Tuyến Thành Phố Hà Giang - Hoàng Su Phì - Xín Mần - Lao Cai

Nằm cách thị

Hà Giang dọc tuyến quốc lộ

4C đường Hà Giang

Đồng Văn khoảng 46 Km. Đứng trên cổng trời Quản Bạ, ấn tượng đầu tiên của du khách sẽ bắt gặp Thạch nhũ đôi ngay trong tầm mắt, được ví như hai vú đá đẹp như khuôn ngực trần của thiếu nữ, nguồn sinh lực rồi dào không vơi cạn để làm lên sức sống, và thị trấn Tam sơn như tấm thổ cẩm xinh xắn hiện ra giữa núi rừng. Đặc biệt, với khí hậu mát mẻ có thể sánh với SaPa và Đà lạt

* Cửa khẩu Thanh Thủy

Nằm cách trung tâm thị


xã Hà Giang 23,5 km đây là cửa khẩu nối

liền với cửa khẩu Thiên Bảo (Vân Nam - Trung Quốc) đây là điểm thu hút khách du lịch và là cửa ngõ thông thương với thị trường khách du lịch Trung Quốc, thị trường truyền thống rất lớn của du lịch Việt Nam và Hà Giang nói riêng.

* Hồ thủy điện Na Hang Tuyên Quang tại Bắc Mê

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Hồ thuỷ điện Tuyên Quang là hồ nhân tạo được xây dựng với mục tiêu chính là sản xuất ra điện năng và thuỷ lợi. Việc ngăn sông đã tạo ra một vùng hồ rộng lớn bao gồm lưu vực của hai con sông chính là sông Gâm và sông Năng. Hồ có mực nước ở thời điểm cao nhất là trên 8.000ha. Hồ thuỷ điện Tuyên quang kết nối 3 tỉnh Hà Giang - Tuyên Quang - Bắc Kạn bằng đường thuỷ trên mặt hồ.

* Căng Bắc Mê

Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang - 11

Là một di tích lịch sử nằm trên địa phận Bản Sáp, Yên phú, Bắc Mê ở điểm cuối của quốc lộ 34 Hà Giang - Bắc Mê . Năm 1938 thực dân Pháp lợi dụng nơi này lập trại giam để giam giữ các đồng chí hoạt động cách mạng bị bắt nhưng chưa kết án, trong đó có các đồng chí Xuân Thuỷ, Lê Giản, Nguyễn Văn Ngọc...Đây là điểm du lịch về nguồn hấp dẫn du khách.

* Điểm Đèo Gió - Xín Mần.

Nằm cạnh con đường quốc lộ 4D đường Quang Bình đi Xín Mần, đây là điểm dừng chân cho du khách từ Bắc Hà (Lao cai), Quang Bình đến Xín Mần thích khám phá rừng nguyên sinh.

* Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Ruộng bậc thang - Một kỳ quan đến đây du khách sẽ ngất ngây trước cảnh sắc muôn hình của những thửa ruộng bậc thang, nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh thừa nhận ruộng bậc thang là thắng cảnh đẹp nhất của đất nước.

Di tích ruộng bậc thang Hoàng Su Phì nằm trên địa bàn 6 xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty và Thông Nguyên. Đây là những xã có danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang tiêu biểu, được đánh giá vào loại đẹp nhất Việt Nam với lịch sử hàng trăm năm, do đồng bào các dân tộc La Chí, Dao, Nùng tạo nên bằng chính bàn tay lao động cần cù và sáng tạo của mình.

* Bảo Tàng tỉnh, kỳ đài và núi Cấm tại thành phố Hà Giang

Nằm bên bờ sông Lô gần cầu Yên Biên I, nhà Bảo tàng tỉnh tựa như đoá sen vươn lên trời cao giữa trung tâm thị xã Hà Giang. Bảo tàng tỉnh là nơi lưu giữ, trưng bày các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể độc đáo và quý hiếm của cộng đồng các dân tộc Hà Giang.

Nằm trong khuôn viên trung tâm thị xã Hà Giang, Quảng trường 26/3 có tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Hà Giang. Nơi mà vào ngày 26/3/1961, Bác Hồ đã lên thăm và nói chuyện với đồng bào các dân tộc Hà Giang. Đây là nơi tổ chức hoạt động văn hoá văn nghệ của nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang.

Nằm ngay giữa thị xã, có thể coi núi Cấm là địa điểm lý tưởng nhất để nhìn ngắm toàn cảnh thị xã Hà Giang từ trên cao. Sau một đoạn đường rải đá răm ngoằn nghèo và dốc, du khách sẽ phải bỏ lại xe để leo bộ lên

đỉnh núi Cấm. Từ

đây lên đỉnh núi chỉ

mất khoảng nửa tiếng đồng hồ

nhưng đây cũng là thời gian lý thú vì từ vị trí nào trên đường đi, du khách cũng có thể ngắm nhìn thị xã ở nhiều góc độ khác nhau,

* Chùa Sùng Khánh

Nằm cách thị xã Hà Giang 9 Km, chùa Sùng Khánh do chú Phụ Đạo (Tù trưởng) Nguyễn Ẩn dựng lên năm 1356. Năm 1705 chùa được trùng tu. Đây là điểm du lịch hấp dẫn cho du khách tìm hiểu về nét văn hoá tâm linh của dân tộc.

* Khu di tích nhà Vương - Xà Phìn - Đồng Văn

Nằm cách trung tâm huyện lỵ Đồng Văn 15 Km đường Đồng Văn - Hà Giang đây là dinh thự của dòng họ Vương (người Mông) một thời được coi là Vua mèo cai quản cả khu vực cao nguyên đá Đồng Văn. Kiến trúc nhà Vương độc đáo có giá trị nghệ thuật, mô phỏng theo kiết trúc cổ Trung Hoa (đời Mãn Thanh) với những đường cong, nét lượn, trạm trổ tinh xảo... Đây không chỉ là dinh thự mà còn là pháo đài phòng thủ giữa cao nguyên đá.

* Phố cổ và chợ Đồng Văn

Nằm cạnh trung tâm huyện lỵ Đồng Văn có hình vòng cung dài hơn cây số. Khu phố cổ này đã tồn tại hơn 100 năm là kiến trúc cổ vùng cao quý hiếm đang được bảo về là địa chỉ cho những du khách ưa thích tìm tòi khám phá lịch sử. Chợ Đồng Văn là nơi giao thương của đồng bào các dân tộc như: Tày, Nùng, Hán, Mông, Hoa, Dao, Kinh… Chợ họp vào ngày chủ nhật hàng tuần và các ngày lễ, tết trong năm. Chợ nằm dưới chân núi Đồn

Cao, ngay bên cạnh khu phố cổ Đồng Văn. Toàn khu chợ được thiết kế

theo lối kiến trúc Việt - Hoa và có sự giao thoa rất tinh tế hợp với phong thủy miền cao nguyên. Công trình chợ Đồng Văn với kết cấu hình chữ U thật tráng lệ, thâm trầm lối kiến trúc trên đá được xây dựng trong khoảng thời gian từ 1925 - 1928.

* Bãi đá cổ Nấm Dẫn huyện Xín Mần

Cách trung tâm huyện lỵ Xín Mần 16 Km và cách Uỷ ban nhân dân xã Nắm Dẩn về phía tây khoảng 1,5 km bãi đá cổ nằm giữa thung lũng thôn

Nùng Má Lử xung quanh có ruộng bậc thang và nương dãy của dân tộc

Nùng có dấu tích lịch sử

từ thời cổ

rất lâu khắc trên đá nhiều chữ nho,

nôm, hán đã mòn mờ theo năm tháng thời gian và có nhiều hình ảnh biểu

hiện như khe suối, quả đồi và xung quanh có nhiều hòn đá biểu hiện tự

nhiên có khắc hình người.... bên cạnh đó du khách có thể khai thác Làng dân tộc Nùng thôn Nùng má lử với 73 hộ và 400 nhân khẩu, du khách sẽ được thưởng thức một số tiết mục của đội văn nghệ thôn bản với những lời ca ngợi về tình yêu đôi lứa.

* Khu du lịch sinh thái Thạch Lâm Viên


Khu du lịch sinh thái Thạch Lâm Viên, thuộc tổ 3, phường Quang

Trung, thành phố Hà Giang, giáp địa phận xã Phong Quang huyện Vị

Xuyên. Cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 3 km. Với những cảnh đẹp hoang sơ, Thạch Lâm Viên có tổng diện tích là 16ha, nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Phong Quang.

* 29 làng văn hóa dân tộc rải rác các huyện

Một số địa phương đã có sản phẩm lưu niệm từ làng nghề thủ công truyền thống cung cấp cho thị trường như các sản phẩm của Hợp tác xã Dệt lanh Hợp Tiến, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ; Sản phẩm mây tre đan

của các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang; Rượu ngô Thanh Vân, Quản Bạ;

Rượu Nàng Đôn, Hoàng Su Phì; Trang phục của đồng bào các dân tộc Lô Lô, Pà Thẻn, Dao... được đông đảo du khách nước ngoài yêu thích.

3.2.2. Các tuyến du lịch

3.2.2.1. Tuyến chính: Thị xã Hà Giang - Hà Nội.

* Đặc điểm tuyến: Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm phân phối khách lớn nhất của khu vực phía Bắc là Thủ đô Hà Nội và trung tâm

phân phối khách của tỉnh. Là tuyến quan trọng để kết nối du lịch Hà Giang với các tỉnh phía Nam. Tuyến gắn với Quốc lộ số 2, đã được nâng cấp trải nhựa 100%, có thể vận chuyển khách bằng các loại phương tiện cơ giới

đường bộ. tuyến có độ 80km).

dài hơn 300km (trong đó địa phận tỉnh Hà Giang

Điểm du lịch trên tuyến: Làng dân tộc Dao Nậm An xã Tân thành (Bắc quang); Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng suối khoáng nóng Thanh Hà

(Vị

Xuyên); Chùa Sùng Khánh (Vị

Xuyên); Làng dân tộc Tày thôn Tiến

Thắng (thị xã Hà Giang).

Các tuyến phụ từ tuyến chính:

- Thị trấn Bắc Quang - Hồ Quang Minh. Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm huyện Bắc Quang với điểm du lịch sinh thái văn hoá của huyện. Điểm cuối của tuyến là thôn Khiềm một làng du lịch cộng đồng

dân tộc Tày.

Điểm du lịch trên tuyến: Hồ

vườn sinh thái thuỷ lợi Quang

Minh; Làng dân tộc Tày thôn Khiềm xã Quang Minh.

- Bắc Quang - Tiểu khu Trọng Con. Đây là tuyến đường bộ nối giữa

trung tâm huyện Bắc Quang với một điểm di tích lịch sử.

Độ dài

tuyến

đường từ quốc lộ số 2 khoảng 25 km . Điểm du lịch trên tuyến: Khu di tích lịch sử Trọng Con; một số làng dân tộc Tày của xã Bằng Hành .

- Thị trấn Bắc Quang - Quang Bình - Xín Mần. Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm huyện lỵ Bắc Quang đi qua địa bàn huyện lỵ huyện Quang

Bình với trung tâm huyện lỵ Xín Mần . Điểm du lịch trên tuyến: Thôn Mi

Bắc, xã Tân Bắc (Quang Bình); hang Pác Thẳm (Quang Bình); suối nước

nóng Quảng Nguyên (Xín mần); đèo gió (Xín Mần); bãi đá cổ Nấm Dẩn (Xín Mần).

Sản phẩm du lịch chính trên tuyến: Tham quan cảnh quan trên tuyến; tham quan và tìm hiểu văn hoá dân tộc Pà Thẻn, dân tộc Dao, dân tộc Nùng; khám phá hang động, leo thác, lội suối; tham quan tìm hiểu những

hình chạm khắc cổ trên đá; tắm nước khoáng nóng và nước thuốc của dân tộc Dao đỏ

- Bắc Quang - Quang Bình - Phố Ràng (Lào Cai). Đây là tuyến

đường bộ 279 nối giữa quốc lộ 2 với quốc lộ 70 (Hà Nội - Lao Cai), nối

tuyến du lịch Hà Giang với du lịch tỉnh Lào Cai, Yên Bái. Tuyến có độ dài

60 km. Điểm du lịch trên tuyến: Làng du lịch thôn Mi Bắc- xã Tân Bắc (Quang Bình); hang Pác Thẳm xã Yên Bình (Quang Bình); Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Sản phẩm du lịch trên tuyến: Tham quan cảnh quan trên tuyến; tham quan và tìm hiểu văn hoá dân tộc Pà Thẻn; kết nối các sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai.

- Quang Bình - Bằng Lang - Xuân Giang - Lục Yên (Yên Bái). Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm huyện Quang Bình với các làng mạc trù phú của vùng thấp Hà Giang và có thể kết nối với các tuyến du lịch của tỉnh Yên Bái qua huyện Lục Yên (Yên Bái). Độ dài hơn 30 km. Điểm du lịch trên

tuyến: Làng dân tộc Tày thôn Chì xã Xuân Giang. Sản phẩm du lịch trên

tuyến: tham quan cảnh quan trên tuyến; tham quan và tìm hiểu văn hoá dân tộc

Tày, ngủ phương.

nhà sàn, thưởng thức các món ăn truyền thống của người địa

- Thị

trấn Vị Xuyên - Cao Bồ - Thị xã Hà Giang.

Đây là tuyến từ

trung tâm huyện Vị Xuyên đến làng du lịch thôn Lùng Tao, xã Cao Bồ

(huyện Vị Xuyên) và tiếp tục đến làng du lịch thôn Tiến Thắng xã Phương Thiện (thị xã Hà Giang). Tuyến có độ dài khoảng hơn 40 km. Điểm du lịch trên tuyến: Khu du lịch sinh thái Cầu Má (Vị Xuyên); làng dân tộc Dao thôn

Lùng Tao, xã Cao Bồ (Vị Xuyên); làng dân tộc Tày thôn Tiến Thắng, xã

Phương Thiện (thị xã Hà Giang). Sản phẩm du lịch trên tuyến: Tham quan

cảnh quan trên tuyến; lội suối, leo thác, tắm suối; tham quan và tìm hiểu

văn hoá dân tộc Dao Tả Pan, dân tộc Tày; chữa bệnh bằng thuốc gia truyền của dân tộc Dao đỏ.

3.2.2.2. Tuyến thành phố Hà Giang - Hoàng Su Phì - Xín Mần - Lao Cai

Đây là tuyến đường bộ bắt đầu từ thị xã Hà Giang theo quốc lộ 2 trên đường Hà Giang - Hà Nội tại km 45 quốc lộ 2 tại địa phận xã Tân Quang huyện Bắc Quang, rẽ phải đi huyện Hoàng Su Phì, huyện Xín Mần, nối với các tuyến du lịch của Lào Cai và khu vực Tây Bắc. Tuyến có đường nhựa 100%, tuy nhiên đường khá nhỏ và có nhiều cua tay áo. Độ dài hơn 100km.

Các điểm du lịch trên tuyến: Khu du lịch sinh thái Panhau Thông Nguyên; 4 làng du lịch cộng đồng xã Thông Nguyên (Hoàng Su Phì); núi Gia Long (Xín Mần); Rừng nguyên sinh (Xín Mần); Chợ Cốc Pài (Xín Mần).

3.2.2.3. Thị xã Hà Giang – Bảo Lạc – Thị xã Cao Bằng


Đặc điểm tuyến: Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm phân

phối khách lớn nhất của tỉnh và tỉnh Cao Bằng. Là tuyến quan trọng để kết nối du lịch Hà Giang với các tỉnh phía Đông Bắc. Tình trạng giao thông: Tuyến gắn với Quốc lộ số 34, đã được trải nhựa 100%, tuy nhiên đường nhỏ, nhiều cua gấp, một số đoạn đường khó đi chỉ có thể đi được bằng các loại xe gầm cao

Điểm du lịch trên tuyến: Căng Bắc Mê; Tắn Khâu - Phú Nam. Độ dài gần 80km.

Các tuyến phụ từ tuyến chính gồm:

Làng văn hoá du lịch thôn


- Bắc Mê - Đường Âm - Na Hang (Tuyên Quang). Là tuyến du lịch

đường bộ liên tỉnh nối giữa trung tâm huyện Bắc Mê với tỉnh Tuyên Quang để tiếp nối với các tuyến du lịch khác xuất phát từ Tuyên Quang.

Điểm du lịch trên tuyến:Căng Bắc Mê; Thôn Nà Loòng, Pom Cút thuộc xã Đường Âm;

Bản Nghè xã Yên Cường;

Sản phẩm du lịch trên tuyến: Tham quan di tích lịch sử cách mạng Căng Bắc Mê (di tích lịch sử đã được nhà nước xếp hạng): Thăm bản làng dân tộc Tày ở bản Nà Loòng, bản Pom Cút; Thăm bản dân tộc Dao ở Bản Nghè

- Bắc Mê - Yên Phú – Yên Cường - Phiêng luông. Đây là tuyến

đường bộ nối giữa trung tâm huyện Bắc Mê với điểm cuối là Phiêng

Luông - một điểm du lịch sinh thái của huyện. Điểm cuối của tuyến có thể là thôn Phiêng Luông xã phiêng Luông hoặc tiếp tục đi từ Phiêng Luông đến bến thuyền Thượng Tân.

- Bắc Mê - Du Già - Mậu Duệ (Yên Minh). Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm huyện Bắc Mê với Cụm du lịch vùng cao của Hà Giang. Độ dài gần 100km (76km từ ngã ba đường quốc lộ 34 tại xã Minh Ngọc đến Mậu Duệ). Điểm du lịch trên tuyến: Rừng nguyên sinh Du Già.

3.2.2.4. Bắc Mê - Na Hang (Tuyên Quang) - Ba Bể (Bắc Cạn)


Đây là tuyến du lịch đường thuỷ liên tỉnh rất quan trọng nối giữa

trung tâm huyện Bắc Mê với tỉnh Tuyên Quang để tiếp nối với các tuyến du lịch khác xuất phát từ Tuyên Quang (tiếp tục theo đường thuỷ đi Hồ Ba Bể - Bắc Kạn hoặc theo các tuyến du lịch đường bộ xuất phát từ Tuyên Quang).

Độ dài: tuyến có độ dài hơn 30 km thuộc địa phận huyện Bắc Mê, 80 km đến đập chính hồ thuỷ điện thuộc địa phận huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang và tiếp tục có 35 km đường thuỷ theo sông Năng dến Hồ Ba Bể.

Điểm du lịch trên tuyến: Làng dân tộc Tày thôn Bản Lạn xã Yên Phú, làng dân tộc Tày bản Noong, bản Khén thuộc xã Lạc Nông, trung tâm xã Thượng Tân; Đập chính của hồ thuỷ điện và nhà máy thuỷ điện Na Hang; Hồ Ba bể - một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới.

3.2.2.5. Hà Giang - Cửa khẩu Thanh Thuỷ - Trung Quốc

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 11/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí