CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập theo quy chế của pháp luật, nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất, kinh doanh, hoặc cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế
- xã hội.
Ở Việt Nam, thuật ngữ doanh nghiệp có thể được tìm hiểu thông qua luật doanh nghiệp. Tại khoản 1 điều 4 của luật này, doanh nghiệp được hiểu theo khái niệm như sau: "Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh". Tùy theo đặc thù về lĩnh vực hoạt động, hình thức tổ chức trong các lĩnh vực khác nhau, doanh nghiệp có thể hiểu dưới các thuật ngữ khác nhau: nhà máy, xí nghiệp, công ty, cửa hàng,...
1.1.1.2. Các loại hình doanh nghiệp
Căn cứ vào những tiêu chí khác nhau, doanh nghiệp có thể được phân loại như
sau:
- Căn cứ vào hình thức pháp lý doanh nghiệp
Căn cứ vào hình thức pháp lý, doanh nghiệp được phân chia thành các loại hình
chủ yếu sau đây:
Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành
nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của do anh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh).
Thành viên hợp danh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn.
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt độn g của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật bằng nguồn vốn chủ sở hữu của người nước ngoài.
- Căn cứ vào chế độ trách nhiệm
Căn cứ vào chế độ trách nhiệm có thể phân loại các doanh nghiệp thành 02 loại
+ Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn
Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là loại hình doanh nghiệp mà ở đó chủ sở hữu doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp bằng tất cả tài sản của mình, khi doanh nghiệp không đủ tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của nó. Theo pháp luật, có hai loại doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.
+ Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn
Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn cụ thể gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Những doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn là những doanh nghiệp mà ở đó chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là khi số tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả nợ thì chủ sở hữu không có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp.
Chế độ trách nhiệm hữu hạ n của các loại doanh nghiệp trên thực chất là chế độ trách nhiệm hữu hạn của các nhà đầu tư - thành viên / chủ sở hữu công ty.
- Căn cứ quy mô của doanh nghiệp, doanh nghiệp được phân chia thành các loại, như sau: Doanh nghiệp lớn; Doanh nghiệp vừa; Doanh nghiệp nhỏ; Doanh nghiệp siêu nhỏ.
Để phân biệt từng loại doanh nghiệp theo tiêu chí quy mô doanh nghiệp, ta có thể dựa vào quy định cụ thể ở mỗi quốc gia khác nhau.
1.1.2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.2.1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia trên thế giới
Thường khi nói đến doanh nghiệp nhỏ và vừa phải nói đến đặc điểm đầu tiên để phân biệt với doanh nghiệp lớn, đó là quy mô về vốn, lao động hay doanh thu hoặc phạm vi hoạt động của nó. Tùy theo điều kiện của từng quốc gia, trình độ phát triển kinh tế, định hướng phát triển trong từng thời kỳ mà khái niệm này có thể thay đổi. Tham khảo tiêu chí xếp loại DNNVV ở một số nước cho thấy, những tiêu chí thường được các nước sử dụng để xác định DNNVV là vốn, lao động, doa nh thu. Có nước chỉ dùng một, hai hoặc cả ba yếu tố đó, có nước còn tùy thuộc vào từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà quy định các tiêu chí khác nhau. Bên cạnh đó có nước phân loại doanh nghiệp thành các nhóm theo quy mô như doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa để hoạch định các chính sách cụ thể cho các đối tượng DNNVV theo quy mô (xem bảng 1.1)
Bảng 1.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia trên thế giới
Ngành kinh tế | Lao động (người) | Vốn hoặc tài sản | Doanh Thu | |||
Nguyên bản tệ | Quy đổi VND | Nguyên bản tệ | Quy đổi VND | |||
Nhật Bản (Yên) Đài Loan Thái Lan (Bath) Canada (CAD) Indonexia (Rubi) Mỹ (USD) | Công nghiệp, sản xuất | < 300 | < 100 triệu | < 21,4 tỷ | ||
- Bán buôn | < 100 | < 30 triệu | < 6,42 tỷ | |||
Bán lẻ & Dịch vụ | < 50 | < 10 triệu | < 2,14 tỷ | |||
Sản xuất, xây dựng | < 200 | |||||
Nông lâm, ngư, dịch vụ.. | < 50 | |||||
Sản xuất, dịch vụ | < 200 | < 200 triệu | < 134,8 tỷ | |||
Bán buôn | < 50 | < 100 triệu | < 67,4 tỷ | |||
Bán lẻ | < 30 | < 60 triệu | < 40,44 tỷ | |||
< 500 | < 20 triệu | < 406,26 tỷ | ||||
< 100 | < 0,6 tỷ | < 1,23 tỷ | < 2 tỷ | < 4,1 tỷ | ||
Công nghiệp, sản xuất | < 500 | < 3,5 triệu | < 74 tỷ | |||
Thương mại, dịch vụ | < 100 | < 3,5 triệu | < 74 tỷ |
Có thể bạn quan tâm!
- Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Tổng Quan Các Công Trình Nghiên Cứu Có Liên Quan
- Góp Phần Tăng Trưởng Kinh Tế, Gia Tăng Thu Nh Ập Quốc Dân
- Vai Trò Của Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Nền Kinh Tế Và Sự Phát Triển Của Dnnvv
- Tín Dụng Góp Phần Ổn Định Tiền Tệ, Ổn Định Giá Cả
Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.
Nguồn : Tài liệu hội nghị thường niên các tổ chức tài chính khối APEC [48]
1.1.2.2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam
Hiện nay, quan niệm chính thức về doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định cụ thể trong Nghị định 56/2009/NĐ -CP ngày 30/06/2009 Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình qu ân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau (xem bảng 1.2)
Bảng 1.2: Tiêu chí xác định DNNVV ở Việt Nam
Doanh nghiệp siêu nhỏ | Doanh nghiệp nhỏ | Doanh nghiệp vừa | |||
Số lao động | Tổng nguồn vốn | Số lao động | Tổng nguồn vốn | Số lao động | |
I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản | 10 người trở xuống | 20 tỷ đồng trở xuống | từ trên 10 người đến 200 người | từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng | từ trên 200 người đến 300 người |
II. Công nghiệp và xây dựng | 10 người trở xuống | 20 tỷ đồng trở xuống | từ trên 10 người đến 200 người | từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng | từ trên 200 người đến 300 người |
III. Thương mại và dịch vụ | 10 người trở xuống | 10 tỷ đồng trở xuống | từ trên 10 ngườiđến 50 người | từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng | từ trên 50 người đến 100 người |
Nguồn : Nghị định 56/2009/NĐ -CP ngày 30/06/2009 Về trợ giúp phát triển DNNVV [26]
Theo nghị định 56 việc phân loại DNNVV theo tiêu chí “quy mô tổng nguồn vốn” sẽ có khó khăn trong xác định loại hình doanh nghiệp do quy mô tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thường xuyên thay đổi. Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: vốn nợ (vốn vay, phải trả người bán, nợ nhà nước và người lao động, phải trả khác…) và vốn chủ sở hữu. Trong khi vốn chủ sở hữu tương đối ổn định thì vốn nợ thường xuyên biến động , dẫn đến tổn g nguồn vốn cũng biết động theo . Vì tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thường xuyên biến động, do đó một doanh nghiệp được xếp vào loại doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa nhưng ngay sau đó tổng nguồn vốn biến động thì có thể được xếp vào loại ngược lại, hoặc không còn là DNNVV.
Tuy nhiên, quan điểm của tác giả thống nhất với tiêu chí xác định DNNVV của Việt Nam theo nghị định 56 nêu trên vì phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, đồng thời cũng khắc phục được những hạn chế trước đây
về tiêu chí xác định DNNVV theo nghị định 90/2001/NĐ -CP ngày 23/11/2001 “về trợ giúp phát triển DNNVV”. Để hạn chế được việc biến động thường xuyên của nguồn vốn nêu trên, tác giả đề nghị xét trên tổng nguồn vốn bình quân trong năm trước và thời điểm liền kề với thời điểm xác định quy mô của doanh nghiệp.
1.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Một là, DNNVV có tính năng động, nhạy bén và dễ thích nghi với sự thay đổi của thị trường
Đây là một ưu thế nổi trội của DNNVV, với quy mô nhỏ và vừa, bộ máy quản lý gọn nhẹ, DNNVV dễ dàng tìm kiếm và đáp ứng những yêu cầu có hạn trong thị trường chuyên môn hóa. Mặt khác, DNNVV có mối liên hệ trực tiếp với thị trường và người tiêu thụ nên có phản ứng nhanh nhạy với sự biến động của thị trường. Với cơ sở vật chất không lớn, DNNVV đổi mới linh hoạt hơn, dễ dàng chuyển đổi sản xuất hoặc thu hẹp quy mô mà không gây ra hậu quả nặng nề cho xã hội. Chính nhờ tính linh hoạt, khả năng thích ứng với thị trường và chấp nhận rủi ro mà loại hình doanh nghiệp này có khả năng đổi mới, mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế và tự nó đã thực hiện chức năng kinh tế to lớn đối với xã hội.
Hai là, DNNVV được tạo lập dễ dàng, hoạt động có hiệu quả với chi phí cố định thấp
Để thành lập một doanh nghiệp với quy mô nhỏ và vừa chỉ cần một số vốn đầu tư ban đầu tương đối ít, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp, quy mô nhà xưởng không lớn. Với ưu thế nhỏ gọn năng động, dễ quản lý không cần nhiều vốn như vậy, DNNVV rất linh hoạt trong việc học hỏi, phát triển và tránh những thiệt hại to lớn do môi trường khách quan tác động lên. Mặt khác do một số DNNVV được thành lập mang tính gia đình, bạn bè nên mỗi khi gặp hoàn cảnh khó khăn, người lao động và chủ doanh nghiệp dễ dàng tự hạ thấp tiền lương, có tinh thần nỗ lực vượt bậc để vượt qua khó khăn. Điều này khiến cho DNNVV giảm được chi phí cố định, tận dụng lao động để thay thế vốn bằng tiền dùng vào việc mua sắm máy móc thiết bị, và với giá nhân lao động thấp, có thể đạt hiệu quả kinh tế cao.
Ba là, DNNVV tạo điều kiện duy trì tự do cạnh tranh
DNNVV dễ dàng và sẳn sàng chấp nhận tự do cạnh tranh. So với các doanh nghiệp lớn, DNNVV có tính tự chủ cao hơn. DNNVV không ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và vì mưu lợi, doanh nghiệp sẳn sàng khai thác các cơ hội để phát triển mà không ngần ngại rủi ro. Nói chung với hoàn cảnh “tự sinh, tự diệt”, DNNVV bắt buộc
phải duy trì sự phát triển, nếu không sẽ bị phá sản. Chính điều đó làm cho nền kinh tế sinh động và thúc đẩy việc sử dụng tối đa các tiềm năng của đất nước. Đây là một ưu thế rất quan trọng của DNNVV.
Bốn là, DNNVV có thể phát huy được tiềm lực trong nước
DNNVV rất có lợi thế trong tuyển dụng lao động tại địa phương và tận dụng các tài nguyên, nguyên liệu sản xuất sẳn có tại địa phương, phát huy hết tiềm lực trong nước cho sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, sự phát triển DNNVV ở giai đoạn đầu là cách tốt nhất để sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu. Với vốn liếng và trình độ kỹ thuật của mình, DNNVV có thể sản xuất một số mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu, phù hợp với sức mua của dân chúng. Từ đó góp phần ổn định đời sống, ổn định xã hội, tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.
Năm là, DNNVV góp phần tạo lập sự phát triển cân bằng giữa các vùng, miền trong một quốc gia
Với sự tạo lập dễ dàng, DNNVV có thể phát triển rộng rãi ở mọi vùng lãnh thổ và tạo ra những sản phẩm phong phú, đa dạng, đồng thời tạo ra sự phát triển cân bằng giữa các vùng trong mỗi nước. Đặc biệt, DNNVV có thể hiện diện khắp mọi nơi, kể cả ở nông thôn và miền núi, những nơi thưa dân, có cơ cấu kinh tế chưa phát triển và nhờ đó, chúng cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho dân cư địa phương và những vùng phụ
cận.
Thông thường, DNNVV cung ứng sản phẩm tại chỗ với 95% sản phẩm tiêu thụ nội địa, mà chủ yếu là tiêu thụ trong vùng, khoảng 5% sản phẩm dành cho xuất khẩu. Như vậy, DNNVV thực sự góp phần đắc lực cho sự tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước.
Sáu là, khả năng tài chính của DNNVV hạn chế
Với ưu thế được tạo lập dễ dàng do chỉ cần một lượng vốn ít, DNNVV gặp phải hạn chế là năng lực tài chính thấp, từ đó dẫn đến một loạt bất lợi cho DNNVV trong quá trình sản xuất kinh doanh…
Trước hết, vốn chủ sở hữu ít nên khả năng vay vốn của doanh nghiệp cũng rất hạn chế. DNNVV thường thiếu tài sản thế chấp cho khoản tiền dự định vay. Ngay ở những nước phát triển như Mỹ, N hật Bản…, các ngân hàng cũng e ngại khi cho DNNVV vay vốn vì khả năng gặp rủi ro rất lớn khi cho vay.
Tiếp đến là do khả năng tài chính hạn chế, quy mô kinh doanh không lớn, DNNVV cũng rất khó khăn và ít có khả năng huy động được vốn trên thị trường. Chính vì thế, phần lớn DNNVV luôn ở trong tình trạng thiếu vốn.
Bảy là, DNNVV ít có khả năng thu hút được các nhà quản lý và lao động giỏi Với quy mô sản xuất kinh doanh không lớn, sản phẩm tiêu thụ không nhiều, DNNVV khó có thể trả lương cao cho người lao động. Và cùng với sự thiếu vững chắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, DNNVV khó có khả năng thu hút được những người lao động có trình độ cao tham gia vào trong quá trình sản xuất kinh doanh và
trong quản lý, điều hành.
Tám là, hoạt động của DNNVV thiếu vững chắc
DNNVV dễ dàng rơi vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên, phần lớn các nước có tình hình là số lượng DNNVV phá sản khá lớn, nhưng cùng với sự phá sản lại có việc thành lập các doanh nghiệp mới, và số DNNVV được thành lập mới lại lớn hơn số bị phá sản. Chính điều đó đã không dẫn đến tình trạng xáo động nền kinh tế – xã hội và cũng chính hiện tượng đó đã phản ánh sức sống mãnh liệt của DNNVV nói chung trong nền kinh tế.
Ngoài ra, khả năng sản xuất hàng để phục vụ cho xu ất khẩu của DNNVV còn hạn chế do chất lượng sản phẩm chưa cao; còn có hiện tượng trốn thuế, lậu thuế; hiện tượng chạy theo lợi nhuận quá mức mà không chú ý đến hậu quả xã hội phải gánh chịu.
Đối với DNNVV Việt Nam, ngoài những đặc điểm phổ biến vừa nêu trê n, nhìn chung còn có thêm những đặc điểm riêng sau đây:
- DNNVV ở nước ta thường có quy mô nhỏ hơn so với các nước quanh vùng, nguồn vốn thường quá nhỏ, thiết bị cũ kỹ, ít được đổi mới, công nghệ còn lạc hậu, thủ công.
- Nói đến DNNVV ở Việt Nam trước tiên và chủ yếu là nói đến các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh. Do đó, đặc tính và tính chất của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này mang tính hiện đại cho DNNVV ở Việt Nam, và chưa có số liệu điều tra chính thức riêng biệt cho toàn bộ DNNV V ở Việt Nam.
- DNNVV Việt Nam chưa có ý thức về hội nhập kinh tế quốc tế, ki nh doanh với bất kỳ giá nào miễn là có lợi nhuận nên có khuynh hướng làm hàng giả, hàng kém phẩm chất vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, phá hủy môi trường, đăng ký nhiều nhưng thực tế hoạt động ít (chỉ chiếm 50% số lượng doanh nghiệp đã đăng ký)
- Trong các ngành sản xuất, DNNVV Việt Nam thường hoạt động trong các lĩnh vực như chế biến, gia công may mặc, linh kiện …, và làm ủy thác cho các doanh nghiệp lớn trong nước hoặc cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Chín là, Năng lực quản trị điều hành, quản trị tài chính của DNNVV còn nhiều hạn chế
Ở Việt Nam đa phần DNNVV hoạt động sản xuất kinh doanh manh mún, tự phát, quản lý mang tính gia đình, tự điều hành là chủ yếu , thiếu sự liên kết trong ngành nghề, hiệp hội. Trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp và người điều hành thấp do đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạch định chiến lược kinh doanh, và quản trị nội bộ, nhất là quản trị tài chính của DNNVV dẫn đến việc cân đối và sử dụng vốn không hiệu quả, bố trí và sử dụng các nguồn lực đạt hiệu quả thấp, cùng với chế độ sổ sách, báo cáo và ý thức chấp hành các chế độ, chính sách, các quy định chưa cao, đây là điểm yếu lớn nhất ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hoạt động kinh doanh và huy động vốn hay tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.
Mười là, Năng lực cạnh tranh của DNNVV còn yếu kém
Do hạn chế về quy mô nhỏ, năng lực quản trị điều hành hạn chế , khả năng tài chính yếu kém, không có điều kiện đầu tư, đổi mới trang thiết bị, khó thu hút lao độn g có trình độ chuyên môn cao nên sản phẩm tạo ra có chất lượng thấp, giá trị gia tăng trong sản phẩm không cao làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường, nhất là các thị trường có tiềm năng, cùng với việc chưa có uy tín và thương hiệu trên thị trường nên DNNVV gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Khả năng nắm bắt thông tin và tiếp cận thị trường còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, do quy mô thị trường của DNNVV thường hạn hẹp trong phạm vị địa phương, chưa có nhiều khách hàng truyền thống, nên việc mở rộng thị trường là rất khó khăn làm hạn chế năng lực cạnh tranh của DNNVV.
1.1.4. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nếu xét riêng từng doanh nghiệp, DNNVV không có được lợi thế về mặt kinh tế so với các doanh nghiệp lớn. Song về tổng thể, DNNVV đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, và có ý nghĩa then chốt trong quá trình giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển đồng đều giữa các khu vực trong một quốc gia. Vai trò của DNNVV đối với nền kinh tế được khẳng định qua các mặt sau: