nghiệp được tác giả luận án căn cứ vào danh sách cán bộ kế toán tại các doanh nghiệp, vào sự giới thiệu của người quen.
Ban đầu, các doanh nghiệp được lựa chọn tiếp cận đề tài thông qua trao đổi trực tiếp qua điện thoại hoặc trao đổi qua người quen nhằm làm rõ mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, độ tin cậy của thông tin được cung cấp, ... Kết quả có 98 doanh nghiệp trong số 150 doanh nghiệp dự định khảo sát (tỷ lệ 65,3% doanh nghiệp) đồng ý tham gia phỏng vấn và 07 doanh nghiệp đồng ý tham gia dưới hình thức trả lời phiếu điều tra (chiếm 4,7%). Các cuộc phỏng vấn được thực hiện theo hai cách tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với 01 (một) hoặc 02 (hai) cán bộ kế toán có kinh nghiệm ở mỗi đơn vị khảo sát. Thông tin về các doanh nghiệp tham gia khảo sát, nội dung phiếu điều tra doanh nghiệp và kết quả khảo sát được kèm theo tại các phụ lục ở cuối luận án (Phụ lục 1: Phiếu khảo sát doanh nghiệp; Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả khảo sát doanh nghiệp; Phụ lục 5: Danh sách các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn; Phụ lục 6: Tổng hợp kết quả các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn; Phụ lục 7: Danh sách các doanh nghiệp gửi phiếu điều tra). Kết quả khảo sát doanh nghiệp được luận án sử dụng để minh chứng thực tế về hệ thống TKKT hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp. Một số kết quả được sử dụng để làm căn cứ đề ra các giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống TKKT.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu để hoàn thiện và xây dựng hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD hiện hành nên đối tượng tham gia khảo sát còn bao gồm cả các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, kế toán và kiểm toán. Tất cả có 58 chuyên gia hồi đáp trong tổng số 100 chuyên gia nhận lời tham gia điều tra. Việc lựa chọn chuyên gia được bắt đầu bằng cách thông qua điện thoại hoặc email, tác giả liên hệ với các chuyên gia về các nội dung điều tra. Do điều kiện thời gian và công việc, các chuyên gia đều chấp nhận tham gia thông qua phiếu điều tra và hầu hết đều đồng ý để lại các thông tin cá nhân liên quan (tên, tuổi, nơi công tác, lĩnh vực hoạt động, ...). Thông tin về kết quả khảo sát chuyên gia được trình bày tại Phụ lục 3: Phiếu khảo sát chuyên gia và Phụ lục 4: Tổng hợp kết quả khảo sát chuyên gia đính kèm theo ở cuối luận án. Kết quả khảo sát chuyên gia là một trong những
căn cứ quan trọng để tác giả đề xuất các giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam.
Các câu hỏi điều tra, phỏng vấn được xây dựng chủ yếu dựa trên câu hỏi nghiên cứu và các mệnh đề, được thiết lập cho mục đích điều tra và thu thập dữ liệu. Các cuộc phỏng vấn trực tiếp hay gián tiếp đều được thực hiện trên cơ sở các câu hỏi mở nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những người tham gia phỏng vấn trình bày ý kiến hay quan điểm cá nhân của họ; đồng thời, giúp tác giả có thể phát hiện vấn đề mới trong quá trình điều tra. Nội dung các câu hỏi phỏng vấn chủ yếu xoay quanh thực trạng vận dụng hệ thống TKKT cùng những khó khăn và thuận lợi cùng với những đề xuất, kiến nghị mong muốn của những người làm kế toán tại doanh nghiệp. Do những lý do tế nhị mà những người tham gia phỏng vấn không cho phép ghi âm nên kết quả phỏng vấn được tác giả luận án thực hiện dưới hình thức ghi chép lại.
Đối với các câu hỏi trong phiếu điều tra, ngoài những câu hỏi liên quan đến thông tin chung về doanh nghiệp (Tên và địa chỉ Công ty; Tên và chức vụ của người trả lời bảng khảo sát trong Công ty; Địa bàn hoạt động của Công ty; Năm thành lập Công ty; 5. Số lượng lao động của Công ty hiện hành; Loại hình tổ chức và hoạt động của Công ty; ...) là những thông tin liên quan đến hệ thống kế toán và TKKT mà công ty đang áp dụng (áp dụng chế độ kế toán ban hành theo quyết định nào; hình thức tổ chức công tác kế toán; đánh giá chất lượng hoạt động kế toán của công ty hiện nay; hệ thống TKKT sử dụng; các TK đặc thù; thuận lợi, khó khăn khi áp dụng hệ thống TKKT hiện hành; giải pháp hoàn thiện; kiến nghị; ...). Đây là những câu hỏi được xây dựng nhằm trả lời cho việc thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của luận án; trong đó, một số câu hỏi nhằm trả lời cho mục tiêu nghiên cứu thứ hai về phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống TKKT doanh nghiệp hiện hành. Các câu hỏi còn lại nhằm trả lời cho mục tiêu nghiên cứu thứ ba về đề xuất các giải pháp cơ bản để hoàn thiện hệ thống TKKT áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD hiện hành ở Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kế toán và thông tin kế toán trong các doanh nghiệp SXKD.
Các câu hỏi được trình bày logic, bảo đảm sự kết nối giữa câu hỏi phỏng vấn với câu hỏi nghiên cứu và định hướng của mệnh đề nghiên cứu thông qua các chủ đề được tổng kết từ nghiên cứu lý luận và khung lý thuyết đã được phát triển của đề tài.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam - 1
- Nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam - 2
- Nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam - 4
- Kế Toán, Khuôn Khổ Pháp Luật Và Các Quy Định Về Kế Toán Doanh Nghiệp
- Tài Khoản Kế Toán Và Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán Trong Doanh Nghiệp Sản Xuất - Kinh Doanh
Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.
Kết quả điều tra, phỏng vấn được sự cho phép của những người tham gia chỉ sử dụng để phục vụ cho nghiên cứu và được công bố dưới hình thức một công trình nghiên cứu khoa học.
Giai đoạn 3 của quá trình nghiên cứu bao gồm các công việc như phân tích, xử lý số liệu; trên cơ sở đó, rút ra các kết luận về các nội dung nghiên cứu. Sau khi dữ liệu đã được thu thập, tác giả luận án tiến hành xử lý nhằm tổng hợp, phân loại, sàng lọc, lựa chọn và tóm lược dữ liệu để có thể sử dụng được. Quá trình xử lý dữ liệu thu thập bao gồm các công việc như: phê chuẩn dữ liệu, hiệu đính dữ liệu, lập bảng tính, xác định và tính toán các đặc trưng của dữ liệu, nhập dữ liệu vào máy tính và sử dụng các phần mềm thích hợp để xử lý và phân tích dữ liệu nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. Đối với các dữ liệu thu thập qua điều tra trực tuyến được xử lý trực tiếp bằng phần mềm Google Docs, còn các dữ liệu thu thập trực tiếp qua phỏng vấn hay do doanh nghiệp cung cấp được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS và bằng phần mềm xử lý dữ liệu văn phòng Microsoft Office (phân tích thống kê đơn giản của Exel) kết hợp với việc mô tả số liệu thông qua số tuyệt đối, số tương đối kết hợp với đồ thị hoặc biểu đồ. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp phân tích mang tính nghiệp vụ - kỹ thuật khác như so sánh, đối chiếu, tổng hợp, phân tích và phương pháp chuyên gia để xét đoán phù hợp với tư duy biện chứng và lịch sử. Các kết quả phân tích dữ liệu được sử dụng để trình bày kết quả nghiên cứu ở các phần tiếp theo của đề tài.
6. Những đóng góp mới của đề tài
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống TKKT áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD cả về chế độ kế toán qua các thời kỳ và thực tế thực hiện cũng như kinh nghiệm của các nước trên thế giới, luận án đã tổng hợp, phân tích, đánh giá và đưa ra các quan điểm cũng như các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ
thống TKKT hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn. Các vấn đề mà đề tài đề cập có ý nghĩa cả về lý luận khoa học và thực tiễn trong cả ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể, luận án có các đóng góp chủ yếu sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về TK và hệ thống TKKT áp dụng trong các doanh nghiệp.
- Phân tích và đánh giá một cách khách quan những tồn tại của hệ thống TKKT hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và khách quan tác động tới hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD.
- Đề xuất các giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện và xây dựng hệ thống TKKT hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam.
7. Kết cấu của đề tài
Với tên gọi “Nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam", ngoài mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, sơ đồ, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp; Chương 2: Cơ sở lý luận về tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu về hệ thống tài khoản kế toán hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam;
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi Nhà nước và các doanh nghiệp phải đổi mới và hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý tài chính, trong đó có hệ thống kế toán. Một hệ thống kế toán doanh nghiệp là sự kết hợp của nhiều thành phần, yếu tố khác nhau, trong đó hệ thống TKKT có thể được coi như là thành phần quan trọng của hệ thống kế toán doanh nghiệp, có ảnh hưởng chi phối tới các thành phần khác của hệ thống kế toán đó. Hệ thống TKKT giúp cho người làm kế toán tại doanh nghiệp có thể phân loại và hệ thống hóa được thông tin về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính ở doanh nghiệp phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nước, của các ngành và của từng doanh nghiệp. Thông qua hệ thống TKKT và phương pháp ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào các TKKT trong hệ thống TKKT sẽ giúp cho việc tạo lập thông tin kịp thòi để lập BCTC phục vụ cho doanh nghiệp và cho các đối tượng sử dụng BCTC.
Nghiên cứu về hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới. Ở các nước đã và đang phát triển, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hệ thống kế toán, trong đó có hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD, do các doanh nghiệp tự xây dựng trên cơ sở các CMKT. Hệ thống TKKT doanh nghiệp thường xuyên được nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi và ngày càng được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho quản lý. Việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp được triển khai ở các cơ quan, tổ chức và ở các doanh nghiệp SXKD phụ thuộc vào việc nghiên cứu, xây dựng để ban hành hệ thống kế toán doanh nghiệp của từng quốc gia.
Xét về lịch sử, TKKT và hệ thống TKKT được đề cập từ rất lâu trên thế giới. Những người Italia tiên phong trong thời kỳ Phục hưng (từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 16)
được coi là cha đẻ của kế toán hiện đại. Chính họ đã có những đóng góp tích cực trong việc đưa các hoạt động và giao dịch thương mại lên một tầm cao mới với cách tìm kiếm lợi nhuận tối ưu hơn. Họ cũng là những người đầu tiên sử dụng chữ số Ả rập để ghi nhận các TK kinh doanh - một bước tiến vượt bậc so với việc sử dụng chữ số La mã. Họ lưu giữ các bản ghi chép kinh doanh như là vốn và nợ trên phạm vi rộng - một bước tiến đến kế toán kép.
Trong số những người Italia thời Phục hưng, Luca Pacioli (sinh khoảng năm 1.445) được biết đến là một người am hiểu về văn hóa, hội họa, toán học, kinh doanh, y học, âm nhạc, khoa học quân sự, luật pháp, ngoại ngữ, ... Vào khoảng năm 1.494, Pacioli công bố cuốn sách “Summa de Arithmetica, Geometria, Proportioni et Proportionalita” (Everything About Arithmetic, Geometry and Proportion); trong đó liệt kê và hướng dẫn các hiểu biết đương đại về toán học và kế toán chỉ là một trong 5 chủ đề được đề cập đến. Chủ đề kế toán gồm 36 chương ngắn với tiêu đề "De Computis et Scripturis" ("Of Reckonings and Writings").
Hệ thống TKKT kép ra đời giúp cho việc lưu giữ và phản ánh các bản bullae có hệ thống hơn, nó buộc các nghiệp vụ phát sinh phải được ghi 2 lần vào tài khoản: một lần ghi bên Nợ (debit) và một lần ghi bên Có (credit). Nhờ có sự ra đời của hệ thống TKKT kép mà ngành kế toán đã phát triển vượt bậc. Hệ thống kế toán kép đã trở thành nguyên tắc kế toán cơ bản. Về sau, có thêm các nghiên cứu khác như "How To Keep a Perfect AcCompte Of Debitour and Creditour" của James Peele năm 1553, "English System Of Book Keeping" của Edward Jones năm 1795. Cho đến nay, các ý tưởng cơ bản của kế toán kép vẫn còn nguyên giá trị và được vận dụng hết sức khoa học kết hợp với các phương tiện tính toán hiện đại.
Trên thế giới hiện nay tồn tại hai xu hướng xây dựng hệ thống TKKT. Xu hướng thứ nhất là các quốc gia xây dựng và ban hành một hệ thống TKKT thống nhất áp dụng cho mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế. Xu hướng thứ hai là các quốc gia không xây dựng và ban hành hệ thống TKKT mà các doanh nghiệp tự xây dựng hệ thống TKKT riêng áp dụng cho đơn vị của mình với điều kiện phải đảm bảo tuân
thủ pháp Luật Kế toán, CMKT và các quy định có liên quan do Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.
Việt Nam đi theo xu hướng xây dựng hệ thống TKKT thống nhất áp dụng cho các doanh nghiệp SXKD. Theo đó, mỗi TKKT có mã hiệu riêng, tên riêng và được sắp xếp theo từng nhóm, từng loại để tiện cho việc theo dõi thông tin, tổng hợp thông tin và mã hóa thông tin kế toán. Mỗi TKKT được quy định nội dung phản ánh, các TKKT chi tiết, phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu, mối quan hệ giữa các TK trong từng loại, từng nhóm và giữa các TK với nhau. Theo Luật Kế toán (năm 2003), hệ thống TKKT gồm các TKKT cần sử dụng. Mỗi đơn vị kế toán phải sử dụng một hệ thống TKKT (Điều 23). Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống TKKT do Bộ Tài chính quy định để chọn hệ thống TKKT áp dụng ở đơn vị và được chi tiết các TKKT đã chọn phục vụ cho yêu cầu quản lý của đơn vị (Điều 24).
Qua tổng hợp các tài liệu, bài viết đã thu thập được, có thể thấy hầu hết các tác giả, nhà nghiên cứu trong nước đều đánh giá cao những ưu điểm của một hệ thống TKKT áp dụng cho doanh nghiệp SXKD trên nhiều phương diện khác nhau từ việc thu thập, xử lý đến sử dụng thông tin kế toán. Cũng theo họ, việc xây dựng và vận hành hệ thống TKKT áp dụng cho doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam hiện nay còn nhiều điểm bất hợp lý, gây khó khăn cho công tác kế toán ở các doanh nghiệp. Theo chế độ hiện hành, Bộ Tài chính ban hành một hệ thống TKKT doanh nghiệp thống nhất, sau đó, căn cứ vào đặc điểm SXKD, đặc điểm về quy mô, đặc thù trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng doanh nghiệp cụ thể, Bộ Tài chính tiếp tục xây dựng và ban hành các hệ thống TKKT khác nhau áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp, từng ngành. Vậy nên, xuất phát từ một hệ thống TKKT doanh nghiệp thống nhất ban hành theo Quyết định số 15/2006 cho tới nay, ở Việt Nam đang tồn tại nhiều hệ thống TKKT khác nhau và chưa tăng cường tính chủ động, linh hoạt và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tự xây dựng hệ thống TKKT phù hợp để áp dụng cho chính doanh nghiệp của mình. Tồn tại này phát sinh do hệ thống TKKT doanh nghiệp hiện hành quy định doanh nghiệp phải thực hiện
thống nhất chi tiết TK các cấp, nếu muốn sử dụng khác các TK các cấp do Nhà nước quy định phải có sự chấp thuận của Bộ Tài chính, quy định này đã làm tăng thủ tục hành chính không cần thiết.
Ở Việt Nam, hệ thống TKKT áp dụng cho doanh nghiệp SXKD đã được ban hành, áp dụng và không ngừng được sửa đổi, bổ sung cho thích ứng với yêu cầu quản lý và sự phát triển đa dạng và đổi mới của các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, khi vận dụng trong thực tế, hệ thống TKKT theo quy định hiện hành áp dụng cho các doanh nghiệp SXKD vẫn bộc lộ những điểm yếu cần khắc phục và hoàn thiện phù hợp với thông lệ các nước nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu kế toán của doanh nghiệp cũng như những yêu cầu quản lý của Nhà nước về tài chính, kế toán. Đã có khá nhiều công trình trong nước nghiên cứu về TKKT và hệ thống TKKT áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD được công bố, trong đó, chủ yếu là giáo trình của các trường đại học như Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Thương mại, Đại học Mở Hà Nội, … Ngoài ra, các nghiên cứu về hệ thống TKKT doanh nghiệp còn được đăng tải trên trên một số tạp chí chuyên ngành (Tạp chí kế toán, Tạp chí Tài chính, Tạp chí Kinh tế phát triển, …). Có thể kể đến đề tài nghiên cứu cấp bộ (Bộ Tài chính) “Đổi mới hệ thống TKKT thống nhất”56 do PGS.TS Võ Đình Hảo chủ nhiệm nghiệm thu năm 1989. Tuy nhiên, đề tài này đề cập đến hệ thống TKKT thống nhất trong giai đoạn nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Tiếp đó là đề tài cấp bộ (Bộ Giáo dục & Đào tạo) “Hoàn thiện hệ thống TKKT thống nhất áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam”40 do GS.TS Nguyễn Văn Công chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2003. Tuy nhiên, đề tài này mới đề cập đến việc hoàn thiện hệ thống TKKT trước khi Bộ Tài chính ban hành hệ thống TKKT trong CĐKT doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/200624. Để có thể hoàn thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp áp dụng cho doanh nghiệp SXKD hiện hành cho phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện của Việt Nam cần phải đưa ra được những quan điểm và giải pháp hoàn thiện hợp lý. Các quan điểm và giải pháp này phải mang tính kế thừa, tiếp thu