Lượng Khách Và Doanh Thu Du Lịch Hà Giang 2008 - 2011

chung Quốc lộ 2; hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh khu vực Tây Bắc mở

rộng và hợp tác phát triển du lịch vùng Chiến khu Việt Bắc gồm 6 tỉnh... Hà Giang cũng đã đẩy mạnh hợp tác quốc tế với việc ký kết hợp tác phát triển du lịch với Cục Du lịch châu Văn Sơn, Cục du lịch Vân Nam của Trung Quốc... Từ đó, tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch nối giữa Hà Giang với các địa phương có nhiều tiềm năng trong và ngoài nước.

Để chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Hà Giang và 20 năm tái lập tỉnh, chương trình Liên hoan Festival Khèn Mông lần thứ I được tổ chức trong 2 ngày 21 - 22.8.2011 tại huyện Đồng Văn với các thể loại nghệ thuật như: Múa khèn, thổi khèn, các bài khèn truyền thống, bài khèn mới trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, truyền thống của đồng bào Mông. Festival Khèn Mông có 300 nghệ nhân, diễn viên, cán bộ, học sinh của 11 huyện, thành phố trong tỉnh, tổ chức nhằm từng bước sưu tầm, khôi phục và gìn giữ, bảo tồn những giá trị nghệ thuật, nét đẹp nhân văn của cây khèn Mông, phát huy tính năng tốt đẹp riêng có của nó trong cộng đồng người Mông, góp phần thiết thực vào việc xây dựng nền văn hóa các dân tộc Hà Giang. Việc tổ chức liên hoan Festival Khèn Mông gắn với các hoạt động của Tuần văn hóa du lịch ấn tượng Cao nguyên đá Đồng Văn là dịp nhằm đẩy mạnh phát triển quảng bá các danh lam thắng cảnh du lịch của huyện, thành phố với bạn bè và khách du lịch quốc tế khi đến với Hà Giang

Với việc xác định phát huy những tiềm năng của địa phương cho

việc phát triển ngành Du lịch trở thành một ngành có vai trò quan trọng

trong nền kinh tế, vì thế, ngoài việc xây dựng, quảng bá các điểm du lịch,

những lợi thế

của địa phương, vừa qua, từ

sự nỗ

lực, chúng ta đã được

UNESCO công nhận Cao nguyên đá Đồng Văn là Công viên địa chất toàn cầu. Đây là một cú huých lớn, giúp cho du lịch phát triển mạnh mẽ hơn. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng

như

quốc tế

tại các cuộc hội thảo, gặp gỡ với tỉnh ta thì du lịch của Hà

Giang giống như “một nàng công chúa đang ngủ”, nhưng với việc Hà Giang có Công viên địa chất, đây chính là lúc ngành Du lịch bừng tỉnh và phát huy vai trò. Vì thế, trong sự phối hợp phát triển du lịch, rất nhiều tỉnh trong khu vực, trong đó có cả thủ đô Hà Nội, Vân Nam (Trung Quốc) đã có sự nhìn nhận và ký kết với Hà Giang về phát triển du lịch. Hình ảnh về du lịch Hà Giang với vẻ đẹp tiềm ẩn, hoang sơ dần được xây dựng, đây là lợi thế khi mà những địa điểm du lịch như Lào Cai, Đà Lạt, Quảng Ninh..., đã dần quá quen thuộc với du khách.

3.1.2. Số lượng và thành phần du khách

Trong những năm trước đây, do các nguyên nhân khác nhau như giao

thông khó khăn, cơ sở lưu trú chưa đáp ứng được với nhu cầu, du lịch tự

nhiên chưa trở thành nhu cầu lớn, công tác quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế nên số khách đến Hà Giang hầu như không đáng kể. Những năm gần đây, du lịch Hà Giang đã có nhiều khởi sắc, đạt được những thành tựu quan, lượng khách du lịch đến với Hà Giang ngày một tăng.

Bảng 3.1: Lượng khách và doanh thu du lịch Hà Giang 2008 - 2011


Năm

2008

2009

2010

2011

1. Doanh thu (tỷ đồng)

155

202

320

337

2. Khách du lịch (lượt khách)

187.909

250.535

300.270

329.947

Trong đó:





- Khách nội địa

138.646

200.353

250.000

289.561

- Khách quốc tế

49.445

50.182

47.270

40.386

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang - 10

(Nguồn: Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hà Giang)

Từ năm 2008 đến nay, số lượng khách du lịch đến Hà Giang tăng liên tục và khá nhanh. Năm 2008, tổng lượt khách là trên 187.000 lượt người, đến năm 2010 tổng lượt khách là trên 300.000 lượt người, tăng là 1,6 lần so

với năm 2008. Trong đó khách nội địa có tốc độ tăng nhanh hơn. Năm 2008, khách nội địa là trên 138.000 lượt khách, đến năm 2010 tăng lên 250.000

lượt khách, tăng 1,8 lần so với năm 2008. Khách quốc tế năm 2008 có

49.400 lượt khách, đến năm 2010 là trên 47.000 lượt khách. Nguyên nhân của việc tăng số lượng khách du lịch đến Hà Giang là do trong những năm gần đây, việc quảng bá về hình ảnh du lịch Hà Giang đã được quan tâm, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và cơ sở vật chất phục vụ du lịch được cải

thiện tạo sự thu hút đối với khách du lịch, đáp càng đa dạng.

ứng nhu cầu du lịch ngày

Khách nội địa đến với Hà Giang có thành phần khá đa dạng, gồm học sinh, sinh viên trong các trường đại học ở nhiều địa phương trong cả

nước chiếm tới 40%. Loại khách này thường đi theo đoàn với số lượng

đông từ 40 - 50 người, thậm chí có đoàn đông hơn, số lượng lên tới hàng trăm người (sinh viên các trường đại học đi thực địa), điểm đến chủ yếu là các địa danh như cột cờ Lũng Cú, cao nguyên đá Đồng Văn. Khách du lịch chuyên đề, nghiên cứu khoa học đi nhóm nhỏ một vài người vào thời gian bất kì trong năm và thường lưu lại với thời gian khá dài, đặc biệt trong những năm gần đây các nhóm nghiên cứu khoa học về cao nguyên đá Đồng Văn. Khách tham quan của các cơ quan, tổ chức ở các cấp ngành, các địa

phương, thường được tổ

chức theo đoàn với số

lượng khoang 20 - 30

người. Khách du lịch là các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nhà hoạt động trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, báo chí…Khách du lịch tự do (du lịch lẻ) thường đi theo nhóm từ 5 - 10 người, thời gian du lịch không có tính quy luật rõ rệt.

Khách quốc tế

chiếm thị

phần nhỏ, chỉ khoảng 10 - 15 % tổng số

khách. Khách quốc tế đến đây chủ yếu là từ Vân Nam - Trung Quốc, tỉnh nằm giáp biên giới Việt Nam, ngoài ra khách du lịch là người Châu Âu “Du lịch ba lô” đi du lịch với mục đích tham quan vãn cảnh trên cao nguyên đá, du lịch mạo hiểm (leo núi, đi xuồng cao su khám phá hẻm vực sông Nho

Quế), du lịch nghiên cứu (khám phá cảnh quan nguyên sinh, thăm thú hang động), du lịch văn hoá (tìm hiểu nếp sống văn hoá bản địa, văn hóa làng bản, chợ vùng cao)… thời gian lưu trú lâu và thường đến vào mùa du lịch (thường là mùa khô). Ngoài ra, khách du lịch chuyên đề gồm các chuyên gia

nghiên cứu khoa học về

cao nguyên đá Đồng Văn, về

nét đẹp văn hoá

truyền thống của đồng bào các dân tộc…Thành phần này thường lưu trú lâu hơn và vào bất kể thời gian nào trong năm.


3.1.3. Mùa tham quan du lịch và thời gian lưu trú của khách du lịch

Mặc dù du lịch Hà Giang không có mùa rõ rệt, các điểm du lịch mở cửa đón khách quanh năm song lượng khách thường đông hơn vào mùa hè.

Khách trong nước thường đi vào mùa hè, vào mùa lễ hội (sau Tết). Tuy

nhiên, vào các mùa khác vẫn rải rác có khách đến thăm, nhất là vào các ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần. Đối với khách nước ngoài, lượng khách thay đổi song cũng tập trung hơn cả vào các tháng mùa khô và lạnh (tháng 10, 11, 12) và ít hơn vào các tháng 5, 6,7 (do thời tiết nóng và mưa nhiều).

Thời gian lưu trú của khách du lịch ngắn, trung bình là 1,7 ngày. Mặc dù Hà Giang cách xa Hà Nội khoảng trên 300km, đường giao thông lên Hà Giang còn nhiều khó khăn nhưng thời gian lưu trú của khách du lịch không cao. Khách du lịch thuần tuý đến Hà Giang là rất ít, chủ yếu là kết hợp đi buôn bán, hoặc kết hợp đi công tác, tranh thủ đi tham quan du lịch trong ngày. Sản phẩm du lịch và dịch vụ của Hà Giang còn nghèo nàn đơn điệu chủ yếu khai thác những cái sẵn có, chưa được đầu tư đồng bộ nên chưa tạo được những sản phẩm thực sự hấp dẫn khách. Chưa nghiên cứu, kết nối được các điểm du lịch hấp dẫn thành những chương trình du lịch dài ngày, hợp lý có sức hút đối với các công ty lữ hành và bản thân khách du lịch.

3.1.4. Doanh thu du lịch và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Doanh thu từ du lịch bao gồm tất cả các nguồn thu do khách du lịch chi trả như doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm hàng hoá, các dịch vụ khác như vui chơi giải trí… Doanh thu du lịch ngày càng tăng, chủ yếu là chi phí phòng nghỉ, di chuyển, vé tham quan,...các nguồn thu từ dịch vụ ăn uống và hàng hoá còn hạn chế.

Trước năm 2000, doanh thu từ du lịch không đáng kể. Trong những năm 1995 - 1997, doanh thu đã tăng lên nhưng ở mức rất thấp, chỉ khoảng 200 triệu mỗi năm. Giai đoạn 1998 - 2000, doanh thu dao động trong khoảng 25 - 30 tỷ đồng. Đến giai đoạn 2005-2010 doanh thu tăng lên nhanh chóng, năm 2008 là 155 tỷ đồng, đến 2010 tăng lên 320 tỷ đồng và 330 tỷ đồng năm 2011. Tốc độ tăng doanh thu của ngành du lịch năm 2011 tăng 2,0 lần so với năm 2008.

Bảng 3.2: Số lượng cơ sở lưu trú của Hà Giang giai đoạn 2002 - 2011


Năm

Chỉ tiêu


2002


2003


2008


2010


2011

Tổng số cơ sở lưu trú

51

63

69

78

102

Tổng số phòng

576

659

753

870

1392

Tổng số giường

980

1125

1240

1450

1850

Nguồn: Sở Thương Mại - Du lịch Hà Giang

Đặc biệt là việc đầu tư, phát triển hệ thống cơ sở lưu trú hiện đã

phát triển, tính đến năm 2011 lên con số

102 cơ

sở với tổng số

1.392

phòng. Trong đó, chúng ta hiện đã có đến 4 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 15 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, 83 nhà nghỉ du lịch, với công suất sử dụng phòng đạt bình quân từ 65 - 70 %, qua đó các cơ sở lưu trú đã góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho khá nhiều lao động...

Ngoại trừ một số khách sạn có qui mô đạt tiêu chuẩn quốc tế được trang bị đồng bộ phần lớn các nhà nghỉ, cơ sở lưu trú bình dân còn yếu trên

nhiều phương diện: lượng phòng ít, trang bị không đồng bộ, phân bố không đều, một số nhà nghỉ khách sạn đã xây dựng lâu nên cơ sở vật chất đã trở nên cũ không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Trong 2 năm trở lại đây, cùng với xu hướng phát triển chung của cả nước lượng khách quốc tế

tăng nhanh, khách nội địa cũng của cả

nước lượng khách quốc tế

tăng

nhanh, khách nội địa cũng có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn, nhà nghỉ ở đây đã đang được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu khách du lịch. Dịch vụ ăn uống ở Hà Giang trong những năm gần đây cũng đang dần phát triển để đáp ứng nhu cầu ẩm thực của khách du lịch. Năm 2010, Hà Giang có 59 cơ sở ăn uống đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, các món ăn truyền thống, độc đáo của địa phương chưa nhiều cùng với lượng khách đến Hà Giang tăng giảm bất thường, đội ngũ nhân viên phục vụ còn nhiều

hạn chế đã đặt cho Hà Giang những khó khăn không nhỏ cần phải khắc

phục, giải quyết.

Du lịch Hà Giang bước đầu đã giải quyết việc làm một số lượng lao động. Ngoài lao động có chuyên môn hoạt động trong ngành du lịch, còn tạo việc làm cho người lao động trong lĩnh vực nhà hàng, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, phương tiện đi lại…và đặc biệt du lịch cộng đồng góp phần tạo việc làm cho người nghèo ở các thôn bản xa xôi.

Để đẩy mạnh thực hiện chủ trương phát triển du lịch cộng đồng, các huyện trong tỉnh đang đầu tư xây dựng từ 2-3 làng du lịch cộng đồng, các địa phương lập phương án, chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện, cử cán bộ xuống từng thôn, bản khảo sát chi tiết các làng bản trên địa bàn để lựa chọn địa điểm thích hợp xây dựng làng du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, các huyện, thị còn chủ động cân đối ngân sách, hỗ trợ cho nhân dân xây dựng một số công trình cơ bản theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng

làm; Tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn phục vụ nhu cầu khách du lịch...

ưu đãi xây dựng các công trình

Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 29 làng văn hóa du lịch cộng đồng, trong đó 15 làng đã được đưa vào khai thác thu hút được khách du lịch

trong và ngoài nước đến tham quan, lưu trú. Một số địa phương đã có sản phẩm lưu niệm từ làng nghề thủ công truyền thống cung cấp cho thị trường như các sản phẩm của Hợp tác xã Dệt lanh Hợp Tiến, xã Lùng Tám, huyện

Quản Bạ; Sản phẩm mây tre đan của các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang;

Rượu ngô Thanh Vân, Quản Bạ; Rượu Nàng Đôn, Hoàng Su Phì; Trang phục của đồng bào các dân tộc Lô Lô, Pà Thẻn, Dao... được đông đảo du khách nước ngoài yêu thích. Ví dụ điển hình, làng văn hóa du lịch cộng đồng Thôn Tha, xã Phương Độ, thị xã Hà Giang đã thu hút hàng năm trên 1500 lượt khách du lịch. Nguồn thu nhập ban đầu từ các dịch vụ du lịch tuy còn thấp

nhưng cũng là nguồn động viên, khích lệ để phát triển du lịch cộng đồng.

người dân tích cực tham gia

3.2. Tổ chức lãnh thổ theo các tuyến và điểm du lịch Hà Giang

Hệ thống sản phẩm du lịch chính của Hà Giang được phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị tiềm năng du lịch chính của tỉnh bao gồm:

- Du lịch tham quan (cao nguyên đá, cảnh quan thiên nhiên, các hang động) là loại hình sản phẩm đặc thù gắn liền với thương hiệu Hà Giang.

- Du lịch thương mại cửa khẩu (Thanh Thủy)

- Du lịch sinh thái cộng động (tham quan làng văn hóa).

- Du lịch sinh thái (gắn với tiềm năng sinh thái rừng, …)

- Du lịch nghiên cứu khoa học

- Du lịch văn hóa lịch sử gắn với hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội của các dân tộc.

3.2.1. Các khu và điểm du lịch

* Đèo Mã Pì Lèng - Mèo Vạc

Nằm ở quốc lộ 4C Hà Giang - Đồng Văn - Mèo Vạc, là đoạn đường quanh co khúc khuỷu. Đỉnh Mã Pì Lèng - Mèo Vạc có chiều dài 7 km, nằm giữa Đồng Văn và Mèo Vạc, nơi đây thấm bao mồ hôi nước mắt của công

nhân lao động được huy động từ các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái

nguyên, Tuyên quang và Hà Giang trong vòng 11 năm phải treo mình trên

dây để đục đá hình thành lên con đường hạnh phúc, hiện đã đầu tư xây

dựng chiếu nghỉ để cho du khách dừng chân chụp ảnh dòng sông Nho Quế thơ mộng và tạo cho du khách một cảm giác mạnh.

* Sông Nho Quế và hẻm vực sông Nho Quế

Đứng trên đỉnh Mã Pì Lèng du khách sẽ thấy một dòng sông mỏng manh như dải lụa ẩn hiện trong dãy sương mù tạo cho du khách một cảm giác êm đềm khi đứng giữa kiệt tác của thiên nhiên thơ mộng. Du khách có

thể tham gia du lịch mạo hiểm bằng đi xuồng cao su qua hẻm vực sông

Nho Quế

* Cột cờ Lũng Cú - Đồng Văn và bản Lô lô chải


Cột cờ Lũng Cú cách trung tâm huyện lỵ Đồng Văn 24 Km Đây là

điểm du lịch mang ý nghĩa lịch sử và thiêng liêng đối với khách du lịch nội địa. Đỉnh Lũng Cú được ví như “ Vầng trán kiêu hãnh của tổ quốc" đánh dấu điểm cực Bắc của đất nước, đứng trên đỉnh Lũng Cú có thể nhìn bao quát quang cảnh xung quanh, thể hiện cảnh quan rất đẹp và hùng vĩ.

Bản Lô Lô Chải thuộc xã Lũng Cú (Đồng Văn, Hà Giang), bản Lô Lô Chải là nơi sinh sống của 81 hộ dân, trên 300 nhân khẩu. Nhờ bảo tồn, gìn giữ được nhiều nét đẹp trong văn hoá, lối sống cũng như trong lao động, sản xuất, bản của người Lô Lô giờ trở thành một trong những điểm đến thu hút sự quan tâm của du khách nằm ngay dưới chân cột cờ Lũng Cú.

* Miền đá cổng trời

Khi đến đây du khách sẽ thấy những hình thù kỳ lạ, những sắc màu kỳ ảo. Đồng Văn - Quản Bạ, vùng đá khắc nhiệt nhưng cũng là vẻ đẹp của miền đá cổng trời.

* Thị trấn Tam Sơn Quản Bạ và cảnh núi đôi

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 11/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí