Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang - 13

- Trước hết là xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch. Đây là một giải pháp quan trọng để du lịch Hà Giang phát triển mạnh trong những năm tới, bởi một trong những lý do để số lượng khách du lịch đến Hà Giang còn hạn chế là do

giao thông còn khó khăn, cơ chế.

sở lưu trú, nhà hàng dịch vụ còn nhiều hạn

Ngoài ra, để phát triển du lịch Hà Giang mạnh mẽ cần thu hút, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư xây dựng đặc biệt là đối với dịch vụ còn thiếu và yếu như các cơ sở lưu trú du lịch cấp 3 sao trở lên, các nhà hàng sang trọng, khu vui chơi giải trí đa năng... hỗ trợ một phần kinh phí giải phóng mặt bằng, hệ thống giao thông, điện nước, thông tin liên lạc tới các điểm đầu tư du lịch, hỗ trợ vay vốn đầu tư du lịch, hỗ trợ trong việc đào tạo nghề, chuyên môn cho đội ngũ lao động tại địa phương tham gia hoạt

động du lịch trên địa bàn tỉnh, hỗ nghiệp vụ du lịch.

trợ

kinh phí về giảng dạy chuyên môn

- Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo bồi dưỡng, sử dụng

nguồn nhân lực đến năm 2020. Từ chiến lược đó ta có thể lên được những kế hoạch ngắn hạn, dài hạn để thực hiện. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi chuyên môn, nghiệp vụ để khuyến khích việc rèn luyện nâng cao tay nghề của cán bộ nhân viên đang công tác trong ngành. Có chính sách thu hút các nguồn nhân lực trẻ có trình độ cao về ngành du lịch. Thực hiện chính

sách “trải thảm đỏ” của tỉnh, ngành du lịch đã chủ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

động đề

xuất tuyển

Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang - 13

dụng những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vào công tác trong các đơn vị quản lý du lịch của tỉnh

Tài nguyên du lịch Hà Giang thường gắn liền với đời sống cộng đồng các dân tộc sinh sống ở đây. Phát triển du lịch vì vậy phải dựa vào

cộng đồng các dân tộc địa phương, do đó cần tổ dưỡng kiến thức cộng đồng về phát triển du lịch.

chức, đào tạo và bồi

Coi trọng đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng nghề nghiệp là yếu tố quyết định sự phát triển của hoạt động du lịch. Có kế hoạch cụ thể để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, phối hợp giữa các cơ sở đào tạo và doanh

nghiệp du lịch mở

các lớp dạy nghề từ

nguồn hỗ

trợ

của ngân sách nhà

nước, nguồn đóng góp của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ. Tăng cường công tác hợp tác quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực du lịch, ban

hành cơ

chế, chính sách hỗ

trợ

đào tạo, thu hút lao động làm việc trong

ngành du lịch.

- Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm du lịch đặc thù của Hà Giang: du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch lịch sử văn hóa. Xác định và xây dựng các loại hình du lịch trong tuyến để tạo sự hấp dẫn đối với khách du lịch. Tại các điểm du lịch cần tạo ra nhiều loại hình dịch vụ du lịch, nhằm bổ sung và đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của du khách tạo ra những sản phẩm đặc trưng có sự khác biệt để kích thích, tăng nhu cầu cho du khách khi mua sắm. Đối với các sản phẩm du lịch sinh thái, cùng với việc tập trung vào các giá trị tài nguyên sẵn có thì cần có những định hướng và chính sách phát triển đồng bộ và bền vững. Với những sản phẩm du lịch văn hoá - lịch sử tâm linh thì tập trung đầu tư, phục hồi tu bổ và tôn tạo để bảo tồn phát triển. Đối với du lịch cộng đồng cần có những quy hoạch đầu tư tập trung, tìm ra những làng du lịch cộng đồng thật sự đặc trưng đáp ứng nhu cầu thăm quan nghỉ ngơi của du khách.

- Đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến liên kết phát triển các sản

phẩm du lịch. Tiến hành xây dựng kế hoạch quảng bá du lịch giai đoạn

2011 - 2015 và tầm nhìn xa hơn. Quảng bá giới thiệu nguồn tài nguyên du lịch: sự hùng vĩ của cao nguyên đá Đồng Văn, nét văn hoá mang đậm mầu sắc các dân tộc cao nguyên, các sản phẩm dệt lanh truyền thống, những đặc sản của núi đá cao nguyên,..những sản phẩm đa dạng đặc trưng của

vùng đất địa đầu Tổ quốc. Tuyên truyền, quảng bá hướng sản phẩm du

lịch tới thị trường nguồn. Tổ chức các hội thảo, hội nghị, họp bảo, triển lãm có tính định kỳ, thường xuyên để tuyên truyền quảng bá về sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Giang, thông qua đó để tăng cường sự hợp tác kêu gọi đầu tư trong phát triển du lịch. Xây dựng và phát triển thương mại điện tử cho toàn ngành du lịch. Hoàn thiện và nâng cấp trang thông tin điện tử của ngành du lịch. Tăng cường quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, bổ sung phát hành các ấn phẩm du lịch, tờ rơi, tập gấp, bản đồ du lịch, sách, băng đĩa VCD, trang website. Tham gia các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu về sản phẩm du lịch.

- Xã hội hóa phát triển du lịch, tăng cường nhận thức về du lịch, để khẳng định vai trò động lực của du lịch trong việc giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Cần đẩy mạnh tuyên truyền làm chuyển biến trong nhận thức tư duy của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế và toàn thể nhan dân, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, hỗ trợ tạo điều kiện cho phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ, phối hợp của các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trong cả nước, tạo điều kiện cho du lịch Hà Giang phát triển gắn với chiến lược phát triển chung của du lịch cả nước.

- Tăng cường liên kết hợp tác liên tỉnh, liên vùng nhằm khai thác tiềm năng tài nguyên sẵn có, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm du lịch liên vùng nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch, tạo thương hiệu của sản phẩm du lịch đặc trưng của mình.

- Hoàn thiện bộ máy quản lí khai thác tài nguyên du lịch. Sở Thương mại - du lịch thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với tất cả các đối tượng thuộc các thnàh phần kinh tế khác nhau họat động trong lĩch vực du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở các văn bản pháp luật, các quy định của UBND tỉnh, Tổng cục Du lịch và của các ngành có liên

quan, Sở Thương mại - Du lịch tỉnh sọan thảo các hướng dẫn cụ thể về

thể lệ, tiêu chuẩn…đối với từng đối tượng quản lý, từng loại hình họat

động, làm cơ

sở để

Sở Thương mại - Du lịch tiến hành thực hiện chức

năng quản lý Nhà nước theo chuyên ngành.

- Thành lập ban, các ban, trung tâm quản lý khu du lịch trọng điểm, triển khai công tác xúc tiến khu du lịch một cách có hiệu quả. Nghiên cứu thành lập các phòng quản lý du lịch tại các huyện, thành phố trọng điểm phát triển du lịch nhằm nâng cao năng lực quản lý về du lịch. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực du lịch, đồng thời đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của người lao động góp vốn vào doanh nghiệp. Mở rộng các thành phần kinh tế trong du lịch, khuyến khích toàn xã hội tham gia hoạt động đầu tư phát triển khai thác du lịch. Đặc biệt cần thống nhất quản lý trong khu vực có di tích lịch sử văn hóa (Dinh nhà Vương) tránh chồng chéo.

- Tăng cường xây dựng quy hoạch và quản lí quy hoạch du lịch. Về

xây dựng quy hoạch: Lập điều chỉnh, bổ

sung quy hoạch tổng thể

phát

triển du lịch Hà Giang đến 2020 và quy hoạch chi tiết khu du lịch phải gắn với công tác nghiên cứu thị trường. Việc lập quy hoạch du lịch phải đảm bảo thống nhất của các yếu tố du lịch là cần thiết và quan trọng, đồng thời phải được đặt trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh.

- Xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch nhằm mở rộng thị trường du lịch. Về thị trường khách du lịch, thị trường khách nội địa vẫn giữ vai trò quan trọng, đồng thời đặc biệt quan tâm tới thị trường khách quốc tế với việc liên kết các tour du lịch, các trung tâm du lịch lớn của cả nước: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng Tp Hồ Chí Minh…Tiến hành các hoạt động mở rộng và củng cố thị trường khách quốc tế truyền thống: Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu-Mỹ…Về xúc tiến, quang bá du lịch, hiện nay chương trình hành động quốc gia về du lịch và các sự kiện du lịch Việt Nam đã được Tổng cục Du lịch ban hành nhằm chỉ đạo các Sở Du lịch, Sở Thương mại – Du

lịch triển khai đồng bộ trên cả nước. Đây là địng hướng vô cùng quan trọng cho công tác xúc tiến phát triển du lịch Hà Giang trong thời gian tới. Chương trìng xúc tiến phải được tiến hành đồng bộ trên nhiều hình thức.

Trước tiên ngành du lịch Hà Giang phải xây dựng cho mình một hình ảnh để phát triển thông qua biểu tượng và tiêu đề du lịch. Đây chính là cơ sở cho việc triển khai các chiến dịch quảng cáo và thiết kế các sản phẩm quảng cáo một cách chuyên nghiệp. Để có được biểu tượng và tiêu điểm hấp dẫn có thể mở cuộc thi lấy ý tưởng rộng rãi trong nhân dân, trên cơ sở đó chọn lọc những ý tưởng độc đáo

Xây dựng các sản phẩm tuyên truyền và giới thiệu về du lịch Hà

Giang. Nội dung, quy cách trình bày các sản phẩm, ấn phẩm giới thiệu các chương trình du lịch phù hợp với từng thị trường khách quốc tế và nội địa đảm bảo kỹ, mỹ thuật và tính xác thực, hữu dụng của thông tin cung cấp.

Xây dựng kế hoạch xúc tiến dài hạn và dự toán ngân sách xúc tiến quảng bá du lịch Hà Giang trình UBND tỉnh, UBND tỉnh phê duyệt. Đăng ký với Cục xúc tiến du lịch để cử cán bộ có chuyên môn tham gia những hội chợ du lịch quốc tế để khai thác, cập nhập thông tin về marketing, xúc tiến, quảng bá, định hướng thị trường khách quốc tế.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân thông qua phát triển du lịch cộng đồng. Phát triển các làng nghề thủ công để tạo them việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân. Đẩy mạnh hoạt động du lịch, đặc biệt phát triển các ngành dịch vụ du lịch cũng như dịch vụ nông-công nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, nghiên cứu tạo ra các giống, cây, con mới đem l;ại năng xuất cao trong trồng trọt và chăn nuôi.

Mở các lớp tập huấn, các buổi dự thảo về môi trường giúp đồng bào dân tộc nâng cao nhận thức trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trướng sống

xung quanh và ở các khu du lịch. Phát triển mạnh mạng lưới đài truyền

thanh tới tận thôn, xóm, tổ thao…

chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể

- Bảo vệ môi trường bền vững trong phát triển du lịch. Hoạt động du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường sinh thái, việc phát triển du lịch chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến môi trường. Do vậy, trong quá trình đầu tư phát triển du lịch cần có kế hoạch hợp lý để bảo vệ môi trường, tránh không để môi trường bị ô nhiễm, bị xuống cấp.

+ Trước hết cần bảo vệ các khu rừng hiện có nhằm chống xói mòn đất, giữ nước và điều hòa khí hậu.

+ Có chiến lược trồng cây xanh vừa tạo bóng mát tại các điểm du lịch vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Tại các điểm du lịch, khu du lịch cần có những nội quy nghiêm ngặt về giữ gìn vệ sinh môi trường như: để rác đúng nơi quy định, tuyên truyền nhân dân và du khách tham gia vào bảo vệ môi trường nhân văn, đó là nếp sống văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tránh xa các văn hóa phẩm đồi trụy…


KẾT LUẬN

Hà Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng to lớn để


phát triển du lịch.

Thực tế, ngành du lịch Hà Giang đã được quan tâm đầu tư, phát triển, đã thu được những kết quả đáng kể về mặt kinh tế - xã hội. Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu, trên cơ sở vận dụng các quan điểm nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu khoa học đúng đắn, dưới sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn và sự nỗ lực của bản thân, đề tài đã đạt được một số kết quả nhất định:

- Nhận định được khái quát tiềm năng du lịch của tỉnh Hà Giang.

- Tìm hiểu hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh Hà Giang.

- Trên cơ sở đó đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm phát triển bền vững du lịch Hà Giang.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, bản thân chúng tôi nhận thấy đề tài còn một số tồn tại như sau:

- Do bước đầu tìm hiểu về tiềm năng du lịch của tỉnh Hà Giang nên

đề tài chưa đánh giá đầy đủ

khả

năng để phát triển du lịch. Một số nội

dung đề cập chưa sâu.

- Một số ý kiến đề xuất chưa có tính thuyết phục cao vì chưa dựa trên những căn cứ, những tiêu chí đánh giá mang tính định lượng .

Song trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đã giúp chúng tôi hiểu biết thêm nhiều kiến thức về cơ sở lý luận và thực tế về tự nhiên - kinh tế

- văn hóa - xã hội - con người tỉnh Hà Giang. Đồng thời bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.

Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân chúng tôi dù đã cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài chúng tôi hoàn thiện hơn.


DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bản tin số 2 -2010: Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn, Ban

quản lý công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn, 2010.

2. Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2010, phương hướng năm 2011 - Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Hà Giang.

3. Bùi Thị Hải Yến – Phạm Hồng Long, Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục.

4. Nguyễn Dược – Trung Hải, 2008, dục.

Sổ tay thuật ngữ

địa lý, NXB Giáo

5. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.

6. Nguyễn Thị Phương Nga. Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Hà Gian trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, tháng 6 năm 2011

7. Tỉnh ủy Hà Giang. Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 01 của Ban CH Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch, Hà Giang, 2011.

8. Tổng cục Du lịch, Non nước Việt Nam.

9. Tổng quan du lịch Hà Giang, tài liệu hội thảo du lịch Hà Giang giai đoạn 2010-2015, Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Hà Giang.

10. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2002-2010 và định hướng 2020, UBND tỉnh Hà Giang, năm 2002.

11. UBND tỉnh Hà Giang, tháng 9/2003, Quy hoạch tổng thể phát triển du

lịch tỉnh Hà Giang thời kì 2003 – 2010.

12. Một số trang web:

http:// www.dongvangeorpark.com http:// www.hagiang.gov.vn

http:// www.hagiangtravel.vn http:// www.dulichvietnam.com.vn http:// www.vietnamtourism.gov.vn http:// http://baohagiang.vn

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 11/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí