vùng cà phê tập trung, chuyên canh lớn nhất ở Việt Nam.
Chất lượng đất sản xuất cà phê có vai trò quan trọng, quyết định năng suất và hiệu quả sản xuất cà phê. Cà phê được trồng trên loại đất thích nghi và rất thích nghi cho năng suất cao gấp 1,3 đến 1,6 lần so với loại đất ít thích nghi.
Bảng 3.25: Chất lượng đất trồng cà phê năm 2013
Rất thích nghi | Thích nghi | Ít thích nghi | |||
Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) | Diện tích (ha) | Tỷ lệ Diện tích Tỷ lệ (%) (ha) (%) | ||
Tây Nguyên Đắk Lắk Đắk Lắk so với Tây Nguyên (%) | 130.217 78.640 60 | 27 43 | 156.518 32 195.072 54.844 30 48.476 35 25 | 41 27 |
Nguồn: Viện khoa học kỹ thuật NLN Tây Nguyên
Hiện nay ở Đắk Lắk cây cà phê chỉ phù hợp ở những huyện như Cư Mgar, Krông Pắk, Buôn hồ, Cư Kuin, thành phố Buôn Ma Thuột.., còn những vùng không phù hợp như Buôn Đôn, Ea Súp, MaĐrăk. Do đó cần có chính sách quy hoạch phát triển cho phù hợp.
Sản xuất cà phê phải gắn liền với điều kiện về khí hậu và nguồn nước, cây cà phê phù hợp với khí hậu mát mẻ và độ ẩm cao. Do đó khí hậu và nguồn nước có ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả của cây cà phê.
Những tai biến của thiên nhiên hàng năm như lũ lụt, hạn hán.. đều gây thiệt hại nghiêm trọng cho việc sản xuất cà phê, làm ảnh hưởng đến hiệu quả và năng suất của cây cà phê.
3.2.4.2.Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ có tác động mạnh mẽ đến sản xuất và giá cả cà phê. Mặc dù hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu thứ hai trên thế giới về cà phê nhưng chúng ta vẫn chưa thể chủ động trên thị trường, kể cả thị trường tiêu dùng nội địa, Việt Nam là một thị trường lớn với số dân gần 90 triệu người, là tiềm năng đáng kể cho ngành cà phê trong nước. Theo Hiệp hội Cà phê thế giới, tiêu dùng nội địa của cà phê Việt Nam mới chỉ đạt gần 3,6%, thấp nhất trong số các nước sản xuất cà phê; trong khi đó sản lượng tiêu dùng cà phê nội địa của các nước thành viên Hiệp hội Cà phê thế giới là 25,16% [57]. Việc tiêu thụ còn phụ thuộc trực tiếp vào các thị trường quốc tế, do đó chúng ta cần phát huy vai trò của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột và chủ động xây dựng Trung tâm giao dịch cà phê Việt Nam nhằm nâng cao vị thế cũng như đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất cà phê. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ vốn tín dụng cho tiêu thụ cà phê đóng vai trò quan trọng, năm 2009 – 2010 khi có hỗ trợ vốn tín dụng trong tạm trữ cà phê tại Đắk Lắk với sự tham gia của Agribank Dak Lak và BIDV Dak Lak, giá cà phê tăng lên đáng kể. Niên vụ 2010-2011 là niên vụ được mùa và được giá của tỉnh Đắk Lắk, do có chính sách thu mua và tạm trữ vào năm 2010 nên giá cà phê bắt đầu có xu hướng tăng lên. Giá thu mua cà phê nhân xô trên địa bàn tỉnh là 43.148đ/kg, tăng 69,39% so với niên vụ trước. Giá thu mua cao nhất là vào thời điểm cuối tháng 05/2011 là 51.400đ/kg, giá mua thấp
nhất rơi vào thời điểm tháng 9/2010 là 28.600đ/kg. Qua đó cho thấy nếu có chính sách hỗ trợ vốn tín dụng kịp thời trong tiêu thụ thì hộ sản xuất cà phê sẽ được hưởng lợi từ các chính sách tín dụng của Nhà nước.
Đồng/kg
Thời điểm mua tạm trữ
Biểu đồ 3.10: Giá cà phê tăng khi có chính sách tín dụng hỗ trợ
3.2.4.3. Các yếu tố khác
Đó chính là sự ổn định của nền kinh tế, cụ thể là lạm phát, sự thay đổi về lãi suất cơ bản… Và tiếp đến đó là môi trường chính trị, môi trường pháp lý đều ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê của các NHTM. Nếu các yếu tố trên ổn định và không biến động, thay đổi liên tục thì không chỉ các NHTM mà cả khách hàng cũng yên tâm trong sản xuất kinh doanh.
3.3. Đánh giá chung thực trạng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk
3.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk
+Về khả năng tiếp cận vốn tín dụng Cung ứng vốn tín dụng của các NHTM:
Các ngân hàng thương mại đã khẳng định được vai trò chủ chốt của mình trong việc cấp tín dụng cho các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trong năm ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Agribank Đắk Lắk là Ngân hàng dẫn đầu trong cho vay hộ sản xuất cà phê với tỷ trọng cho vay hộ sản xuất cà
phê chiếm tỷ lệ cao. Đây cũng là lý do vì sao hiện nay Agribank Dak Lak vẫn là ngân hàng có vốn sở hữu Nhà nước là 100%.
Các ngân hàng thương mại còn lại trong thời gian qua cũng chú trọng cho vay hộ sản xuất cà phê, các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn của Nhà nước như BIDV Dak Lak, Vietinbank Dak Lak cũng chú trọng trong việc tăng dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê, trong khi đó các NHTM cổ phần như Sacombank Dak Lak và Đông Á bank Dak Lak mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ nhưng so với tốc độ tăng của bản thân Ngân hàng thì tăng nhanh. Qua đó, cho thấy các NHTM đang đi vào mảng bán lẻ nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận cho Ngân hàng mình.
Nợ xấu vẫn tập trung ở các Ngân hàng có dư nợ lớn, đó là Agribank Dak Lak, Sacombank Dak Lak. Hầu hết mức nợ xấu của các ngân hàng công bố vẫn ở trong ngưỡng cho phép, dưới 3% so với tổng dư nợ, do đó vẫn được đánh giá là hiệu quả.
Qua khảo sát tại năm ngân hàng thương mại cho thấy, số lượng CBTD chủ yếu là nam. Bên cạnh đó, độ tuổi trung bình của các cán bộ tín dụng khá trẻ, hiện nay các NHTM đã trẻ hoá đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ tín dụng nói riêng để đáp ứng yêu cầu ngày càng nhiều áp lực và cạnh tranh. Về thâm niên trong ngành ngân hàng và thâm niên cho vay hộ sản xuất, cả 5 ngân hàng đều có nhóm cán bộ tín dụng được hỏi có kinh nghiệm trên 3 năm, đây là một đặc trưng ở các NHTM Đắk Lắk vì các ngân hàng trên địa bàn tỉnh chủ yếu là ngân hàng bán lẻ và cho vay chủ yếu là hộ sản xuất, do đó đa phần các cán bộ tín dụng có kinh nghiệm trong cho vay hộ sản xuất.
Việc tiếp cận vốn tín dụng từ phía ngân hàng cho thấy khi quyết định cho các hộ sản xuất cà phê vay vốn thì tài sản đảm bảo của các chủ hộ đóng vai trò quyết định có được vay hay không, đây cũng là một thông tin phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam cũng như trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, hầu hết các cán bộ tín dụng đều rất quan tâm đến tài sản đảm bảo hơn là việc các hộ sử dụng vốn như thế nào. Do đó GTTB của TSĐB là 3,8, sau đó mới đến năng lực hoạt động, khả năng quản lý của
chủ hộ, thông tin của chủ hộ và cuối cùng là quan hệ xã hội của chủ hộ. Đây là kết luận quan trọng trong việc hoạch định chính sách tín dụng của các NHTM.
Tiếp cận vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê:
Trong tổng số 320 phiếu khảo sát cho thấy nhu cầu về vốn tín dụng ngân hàng là rất cao trong dân cư. Đồng thời, việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng vẫn còn hạn chế, do số lượng được vay vốn vẫn còn thấp, vì hầu hết các hộ sản xuất được hỏi đều mong muốn được vay vốn để đầu tư sản xuất cà phê.
Khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chịu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về bản chất của hộ và các nhân tố thuộc về các NHTM. Kết quả phân tích cho thấy các nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân là: nguồn vốn các hộ vay từ các tổ chức tín dụng khác, thủ tục vay vốn từ các tổ chức tín dụng ngân hàng, tài sản thế chấp của hộ, giới tính và chủ hộ là người kinh hay người dân tộc thiểu số. Đây cũng là kết luận của nhiều tác giả nghiên cứu trước [23], [31], [34]. Và trong nghiên cứu thì yếu tố dân tộc cũng là một phát hiện mới trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay, vì vậy đây là gợi ý về chính sách đối với đối tượng cụ thể của các NHTM. Bên cạnh đó hạn mức tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cũng chịu tác động bởi các yếu tố: Diện tích, lãi suất, mục đích vay vốn, thu nhập và tài sản thế chấp. Kết quả này cũng khác với các nghiên cứu trước [23], [34], cụ thể là yếu tố lãi suất trong luận án có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng, tuy nhiên trái với dấu kỳ vọng. Mặc dù lãi suất của các NHTM thấp hơn lãi suất của các hình thức tín dụng khác, nhưng nếu hạn mức của các NHTM không đáp ứng đủ nhu cầu của hộ sản xuất thì họ sẽ tiếp cận với các hình thức tín dụng khác mặc dù có mức lãi suất cao hơn.
Về hình thức cho vay, qua khảo sát số liệu thực tế cho thấy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chủ yếu vẫn là hình thức cho vay trực tiếp đến từng hộ sản xuất cà phê. Đây là hình thức cho vay khá phổ biến hiện nay của các NHTM trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tuy nhiên hình thức này lại có nhiều hạn chế cho cả NHTM và các hộ sản xuất cà phê. Theo khảo sát, các hộ đều có nhu cầu vay vốn nhiều hơn 2 lần, mỗi lần
vay lại thì thủ tục giống như vay mới, vì vậy thời gian và chi phí phát sinh sẽ lớn, gây phức tạp cho các hộ. Vì vậy, để tiết giảm chi phí và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất cần có giải pháp phù hợp về hình thức cho vay.
Phương thức tiếp cận vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là cho vay từng lần. Các điểm nghiên cứu đều chiếm trên 90%, đây là phương thức phổ biến trên địa bàn Đắk Lắk khi cho vay thị trường nông nghiệp nông thôn. Gây ra việc quá tải cho các NHTM hiện nay. Với số lượng hộ vay vốn là 194 hộ, nhưng có tới 418 lượt làm thủ tục vay vốn và 558 số năm vay, vì vậy, sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất cà phê của các NHTM.
Bảng 3.26: Số lượt vay vốn của các hộ sản xuất cà phê năm 2014
Số lượng hộ (Hộ) | Số lượt vay (Lượt) | Số năm vay (Năm) | |
1. Hộ vay một năm | 35 | 30 | 30 |
2.Hộ vay hai năm | 89 | 178 | 178 |
3. Hộ vay năm thứ ba trở lên | 70 | 210 | 350 |
Tổng cộng | 194 | 418 | 558 |
Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014
+Về sử dụng vốn tín dụng:
Qua nghiên cứu thực tế, cho thấy chi phí đầu tư của 4 điểm nghiên cứu khá cao và tương đương nhau, khoảng 64,490 triệu đồng/ha, chi chủ yếu cho chi phí vật tư và chi phí lao động, chiếm 64,68% tổng chi phí.
Mục đích vay vốn của các hộ sản xuất cà phê tập trung chủ yếu là chăm sóc cà phê kinh doanh, bình quân chung của cả 4 điểm nghiên cứu là 53,61%, vì đây là giai đoạn mà vườn cà phê đem lại thu nhập cho các hộ sản xuất cà phê, là điều kiện cần thiết để các hộ có tài sản đảm bảo cho các TCTD chính thống.
Tỷ lệ vốn vay trên vốn đầu tư của các hộ sản xuất cà phê hiện nay lên tới 59,23%. Số liệu này cao hơn so với các nghiên cứu của các năm trước, cụ thể năm 2012 theo nghiên cứu của các tác giả khác là 54,68% [13] và 52,25% [31], lý do là chi phí đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, công, và các loại nhiên liệu khác tăng thêm khoảng 20%, do đó dẫn đến chi phí tăng và vốn đầu tư cũng tăng theo.