Bảng 2.11: Kết quả hoạt động kinh doanh tín dụng của các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm | |||||
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
1. Tổng nguồn vốn huy động | 82,603 | 98,983 | 102,392 | 79,160 | 84,617 |
2. Tổng dư nợ | 61,342 | 76,018 | 78,629 | 71,432 | 70,750 |
Dư nợ DNNVV | 42,466 | 53,505 | 57,824 | 55,545 | 54,072 |
3. Tổng nợ xấu | 1,352 | 2,168 | 4,432 | 10,432 | 9,586 |
Tỷ lệ nợ xấu (%) | 2.20 | 2.85 | 5.64 | 14.60 | 13.55 |
4. Nợ xấu DNNVV | 664 | 1,149 | 2,526 | 6,468 | 6,231 |
Tỷ lệ nợ xấu (%) | 1.08 | 1.51 | 3.21 | 9.05 | 8.81 |
5. Lợi nhuận kinh doanh | -843 | +1,497 | -518 | -2,873 | -4,675 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bài Học Kinh Nghiệm Từ Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới Về Mở Rộng Quy Mô Và Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Dnnvv
- Diễn Biến Số Lượng Dnnvv Trong 05 Năm (2008 – 2012)
- Giới Thiệu Về Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Và Các Chi Nhánh Trên Địa Bàn Tp.hồ Chí Minh
- Tăng Trưởng Nguồn Vốn Giữa Các Tpkt Qua Các Năm Của Agribank Trên Địa Bàn Tp.hcm
- Tăng Trưởng Dư Nợ Theo Thời Hạn Vay Giữa Dnnvv Và Đối Tượng Khách Hàng Khác Qua Các Năm Tại Agribank Trên Địa Bàn Tp.hcm
- Tỷ Trọng Quy Mô Tín Dụng Dnnvv Của Agribank Trên Địa Bàn Tp.hcm
Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.
Nguồn: VPĐD KVMN NHNo&PTNT Việt Nam và tính toán của tác giả [ 42]
Bảng 2.12: Tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh tín dụng của các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM
Đơn vị tính: %
Tốc độ tăng, giảm | |||||
2008/2007 | 2009/2008 | 2010/2009 | 2011/2010 | 2012/2011 | |
1. Tổng nguồn vốn huy động | 31.8 | 19.8 | 3.4 | -22.7 | 6.89 |
2. Tổng dư nợ | 21.2 | 23.9 | 3.4 | -9.2 | -0.95 |
Dư nợ DNNVV | 126.26 | 25.99 | 8.1 | -3.9 | -2.65 |
3. Tổng nợ xấu | 124.2 | 60.4 | 104.4 | 135.4 | -8.11 |
Tỷ lệ nợ xấu | 85.1 | 29.4 | 97.6 | 159.1 | 849.4 |
4. Nợ xấu DNNVV | 145.0 | 73.0 | 119.9 | 156.0 | -3.66 |
Tỷ lệ nợ xấu | 102.2 | 39.6 | 112.6 | 181.8 | 383.7 |
5. Lợi nhuận kinh doanh | -171.9 | 277,6 | -134.6 | 454.6 | 62,72 |
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 – 2012 của VPĐD KVMN NHNo&PTNT Việt Nam [ 42]
2.4.2. Đánh giá tình hình hoạ t động kinh doanh tín dụng
2.4.2.1. Về hoạt động huy động vốn
Bảng 2.13: Số liệu huy động vốn các NHTM trên địa bàn TP.HCM
Đơn vị tính: tỷ đồng.
Năm | |||||
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
Khối quốc doanh | 165,198 | 199,106 | 239,037 | 241,448 | 293,956 |
Trong đó: Agribank | 82,603 | 98,983 | 102,392 | 79,160 | 84,617 |
NHTMNN khác | 82,595 | 100,123 | 136,645 | 162,288 | 209,339 |
Khối ngoài quốc doanh | 295,840 | 404,247 | 567,227 | 645,452 | 699,140 |
TỔNG | 461,038 | 603,353 | 806,264 | 886,900 | 993,096 |
Nguồn: Bcáo tổng kết năm 2007 –2012 của NHNN TP.HCM và VPĐD KVMN NHNo&PTNT VN [33],[42]
Bảng 2.14: Tăng trưởng nguồn vốn huy động giữa Agribank và các NHTM khác trên địa bàn TP.HCM
Chỉ tiêu | Tốc độ tăng, giảm | ||||
2008/2007 | 2009/2008 | 2010/2009 | 2011/2010 | 2012/2011 | |
Khối quốc doanh | 4.51 | 20.53 | 20.06 | 1.01 | 21.75 |
Trong đó: Agribank | 31.84 | 19.83 | 3.44 | -22.69 | 6.89 |
NHTMNN khác | -13.44 | 21.22 | 36.48 | 18.77 | 28.99 |
Khối ngoài quốc doanh | -10.07 | 36.64 | 40.32 | 13.79 | 8.32 |
TỔNG | -5.34 | 30.87 | 33.63 | 10.00 | 11.97 |
Đơn vị tính: %.
Nguồn: Bcáo tổng kết năm 2007 –2012 của NHNN TP.HCM và VPĐD K VMN NHNoVN và tính toán của tác giả [33],[42]
Biểu đồ 2. 5: So sánh về sự tăng trưởng huy động vốn giữa Agribank, NHTMNN khác và NHTM ngoài quốc doanh.
Nguồn: Bcáo tổng kết năm 2007 –2012 của NHNN TP.HCM và VPĐD KVMN NHNoVN và tính toán của tác giả [ 33],[42]
Trong những năm qua nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục chịu tác động bởi khủng hoảng tài chính, vấn đề nợ công Châu Âu và Mỹ… đã ảnh hưởng rất nhiều đến công tác huy động vốn của Agribank nói riêng và các NHTM nói chung. Tuy nhiên xét trên thực tế thì Agribank đang kém thế hơn so với các NHTM khác về công tác huy động vốn, trong khi các NHTM khác và tổng thể ngành ngân hàng đều có mức tăng trưởng khá và cao hơn mức bình quân của ngành thì Agribank tăng trưởng kém hơn thấp hơn nhiều so với mức bình quân. Chỉ có 02 năm 2008 và 2009 là có mức tăng trưởng khá, còn lại các năm 2010 – 2012 tăng trưởng rất yếu, thậm chí năm 2011 có mức tăng trưởng âm.
Nhìn chung công tác huy động vốn của Agribank đang gặp r ất nhiều khó khăn, tuy nhiên xét trước bối cảnh nền kinh tế và tình hình thực tế tại Agribank về vấn đề cải tổ cơ cấu hoạt động, thay đổi nhân sự chủ chốt (Tổng giám đốc, Chủ tịch hội đồng
thành viên) thường xuyên trong thời gian qua, cùng hàng loạt vụ trọng án gây thất thoát về của cải và con người cùng với uy tín thương hiệu… thì việc duy trì được kết quả nêu trên cũng là sự cố gắng rất lớn của hệ thống Agribank.
2.4.2.2. Về hoạt động cho vay
Bảng 2.15: Số liệu dư nợ tín dụng các NHTM trên địa bàn TP.HCM
Chỉ tiêu | Năm | ||||
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
Khối quốc doanh | 125,960 | 165,717 | 207,417 | 224,193 | 246,734 |
Trong đó: Agribank | 61,342 | 76,018 | 78,629 | 71,432 | 70,750 |
NHTMNN khác | 64,618 | 89,699 | 128,788 | 152,761 | 175,984 |
Khối ngoài quốc doanh | 283,775 | 394,138 | 501,673 | 539,810 | 608,707 |
TỔNG | 409,735 | 559,855 | 709,090 | 764,003 | 855,441 |
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 –2012 của NHNN TP.HCM [33]
Bảng 2.16: Tăng trưởng tín dụng giữa Agribank và các NHTM khác trên địa bàn TP.HCM
Đơn vị tính: %
Tốc độ tăn g, giảm | |||||
2008/2007 | 2009/2008 | 2010/2009 | 2011/2010 | 2012/2011 | |
Khối quốc doanh | 4.51 | 20.53 | 20.06 | 1.01 | 21.75 |
Trong đó: Agribank | 31.84 | 19.83 | 3.44 | -22.69 | 6.89 |
NHTMNN khác | -13.44 | 21.22 | 36.48 | 18.77 | 28.99 |
Khối ngoài quốc doanh | -10.07 | 36.64 | 40.32 | 13.79 | 8.32 |
TỔNG | -5.34 | 30.87 | 33.63 | 10.00 | 11.97 |
Nguồn: Bcáo tổng kết năm 2007–2012 của NHNN TP.HCM và tính toán của tác giả [33]
Biểu đồ 2. 6: So sánh về sự tăng trưởng tín dụng giữa Agribank, NHTMNN khác và NHTM ngoài quốc doanh
Nguồn: Bcáo tổng kết năm 2007–2012 của NHNN TP.HCM và tính toán của tác giả [33]
Tương tự như hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay của Agribank trong thời gian qua tăng trưởng không ổn định và đạt mức thấp hơn so với mức bình quân của khối quốc doanh và mức bình quân của toàn ngành. Sau các năm tăng trưởng tín dụng nhanh, nhanh nhất là năm 2008 và năm 2009, với mức tăng trưởng từ 19,83% - 31,84%, đây cũng là thời điểm hệ thống Agribank nâng cấp 22 chi nhánh cấp 2, cấp 3 lên cấp 1 trên địa bàn TP.HCM, tạo áp lực tăng trưởng tín dụng để đảm bả o tình hình tài chính cho các chi nhánh. Tuy nhiên đến giai đoạn 2010 – 2012, tín dụng tăng trưởng chậm, thậm chí âm 22,69% ở năm 2011. Đây là giai đoạn bộc lộ rất nhiều hạn chế trong hoạt động cấp tín dụng của Agribank sau giai đoạn tăng trưởng nóng về mạng lưới và quy mô tín dụng, với hàng loạt vụ án làm thất thoát tài sản và con người của Agribank, kết quả hoạt động kinh doanh yếu kém, quản lý lõng lẽo... Xét trên bình diện chung, giai đoạn khó khăn này không chỉ Agribank gặp phải, mà hầu hết các NHTM đều phải đối mặt. Đây là giai đoạn vô cùng khó khăn, nhưng cần thiết để các NHTM nhìn lại và cải tổ, cơ cấu lại hoạt động để hoạt động ngân hàng phát triển ổn định và bền vững hơn.
2.4.2.3. Về nợ xấu
Bảng 2.17: So sánh nợ xấu giữa Agribank và các NHTM trên địa bàn TP.HCM
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm | |||||
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
1. Tổng dư nợ | 409,735 | 559,855 | 709,090 | 764,003 | 855,441 |
Trong đó: Agribank | 61,342 | 76,018 | 78,629 | 71,432 | 70,750 |
2. Tỷ lệ nợ xấu (%) | 2.50 | 2.20 | 2.99 | 4.30 | 5.50 |
Trong đó: Agribank (%) | 2.20 | 2.85 | 5.64 | 14.60 | 13.55 |
Nguồn: Bcáo tổng kết năm 2007–2012 của NHNN TP.HCM và VPĐD KVMN NHNo&PTNT VN [33],[42]
Biểu đồ 2. 7: So sánh tỷ lệ nợ xấu giữa Agribank, và NHTM trên địa bàn TP.HCM
Nguồn: Bcáo tổng kết năm 2007–2012 của NHNN TP.HCM và VPĐD KVMN NHNo&PTNT VN [33],[42]
Do những khó khăn từ nền kinh tế vĩ mô và những tồn tại hạn chế trong hoạt động ngân hàng đã tác động và tạo ra những khó khăn không nhỏ đối với hoạt động ngân hàng trong thời gian qua. Vấn đề nổi cộm không chỉ của Agribank mà của chung hệ thống ngân hàng là vấn đề nợ xấu ngày càng tăng cao, vượt quá thông lệ và chuẩn mực quốc tế là 3%. Đây là bài toán nan giải cho các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế chưa khởi sắc, bất động sản đóng băng, hàng tồn kho của khách hàng khó luân chuyển, công nợ khó thu hồi,… việc xử lý nợ, thu hồi nợ xấu vô cùng khó khăn làm ảnh hưởng đến hiệu quả và an toàn hoạt động của ngân hàng.
Agribank là ngân hàng hiện đang đứng đầu về nợ xấu, với tỷ lệ nợ xấu đã vượt quá 10%. So với các năm 2008 , 2009 thì lỷ lệ nợ xấu vẫn trong mức quy định <3%, ty nhiên đến năm 2010 tỷ lệ nợ xấu bắt đầu tăng cao, đỉnh điểm là năm 2011 với tỷ lệ nợ xấu là 14,6%, tuy năm 2012 có giảm nhưng tỷ lệ nợ xấu đang ở mức rất cao (13,55%), đây là điều báo động cho Agribank, nhanh chóng tìm ra bài toán xử lý nợ xấu. Với tiềm lực và khả năng tài chính của mình, Agribank sẽ từng bước cơ cấu lại hoạt động và lên phương án xử lý nợ xấu, phấn đấu đến năm 2015 đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3% theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, từng bước ổn định và lành mạnh hóa hoạt động của ngân hàng.
2.4.2.4. Về lợi nhuận kinh doanh
Bảng 2.18: Lợi nhuận kinh doanh của các NHTM trên địa bàn TP.HCM
Chỉ tiêu | Năm | ||||
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
Khối NHTM Nhà nước | 1.828 | 4.297 | 6.671 | 5.492 | 2.806 |
Trong đó: Agribank | -843 | +1,497 | -518 | -2,873 | - 4,675 |
Tổng lợi nhuận kinh doanh của NHTM trên địa bàn | 8.435 | 13.114 | 18.635 | 15.150 | 667 |
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nguồn: Bcáo tổng kết năm 2007–2012 của NHNN TP.HCM và VPĐD KVMN NHNo&PTNT VN [33],[42]
Đến 31/12/2012 có 52 NHTM trên địa bàn hoạt động kinh doanh thua lỗ. Trong đó khối NHTM Nhà nước hoạt động tương đối hiệu quả, ngoại trừ Agribank. Trong 05 năm vừa qua, chỉ có năm 2009 là Agribank hoạt động có lãi, còn lại các năm khác đều lỗ, với mức độ thua lỗ ngày càng gia tăng . Đây là tình trạng báo động cho hoạt động kinh doanh của Agribank.
Xét về nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ nê u trên là do nợ xấu tăng cao, tăng trưởng tín dụng thấp, trong khi hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của Agribank nói riêng và NHTM nói chung, đồng thời nó có tác dụng kích thích và kéo
theo các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác phát triển, vì vậy khi hoạt động tín dụng tăng trưởng chậm, thường dẫn đến nguồn thu từ các dịch vụ ngân hàng khác giảm theo. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, chi phí tăng cao do trích lập dự phòng rủi ro tăng, do phải trả chi phí sử dụng vốn trong khi nguồn thu từ lãi tín dụng sụt giảm nghiêm trọng do khách hàng không trả được nợ và lãi tiền vay cho ngân hàng .
2.4.3. So sánh thị phần hoạt động kinh doanh giữa Agribank và các NHTM khác trên địa bàn TP.HCM
2.4.3.1. Huy động vốn
Bảng 2.19: So sánh thị phần huy động vốn giữa Agribank và các NHTM khác trên địa bàn TP.HCM
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm | ||||||
2008 | 2009 | 2010 | ||||
Số dư | Thị phần (%) | Số dư | Thị phần (%) | Số dư | Thị phần (%) | |
Khối quốc doanh | 185,198 | 40.17 | 199,106 | 33 | 239,037 | 29.65 |
Trong đó: Agribank | 82,603 | 17.92 | 98,983 | 16.41 | 102,392 | 12.7 |
NHTMNN khác | 102,595 | 22.25 | 100,123 | 16.59 | 136,645 | 16.95 |
Khối ngoài quốc doanh | 275,840 | 59.83 | 404,247 | 67 | 567,227 | 70.35 |
TỔNG | 461,038 | 100 | 603,353 | 100 | 806,264 | 100 |
Chỉ tiêu | Năm | |||||
2011 | 2012 | |||||
Số dư | Thị phần (%) | Số dư | Thị phần (%) | |||
Khối quốc doanh | 241,448 | 27.22 | 293,956 | 29.6 | ||
Trong đó: Agribank | 79,160 | 8.93 | 84,617 | 8.52 | ||
NHTMNN khác | 162,288 | 18.3 | 209,339 | 21.08 | ||
Khối ngoài quốc doanh | 645,452 | 72.78 | 699,140 | 70.4 | ||
TỔNG | 886,900 | 100 | 993,096 | 100 |
Nguồn: Bcáo tổng kết 2007–2012 của NHNN TP.HCM và VPĐD KVMN NHNoVN và tính toán của tác giả [33],[42]
2.4.3.2. Cho vay
Bảng 2.20: So sánh thị phần cho vay giữa Agribank và các NHTM khác trên địa bàn TP.HCM
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm | ||||||
2008 | 2009 | 2010 | ||||
Số dư | Thị phần (%) | Số dư | Thị phần (%) | Số dư | Thị phần (%) | |
Khối quốc doanh | 145,960 | 35.62 | 165,717 | 29.6 | 207,417 | 29.25 |
Trong đó: Agribank | 61,342 | 14.97 | 76,018 | 13.58 | 78,629 | 11.09 |
NHTMNN khác | 84,618 | 20.65 | 89,699 | 16.02 | 128,788 | 18.16 |
Khối ngoài quốc doanh | 263,775 | 64.38 | 394,138 | 70.4 | 501,673 | 70.75 |
TỔNG | 409,735 | 100.00 | 559,855 | 100 | 709,090 | 100 |
Năm | ||||
2011 | 2012 | |||
Số dư | Thị phần (%) | Số dư | Thị phần (%) | |
Khối quốc doanh | 224,193 | 29.34 | 246,734 | 28.84 |
Trong đó: Agribank | 71,432 | 9.35 | 70,750 | 8.27 |
NHTMNN khác | 152,761 | 19.99 | 175,984 | 20.57 |
Khối ngoài quốc doanh | 539,810 | 70.66 | 608,707 | 71.16 |
TỔNG | 764,003 | 100 | 855,441 | 100 |
Nguồn: Bcáo tổng kết năm 2007 –2012 của NHNN TP.HCM và VPĐD KVMN NHNoVN và tính toán của tác giả [ 33],[42]
Biểu đồ 2. 8: So sánh thị phần giữa Agribank, và NHTM trên địa bàn TP.HCM Thị phần huy động vốn Thị phần cho vay
Nguồn: Bcáo tổng kết năm 2007 –2012 của NHNN TP.HCM và VPĐD KVMN NHNoVN và tính toán của tác giả [33],[42]
So sánh thị phần về huy động vốn và cho vay của Agribank với các NHTM khác cho thấy thị phần cả về nguồn vốn huy động và cho vay đều giảm sút trong thời gian qua, khi thi phần cả hai lĩnh vực quan trọng nhất đều xuống mức dưới 10%, vượt xa mức phấn đấu 15% thị phần của Agribank trên địa bàn TP.HCM. Trong khi từ năm 2009 trở về trước, thị phần của Agribank đạt và vượt mức 15%, thì trong vòng 03 năm trở lại đây (từ năm 2010 – 2012), thị phần cuả Agribank đã giảm sút đáng kể do bất ổn từ nền kinh tế và bản thân Agribank, làm giảm đi vai trò và vị thế của một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên Agribank đang trong quá trình cải tổ và cơ cấu mạnh mẽ, phấn đấu trong thời gian tới sẽ khôi phục lại thị phần và vị thế của Agribank.
2.5. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRÊN ĐIẠ BÀN TP.HCM
2.5.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là tiền đề quan trọng cho bất kì hoạt động kinh doanh nào của ngân hàng, trong đó trước hết là đối với hoạt động cho vay nói chung, không phân biệt loại cho vay cũng như đối tượng khách hàng vay . Huy động vốn hiệu quả, chi phí hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng.
Nhìn chung tổng nguồn vốn huy động của c ác chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM tăng trưởng không ổn định qua các năm, tăng trưởng mạnh từ năm 2008 – 2010, bắt đầu giảm sâu trong năm 2011, và đang trong quá trình khôi phục tăng trưởng từ năm 2012, thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.9: Tăng trưởng huy động vốn của các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 – 2012 của VPĐD KVMN NHNo&PTNT Việt Nam [42]
2.5.1.1. Cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế
Bảng 2.21: Huy động vốn chia theo thành phần kinh tế của Agribank trên địa bàn TP.HCM
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Năm | |||||
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
Dân cư | 28,053 | 32,753 | 43,191 | 44,053 | 56,922 |
TCKT | 47,301 | 50,211 | 46,031 | 26,958 | 26,324 |
TCTC, TCTD | 7,249 | 16,019 | 13,170 | 8,149 | 1,371 |
Tổng | 82,603 | 98,983 | 102,392 | 79,160 | 84,617 |
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 – 2012 của VPĐD KVMN NHNo&PTNT Việt Nam [ 42]