Sự Cần Thiết Phải Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tín Dụng Ngân Hàng


được vị trí quan trọng chủ yếu của tín dụngđối với nền kinh tế nói chung và NH TM nói riêng.

Thứ hai, chất lượng tín dụng còn là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng hợp

mức độ tương thích hoạt động tín dụng của NHTM trước những sự thay đổi biến động của môi trường chung quanh, cũng như chiến lược kinh doanh của từng NHTM.

Thứ ba, chất lượng tín dụng không phải tự nhiên mà có, đó chính là kết quả tổng hợp của toàn bộ hoạt động huy động và cho vay. Chất lượng tín dụng phải được đặt trong mối quan hệ cân đối tín dụng nhằm tránh hiện tượng thừa và thiếu vốn, NHTM phải đảm bảo cân đối nguồ n vốn để cho vay. Đồng thời chất lượng tín dụng phải đặt trong mối quan hệ và giải quyết hài hòa với mở rộng quy mô tín dụng. Thực tế ở các nước trên thế giới cho thấy, việc mở rộng quy mô tín dụng quá mức cùng với sự yếu kém trong kiểm soát vốn vay dẫn đế n nợ xấu, nợ khó đòi xảy ra là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến sự phá sản NHTM và gây nên khủng hoảng tài chính.

1.4.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng tín dụng ngân hàng

Ngân hàng là ngành dịch vụ đã có lịch sử tồn tại và phát triển hàng trăm năm . Nó là ngành mang lại cho giới ngân hàng siêu lợi nhuận song đồng thời nó cũng là ngành chịu nhiều rủi ro. Một trong những rủi ro đáng sợ đối với ngân hàng là rủi ro tín dụng và nó cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng, bằng chứng là đã xảy ra những cuộc khủng hoảng tài chính

trên thế giới... Có thể nói bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng có thể lâm và tình trạng đó, vì thế vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ đối là cần thiết đối với ngân hàng, với khách hàng mà còn đối với toàn xã hội.

- Về phía Ngân hàng: Ngân hàng thương mại giống như các nhà kinh doanh bỏ vốn của mình ra và mong muốn thu hồi vốn và có lợi nhuận. Như vậy đảm bảo chất lượng cho các khoản vay và cho vay, bản thân nó đối với ngân hàng đã là một nhu cầu cấp thiết. Đặc biệt đối với các ngân hàng thương mại ở Việt nam hiện nay không còn là cái bóng của ngân hàng trung ương mà đã và đang dần trở thành một chủ thể kinh doanh độc lập, tự kiếm lợi nhuận lời ăn lỗ chịu, chị u trách nhiệm với khách hàng, với ngân hàng trung ương. Do vậy mà ngân hàng không thể không cần đến sự an toàn với các khoản vay.

Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong thời kỳ quá độ để chuyển sang một nền kinh tế thị trường. Bản thân mỗi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế chưa thoát khỏi tư tưởng bao cấp, tư duy về nền kinh tế thị trường còn nhiều hạn chế, do đó việc làm ăn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.


của doanh nghiệp có nguy cơ dẫn đến rủi ro là rất lớn. Vì thế để nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng không chỉ là người cung cấp vốn cho doanh nghiệp mà ngân hàng còn phải là người hiểu rõ hơn ai hết về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, có như thế thì ngân hàng mới mở rộng được các dịch vụ của mình như dịch vụ tư vấn...giúp doanh nghiệp tránh khỏi được những rủi ro không đáng có.

Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 9

Như vậy, có thể thấy mục tiêu nâng cao chất lượng cho vay là điều kiện tối ưu cần thiết cho mỗi ngân hàng, nó vừa là yếu tố không những đảm bảo cho ngân hàng duy trì hoạt động mà còn giúp ngân hàng phát triển. Nếu đi ngược lại mục tiêu trên, ngân hàng sẽ đi đến chỗ tự huỷ diệt chính mình.

- Về phía nhà đầu tư: Khách hàng của ngân hàng có hai loại là người gửi tiền và người vay tiền. Người gửi tiền thì họ quan tâm đến khả năng thanh toán của ngân hàng mà khả năng thanh toán của ngân hàng lại có mối quan hệ mật thiết với chất lượng của các khoản tín dụng vì vậy đối với họ nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề cần thiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến những khoản tiền gửi của họ vào ngân hàng. Người vay tiền là người trực tiếp sử dụng giá trị sử dụng của các khoản vốn vay ngân hàng, mà đối với họ chất lượng tín dụng chính là sự thoả mãn của họ về khoản tín dụng đó. Cuối cùng phải làm sao cho khoản tín dụng đó đem lại lợi nhuận cho họ để họ có thể trang

trải chi phí và có lãi. Bởi thế bản thân người vay tiền coi vấn đề chất lượng tín dụng là

vấn đề cần thiết và ngày càng phải được nâng cao.

Nếu xét trên quan điểm toàn xã hội thì vấn đề chất lượng tín dụng cũng là vấn đề cần thiết. Bởi một đồng vốn của ngân hàng cho vay nó là đầu mối trong tất cả các mối quan hệ kinh tế, nếu người sử dụng vốn đó hiệu quả thì cũng đồng nghĩa với việc nó có hiệu quả đối với ngân hàng và xã hội bởi nó sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đóng góp phát triển các công trình phúc lợi xã hội. Hơn nữa sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nó có thể làm cho nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ xã hội. Do đó vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng cũng được cả xã hội quan tâm.

1.4.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lư ợng tín dụng đối với DNNVV

- Đứng trên góc độ Ngân hàng thương mại

Chất lượng tín dụng NHTM được đánh giá cao khi và chỉ khi hoạt động tín dụng phải được hoàn trả vốn và lãi đúng hạn, vòng quay vốn tín dụng không ngừng được gia tăng và rủi ro tín dụng sẽ đ ược kiểm soát ở mức độ thấp nhất. Nhìn chung khi


đánh giá chất lượng tín dụng các nhà quản trị ngân hàng thông qua các chỉ tiêu cụ thể sau đây:

+ Tỷ lệ dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động (HSSDV)

Dư nợ tín dụng

HSSDV (%) = x 100

Nguồn vốn huy động

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh sử dụng vốn tín dụng so với tổng nguồn vốn huy động, tình hình cân đối giữa nguồn vốn với sử dụng vốn để cho vay, chỉ tiêu này quá thấp chứng tỏ ngân hàng thừa vốn, nhưng nếu quá cao thì ngân hàng có thể thiếu vốn nhưng mức độ rủi ro sẽ gia tăng, nên đòi hỏi các NHTM phải luôn duy trì một tỷ lệ hợp lý và cân đối thông thường chỉ tiêu này phải được kiểm soát và điều chỉnh ở mức từ 70% – 80%.

+ Tỷ lệ nợ quá hạn (HSNQH)

Nợ quá hạn (nhóm 2,3,4,5) HSNQH (%) = x 100

Tổng dư nợ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng, NHTM khi cho vay phải thu hồi vốn và lãi đúng hạn. Chỉ tiêu này nhằm phản ánh mức độ cho vay của ngân hàng đối với khách hàng có khả năng hoàn trả thấp.

+ Tỷ lệ nợ xấu (HSNX)

Nợ xấu (nhóm 3,4,5)

HSNX (%) = x 100

Tổng dư nợ

Ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu phản ánh các khoản cho vay của ngân hàng được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi. Tỷ lệ nợ xấu càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng càng yếu kém, theo thông lệ quốc tế chỉ tiêu này phải được kiểm soát trong phạm vi không quá 3%.

+ Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (HSDPRR)

Dự phòng rủi ro tín dụng HSDPRR (%) = x 100

Tổng dư nợ trích dự phòng

Ý nghĩa: Tỷ lệ này nhằm phản ánh khả năng bù đắp rủi ro từ hoạt động tín

dụng

+ Tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động của từng nghiệp vụ so với tổng thu

nhập (HSTNNV)

Thu nhập từ hoạt động của từng nghiệp vụ

HSTNNV (%) = x 100

Tổng thu nhập


Ý nghĩa: Cho biết cơ cấu thu nhập do từng loại hoạt động mang lại, t ừ đó có định hướng điều chỉnh các hoạt động kinh doanh cho hợp lý, mang lại hiệu quả cao.

- Đứng trên góc độ người đi vay

Người đi vay là khách hàng chủ yếu của NHTM trong quan hệ tín dụng, là đối tượng trực tiếp sử dụng dịch vụ tín dụng, vì vậy nâng cao chất lượng tín dụng cần phải đảm bảo thỏa mãn đầy đủ những yêu cầu của khách hàng, được thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau:

Khả năng cung ứng vốn của NHTM đầy đủ và kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng: không gây sự chậm trễ ách tắt về vốn gây ảnh hưởng đến kinh doanh như vi phạm hợp đồng kinh tế do NHTM giải ngân chậm trễ khi thanh toán hoặc bỏ qua những cơ hội quý báu trong kinh doanh.

Tín dụng phải đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích: trong quy trình tín dụng, cần phải kết hợp với kiểm tra giám sát nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích theo như hợp đồng tín dụng đã được ký kết.

Chi phí sử dụng vốn tín dụng hợp lý và chất lượng nghiệp vụ tín dụng phải hoàn hảo kể cả những dịch vụ khác kèm theo.

1.4.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV

- Nhân tố chủ quan

+ Các nhân tố thuộc về ngân hàng

. Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng, tạo cơ sở đối với việc kiểm soát quá trình cho vay, trên cơ sở đó sẽ xá c định khâu yếu kém cần điều chỉnh trong qua trình thực hiện và đề xuất các biện pháp hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cấp tín dụng.

. Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của ngân hàng không những tác động đến quy mô tín dụng mà còn tác động rất lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng, vì chính sách tín dụng còn bao gồm các như quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng đối với khách hàng, lĩnh vực tài trợ, biện pháp bảo đảm tiền vay, quy trình quản lý tín dụng, lãi suất…


Chính sách tín dụng được xây dựng và thực hiện một cách khoa học và chặt chẽ, kết hợp được hài hòa lợi ích của ngân hàng, khách hàng và của xã hội thì sẽ tạo được chất lượng tín dụng tốt. Ngược lại, chính sách tín dụng không tốt, không hợp lý, thì chất lượng tín dụng cũng sẽ không đảm bảo.

. Lãi suất và quản lý rủi ro lãi suất

Lãi suất là yếu tố quan trọng hàng đầu tác động đến chất lượng tín dụng, là hạt nhân quan trọng của chính sách tín dụng của NHTM, lãi suất đầu vào và đầu ra quyết định đến chi phí và thu nhập của NHTM. Mọi sự thay đổi về lãi suất, cũng như sự điều chỉnh chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn đều đặt NHTM vào tình trạng khó khăn trước sức ép cần phải thay đổi toàn bộ cấu trúc về tài sản cũng nh ư nguồn vốn của NHTM nhạy cảm với lãi suất nhằm đạt được sự tối ưu hóa lợi nhuận và hạn chế những tác động tiêu cực của lãi suất đến đời sống kinh doanh của NHTM có thể làm tăng chi phí nguồn vốn và giảm lợi nhuận của NHTM.

. Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng là yếu tố đầu tiên tác động vào tâm lý khách hàng khi có quan hệ giao dịch với ngân hàng. Cơ sở vật chất tốt sẽ góp phần không nhỏ trong việc thu hút, xây dựng lòng tin của khách hàng. Từ đó có thể giữ được những khách hàng truyền thống và thiết lập được một lượng khách hàng mới cho ngân hàng.

Công nghệ và kỹ thuật đóng vai trò sức quan trọng trong hoạt động của ngân

hàng, mọi hoạt động của ngân hàng đều dựa trên nền tảng công nghệ thông ti n, nó quyết định chất lượng hoạt động của ngân hàng, đồng thời quyết định rất lớn đến việc quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

. Trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bên cạnh những máy móc, th iết bị tiên tiến, con người có đóng góp rất lớn đến thành công của ngân hàng. Hoạt động tín dụng đòi hỏi cán bộ phải có trình độ tổng quát, có cái nhìn biện chứng cho mọi vấn đề, có khả năng phát hiện và phân tích vấn đề một cách khéo léo. Đối với cán bộ t ín dụng, khi làm việc phải có sự nhạy bén, linh hoạt xử lý mọi vấn đề, không áp dụng nguyên tắc một cách máy móc, cứng nhắc để có thể vừa thu hút được khách hàng vừa đảm bảo an toàn và khả năng cạnh tranh cho ngân hàng. Đây không chỉ đơn thuần là một nghiệ p vụ mà nói đúng hơn nó là một nghệ thuật trong kinh doanh.


. Năng lực của ngân hàng trong công tác phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là việc ngân hàng xem xét một cách toàn diện đề nghị vay vốn cụ thể của khách hàng nhằm đánh giá khả năng thu nợ và l ãi nếu ngân hàng đồng ý tài trđể quyết định cho vay hay không. Do đó, khi cấp tín dụng cho khách hàng, điều ngân hàng quan tâm nhất không phải là giá trị tài sản đảm bảo mà chính là khả năng hoàn trả nợ và các rủi ro đi kèm. Trong quá trình quyết định cấ p tín dụng, ngân hàng cố gắng thay thế những cảm nhận chủ quan về người đi vay bằng những lý lẽ khoa học, những con số thực tế được lượng hóa về các mặt của người đi vay

Vấn đề đặt ra ở đây là thủ tục và các điều kiện, tiêu chuẩn được sử dụng làm căn cứ để đánh giá khách hàng và dự án đầu tư có hợp lý hay không. Nếu thủ tục rườm rà, các điều kiện, tiêu chuẩn đặt ra quá khắt khe, không phù hợp với thực tế thì sẽ có rất ít các doanh nghiệp bảo đảm thoả mãn được yêu cầu của ngân hàng. Điều đó gây cản trở cho ngân hàng trong việc thu hút thêm khách hàng, mở rộng quy mô tín dụng. Ngược lại, nếu quy trình điều kiện đặt ra không chặt chẽ có thể sẽ khiến cho ngân hàng sai lầm trong việc ra quyết định cấp tín dụng, dẫn đến rủi ro tín dụng. Chính vì vậy trong quá trình hoạt động các NHTM phải không ngừng cải tiến, hoàn thiện công tác phân tích tín dụng nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng .

. Thông tin tín dụng

Thông tin luôn là yếu tố cơ bản cần thiết cho công tác quản lý dù ở bất kỳ lĩnh vực nào. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng cũng vậy, để phân tích tín dụng được chính xác, hỗ trợ việc ra quyết định tín dụng đúng đắn, trước hết ngân hàng phải nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng và phương án hoạt động kinh doanh của họ , cùng với các thông tin về thị trường và tất cả các thông tin chính thức và phi chính thức có liên quan đến công tác phân tích tín dụng đối với khách hàng. Thông tin càng nhiều, càng chính xác, kịp thời thì càng thuận lợi cho công tác phân tích tính dụng và ra quyết định tín dụng, đồng thời hỗ trợ việc kiểm tra giám sát vốn vay trước, trong và sau giải ngân, xử lý các tình huống phát sinh,… cho đến khi khách hàng hoàn tất nghĩa vụ đã cam kết với ngân hàng . Thông tin chính xác kịp thời đầy đủ còn giúp cho ngân hàng xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chính sách tín dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế. Tất cả những điều đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.


. Kiểm tra, giám sát nội bộ

Đây là hoạt động mang tính thường xuyên và cần thiết đối với mọi ngân hàng. Công tác kiểm tra, giám sát nội bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng thường xuyên, chặt chẽ sẽ càng làm cho hoạt động tín dụng đúng hướng, thực hiện đúng các nguyên tắc, yêu cầu thể lệ trong quy chế tín dụng cũng như quy trình tín dụng. Kiểm tra, giám sát nội bộ là biện pháp mang tính chất ngăn ngừa, hạn chế những sai sót của cán bộ tín dụng, giúp cho hoạt động tín dụng kịp thời sửa chữa, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng tín dụng.

. Cơ chế bảo đảm tiền vay

Bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Như vậy, bảo đảm tiền vay là việc ngân hàng áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản hoặc uy tín của khách hàng hoặc bên thứ ba, để đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả nợ vay ngân hàng của khách hàng. Do đó, bảo đảm tiền vay trước hết là đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng, bên cạnh đó, một cơ c hế bảo đảm tiền vay thông thoáng, hợp lý, hài hòa lợi ích giữa ngân hàng và khách hàng sẽ giúp cho khách hàng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng thuận tiện và dễ dàng hơn, qua

đó giúp ngân hàng mở rộng được quy mô tín dụng.

+ Các nhân tố thuộc về DNNVV

. Năng lực kinh doanh của DNNVV

Khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn của NHTM vào quá trình kinh doanh. Cùng với vốn tự có, vốn tín dụng của NHTM được sử dụng cho những mục tiêu kinh doanh do các nhà quản lý doanh nghiệp quyết định, tạo khối lượng tài sản mà khách hàng đang trực tiếp nắm giữ và khai thác trong kinh doanh. Nếu năng lực kinh doanh yếu kém, công nghệ lạc hậu, hoặc thậm chí khách hàng cố tình lừa đảo và sử dụng vốn sai mục đích...dẫn đến kinh doanh khó khăn, tình hình tài chính mất cân đối, nguy cơ phá sản nên không trả được nợ, gây hậu quả nghiêm trọng đến NHTM.

. Năng lực quản trị tài chính của DNNVV

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại hay hoạt động kém hiệu quả của DNNVV chính là do năng lực quản trị tài chín h hạn chế, đặc biệt trong việc hoạch định, phối hợp và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của doanh nghiệp. Do vậy, năng lực quản trị tài chính của DNNVV là một trong những yếu tố chính ảnh


hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng trong việc sử dụng nguồn vố n vay ngân hàng.

- Nhân tố khách quan

+ Môi trường pháp lý

Một hệ thống pháp lý ổn định để tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM hoạt động hiệu quả đi vào quỹ đạo ổn định, ngăn chặn kịp thời những rủi ro những tiêu cực xảy ra, góp phần nâng cao được chất lượng tín dụng, đồng thời NHTW có thể kiểm soát và ổn định tiền tệ quốc gia. Bởi vì nếu hoạt động tín dụng kém hiệu quả hoặc sự tăng trưởng tín dụng thiếu lành mạnh, mở rộng quá mức sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến sự sống còn của NHTM mà cò n phá vỡ tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô.

+ Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên biến động như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn... là những yếu tố khách quan tác động đến hiệu quả kinh doanh của các khách hàng của NHTM. Khi khách hàng của NHTM lâm vào tình trạng sản xuất kinh doanh đình đốn, thất thoát tài sản thì nguy cơ trước mắt là không đủ khả năng tài chính để hoàn trả nợ và lãi cho NHTM, dẫn đến rủi ro tín dụng của NHTM là một điều kiện không tránh khỏi

+ Môi trường kinh tế

Là một tế bào trong nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của ngân hàng cũng như doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi trường này. Sự biến động của nền kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp biến động theo. Đặc biệt, trong điều kiện quốc tế hóa mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động của các ngân hàng và doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế trong nước mà cả môi trường kinh tế quốc tế. Những tác động do môi trường kinh tế gây ra có thể là trực tiếp đối v ới ngân hàng hoặc tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng.

1.4.3. Mối quan hệ giữa mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV

Kỳ vọng của nhà quản trị và điều hành NHTM trong lĩnh vực hoạt động tín dụng là bằng biện pháp nào để vừa mở rộng quy mô lại vừa nâng cao được chất lượng tín dụng. Điều này quả thật không đơn giản và cũng không phải luôn luôn có thể đạt được.

Xem tất cả 269 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí