Đánh Giá Chung Phát Triển Du Lịch Tỉnh Hà Giang Giai Đoạn 2006- 2011

Bạch Đích, đường Vĩnh Tuy - Xuân Giang. Các tuyến đường đang được

nâng cấp như: Đường Pả Vi - Xín Cái - Sơn Vĩ, đường Mốc - Mốc 22,

đường Minh Ngọc - Mậu Duệ, đường Xuân Giang - Yên Bình, đường Yên Bình - Nà Chì - Cốc Pài, đường Bắc Mê - Na Hang.

Giao thông nông thôn: Hệ thống đường giao thông nông thôn những năm qua phát triển khá nhanh. Hiện tại toàn tỉnh có 3.197 km đường giao thông nông thôn, trong đó chủ yếu là đường loại B, đường dân sinh. Đường giao thông nông thôn là loại đường cấp thấp nên hệ thống thoát nước chưa được xây dựng, mặt đường là mặt đất, đá tự nhiên.

Mạng lưới giao thông liên vùng, liên huyện, liên xã cũng được tăng

cường đầu tư xây dựng. Song do nguồn kinh phí ít, công tác duy tu bảo

dưỡng chưa được thực hiện tốt và thường xuyên nên hầu hết các tuyến giao thông nông thôn có chất lượng xấu, xe ô tô chỉ đi lại được trong mùa khô. Đặc biệt các tuyến giao thông đến các xã, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa đều là đường đất, chất lượng xấu, việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

c) Đường thuỷ: Là tỉnh miền núi địa hình chia cắt, núi non hiểm trở,

độ dốc tự nhiên lớn dòng sông lắm thác nhiều ghềnh. Giao thông thuỷ

không phát triển mà chủ yếu nhân dân sống ở khu vực ven sông thành lập những bến đò nhỏ để phục vụ đi lại qua sông ở những nơi không có cầu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Những tuyến sông ở Hà Giang bao gồm: Sông Lô, sông Gâm, sông

Miện, sông Nho Quế, sông Bạc, sông Chảy…trong đó lớn nhất là sông Lô mùa khô nước cạn chỉ sâu 1 đến 2m lòng bị thu hẹp lại chỉ còn 15 - 20m cũng chỉ có những thuyền máy nhỏ của nhân dân đi khai thác cát sỏi phục vụ cho xây dựng. Toàn tỉnh có 7 bến đò ngang qua sông Lô nằm ở 2 huyện Bắc Quang và Vị Xuyên.

Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang - 9

d) Quy hoạch sân bay để du khách thuận lợi du lịch cao nguyên đá

Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về mặt nguyên tắc xây dựng cảng hàng không Hà Giang rộng 400 ha, quy mô dự kiến đến năm 2020 là 25.000 hành khách/năm, sẽ được đặt tại xã Tân Quang, huyện Bắc Quang.

Theo phương án lựa chọn, sân bay sẽ được đặt tại thôn Mục Lạn, xã Tân Quang. Đây là bãi bằng dọc theo 2 sườn núi thuộc các xã Tân Thành, Đồng Tâm và Tân Quang, huyện Bắc Quang, cách thành phố Hà Giang 40

km. Theo phương án 2, khu vực dự kiến đặt sân bay là xã Phong Quang,

huyện Vị Xuyên, có vị trí cách khu vực trước đây người Pháp đặt sân bay hơn 700 m.

Đến năm 2020 nhà ga hành khách và khu hàng không sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng của 25.000 hành khách/năm; giai đoạn 2020 đến 2030 sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng của 80.000 hành khách/năm. Với quy mô nêu trên, dự kiến Cảng Hàng không Hà Giang sẽ sử dụng diện tích đất gần 400 ha và sẽ đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động bay của loại máy bay A320.

2.3.2. Bưu chính viễn thông

Thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đời sống của dân cư. Tăng cường đầu tư củng cố nâng cao chất lượng và năng lực mạng lưới, trong năm đã hoàn thành đưa vào sử dụng tuyến truyền dẫn cáp quang Tân Quang - Hoàng Su Phì, tiếp

tục thi công tuyến Hà Giang - Mèo Vạc; nâng cấp mở

rộng hệ

thống

chuyển mạch Bưu điện tỉnh; xây dựng 6 cột Anten Xín Mần, Mèo Vạc, Quản Bạ, Đồng Văn, Yên Minh, Bắc Quang; nhà đặt tổng đài huyện Đồng

Văn…đến nay trung tâm 11 huyện, thị

đã được phủ

sóng điện thoại di

động. Hoàn thành đưa 15 điểm bưu điện văn hoá xã vào hoạt động, nâng

tổng số

bưu điện văn hoá xã lên 112 điểm, đạt 57% trong tổng số

xã,

phường của tỉnh.

2.3.3. Thực trạng phát triển hệ thống đô thị

Quá trình hình thành và phát triển hệ thống đô thị và các khu dân cư nông thôn gắn liền với sự phát triển kinh tế của tỉnh. Toàn tỉnh Hà Giang có 11 đơn vị hành chính bao gồm: 1 thị xã và 10 huyện với tổng số 195 xã, phường, thị trấn (có 5 phường nội thị của thị xã Hà Giang, 10 thị trấn trong đó có 7 thị trấn huyện lỵ và 180 xã). Dân cư phân bố không đều giữa các

đơn vị Giang.

hành chính cấp huyện và tập trung với mật độ

cao

ở thị

xã Hà

Mạng lưới đô thị

của tỉnh Hà Giang hiện nay phân bố

theo dạng

chuỗi trên hai trục không gian chính là trục Bắc - Nam và trục Đông - Tây. Trục không gian đô thị Bắc - Nam nằm dọc theo Quốc lộ 2 bao gồm các đô thị như thị trấn Vĩnh Tuy, Việt Quang (Bắc Quang), Việt Lâm, Vị Xuyên (Vị Xuyên) và thị xã Hà Giang. Thị trấn Mèo Vạc (Mèo Vạc), Phó Bảng (Đồng Văn), Tam Sơn (Quản Bạ) và thị trấn Yên Minh (Yên Minh) là các thị trấn miền núi phân bố trên trục không gian đô thị Đông - Bắc dọc theo

Quốc lộ

4C thuộc vùng cao núi đá của tỉnh. Các đô thị

phát triển mạnh

trong tỉnh tập trung theo chuỗi bám dọc theo trục Quốc lộ 2 từ Bắc Quang lên cửa khẩu Thanh Thuỷ.

Đặc điểm đô thị của Hà Giang là mật độ thưa và mỏng, nhiều đô thị

được hình thành và phát triển chủ

yếu trên cơ

sở chức năng đô thị hành

chính, các yếu tố thương mại, dịch vụ có quy mô nhỏ, thiếu yếu tố động lực phát triển quan trọng như sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Chất lượng đô thị nhìn chung còn nhiều hạn chế, hiện tại chỉ có thị xã Hà Giang là có quy mô tương đối lớn, được xây dựng khá tập trung còn lại các đô thị khác đều có chất lượng kém, quy mô nhỏ, hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ. Tuy nhiên tốc độ đô thị hoá được dự báo sẽ phát triển rất nhanh trong các

năm tiếp theo do một số

xã đang có chủ

trương nâng cấp thành thị trấn

huyện lỵ, thị trấn trung tâm vùng và chương trình đưa đồng bào dân tộc

vùng cao xuống vùng thấp định cư. Bên cạnh đó hệ thống hạ tầng đang

được dần hoàn thiện, kinh tế cửa khẩu phát triển là những yếu tố quan

trọng ảnh hưởng tới tốc độ đô thị hoá của tỉnh.

Tỉnh Hà Giang hiện có một đô thị cấp tỉnh là thành phố Hà Giang có quy mô dân số khu vực nội thị 28.960 người, tổng diện tích tự nhiên 17.123 ha, trong đó quy mô đất xây dựng đô thị khoảng 450 ha; là đô thị loại IV và là trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Hà Giang.

Đô thị cấp huyện: Phân bố cơ bản dọc theo 3 trục chính: Trục trung

tâm từ phía Nam lên phía Bắc tỉnh dọc theo Quốc lộ 2, bao gồm các thị

trấn: Vĩnh Tuy, Việt Quang, Việt Lâm, Vị Xuyên; trong đó thị trấn Việt

Quang đang được đầu tư xây dựng quy hoạch đạt tiêu chuẩn thị xã trong thời gian tới. Khu vực phía Bắc và phía Đông của tỉnh gồm thị trấn Tam Sơn, Yên Minh, Phó Bảng, Mèo Vạc bám dọc theo Quốc lộ 4C. Khu vực phía Tây tỉnh có thị trấn Vinh Quang trên tỉnh lộ 177.

2.3.4. Đường lối, chính sách phát triển du lịch

Năm 2003, tỉnh Hà Giang đã lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2002-2010 và định hướng 2020. Căn cứ vào hội thảo Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Viện nghiên cứu phát triển Du lịch (TCDL) tổ chức tháng 7/2011 tại Hà Nội, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về các chỉ tiêu, định hướng và giải pháp nhằm đưa ngành Du lịch đến năm 2020 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Hà Giang đã tổ chức các cuộc hội thảo khoa học tầm quốc gia “vì Hà Giang phát triển” ngày 12/9/2011 là hội thảo khu vực “vì Đồng Văn phát triển” thông qua đó để thu hút các nhà khoa học, các doanh nghiệp, những người tâm huyết đến với Hà Giang, quảng bá hình ảnh của Hà Giang ra thế giới.

Trong giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh xác định sẽ tập trung chính cho việc phát triển đối với lĩnh vực du lịch. Lợi thế lớn nhất đối với Hà Giang đó là Công viên địa chất toàn cầu, trong đó có các điểm đến hứa hẹn đối với khách du lịch trong và ngoài nước như: Khu di tích nhà Vương, cột cờ Lũng Cú, vùng núi đá rộng lớn với những giá trị độc đáo về văn hóa, về sinh thái và khảo cổ học. Tỉnh đã có liên kết với Tổng cục du lịch, thiết kế các tour du lịch liên kết giữa các vùng. Vận động nhân dân trồng rừng cảnh quan, nhằm thu hút du lịch sinh thái, khai thác có hiệu quả các điểm du lịch hiện có trên địa bàn tỉnh. Thời gian tới đây, Hà Giang tiến hành quy hoạch tổng thể đối với Công viên địa chất toàn cầu, huy động các nguồn lực cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung cho tuyến đường từ TP Hà Giang đến Đồng Văn, Mèo Vạc.

2.4. Đặc điểm dân cư, dân tộc


Tại thời điểm 1/4/2009, dân số Hà Giang là 724.353 người, chiếm

0,84% số dân cả nước. Hà Giang là mảnh đất hội tụ của đa dạng nền văn hoá. Đó là mảnh đất của 22 tộc người cư trú và mỗi dân tộc mang đến cho Hà Giang một nét văn hoá độc đáo riêng. Đông nhất là dân tộc Mông, chiếm

khoảng 27,3% số dân của tỉnh, tiếp đến là dân tộc Tày (25,7%), Kinh

(17,8%), Dao (13,3%) và các dân tộc khác.

Mật độ dân số trung bình của tỉnh là 91 người/km2 và có sự chênh lệch khá lớn giữa các huyện, cao nhất là thành phố Hà Giang 353 người/km2 và thấp nhất là huyện Bắc Mê 56 người/km2. Điều này phản ánh mức độ phát triển kinh tế giữa các khu vực cũng như sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh. Công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh và điều trị cho nhân dân, kiểm dịch y tế biên giới, dân số chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em được quan tâm và thực hiện tích cực ở tất cả các tuyến từ tỉnh đến cơ sở. Tốc độ tăng dân số của Hà Giang hiện nay còn khá cao thời kỳ 1999- 2009 bình quân 1,8% /năm. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, do công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trong tỉnh được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả …

Các dân tộc sinh sống trên mảnh đất Hà Giang có nhiều điểm tương

đồng là điều kiện thuận lợi dễ gần gũi gắn bó với nhau. Song dù cùng

hoặc không cùng một nguồn gốc sinh ra, có sự khác nhau về tâm lý, phong tục, tập quán... thì đều là những cộng đồng người sống trên một lãnh thổ, vận mệnh gắn chặt với nhau, các dân tộc nước ta luôn kề vai sát cánh bên nhau, thương yêu đùm bọc lẫn nhau.

Cùng với nền văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mỗi dân

tộc ở Hà Giang đều có một nền văn hoá mang bản sắc riêng từ lâu đời,

phản ánh truyền thống, lịch sử và niềm tự hào dân tộc. Bản sắc văn hoá dân tộc Hà Giang được thể hiện qua các giá trị vật chất và tinh thần, bao gồm tiếng nói, chữ viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, y phục, tâm lý, tình cảm, phong tục, tập quán, tín ngưỡng... được sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Sự phát triển rực rỡ bản sắc văn hoá mỗi dân tộc càng làm phong phú nền văn hoá của cộng đồng các dân tộc.

Đối với tỉnh Hà Giang, nghành kinh tế du lịch còn tương đối mới mẻ. Khác với các tỉnh khác trong cùng khu vực, tổng số lao động làm việc trong ngành du lịch của Hà Giang là 753 người, trong đó có 430 người chưa qua

đào tạo chuyên ngành và chỉ

có 12% biết ngoại ngữ. Trong số

này, lực

lượng phục vụ trong các cơ sở lưu trú, nhà hàng là 470 người. Thông tin từ phòng Nghiệp vụ du lịch - Sở VHTT&DL cho biết: Mặc dù cơ quan chức năng của tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng phục vụ nhưng do

nhận thức của người sử

dụng lao động cho rằng phục vụ

khách sạn là

nghề đơn giản, không phải là nghề lâu dài nên đã không tạo điều kiện cho nhân viên đi tập huấn… Do đó, nhân viên ở tất cả các khâu của quá trình phục vụ đều thiếu kiến thức chuyên môn, không biết làm hoặc làm không đúng quy trình cơ bản.

Chương 3

HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

DU LỊCH HÀ GIANG TRONG XU THẾ HỘI NHẬP


3.1. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang

3.1.1. Đánh giá chung phát triển du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2006- 2011

Với sự hội nhập của nền kinh tế đất nước với kinh tế thế giới, đó là điều kiện thuận lợi để những địa phương như Hà Giang có cơ hội phát huy tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực du lịch. Giai đoạn 2006 - 2010 cũng là quãng thời gian để bộ mặt Hà Giang có những đổi thay vượt bậc và lĩnh vực du lịch cũng cho thấy đang từng bước vươn lên hội nhập với cả nước.

Theo thống kê, đánh giá của ngành Du lịch, trước đây du khách đến với Hà Giang với số lượng ít. Tuy nhiên, với việc tăng cường quảng bá, mời gọi, lượng khách đến với Hà Giang ngày càng tăng cao, không chỉ khách nội địa mà khách quốc tế đến từ châu Âu, châu Mỹ và đặc biệt đến từ quốc gia láng giềng có ngành du lịch rất phát triển là Trung Quốc. Năm 2005 cho thấy, lượng khách nội địa đến với Hà Giang mới đạt gần 38 ngàn lượt thì năm 2010 đã đạt con số 250,0 ngàn lượt. Năm 2005, khách quốc tế đến Hà Giang đạt trên gần 32 ngàn lượt, năm 2010 đạt trên 47,2 ngàn lượt.

Nắm bắt cơ hội cũng như để đáp ứng với nhu cầu của thị trường du lịch, chúng ta đã có sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển hoạt động này. Trong 5 năm từ 2005 - 2010, đầu tư vào lĩnh vực du lịch đạt trên 566 tỷ đồng. Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, phát triển du lịch từng bước được xã hội hóa với sự đầu tư khá lớn của nhân dân, doanh nghiệp. Vì vậy, nếu như năm 2005, toàn tỉnh mới có 59 cơ sở lưu trú với 563 phòng thì đến nay, chúng ta đã có 100 cơ sở lưu trú được cơ quan chức

năng thẩm định và xếp hạng với 1.340 phòng nghỉ. Hiện Hà Giang đã có 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 9 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao. Bên cạnh đó, hệ thống các làng văn hóa du lịch cộng đồng cũng được quan tâm, xây dựng, bước đầu đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách.

Năm 2011, lượng khách du lịch đến với Hà Giang đạt khoảng

330.000 lượt người, tăng 9,5% so với năm 2010. Trong đó, lượng du khách quốc tế đến Hà Giang lên tới 40.376 lượt khách. Đặc biệt, với sức hút của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, đã tạo ra hiệu ứng đưa số lượng khách quốc tế đến từ các nước châu Âu, Châu Mỹ đạt con số

5.017 lượt khách, tăng 27,9% so với năm 2010; khách nội địa đến Hà Giang đạt 289.561 lượt người, tăng 14,3% so với năm 2010 và tăng 3,4% so với kế hoạch năm. Doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 337 tỷ đồng, tăng 9,1 % so với năm 2010. Năm 2011, Hà Giang đã hoàn thành quy hoạch tổng thể Cao nguyên đá Đồng Văn-Công viên địa chất toàn cầu đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Hà Giang đã huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội để khôi phục, bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể là yếu tố quan trọng cho phát triển du lịch. Nhiều lễ hội của đồng bào các dân tộc được

phục dựng và phát huy như Lễ hội Gàu tào, Nhảy lửa, Cúng thần rừng,

Cầu Trăng, Cầu mưa, Cấp sắc... Từ đó, không chỉ có ý nghĩa xây dựng,

phát huy khối đại đoàn kết dân tộc mà còn có ý nghĩa như một thông điệp mời chào gửi đến với mỗi du khách khi đến với Hà Giang. Các di tích lịch sử, di tích khảo cổ tiếp tục được đầu tư, bảo tồn, Hà Giang đang khẳng định là một vùng đất giàu giá trị văn hoá, bản sắc.

Đáp ứng với sự phát triển và nhu cầu của hoạt động du lịch, chúng ta đã quan tâm đến việc thúc đẩy hợp tác liên vùng trong nước và quốc tế. Hà Giang đã tiến hành ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa 4 tỉnh gồm Hà Giang - Tuyên Quang - Cao Bằng - Bắc Cạn; ký kết hợp tác với các tỉnh có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2023