Tín Dụng Góp Phần Ổn Định Tiền Tệ, Ổn Định Giá Cả


1.3.1.2. Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả

Khi thực hiện chức năng tập trung và p hân phối lại vốn tiền tệ, tận dụng những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tín dụng đã trực tiếp làm giảm khối lượng tiền mặt tồn đọng trong lưu thông. Bên cạnh đó, tín dụng đã tạo điều kiện mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. Đây là một trong những nhâ n tố tích cực làm giảm việc sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế. Do đó tín dụng được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần làm giảm lạm phát, nhờ vậy góp phần làm ổn định tiền tệ. Mặt khác, do cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh… làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hoá dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, chính nhờ đó mà tín dụng góp phần làm ổn định thị trường gi á ctrong nước.

1.3.1.3. Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn v iệc làm, ổn định trật tự xã hội

Đây là hệ quả tất yếu của hai vai trò tín dụng nêu trên: nền kinh tế phát triển trong một môi trường ổn định về tiền tệ là điều kiện để sản xuất hàng hoá và dịch vụ ngày càng gia tăng có thể thoả mãn nhu cầu đời sống của các thành viên trong xã hội. Mặt khác, do vốn tín dụng cung ứng đã tạo ra khả năng trong việc khai thác các tiềm năng sẵn có trong xã hội do đó có thể thu hút được nhiều lực lượng lao động của xã hội để tạo ra lực lượng sản xuất mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một xã hội phát triển lành mạnh, đời sống được ổn định, ai cũng có công ăn việc làm… là tiền đề quan trọng để ổn định trật tự xã hội.

1.3.1.4. Tín dụng góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của nhà nước

Thông qua kênh tín dụng để chuyển tải tác động của nhà nước đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô thông qua việc thắt chặt hay mở rộng quy mô tín dụng theo từng thời kỳ, từng thời điểm phù hợp với tình hình thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bênh cạnh đó, tín dụng cũng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chủ trương của Nhà nước qua việc hướng dòng chảy của vốn tín dụng vào ngành nghề tương ứng.

1.3.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của DNNVV

Khi nói tới vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế - xã hội cũng có nghĩa là bao hàm tác động của tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.


nói chung, DNNVV nói riêng. Tuy nhiên, để thấy rõ và cụ thể hơn, nội dung phần này sẽ khái quát và hệ thống hóa về vai trò tín dụng ngân hàng đối với DNNVV.

Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 7

1.3.2.1. Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ sự tồn tại và phát triển của

DNNVV

Sự sinh lời của đồng tiền, đó là mong muốn của những ai nắm giữ nó. Trên thực tế, những người có vốn tạm thời nhàn rỗi sẵn sàng cho vay để kiếm lãi, còn doanh nghiệp cũng vì mục đích sinh lời của vốn mà cần vay thêm tiền để mở rộng sản xuất kinh doanh. Với tư cách là trung gian dẫn vốn, ngân hàng đã giải quyết được mâu thuẫn đó. Với hoạt động đi vay để cho vay, ngân hàng đã tạo cơ hội cho các chủ doanh nghiệp có thể thành lập công ty hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh bằng việc vay vốn.

1.3.2.2. Tín dụng ngân hàng góp phần tăng tiềm lực tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh của DNNVV

Theo quy luật khách quan, trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là một tất yếu, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong đó có DNNVV. Việc tạo dựng thư ơng hiệu và phát triển thị phần là một thử thách lớn đối với DNNVV trong quá trình cạnh tranh trên thương trường . Để mở rộng sản xuất, tạo

vị thế cho mình, ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, DNNVV phải thường xuyên tìm biện pháp huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế, trong đó nguồn vốn tín dụng ngân hàng được coi là nguồn vốn bổ sung chủ yếu. Khi yêu cầu về vốn của doanh nghiệp được đáp ứng thì mục đích chiếm lĩnh thị trường, tạo thế cạnh tranh của DNNVV trnên dễ dàng hơn.

1.3.2.3. Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận vốn nước ngoài

Bên cạnh việc kích thích các tổ chức, cá nhân trong nước thực hiện tiết kiệm, thúc đẩy quá trình tập trung vốn để cho vay, tín dụng ngân hàng còn giúp DNNVV có khả năng tiếp cận vốn nước ngoài thông qua các dịch vụ như: Mở thư tín dụng (L/C) tài trợ nhập khẩu, thực hiện bảo lãnh cho DNNVV trong việc mua sắm máy móc thiết bị. Thông qua nguồn vốn này, DNNVV có thể xác lập một cơ cấu vốn tối ưu, đảm bảo kết hợp hiệu quả giữa nguồn vốn đi vay và nguồn vốn tự có nhằm đáp ứng như cầu sản xuất sản phẩm tại giá vốn bình quân rẻ nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng hàng hóa, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.


1.3.2.4. Tín dụng ngân hàng góp phần tích cực cho hoạt động sản xuất, tiêu thụ hàng hóa được liên tục

Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện về vốn cho DNNVV để mua sắm thiết bị máy

móc, vật tư, hàng hóa dự trữ đáp ứng nhu cầu đầu vào cho quá trình sản xuất. Mặt khác, TDNH cũng tác động mạnh mẽ vào việc tiêu thụ sản phẩm thông qua việc mở rộng quy mô tín dụng tiêu dùng bằng hình thức cho vay hoặc bảo lãnh để các tổ chức kinh tế, cá nhân hoạt động trong lĩnh lưu thông mua bán hàng hòa. Như vậy, TDNH đã đóng góp không nhỏ vào toàn bộ quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ hàng hóa được liên tục.

1.3.2.5. Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh DNNVV

Thực chất, ngân hàng cũng là doanh nghiệp kinh doanh, nhưng ở dạng kinh doanh tiền tệ hoạt động theo cơ chế “ vay để cho vay”; nghĩa là, ngân hàng cũng phải đi vay, phải tiến hành huy động vốn và có quy định thời hạn trả. Vì vậy, trước khi ký kết hợp đồng tín dụng, ngân hàng tiến hành thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính của doanh nghiệp rất kỹ càng và ngân hàng chỉ cho vay đối với

những khách hàng có kết quả hoạt động kinh doanh hiệu quả, tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng trnợ khi đến hạn. Yêu cầu này của ngân hàng thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm hơn đến hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay vốn tạo điều kiện nâng cao khả năng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.

Mặt khác, thông qua hoạt động cho vay, vốn tín dụng được cung cấp kịp thời tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, vòng quay vốn được luân chuyển thuận lợi và nhanh chóng, thúc đẩy hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.4. KHÁI QUÁT VMỞ RỘNG QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI DNNVV

1.4.1. Khái quát về mở rộng quy mô tín dụng ngân hàng đối với DNNVV

1.4.1.1. Khái niệm về mở rộng quy mô tín dụng

Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận đều là mục tiêu c hung của doanh nghiệp. Là doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, NHTM cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Khi nói tới mở rộng quy mô (hay tăng quy mô) tín dụng là nói tới sự gia tăng về khối lượng tín dụng. Nhưng vấn đề đặt ra là ngân hàng cần phải làm gì để thực hiện việc mở rộng quy mô TDNH đối với DNNVV đáp ứng được nhu cầu thực sự về vốn


sản xuất kinh doanh của bản thân các doanh nghiệp. Việc mở rộng quy mô TDNH đối với DNNVV thể hiện ở một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, Mở rộng quy mô tín dụng là thỏa mãn tối đa nhu cầu hợp lý của

khách hàng.

Khối lượng tín dụng cấp cho khách hàng là số tiền mà ngân hàng cấp cho khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn, đáp ứng được hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Việc cấp tín dụng chỉ thực sự mang lại hiệu q uả khi khối lượng tín dụng được cấp phát huy hiệu quả của nó. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải có những đánh giá và tính toán hợp lý trước khi quyết định cho vay.

Việc mở rộng quy mô TDNH đối với DNNVV còn được xác định trên cơ sở đa dạng hóa các lĩnh vực cấp tín dụng, đối tượng cấp tín dụng, loại hình cho vay,….

Thứ hai, Mở rộng quy mô tín dụng là sự đa dạng hóa các đối tượng khách hàng.

Điều này có nghĩa là vốn không chỉ tập trung vào một thành phần kinh tế mà được san sẻ cho nhiều thành phần kinh tế khác . Đa dạng hóa đồng nghĩa với việc không bó hẹp trong phạm vi một đối tượng khách hàng hay một số ngành nghề kinh doanh nhất định mà ngân hàng có thể mở rộng quy mô tín dụng trên cơ sở thiết lập mối quan hệ với nhiều ngành nghề, đối tượng hoạt động kinh doa nh: nông, lâm , ngư, diêm nghiệp, công nghiệp, du lịch, vận tải, dịch vụ, xây dựng...

Thứ ba, Mở rộng quy mô tín dụng đồng nghĩa với việc đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng.

Trên cơ sở thiết lập nhiều hình thức cho vay như: ngắn, trung, dài hạn hay cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay từng lần, thấu chi, các doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn hình thức phù hợp với điều kiện của mình.

Như vậy, đối với ngân hàng, để mở rộng quy mô tín dụng đối với DNNVV cần

phải: mở rộng mạng lưới cấp tín dụng trên cơ sở đó tăng khả năng tiếp cận và đa dạng hóa đối tượng khách hàng; tăng tỷ trọng tín dụng đối với DNNVV trong tổng dư nợ; tiến hành mở rộng thị phần cho vay đối với DNNVV.

1.4.1.2. Sự cần thiết mở rộng quy mô tín dụng ngân hàng đối với DNNVV

- Đối với ngân hàng

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng trong những năm gần đây đã thực sự chuyển mình và có những bước tiến rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng toàn ngành tương đối cao, ngành ngân hàng ngày càng tỏ ra là một trung tâm dẫn vốn hiệu quả. Cùng với sự tăng trưởng tín dụng là nguy cơ rủi ro tín dụng rất lớn mà ngân hàng


phải đối mặt. Những công trình xây dựng cơ bản, những dự án thi công không đúng tiến độ, kéo dài thời gian đã gây nên tình trạng ứ đọng vốn nghiêm trọng. Những doanh nghiệp lớn với chu kì sản xuất kinh doanh kéo dài, tốc độ luân chuyển vốn chậm luôn làm cho các nhà kinh doanh ngân hàng lo lắng. Với mục đích giảm thiểu rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận buộc các ngân hàng phải tìm kiếm và mở rộng thị trường, đa dạng hóa đối tượng khách hàng. Như v ậy việc mở rộng quy mô tín dụng với DNNVV sẽ giúp ngân hàng phân tán rủi ro, sử dụng hiệu quả hơn đối với những đồng vốn kinh doanh của mình.

Trong khi DNNN có tỷ trọng khá khiêm tốn về số lượng (khoảng 3%) trong loại hình doanh nghiệp về quy mô, thì DNNVV chiếm tỷ trọng chủ yếu trong loại hình doanh nghiệp này, bên cạnh đó DNNVV ngày càng khẳng định vai trò qua n trọng của mình trong nền kinh tế với số lượng doanh nghiệp không ngừng gia tăng qua các năm. Mặt khác, do DNNN thường có nhu cầu vốn tín dụng lớn và số lượng doanh nghiệp ít cùng với những quy định giới hạn về mức cấp tín dụng đối mới một khách hàng, quy mô vốn của NHTM, và định hướng kinh doanh của đa phần NHTM hướng về bán lẻ hơn là bán buôn bên cạnh đó là nhu cầu phân tán rủi ro của NHTM trong hoạt động tín

dụng. Cho nên, việc NHTM hướng đến mở rộng quy mô cấp tín dụng đối với DNNVV là hoàn toàn phù hợp với quy mô về vốn, giới hạn về cấp tín dụng, định hướng kinh doanh bán lẻ, phân tán rủi ro…của NHTM

Với một số lượng lớn DNNVV như hiện nay, ngo ài nhu cầu sử dụng vốn thì nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng như: tư vấn, thanh toán, đầu tư.... của DNNVV cũng làm tăng thêm nguồn thu phí đáng kể cho ngân hàng. Bên cạnh đó, việc mở rộng quy mô tín dụng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng xây dựng hình ảnh trong DNNVV. Ngân hàng cũng có cơ hội tiếp xúc với doanh nghiệp khác để quảng bá hình ảnh, mở rộng đối tượng khách hàng. Việc tạo được nhiều mối quan hệ thân thiết lâu dài với doanh nghiệp là ngân hàng đã tạo cho mình một vị thế cạnh tranh tốt trong việc xây dựng một hệ thống khách hàng truyền thống. Với ưu thế đó, ngân hàng vừa có thể giảm được chi phí tìm kiếm khách hàng vừa dể dàng tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi từ doanh nghiệp này để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

- Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hiện nay, việc tiếp cận vốn TDNH của DNNVV còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải tìm đến thị trường vốn phi chính thức với lãi suất cao, hạn chế về quy mô.


Việc mở rộng quy mô tín dụng ngân hàng đối với DNNVV giúp cho doanh nghiệp này có cơ hội tiếp cận với vốn ngân hàng. Được cấp vốn tín dụng, doanh nghiệp này sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất, tăng tính cạnh tranh, góp phần không nhvào sự sinh tồn của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, điều kiện để được tiếp cận vốn tín dụng của ngân hàng khá nghiêm ngặt, do đó đối với những doanh nghiệp có tham vọng phát triển, mở rộng sản xuất bằng vốn của ngân hàng thì phải nỗ lực làm ăn có hiệu quả, tài chính minh bạch và sau khi được giải ngân họ phải chịu sự giám sát của ngân hàng. Chính những điều kiện như vậy sẽ giúp các doanh nghiệp không ngừng phát huy năng lực và thế mạnh của mình.

- Đối với nền kinh tế

Ngân hàng và DNNVV là những loại hình hoạt động kinh doanh khác nhau nhưng đều hoạt động trên cơ sở mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Việc mở rộng quy mô tín dụng ngân hàng cho DNNVV không chỉ có lợi cho bản thân doanh nghiệp mà còn có lợi cho cả ngân hàng và cho toàn nền kinh tế.

Trước tiên, Việc mở rộng quy mô tín dụng cho DNNVV, một mặt thúc đẩy cho sự phát triển của chính các doanh nghiệp, mặt khác là một cách thức để nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận thu được lớn thì có khả năng thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Ngoài ra, Việc mở rộng quy mô tín dụng cho DNNVV là do yêu cầu phát triển của nền kinh tế hiện đại, DNNVV ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế và nó được phát triển ngày càng nhiều hơn, nếu thiếu sự hỗ trợ về vốn tín dụng thì DNNVV khó có thể hoàn thành sứ mạng lịch sử của nó. Bên cạnh đó, Do nhu cầu cấu trúc lại nền kinh tế nói chu ng, doanh nghiệp (trong đó có DNNVV) nói riêng theo hướng hiện đại hóa, thì đòi hỏi cần phải có vốn nhiều hơn.

Việc mở rộng quy mô tín dụng ngân hàng cho DNNVV cũng buộc ngân hàng phải phát huy tối đa năng lực của mình để có thể huy đ ộng, tập trung, tích tụ được những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình. Như vậy có nghĩa là, mọi nguồn lực về vốn đã được khai thác một cách triệt để và tối đa nhằm phục vụ cho sự phát triển chung của nền kinh tế.

Khi nhu cầu về vốn đ ã được đáp ứng thì DNNVV sẽ phát huy mọi thế mạnh của mình để đóng góp vào sự phát triển đất nước. Như vậy, mở rộng tín dụng ngân hàng gián tiếp góp phần vào việc giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội hiện nay.


1.4.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng quy m ô tín dụng đối với DNNVV

- Mở rộng số lượng khách hàng là DNNVV

Các chỉ tiêu đánh giá

+ Mức tăng số lượng khách hàng là DNNVV (MSL) MSL = St - S(t-1)

Trong đó: . MSL : Mức tăng số lượng khách hàng là DNNVV

. St : Số lượng khách hàng là DNNVV năm thứ t

. S(t-1) : Số lượng khách hàng là DNNVV năm thứ (t -1)

Ý nghĩa:Phản ánh sự thay đổi về số lượng khách hàng năm t so với năm (t -1).

Khi số lượng khách hàng tham gia giao dịch tín dụng t ại ngân hàng năm sau tăng hơn năm trước (giả định các điều kiện khác không đổi), điều đó c hứng tỏ một mức độ tăng trưởng quy mô tín dụng của ngân hàng đó.

+ Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng là DNNVV (TĐTTSL)

MSL

TĐTTSL (%) = x 100 S(t-1)

Ý nghĩa:Phản ánh tốc độ thay đổi số lượng khách hàng năm t so với năm (t-1)

Chỉ tiêu này thể hiện sự tăng trưởng số lượng khách hàng so với năm trước. Trong điều kiện không đổi, nếu ch ỉ tiêu này là một số dương (+) chứng tỏ một mức độ tăng trưởng quy mô tín dụng, nếu kế quả là một số âm (-), chứng tỏ một mức độ suy giảm về quy mô tín dụng nhất định của ngân hàng đó.

+ Tỷ trọng số lượng khách hàng là DNNVV (TT SL)

SI

TTSL (%) = x 100 S

Trong đó: . SI: Số lượng khách hàng là DNNVV

. S : Số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng

Ý nghĩa:Phản ánh số lượng khách hàng là DNNVV chiếm bao n hiêu phần trăm trong tổng số khách hàng có quan hệ vay vốn với ngân hàng.

Quy mô khách hàng còn thể hiện qua tỷ trọng của một nhóm đối tượng khách hàng nhất định trong tổng số khách hàng. Trường hợp chỉ tiêu này lớn hơn so với năm trước, chứng tỏ sự tăng tởng của nhóm đối tượng khách hàng đó, ngược lại là sự thu hẹp về quy mô đối với nhóm khách hàng đó.

- Mở rộng doanh số cho vay đối với DNNVV

Các chỉ tiêu đánh giá


+ Mức tăng doanh số cho vay đối với DNNVV (MDS)

MDS =DS(t) - DS(t-1)

Trong đó : . MDS : Mức tăng doanh số cho vay đối với DNNVV

. DS(t) : Doanh số cho vay đối với DNNVV năm thứ t

. DS(t-1) : Doanh số cho vay đối với DNNVV năm thứ (t -1)

Ý nghĩa: Phản ánh sự thay đổi quy mô tín dụng đối với DNNVV của năm thứ t so với năm thứ (t -1). Tương tự như mức tăng số lượng khách hàng của chỉ tiêu mở rộng số lượng khách hàng đã trình bày ở trên. Trường hợp kết quả là một số dương, chứng tỏ sự trăng trưởng, ngược lại là sự thu hẹp về quy mô.

+ Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay đối với DNNVV (TĐTTDS) MDS

TĐTTDS (%) = x 100

DS(t-1)

Ý nghĩa:Phản ánh tốc độ thay đổi doanh số cho vay đối với DNNVV của năm đang xét so với năm trước đó. Tương tự như tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng của chỉ tiêu mở rộng số lượng khách hàng đã trình bày ở trên.

+ Tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNNVV (TTDS)

DSI

TTDS (%) = x 100

DS

Trong đó : . TTDS : Tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNNVV

. DSI : Doanh số cho vay đối với DNNVV

. DS : Doanh số cho vay của hoạt động tín dụng.

Ý nghĩa: Cho biết doanh số cho vay đối với D NNVV chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Tương tự như tỷ trọng số lượng khách hàng của chỉ tiêu mở rộng số lượng khách hàng đã trình bày ở trên.

- Mở rộng dư nợ tín dụng đối với DNNVV

Các chỉ tiêu đánh giá:

+ Mức tăng dư nợ tín dụng (MDN)

MDN=DNt – DN(t-1)

Trong đó : . MDN : Mức tăng dư nợ tín dụng đối với DNNVV

. DNt : Dư nợ tín dụng năm t đối với DNNVV

. DN(t-1) : Dư nợ tín dụng năm (t -1) đối với DNNVV

Ý nghĩa:Phản ánh lượng thay đổi dư nợ của năm t so vớ i năm (t-1)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022