Sổ đỏ có ý nghĩa ở mức 1% và đúng dấu kỳ vọng. Để vay được vốn từ các nguồn tín dụng ngân hàng đòi hỏi các nông hộ phải có tài sản thế chấp. Đây chính là rào cản lớn nhất đối với khả năng tiếp cận vốn vay từ các nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Đây cũng là kết quả nghiên cứu của Guangwen và Lili (2005), Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời (2013).
Giới tính có ý nghĩ ở mức 1% và tham số ước lượng mang dấu dương chứng tỏ trong các hộ khảo sát, chủ hộ là nam giới giữ vai trò chủ yếu trong tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Độ tuổi có ý nghĩa ở mức 5% và đúng dấu kỳ vọng, cho thấy các chủ hộ trong nghiên cứu này tuổi đã cao, tài sản thế chấp ít và thu nhập giảm nên khả năng tiếp cận tín dụng khó hơn những người trẻ tuổi, trùng với kết luận của Trần Ái Kết (2009).
Dân tộc có ý nghĩa ở mức 1% và phù hợp với dấu kỳ vọng. Kết quả cho đa số các hộ được khảo sát là người kinh, do có trình độ, kỹ thuật sản xuất tốt hơn so với các hộ là đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, trình độ và địa vị của chủ hộ cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng nhưng chưa ở mức ý nghĩa thống kê. Để đánh giá chính xác về các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê, tác giả đã phân tích tương quan sau khi thực hiện phân tích hồi quy để xác định không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến [Phụ lục 17]. Có thể có tương quan cao giữa 2 biến Trình độ và Địa vị (Bảng 3.11), điều này có thể xảy ra ở những vùng không có nhiều người dân được tiếp cận tốt với giáo dục (ví dụ như ở các vùng nông thôn). Vì vậy, khả năng ước lượng hệ số trên các biến sẽ không có ý nghĩa thống kê.
Để đảm bảo 6 nhân tố trên có ý nghĩa, tác giả sử dụng mô hình Wald để kiểm định và kết quả cho thấy 6 nhân tố đều có ý nghĩa trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê [Phụ lục 9].
Ở bước thứ hai kết quả phân tích hồi quy cho thấy các biến ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng một cách có ý nghĩa là: Diện tích, lãi suất, mục đích, thu nhập và tài sản thế chấp. Cụ thể:
Bảng 3.12: Kết quả phân tích bước hai mô hình Heckman
Stt Biến số Coefficient t-Statistic Prob. Ý nghĩa
Dientich | 0,000245 | 2,022645 | 0,0440 ** | |
2 | Laisuat | 2,081359 | 8,318708 | 0,0000 *** |
3 | Mucdich | 6,171040 | 2,670071 | 0,0080 *** |
4 | Nganhnghe | 0,711392 | 0,283934 | 0,7766 NS |
5 | Thunhap | 0,193555 | 2,167038 | 0,0000 *** |
6 | Trinhdo | 0,310559 | 0,797158 | 0,4260 NS |
7 | TSTC | 5,068749 | 2,175329 | 0,0304 ** |
C | -20.33642 | -4,580717 | 0,0000 | |
Giá trị R2 | 0,77 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Hộ Sản Xuất Cà Phê Tỉnh Đắk Lắk
- Tỷ Lệ Nợ Xấu Cho Vay Hộ Sản Xuất Cà Phê Tỉnh Đắk Lắk
- Quy Trình Tín Dụng Đối Với Hộ Sản Xuất Cà Phê
- So Sánh Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tín Dụng Theo Nhu Cầu
- Nhóm Nhân Tố Về Đặc Điểm Của Hộ Sản Xuất Cà Phê
- Kết Quả Cho Vay Tái Canh Cây Cà Phê Khu Vực Tây Nguyên
Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả khảo sát và nghiên cứu của tác giả năm 2014
Ghi chú: *** Có ý nghĩa thống kê ở mức 1% NS Không có ý nghĩa thống kê
** Có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
Diện tích đất có ý nghĩa ở mức 5% và đúng dấu kỳ vọng. Đối với hộ nông dân diện tích đất là tư liệu sản xuất giúp hộ nông dân tạo ra thu nhập. Hộ có nhiều đất sẽ có cơ hội tao ra thu nhập cao hơn nhưng đồng thời đòi hỏi nhu cầu vay vốn lớn hơn. Thu nhập cao làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng cho vay nhiều hơn.
Lãi suất có ý nghĩa ở mức 1%, tuy nhiên trái dấu kỳ vọng. Điều này cho thấy lãi suất của các tổ chức tín dụng ngân hàng thấp hơn lãi suất nguồn tín dụng khác. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng ngân hàng không thể đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của các hộ dân. Do đó nông hộ phải tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng khác. Kết quả nghiên cứu giống nghiên cứu của Guangwen và Lili (2005).
Mục đích vay vốn có ý nghĩa ở mức 1%, và đúng dấu kỳ vọng, chứng tỏ nguồn vốn hộ nông dân vay được sử dụng đúng mục đích. Kết luận này phù hợp với nghiên cứu của Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời (2013). Yếu tố này rất quan trọng vì các tổ chức tín dụng luôn quan tâm đồng vốn của mình có được người vay sử dụng đúng mục đích hay không.
Thu nhập có ý nghĩa ở mức 1%, phù hợp với dấu kỳ vọng và kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Oánh, Phạm Thị Mỹ Dung (2010), Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời (2013). Điều này cho thấy các hộ có thu nhập cao hơn sẽ vay được
nhiều vốn từ các tổ chức tín dụng ngân hàng hơn. Bởi vì khả năng chi trả của các hộ này cao hơn, họ sẽ sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn.
Tài sản thế chấp có ý nghĩa ở mức 5%. Kết quả nghiên cứu phù hợp với dấu kỳ vọng. Đây là yếu tố rất quan trọng trong tiếp cận vốn vay tín dụng ngân hàng của hộ nông dân. Các tổ chức tín dụng ngân hàng sẽ ưu tiên cho các hộ có tài sản đảm bảo được vay vốn trước và nhiều hơn các hộ không có tài sản thế chấp.
Có hai yếu tố ngành nghề sản xuất kinh doanh và trình độ của hộ nông dân ảnh hưởng không rõ ràng đến việc tiếp cận tín dụng của nông hộ. Trình độ học vấn không ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tín dụng ngân hàng.
Như vậy khả năng tiếp cận vốn vay tín dụng ngân hàng của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chịu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về bản chất của hộ và các nhân tố thuộc về các NHTM. Kết quả phân tích cho thấy các nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến khả năng tiếp cận vốn vay của hộ nông dân là: nguồn vốn các hộ vay từ các tổ chức tín dụng khác, thủ tục vay vốn từ các tổ chức tín dụng ngân hàng, tài sản thế chấp của hộ, giới tính cùng với chủ hộ là người kinh hay người dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó lượng vốn tín dụng ngân hàng cũng chịu tác động bởi các yếu tố: Tài sản thế chấp, thu nhập, diện tích, lãi suất và mục đích vay vốn của nông hộ.
Kết quả trên cho thấy trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê thì thiếu tài sản thế chấp là rào cản lớn trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các hộ hiện nay. Phần lớn vì nhiều lý do mà các hộ không làm được sổ đỏ nên không có tài sản thế chấp cho ngân hàng, trong khi đó việc cho vay tín chấp với hạn mức dưới 10 triệu đồng/hộ thì không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư cho vườn cây cà phê của các hộ, trong khi thủ tục vay tín chấp cũng không đơn giản, vì vậy việc xây dựng hạn mức vay cao và cho vay tín chấp trong nông nghiệp là việc làm cần thiết để các hộ sản xuất cà phê có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Nhân tố làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất đó là thủ tục vay vốn của các NHTM. Kinh doanh tiền tệ chắc chắn là có rủi ro và các NHTM ban hành những quy trình và quy định về cho vay chặt chẽ là điều cần thiết, tuy nhiên hiện nay thủ tục vay vốn từ phía các NHTM vẫn còn nhiều
bất cập, thủ tục vẫn còn rườm rà. Do đó, cần có quy trình cho vay sản xuất cà phê linh hoạt và hiệu quả hơn.
Thu nhập và mục đích vay vốn của các hộ sản xuất cũng ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn, với các hộ sản xuất có thu nhập cao và mục đích vay rõ ràng như vay để chăm sóc cà phê kinh doanh thì việc tiếp cận sẽ nhanh và dễ dàng hơn, còn nếu vay vào các mục đích khác như trồng mới, tái canh cà phê thì quy trình vay sẽ dài hơn, đòi hỏi nhiều điều kiện hơn.
Các nhân tố còn lại như diện tích, dân tộc đều góp phần làm tăng khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng. Do vậy, các hộ sản xuất cà phê có địa vị trong xã hội, có diện tích cà phê lớn, là người kinh thì tiếp cận vốn vay ngân hàng sẽ dễ dàng hơn. Các yếu tố khác như trình độ, địa vị xã hội, ngành nghề ảnh hưởng chưa ở mức có ý nghĩa thống kê đến tiếp cận vốn tín dụng, đây cũng là điểm khác biệt so với các nghiên cứu trước đây [14], [18], [24] [38].
Do đó để tạo điều kiện cho các hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có thể tiếp cận với vốn tín dụng ngân hàng cần có cơ chế cho vay phù hợp với từng đối tượng để đảm bảo công bằng cho các hộ sản xuất cà phê, đảm bảo quá trình phát triển bền vững và ổn định.
* Hình thức tiếp cận
Để thấy rõ hơn các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tiếp cận vốn bằng hình thức nào, kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay có 2 hình thức tiếp cận vốn tín dụng là cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp.
Bảng 3.13: Hình thức tiếp cận vốn tín dụng của nhóm hộ khảo sát
Buôn Ma
Krông Pắk CưKuin CưMgar
Thuột
Tỷ
BQC/hộ
Diễn giải
Số Tỷ lệ Số
hộ (%) hộ
Tỷ lệ Số
(%) hộ
Tỷ lệ Số
(%) hộ
lệ (%)
32 | 91,43 | 45 | 95,74 | 52 | 94,55 | 57 | 100 | 95,88 | |
Tiếp cận gián tiếp | 3 | 8,57 | 2 | 4,26 | 3 | 5,45 | 0 | 0 | 4,12 |
-Thông qua tổ | 0 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | 0 | 0,00 |
-Thông qua doanh | |||||||||
nghiệp | 4 | 11,43 | 2 | 4,26 | 3 | 5,45 | 0 | 0 | 4,64 |
Tổng | 35 | 100 | 47 | 100 | 55 | 100 | 57 | 100 | 100 |
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2014
Qua khảo sát số liệu thực tế cho thấy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chủ yếu vẫn là hình thức cho vay trực tiếp đến từng hộ sản xuất cà phê.
Việc cho vay trực tiếp giúp người dân được tiếp cận vốn trực tiếp từ phía các NHTM, không thông qua bất kỳ kênh trung gian nào, đồng nghĩa với việc các hộ sản xuất cà phê sẽ không phải chịu thêm bất kỳ khoản chi phí nào ngoài lãi suất quy định của NHTM. Hiện nay, có hơn 90% các hộ sản xuất cà phê tiếp cận vốn bằng hình thức này, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột tỷ lệ cho vay trực tiếp lên tới 100%, kế đến là huyện Cư Kuin 95,74%, CưMgar là 94,55% và cuối cùng là Krông Pắk 91,43%. Tuy nhiên với hình thức tiếp cận vốn trực tiếp sẽ gây khó khăn cho các NHTM, khi đến thời gian cao điểm của mùa vụ sản xuất cà phê đã gây ra tình trạng quá tải, tiến độ giải ngân cho các hộ sản xuất không kịp.
Các huyện vẫn có hình thức vay thông qua doanh nghiệp là do trên địa bàn của các huyện vẫn có các công ty cà phê như là trên địa bàn huyện Cư Mgar có công ty cà phê Ea Pốk, công ty cà phê Cư Mgar. Trên địa bàn huyện Krông Pắk có công ty cà phê ca cao tháng 10, công ty cà phê Thắng Lợi, Công ty cà phê Quyết Thắng còn trên địa bàn huyện Cư Kuin có công ty cà phê Ea Sim. Do đó vẫn phát sinh các khoản vay thông qua các công ty cà phê để giải ngân vốn tới các hộ sản xuất cà phê là đối tượng được giao khoán với Công ty. Hình thức vay vốn thông qua tổ chỉ được áp dụng với các món vay thuộc đối tượng chính sách và được áp dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk, còn đối với các NHTM không áp dụng hình thức cho vay này.
*Phương thức tiếp cận
Bảng 3.14: Phương thức tiếp cận vốn tín dụng của nhóm hộ khảo sát
Krông Buôn Ma
Diễn giải | Số hộ | Tỷ lệ (%) | Số hộ | Tỷ lệ (%) | Số hộ | Tỷ lệ (%) | Số hộ | Tỷ lệ (%) | |
Cho vay từng lần | 32 | 91,43 | 42 | 89,36 | 51 | 92,73 | 52 | 9,.23 | 91,24 |
Cho vay theo dự án đầu tư | 3 | 8,57 | 5 | 10,64 | 4 | 7,27 | 5 | 8,77 | 8,76 |
Tổng | 35 | 100 | 47 | 100 | 55 | 100 | 57 | 100 | 100 |
Pắk CưKuin CưMgar ThuộtBQC/hộ
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2014
Phương thức tiếp cận vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là cho vay từng lần, với tỷ lệ cao nhất là huyện Cư Mgar 92,73%, các điểm nghiên cứu còn lại cũng đều chiếm trên 90%, qua số liệu trên cho thấy tại các NHTM hiện nay khi cho vay thị trường nông nghiệp nông thôn vẫn áp dụng phương thức cho vay từng lần. Với phương thức cho vay này, với nhiều quy định, thủ tục của ngân hàng sẽ gây khó khăn cho các hộ sản xuất cà phê, vì mỗi lần các hộ sản xuất muốn vay lại lần thứ hai thì đều phải làm lại thủ tục như vay mới ban đầu. Trong số 194 hộ có vay vốn tại các NHTM thì có nhiều hộ đã vay NHTM trên 2 năm, do đó nếu áp dụng phương thức cho vay từng lần thì sẽ có hơn 194 lượt vay vốn của các hộ sản xuất cà phê, do đó sẽ phát sinh thêm chi phí cho các NHTM trong việc cho vay.
Việc cho vay theo dự án đầu tư nghĩa là cho vay theo hạn mức tín dụng, tuỳ thuộc vào quy mô, diện tích của các hộ sản xuất cà phê sẽ được vay ít hay nhiều. Tại các điểm nghiên cứu vẫn có phát sinh phương thức cho vay theo dự án đầu tư, tuy nhiên số lượng các hộ sản xuất cà phê vay theo phương này này vẫn còn hạn chế, chiếm tỷ lệ dưới 10%. Vì vậy trong thời gian tới để giảm chi phí và giảm tải công việc liên quan đến thủ tục, giấy tờ trong hồ sơ vay vốn của các NHTM cần chú trọng đến việc cho vay theo dự án đầu tư.
Việc tiếp cận vốn tín dụng gắn liền với việc sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất, vì nếu việc tiếp cận vốn thuận lợi thì sẽ tăng hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay, và ngược lại nếu sử dụng vốn vay tốt thì trả nợ sẽ tốt và việc vay vốn lần sau sẽ thuận lợi hơn. Trong khảo sát cho thấy phần lớn các hộ sản xuất cà phê đều có nhu cầu vay hơn 2 lần [10], [11], [24], [35].
3.1.2. Sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
3.1.2.1. Về mặt kinh tế
*Vốn vay bình quân và tỷ lệ vốn vay của các hộ sản xuất cà phê
Bảng 3.15: Tỷ lệ vốn vay trên vốn đầu tư của các hộ sản xuất cà phê
ĐVT: 1.000đ
1.Vốn đầu tư | 65.847 | 64.863 | 62.517 | 64.733 | 64.490 |
2.Vốn vay | 38.200 | 38.200 | 38.200 | 38.200 | 38.200 |
3.Tỷ lệ vốn vay/Vốn đầu | 58,01 | 58,89 | 61,10 | 59,01 | 59,23 |
tư (%) |
Chỉ tiêu
Điểm nghiên cứu Krông Pắk CưKuin CưMgar
Buôn Ma
Thuột BQC
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả
Hầu hết các hộ sản xuất cà phê đều thiếu vốn để đầu tư chăm sóc cà phê, vì vậy các hộ đều phải đi vay vốn từ các nguồn khác nhau để đầu tư vườn cà phê của mình, việc vay vốn của các hộ phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau, như tài sản đảm bảo, diện tích cà phê, địa vị xã hội, các mối quan hệ…Vì vậy, nếu không đủ vốn thì nhiều vườn cây cà phê không đủ điều kiện để chăm sóc. Tỷ lệ vốn vay trên vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc đầu tư của các hộ, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và thu nhập của các hộ sản xuất cà phê. Qua khảo sát cho thấy tỷ lệ vốn vay trên vốn đầu tư của các hộ hiện nay lên tới 59,23%. Số liệu này cao hơn so với các nghiên cứu của các năm trước, cụ thể năm 2012 theo nghiên cứu của các tác giả khác là 54,68% (Bùi Thị Hiền, 2012), 52,25% (Nguyễn Thị Phương Thảo, 2014), lý do là chi phí đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, công, và các loại nhiên liệu khác tăng thêm khoảng 20%, do đó dẫn đến chi phí tăng và vốn đầu tư cũng tăng theo. Trong khi đó vốn vay được khảo sát được tính từ nhiều nguồn khác nhau, qua đó cho thấy việc tài trợ vốn từ các NHTM chính thức vẫn còn hạn chế. Để có vốn đầu tư, các hộ phải tiếp cận các nguồn tài trợ khác nhau. Vì vậy việc hỗ trợ vốn phát triển cà phê vẫn còn bỏ ngỏ và chưa hợp lý.
* Hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn
Về năng suất của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn đạt khá cao, cả 4 điểm nghiên cứu đều đạt năng suất trên 2,7 tấn/ha vì điều kiện thổ nhưỡng của các huyện nghiên cứu đều phù hợp với phát triển cây cà phê nên năng suất cao, ngoài ra trong năm 2013, giá cà phê có lúc tăng mạnh trên 40.000đ/kg, tốc độ tăng so với năm
2012 là 25%. Do đó, các hộ sản xuất cà phê cũng đầu tư mạnh vào vườn cây cà phê. Tuy nhiên vào thời điểm khảo sát, giá cà phê giảm xuống còn 35.000đ/ha, trong khi đó giá các nông sản khác lại có xu hướng tăng mạnh, hồ tiêu tăng lên 200.000đ/kg, vì vậy cũng ảnh hưởng nhiều đến việc đầu tư, chăm sóc vườn cây cà phê. Trong khi đó lượng cà phê trong dân gần như cạn kiệt do người dân có xu hướng bán cà phê khi còn xanh, gọi là “bán non”.
Bảng 3.16: Hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê
ĐVT: 1.000đ
Chỉ tiêu Đơn vị tính Krông Pắk
Cư Kuin
Cư Mgar
Buôn Ma Thuột
BQC
Kg nhân | ||||||
phẩm | khô/ha | 2.712 | 2.723 | 2.745 | 2.744 | 2.731 |
Giá bán bình quân | ngàn đồng/kg | 35 | 35 | 35 | 35 | 35 |
Giá trị sản lượng | 1.000đ | 94.920 | 95.305 | 96.075 | 96.040 | 95.585 |
Tổng chi phí | 1.000đ | 65.847 | 64.863 | 62.517 | 64.733 | 64.490 |
Lợi nhuận | 1.000đ | 29.073 | 30.442 | 33.558 | 31.307 | 31.095 |
Tỷ suất lợi | % | 44,15 | 46,93 | 53,68 | 48,36 | 48,28 |
nhuận/chi phí |
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả
Với giá bán là 35.000đ/kg năm 2014 được xem là mức giá chấp nhận được của các hộ sản xuất cà phê. Giá trị sản lượng đem lại cũng khá ổn định, trung bình trên 95 triệu đồng/ha. Đây được xem là mức sản lượng khá cao đối với người làm cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Về chi phí của các huyện là khá cao, cao nhất là thành phố Buôn Ma Thuột, phần lớn chi phí cho phân bón, lao động, nhiên liệu… đặc biệt trong những năm gần đây, giá đầu vào tăng mạnh, bên cạnh đó còn bị ảnh hưởng bởi lạm phát nên mặc dù chi phí khá cao, trên 64 triệu đồng/ha so với mặt bằng chung là không đáng kể, do đó chất lượng đầu tư cho cây cà phê như vậy vẫn là thấp.Vì vậy để tiết kiệm chi phí trong thời gian tới, các hộ sản xuất cà phê cần nghiên cứu những mô hình chăm sóc vườn cà phê như hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt, bổ sung kiến thức về kỹ thuật canh tác cây cà phê, tham gia các lớp tập huấn để nâng cao chất lượng cây cà phê.