Thực Trạng Thực Hành Nghi Lễ Cầu An Tại Chùa Quán Sứ

thì thầy chủ lễ sẽ để trống và mọi người sẽ tự nhất tâm nguyện tên, tuổi, địa chỉ,.. gia đình mình với ý nguyện “Nguyện giải hết thảy tai ương nạn, ách chướng, tật tiêu trừ, phúc thọ tăng duyên, bình yên gia cảnh, khỏe mạnh vui tươi, hết thảy mọi người, thân tâm an lạc.”[20,90]

Nhà chùa thường cho phát tâm đăng ký lễ cầu an vào 15 tháng chạp hàng năm, để phục vụ số lượng tín đồ đông đảo, chùa đã sắp xếp nhiều bàn tiếp lễ, bàn đăng ký. Sau đăng ký làm lễ, nhà chùa sẽ chuẩn bị hương, hoa, trà quả cùng với lá sớ cho từng người, từng gia đình, người đăng ký chỉ cần gửi lại tiền đồ lễ, lá sớ mà chùa đã chuẩn bị để làm lễ cho mình là 150.000 nghìn đồng/ lượt mà không phải chuẩn bị thêm gì, ngoài ra bất kỳ ai cũng có thể phát tâm cúng dường Tam Bảo tùy tâm, tùy theo điều kiện của mình. Không những vậy, theo như Đại đức Thích Minh Đức trả lời trên báo điện tử 2thì bất kỳ ai có nhu cầu nhưng điều kiện không cho phép thì có thể thỉnh cầu với nhà chùa, nhà chùa sẽ giúp đỡ mà không lấy một đồng nào. [28]

Đến tối đại lễ cầu an mới chính thức được bắt đầu nhưng có rất nhiều người đã có mặt tại chùa từ rất sớm để có chỗ, có người đến trước giờ lễ tận tận 7 đến 8 giờ đồng hồ, có nhiều người mang cả ghế, báo, chiếu thậm chí cả đồ ăn thức uống để ngủ nghỉ chuẩn bị trước giờ làm lễ. Vì số lượng người tín và tin vào chùa để về dự khóa lễ cầu an của chùa Phúc Khánh là không hề nhỏ, năm nào cũng tới hàng nghìn người tham dự mà diện tích chùa không đủ sức chứa nên tình trạng người dân đến từ rất sớm nhưng vẫn không thể vào được chùa, hay đoạn đường một chiều cùng phía với nhà chùa. Người dân phải ngồi tràn ra ngoài sân, ngoài cổng chùa thậm chí trên vỉa hè ngoài chùa hay dưới lòng đường,… Bên trong chùa không còn một chỗ trống nào, phải làm hàng dây chắn ngăn cách để lấy lối đi, nói là lối đi nhưng cũng chỉ vừa đủ 1 người đi lại, nếu 2 người đi thì phải hơi nghiêng người để nhường lối, bên ngoài chùa người dân đứng, ngồi tắc kín chiếm gần hết một nửa làn đường


phía bên chùa. Khách thập phương đến tham dự thì có thể gửi xe tại điểm trông giữ phương tiện của phường Ngã Tư Sở hoặc một số điểm trông xe tự phát gần chùa với chi phí từ 10.000 VNĐ đến 20.000 VNĐ, tuy nhiên những người đến sau không có chỗ gửi xe đành đỗ xe ngay tại chỗ, đứng vái vọng vào chùa để tham dự khóa lễ thậm chí có người đỗ trên cầu vượt vái vọng vào chùa.

Không chỉ có người dân có mặt từ sớm mà hàng trăm cán bộ chiến sĩ công an cũng đã có mặt từ sớm để đảm bảo an ninh trật tự và An toàn giao thông cho người dự lễ cầu an tại chùa Phúc Khánh. Công an quận Đống Đa đã huy động 13 đội nghiệp vụ, công an 16 phường với hơn 300 chiến sĩ, 100 bảo vệ dân phố được bố trí làm 3 vòng khép kín chốt chặn tại các điểm, lực lượng chức năng được huy động từ ngoài cổng vào tận trong chùa để đảm bảo an ninh trật tự. Để đảm bảo an toàn giao thông, giúp các phương tiện đi lại thuận lợi, lực lượng cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông đã được phân bố chốt chặn tại các tuyến đường, ngã tư như Tây Sơn – Chùa Bộc, Tây Sơn – Láng - Ngã Tư Sở, cảnh sát lập hàng rào barie ngăn và đứng thành hàng bên ngoài hướng dẫn phân luồng, đảm bảo an ninh trật tự cho người dân dự lễ. Càng sát giờ lễ, người dân đổ về chùa ngày càng đông, cảnh sát phải liên tục kéo lùi hàng barie cho khách tham dự, nhiều người lưu thông qua khu vực đỗ xe lại xem và chụp ảnh khiến giao thông bắt đầu ùn ứ. Dù khóa lễ kết thúc đã hơn một tiếng nhưng đến 21 giờ các phương tiện lưu thông qua đoạn đường này vẫn gặp phải nhiều khó khăn.

Để buổi lễ có thể diễn ra thuận lợi có một phần công không hề nhỏ của đội tình nguyện viên của chùa. Họ đã phải liên tục chuẩn bị cho khóa lễ, từ đồ lễ, lộc chùa cho khách sau khi khóa lễ kết thúc đến chỗ ngồi của từng người dân về lễ chùa. Dù đã được nhắc từ trước là “Không vứt rác ra chùa” nhưng sau khi khóa lễ kết thúc, những tình nguyện viên vẫn dọn được cả đống rác

trong sân chùa đến ngoài cổng chùa như báo chải đất, vỏ chai nước, vỏ bánh,…

Sau cùng mỗi buổi lễ, sớ cầu an mỗi gia đình sẽ được nhà chùa giúp hóa tại chùa, mỗi người sẽ được nhà chùa phát một chút lộc sau khi buổi lễ kết thúc. Nói là phát nhưng thực tâm là nhà chùa đã chuẩn bị sẵn những rổ, sọt, thùng lộc to để xếp thành một hàng ở cạnh cổng chùa, sau khi kết thúc buổi lễ mỗi người sẽ xin một chút lộc chùa mang về, lộc chùa có thể là oản, chuối,…với đội ngũ con nhang đệ tử đông đảo, mỗi thùng lộc sẽ có một người đứng phát lộc, điều này để chắc chắn một điều là ai cũng sẽ có lộc chùa mang về sau khóa lễ. Xin lộc để tạo niềm tin trong cách sinh hoạt và đó là biểu tượng của sự may mắn, tốt đẹp. Tuy nhiên, do số lượng người tham dự khá là đông nên sau khi kết thúc khóa lễ, tình trạng chen lấn xô đẩy xin lộc chùa vẫn thường xuyên xảy ra.

Có thể thấy mọi người tin rằng cầu an chính là thiết lễ, tụng kinh, cầu nguyện cho người sống thoát khỏi bệnh tật, tai qua nạn khỏi, cho gia đình được hạnh phúc, mong cho con cái được nên người, lên lương,… (Phụ lục 1) Sau buổi lễ, ai cũng cảm thấy bình tâm, mọi chuyện trong cuộc sống sẽ thoải mái hơn, bình an tai qua nạn khỏi. (Phụ lục 1)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

2.2.2. Thực trạng thực hành nghi lễ cầu an tại chùa Quán Sứ


Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay - 6

Chùa Quán Sứ từ xưa đến nay luôn chiếm được lòng rất đông tín đồ đại chúng, đây cũng chính là nơi mà nhiều du khách thập phương chọn làm điểm đến trong đầu năm mới, đầu năm ở chùa nổi bật với lễ “Kỳ Yên”, “Kỳ An”,…mong cầu sự bình an, may mắn, sức khỏe, cầu phúc, lộc, thọ,…

Với không gian rất rộng rãi, sáng sủa, uy nghiêm cũng không kém phần thanh tịnh, chùa bắt đầu những khóa lễ giải hạn, cầu siêu,… đầu năm từ ngày mồng 4 tháng riêng đến hết tháng riêng. Khóa lễ cầu an cũng không phải một ngoại lệ, tùy vào điều kiện và nhu cầu của đại chúng, số lượng tín đồ thành

tâm đăng ký mà lịch làm lễ cầu an đầu năm sẽ được diễn ra trong các ngày từ mùng 4 tháng riêng đến hết tháng riêng, có thể là mùng 9 hoặc ngày 14,….ngoài ra để đáp ứng nhu cầu của tín đồ, nhà chùa còn tổ chức các buổi lễ cầu an vào ngày 30 âm lịch hàng tháng, và đôi khi còn có tổ chức những buổi lễ cầu an cho gia chủ nào có nhu cầu. Tuy nhiên, khóa lễ cầu an đầu năm vẫn có số lượng người đăng ký đông nhất và đối với các buổi lễ cầu an theo nhu cầu gia chủ nằm ngoài lịch cầu an trên chùa thì sẽ được sắp xếp tùy theo lịch của các thầy chủ lễ. Khóa lễ được diễn ra trong khoảng 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi xuyên suốt là sự trang nghiêm và linh thiêng nơi cửa chùa.

Muốn được ghi danh làm khóa lễ cầu an đầu năm hay bất kỳ khóa lễ cầu an nào trên chùa đều phải đăng ký trước, đối với khóa lễ cầu an đầu năm thì sẽ phải đăng ký vào tầm 15 tháng chạp năm trước, đối với các khóa lễ cầu an khác thì tín đồ có thể đăng ký tại chùa bất kỳ lúc nào có nhu cầu, nhà chùa sẽ sắp xếp làm lễ cho gia chủ. Tại chùa luôn có một phòng đón tiếp hay còn gọi là tiếp lễ, sẽ có một thầy sư với ba bà vãi – con nhang đệ tử nhà Phật chuyên lo những việc tiếp đón, nhận đăng ký các khóa lễ tại chùa, giải đáp những khúc mắc cho tín đồ, Phật tử đến chùa, bất kỳ điều gì còn đang lăn tăn, khúc mắc trong cuộc sống cần có sự che trở của cửa Phật, bảo ban của nhà chùa đều có thể đến đây xin giải đáp, giúp đỡ. Có thể như những việc muốn xin đăng ký cầu siêu cho người thân, muốn xin đăng ký làm lễ hằng thuận tại chùa, muốn xem ngày cưới hay tới những việc liên quan đến sự thờ cúng tại gia đình như muốn xin bốc bát hương mới, xin rước ảnh Phật về thờ,… tất cả đều được chùa giải đáp, hướng dẫn cụ thể, chỉ cần thành tâm hướng về Phật, người ta thường hay nói những phép lạ sẽ xảy ra khi các Phật tử thành tâm, bởi sự thành tâm chính là cách tiếp xúc trực tiếp với Đức Phật trong đạo Phật Đại Thừa, chính vì vậy chỉ cần thành tâm hướng Phật, Phật sẽ đưa đường dẫn lối ta đi ra khỏi tăm tối, hướng ta làm những điều thiện.

Sau khi ghi tên, tuổi, địa chỉ bản thân, người thân vào danh sách đăng ký cầu an, ban tiếp lễ sẽ ghi thông, cùng sự mong của gia đình vào sớ, sẽ báo lịch lễ cầu an luôn để mình có thể sắp xếp tham dự. Trong nghi lễ cầu an, đại chúng không cần chuẩn bị bất kỳ hương, hoa, lễ, quả,… gì, tất cả đều được các thầy chủ lễ cùng các tổ kinh chuẩn bị. Tổ kinh hay còn gọi là các bà vãi thường phụ giúp các thầy, tham dự cùng buổi lễ bởi họ coi đó là việc làm công quả phụ giúp các thầy và đại chúng. Trong buổi lễ, thường ngồi xung quanh đại chúng, họ tự chuẩn bị sớ, kinh để đọc và mặc quần áo lam, tụng niệm theo thầy.

Các thầy có chuẩn bị mic và loa để đại chúng có thể nghe rò hơn chính vì vậy việc tụng niệm cũng không gặp khó khăn trở ngại nhiều, nếu thuộc kinh có thể tụng theo thầy còn nếu không thì quỳ chắp tay, nhất tâm hướng về Tam Bảo. Những cá nhân hay gia đình nào đã đăng ký làm lễ cầu an với chùa thì thầy sẽ đọc sớ cầu an của từng gia đình, còn ai chưa đăng ký hay không có sớ thì có thể tự cầu nguyện thỉnh cầu tới Phật, xuất tâm thì Phật chứng, một lòng thành tâm hướng xin cầu Phật.

Khi kết thúc khóa lễ, Phật tử ai ai cũng nhận được lộc chùa, có thể là oản, xôi hay hoa quả tùy theo ban phát của các thầy, sớ cầu an của mỗi gia đình cũng sẽ được nhà chùa hỗ trợ hóa giúp. Đặc biệt, chi phí mỗi khóa lễ cầu an đều không có, tín đồ có nhu cầu thì nhà chùa thực hiện giải quyết những vấn đề xuất phát từ những nhu cầu thực tế của con người bởi lẽ Phật giáo không phải từ hư không hay từ trên trời rơi xuống mà nó được thai nghén từ trong các vấn đề của cuộc sống và được sinh ra để giải quyết những vấn đề đó. Ngoài ra, tín đồ nào phát tâm có thể cúng dường Tam Bảo tùy tâm.

Theo quan niệm của Phật, cầu an đầu năm không nằm ngoài mục đích để mình và gia đình thành tâm sám hối tội lỗi, tiêu trừ nghiệp chướng, bỏ ác làm thiện, phát nguyện hồi hướng công đức của những thiện sự đó để cho bản thân

và gia đình tai qua nạn khỏi, tăng khả năng tiêu tai, giảm tội, tăng phúc bình an, thân tâm an lạc.

Tham gia lễ chùa như vậy, chính là được sống trong những phút giây chính niệm, tịnh tâm. Phật luôn dạy rằng, mọi phước đức ở đời đều được vun trồng và chăm chút từ nhiều đời trước, khi biết nói lời ái ngữ, làm việc thiện lành, giàu lòng nhân ái giúp mọi người thì cuộc sống sẽ được phúc, được an lành ở những phút giây hiện tại.

Hàng trắm người từ thập phương đều quy tụ về đây mỗi dịp đầu xuân để lễ tết cũng như cầu an với mong cầu một năm mới bình an, không lo lắng. Sauk hi khóa lễ cầu an kết thúc, mỗi người thường cảm thấy tâm bình an hơn, yên tâm về những kế hoạch trong năm mới với một tâm niệm khi đã cầu an trên chùa như vậy những thành viên trong nhà đều được bình an, tai qua nạn khỏi.

2.2.3. Thực hành nghi lễ cầu an ở chùa Bằng


Mỗi năm tết đến, xuân về, chùa Bằng đều tổ chức tụng kinh Dược Sư cầu cho quốc thái dân an bắt đầu vào 14 giờ hàng ngày từ mồng 1 đến mùng 7 tháng riêng. Chùa cho phát tâm đăng ký từ 15 tháng chạp năm trước.

Khi đến sẽ được những người tình nguyện viên tại chùa – những người phát tâm phụ giúp các thầy ở chùa, họ coi đấy là công quả phụ giúp các thầy và đại chúng, giúp đỡ ghi danh, đăng ký cho mình làm khóa lễ, sau khi đăng ký các tình nguyện viên sẽ viết sớ và báo cho mình ngày tham gia khóa lễ của mình cùng gia đình, đến ngày mình đến tham gia tụng niệm cùng thầy, cầu cho gia đình mạnh khỏe, yên ấm cửa nhà,… (Phụ Lục 1), ngoài ra mình có thể đến chùa tham dự khóa lễ bất kỳ ngày nào chỉ cần có tâm hướng đến Phật, bất kỳ ngày nào cũng có thể đến chùa cầu nguyện, nghe tụng kinh pháp. Trong nghi lễ cầu an, đại chúng không cần chuẩn bị bất kỳ hương, hoa, lễ, quả,… gì, tất cả đều được các thầy chủ lễ cùng các tình nguyện viên của chùa

chuẩn bị, sau khi khóa lễ kết thúc, tín đồ có thể tùy tâm hồi hướng cho nhà chùa.

Thành phần tổ chức thường có chủ lễ là trụ trì Thích Bảo Nghiêm cùng chư tôn đức Tăng làm nhiệm phụ vụ giúp các công việc trì, niệm cho chủ lễ, bên cạnh còn có những tình nguyện viện hay còn được gọi là bà vãi ngồi xung quanh trong ban Tam Bảo cũng tham gia tụng niệm giúp các thầy. Thành phần tham dự có thể là bất kỳ ai, già trẻ lớn bé, không kể sang nghèo hay đã quy y hay chưa quy y, chỉ cần hoan hỉ có tâm hướng về Phật đều có thể đăng ký tham dự.

Nghi thức đàn Dược Sư được bày biện trang nghiêm, cung thỉnh tôn tượng của 7 Đức Phật Dược Sư tại 7 bàn thờ và bày biện hương, hoa, đèn, nến trang nghiêm, treo phan, treo phướn mà lá phướn lớn nhất là 10 gang tay như trong kinh Dược Sư đã dạy. Đồ lễ dâng lên Phật thường gồm : hương, hoa, trà quả,.. đôi khi có thêm một mâm đồ chay tất cả đều được những tình nguyện viên trong chùa chuẩn bị một cách kỹ lưỡng từ nhiều ngày trước để buổi lễ được diễn ra suôn sẻ.

Trước khi bắt đầu, Hòa thượng trụ trì Thích Bảo Nghiêm cùng chư tôn đức Tăng và toàn thể đại chúng đã làm lễ niêm hương bạch Phật, yết Tổ và thực hiện nghi thức sái tịnh đàn để khai mạc đàn Dược Sư đầu năm cầu nguyện thế giới hòa bình, nhân dân an lạc ấm no. Sau đó, là thời khai kinh Dược Sư được đặt dưới sự chủ lễ của Hòa thượng trụ trì cùng chư tôn đức Tăng Ni đến từ các chùa trong địa bàn thành phố Hà Nội. Xuyên suốt những ngày này nhà chùa và Phật tử chỉ nghiêm trì đọc bản kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai Bản Nguyện Công Đức và xướng niệm hồng danh của Đức Phật Dược Sư. Đến phần văn sớ, các thầy sẽ đọc sớ cầu an của từng gia đình cùng với nguyện ước của riêng từng nhà. Chư tôn đức Tăng, Ni Phật tử và người dân thập phương lúc đến, lúc đi nhưng cũng cố gắng ngồi xuống tụng 1 biến kinh hoặc đơn giản là vào chỉ niệm hoặc chỉ là vào đỉnh lễ nhưng

đều là đọc tụng bản kinh lưu truyền bằng chữ Hán. Bên cạnh trì tụng kinh văn, phụng thờ 7 Phật Dược Sư thì còn làm những việc như phóng sinh, tu phúc hay làm những việc từ thiện, bố thí cho những người khốn khó bần cùng, giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn rồi cho tới cúng dường Tam Bảo, cúng dường cho việc trùng tu chùa cảnh, in ấn kinh sách và cúng hiện tiền chư Tăng.

Mọi người đến chùa cầu an lễ Phật để khép lại một năm mới với tất bật những muộn phiền, lo toan vất vả, cầu mong một năm mới bình an. ( Phụ Lục 1)

Sau khi khóa lễ kết thúc, nhà chùa sẽ hỗ trợ hóa giúp sớ cho các gia đình, thầy chủ lễ hạ lễ và phát lộc mọi người tham dự. Đồ lễ cúng xong, thường người ta không thường hưởng lộc một mình. Lộc chùa thường được chia làm nhiều phần. Một phần được chính người dâng cúng đem về thụ lộc, một phần để cho sư và những người coi sóc chùa, một phần thì để dành cho những người lang thang cơ nhỡ, đói khát, nhưng trẻ không có nơi nương tựa... Nhưng ở đây người chuẩn bị lễ là con nhang đệ tử của chùa, thì những người không phải chuẩn bị kia có được nhận lộc không? Ai cũng được nhận lộc hết, các thầy sư tại chùa thường phát hết lộc cho tất cả mọi người bởi lẽ Phật thương dân như thương con, từ bi độ lượng, không so đo, nề hà, đầu năm nhận một chút lộc chùa để một năm có sự may mắn đồng thời cũng nhắc nhở bản thân tinh tiến tu tập, nuôi dưỡng và phát triển Phật tính, hạt giống bồ đề trong con người, làm những việc thiện lành, ứng dụng lời Phật dạy để chuyển hóa thân tâm,đặc biệt phải có niềm tin sâu vào nhân quả. Chỉ có như vậy, bản thân mới được an từ tận bên trong.

NHẬN XÉT


Theo như khảo sát của chúng tôi về tiến hành nghi lễ cầu an đầu năm của Phật giáo Đại Thừa ở các chùa tại thủ đô Hà Nội hiện nay như chùa Phúc

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 01/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí