Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay - 7

Khánh, chùa Quán Sứ và chùa Bằng, tôi rút ra một số nhận xét. Thứ nhất là trong việc thực hiện nghi lễ thực tế tại các chùa vẫn giữ được những nghi quy chung trong cách thực hiện tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm nổi bật khác biệt so với kinh điển.

*Giống nhau


Có thể dễ dàng nhận thấy trong thực tế thực hành nghi lễ cầu an tại các chùa thì tất cả nghi thức và quy định của một khóa lễ vẫn luôn được các thầy chủ lễ truyền thừa từ nhiều đời, cốt là để hiểu rò các điều căn bản các nghi quy, những điều răn dạy của Phật gửi gắm qua các khóa lễ. Với những điều căn bản này, các thầy chủ lễ vẫn giữ nguyên như thuở ban đầu không pha trộn gì thêm, tuy nhiên mỗi nơi mỗi khác, tùy “mỗi thầy mỗi phép” mà thực hiện khóa lễ một cách đơn giản hay cầu kỳ hơn sao cho phù hợp hoàn cảnh, nguyện vọng đại chúng.

*Khác nhau


Qua nghiên cứu, khảo sát của chúng tôi, nghi lễ cầu an đầu năm của Phật giáo Đại Thừa đã có đôi phần thay đổi so với kinh điển, tuy nhiên không phải thay đổi trong nội dung của nghi lễ mà là thay đổi trong thứ tự thực hiện, nghi thức thực hiện mỗi nơi mỗi khác, điều này căn bản do điều kiện mỗi chùa khác nhau, duyên số giữa Phật tử và nhà chùa khác nhau, số lượng tín đồ tham dự khác nhau mà có một chút biến tấu trong nghi thức thực hiện khóa lễ. Một vài tiết trong khóa lễ đã được cắt giảm ví dụ như với mỗi lần đỉnh lễ, nhất tâm đỉnh lễ ở đầu khóa lễ cầu an, toàn bộ đại chúng cũng như chủ lễ phải đứng dậy lạy một lạy tuy nhiên do số lượng tín đồ về dự lễ đông và điều kiện không gian thời gian không cho phép thì chủ lễ đứng dậy lạy một lạy và đỉnh một hồi chuông thôi hay như khi tụng niệm kinh và đến phần đọc văn sớ cầu an bản mệnh hay văn sớ cầu an đảo bệnh,.. chủ lễ phải đọc tên, tuổi, địa chỉ cũng như mong cầu của từng tín đồ gia chủ nhưng do điều kiện thời gian

không cho phép đọc hết tên mọi gia chủ mà tùy nơi các chủ lễ sẽ bỏ cách phần này để cho đại chúng tự tụng niệm tên của mình,… Mỗi nơi mỗi lễ lại có một thứ tự thời kinh khác nhau ví như trong kinh điển thì là đỉnh lễ Tam Bảo đầu tiên “Tất thảy cung kính, dốc lòng kính lạy Phật – Pháp – Tăng thường ở khắp mười phương” rồi sau đến nguyện hương, ca ngợi Đức Phật,… tuy nhiên có nhiều nơi bắt đầu một thời kinh với nguyện hương đầu tiên,… Do chưa thống nhất được về nghi lễ và Việt hóa hoàn toàn các thời khóa lễ, sám, tụng, niệm,… dẫn đến tình trạng mỗi nơi một cách lễ, mỗi nơi một cách tụng, thậm chí 3 ngôi chùa lại với ba trình tự khác nhau.

TIỂU KẾT CHƯƠNG II

Có thể thấy nhu cầu tín ngưỡng, học tập pháp điều Phật giáo của các tín đồ Phật tử và quần chúng nhân dân ngày một tăng lên, đặc biệt là của giới trẻ trong những năm qua đã và đang không ngừng gia tăng, nhưng đội ngũ sư có kinh nghiệm và nhiệt huyết có thể giảng dạy, chỉ rò bản chất của từng vấn đề nghi lễ còn quá mỏng. Thêm vào đó nhiều vị sư, tăng chưa thực sự quan tâm đến sự nghiệp giảng dạy Phật pháp mà nặng về tín ngưỡng, lễ bái nhiều.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Tuy nhiên ở một số nơi, nghi thức thực hiện nghi lễ cầu an không được đi theo đúng chính pháp, quy định của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của Phật giáo trong mắt đại chúng, không những thế cầu an quá mức nhưng lại không hiểu rò gốc của khóa lễ cầu an thì vô tình lại đi sai lại với những điều răn dạy của Phật.

KẾT LUẬN

Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay - 7


Tóm lại, từ những mưu cầu thiết yếu trong cuộc sống con người hàng ngày đã nảy sinh ra những điều bất an, lo sợ vô hình hiện hữu trong tâm thức con người. Chính vì thế nên tín đồ Phật tử đến chùa ngoài mong cầu về tri thức, giáo lý mà còn thực hiện. Đa phần họ đến chùa với niềm tin sâu sắc rằng chỉ có nơi đây mới có thể giúp cho thân tâm họ được thanh thản, được giải thoát khỏi những khổ ải, trầm luân của trần tục hướng tới cảnh giới siêu thoát. Để làm được những việc đó, để xoa dịu những lo sợ của tín đồ, Phật giáo đã đưa ra một nghi lễ được gọi là cầu an. Theo quan niệm của nhà Phật, việc tổ chức lễ cầu an đầu năm không nằm ngoài mục đích để mình và gia quyến thành tâm sám hối tội lỗi, tiêu trừ nghiệp chướng, bỏ ác làm lành và thực hiện những thiện sự thì phát nguyện hồi hướng của những việc thiện đó sẽ là sự bình yên cho bản thân và gia đình, tăng khả năng giảm trừ tiêu tai, giảm tội, tăng phúc, bình an, thân tâm an lạc. Xét đến mối quan hệ rộng hơn đối với dân tộc, đại lễ cầu an tổ chức vào đấu năm tại các chùa mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, người dân được sống trong cảnh thanh bình.

Đề cao quan niệm nhân quả, Phật giáo luôn dạy ta rằng tất cả những gì trong hiện tại tạo nên, đó là thái độ sống, quan niệm, những suy nghĩ, hành vi tiêu cực hoặc tích cực trong hiện tại của chúng ta. Cho nên không tạo nghiệp nhân xấu, tạo nhiều nghiệp thiện trong hiện taị là thái độ sáng suốt để cải thiện đời sống như ý và xây dựng đời sống an vui hạnh phúc cho mình, ta có thể chuyển nghiệp nặng thành nghiệp nhẹ bằng cách ăn năn sám hối những nghiệp đã tạo ra và nỗ lực tu tập, tạo các nhân duyên lành làm trở ngại sự hình thành nghiệp quả.

Bằng sự thực hành các thiện pháp, bằng sự tu tập giới, định, tuệ, chúng ta có thể vô hiệu hoá các nghiệp nhẹ mà đáng lẽ chúng ta phải nhận lãnh quả báo. Nếu chúng ta sống đời sống bất thiện (trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, chiếm đoạt, mua gian bán lận, giả dối lọc lừa, làm giàu bằng xương máu kẻ

khác…), nếu chúng ta sống buông thả không có trách nhiệm đối với bản thân, đối với gia đình, xã hội (rượu chè, cờ bạc, sa đọa, truỵ lạc, làm khổ cho mình và người khác…) thì dù có cầu cho nhiều cũng không an, cầu đến đâu cũng không ai cứu độ được.

Lễ cầu an vào những ngày đầu năm là một sinh hoạt chính đáng và phù hợp với nhu cầu tâm linh trong cuộc sống đời thường của người Phật tử, đồng thời là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt mỗi dịp xuân về. Một điều cần nhớ là lễ cầu an như một hình thức cầu nguyện cao thượng, có hiệu quả giúp chúng ta tiêu trừ nghiệp nhân xấu khi và chỉ khi bản thân chúng ta biết sống chân chính, biết làm điều thiện và tạo được nghiệp lành.

Thế nhưng cái gì cũng có hai mặt, nghi lễ cầu an cũng có mặt tốt và hại, mặt tốt chính là dẫn con người sống thanh tịnh, xóa bỏ âu lo trong cuộc sống, làm việc thiện nói lời hay, không phạm những điều sai trái xuất phát từ thân, khẩu, ý,… nhưng điều đấy có thực hiện được hay không phải phụ thuộc vào cách thức tổ chức, phương pháp truyền đạt,.. mỗi địa điểm mỗi chùa lại có cách truyền đạt, thực hiện, điều kiện khác nhau mà có những tác động lớn bé đến với tín đồ Phật tử. Nhưng sức ảnh hưởng của nghi lễ cầu an đến đại chúng nhân dân là không thể phủ nhận.

Khi tham gia lễ cầu an, mọi người sẽ được sống trong những giây phút chính niệm, quán tưởng và làm theo những lời răn dạy của đức Phật. Mọi phước đức đời này đều đã được vun trồng và chăm chút từ nhiều đời trước, khi biết nói lời ái ngữ, làm việc thiện lành, giàu lòng nhân ái giúp mọi người thì cuộc sống sẽ được phúc, được an lành ở những giây phút hiện tại. Một điều đặc biệt nữa là, trong giờ phút ấy, tự bản thân của mỗi người, từ suy nghĩ đến hành động đều một mực giữ gìn, không tạo ra những điều xấu, ác trong những ngày thiêng liêng ấy để có được một năm mới suôn sẻ mọi điều.

Với lợi ích thiết thực như vậy, lễ cầu an vào những ngày đầu xuân năm mới đã giúp người Phật tử hiểu và thực hiện một cách rất tự nhiên về đạo lý

nhân quả, nghiệp báo; tránh suy nghĩ và hành động những điều xấu, ác để một năm mới gặp được những quả ngọt, điều lành.

Cùng với ý nghĩa ấy, trong những ngày này, mỗi người con Phật sẽ lắng lòng nhìn nhận lỗi lầm từ Tham - Sân - Si của tâm và nguyện sẽ sám hối, chừa bỏ để cầu cho một năm mới hạnh phúc, an vui.

Mặt khác, việc cầu nguyện dễ làm cho người ta ỷ lại, rằng không cần làm lành kiêng ác, cứ sống buông lung phóng túng để rồi người thân sẽ tổ chức cầu nguyện cho mình được siêu thoát khi mình mất. Việc cầu nguyện, dù có tác dụng đi nữa, nhưng nếu ỷ lại thì cái lợi quá ít mà cái hại thì vô cùng to lớn chẳng những cho cá nhân mà còn cho xã hội nữa. Với những lý do đó nên Đức Phật đã quyết định không chủ trương cầu nguyện. Chỉ cần gieo nhân tốt thì kết quả sẽ tự nhiên tốt mà thôi.

Nhìn chung, các chùa, các nơi thờ tự đều đang cố gắng hướng con người sống và làm theo chích pháp mà Phật dạy, tổ chức những buổi lễ cầu tự theo đúng nghi quy của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tuy nhiên còn có những vấn đề tiêu cực đang xảy ra trong cơ chế thị trường hiện nay tại một số chùa chiền và những nơi thờ tự tâm linh Phật giáo như vấn nạn kinh doanh Phật giáo với nhiều hình thức như “làm kinh tế” mạo danh Phật giáo làm suy giảm chính tín và lòng tin của tín đồ Phật tử vào chính pháp và làm ảnh hưởng đến hình ảnh tốt đẹp và mục đích cao thượng của đạo Phật. Hoặc tổ chức những buổi lễ mang nặng về kinh tế, làm ảnh hưởng đến trật tự an ninh, an toàn giao thông,…

Từ những bất cập, hạn chế trên, tôi xin phép được nêu ra một số kiến nghị và giải pháp sau:

1. Cần có bộ giáo trình giảng dạy và hướng dẫn chung để thống nhất về nghi lễ và Việt hóa các khóa thời tụng niệm, lễ, sám,… Chính vì thế, Ban Nghi lễ và Ban Văn hóa trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam cần phối hợp tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo về vấn đề này và sớm đưa ra một nghi lễ thống nhất và Việt hóa tối đa được các thời khóa, tụng niệm, lễ sám,…

2. Thường xuyên vận động các vị trụ trì, đặc biệt là các tăng, ni trẻ nêu cao tinh thần và trách nghiệm trong công cuộc học tập Chính pháp, không lơ là học tập và sống theo đạo lý Phật đề ra để có thể đáp ứng những nhu cầu tôn giáo của tín đồ cũng như giải đáp những khó khăn khúc mắc của Phật tử trong thời đại mới.

Qua ảnh hưởng của các khóa lễ cầu an tại các chùa đến đại chúng, tôi cho rằng Phật giáo đã và đang có những vai trò nhất định trong việc kiến tạo một xã hội ổn định, góp phần giúp mỗi cá nhân có đời sống tinh thần phong phú, lối sống đẹp. Vì chúng sinh mà tồn tại, đó chính là mục tiêu, tôn chỉ của Phật giáo và cũng là tinh thần nhập thế của Phật giáo suốt hơn 2500 năm qua.

Danh mục tài liệu tham khảo


1. Sabrino Acquaviva, Enzo Pace (1998), Xã hội học tôn giáo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

2. Đào Duy Anh (1997), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Thuận Hóa, Huế.

3. Đào Duy Anh (2001), Từ điển Hán Việt, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.

4. Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

5. Thích Minh Châu và Minh Chi (1991), Từ điển phật học Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội.

6. Phan Huy Chú (1997), Hoàng Việt địa dư chí, tập 1, Nxb Thuận Hóa, Huế.

7. Nguyễn Đại Đồng (2011), Chùa Quán Sứ, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội.

8. Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh hội Quảng Nam Đà Nẵng (1993),Nghi lễ phật giáo, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, thể thao Quảng Ngãi – Đà Nẵng, Đà Nẵng.

9. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phân viện Nghiên cứu Phật học (1998), Từ điển Phật học Hán Việt,Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà nội.

10. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thích Nguyên Toàn (2013), Tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

11. Thích Nhật Hạnh (1965), Đạo Phật hiện đại hóa, Nxb Lá bối, ebook.

12. Nguyễn Duy Hinh (2009), Lịch sử đạo Phật Việt Nam, Nxb Tôn giáo và Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

13. Hội văn hóa giáo dục Linh Sơn Đài Bắc (2000), Phật quang đại từ điển.

14. Kinh Trung bộ, kinh Điều ngự địa, số 125

15. Trần Bá Lãm (1787), La Thành cổ tích vịnh, Thư viện Viện Hán Nôm.

16. Thịnh Lê (2001),Từ điển Nho Phật Đạo, Nhà xuất bản văn học, Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 01/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí