Vai Trò Nguồn Tin Ngoại Văn Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam


2.2. Vai trò nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam


Nguồn tin ngoại văn là thành phần của hệ thống thông tin và là nguyên liệu đầu vào của quá trình hoạt động thông tin khoa học. Chính vì vậy vốn tài liệu ngoại văn giữ vị trí then chốt, quyết định sự tồn tại và hiệu quả hoạt động thông tin khoa học.


Nguồn tin ngoại văn là cơ sở để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin, làm công cụ tra cứu như: thư mục, các CSDL thư mục... là tiêu chí để đánh giá chất lượng một sản phẩm thông tin - thư viện.


Nguồn tin ngoại văn tạo ra các sản phẩm thông tin phản ánh tính độc đáo, tính quí hiếm của thông tin nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường, tạo ra giá trị gia tăng của thông tin như: thông tin phân tích, tổng luận...


Nguồn tin đó là cơ sở để hợp tác và chia sẻ giữa các cơ quan thông tin - thư viện. Như chúng ta đã biết, nguồn tin của các thư viện ngày càng trở nên bất cập do sự tăng lên nhanh chóng, trong đó có các thông tin khoa học tăng theo cấp số nhân. Mâu thuẫn của sự gia tăng “chóng mặt” giữa khối lượng thông tin, kinh phí hàng năm cho việc bổ sung nguồn tin và yêu cầu của người dùng tin đã đặt ra một yêu cầu đối với các cơ quan thông tin - thư viện. Sự thành bại trong nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học một phần phụ thuộc vào khả năng với tới các nguồn tin phù hợp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.


Do vậy TVQGVN có chính sách phát triển nguồn tin nói chung và xây dựng, khai thác nguồn tin ngoại văn nói riêng cho phù hợp với chức năng và nhiệm vụ trên cơ sở nhu cầu tin của người sử dụng, đảm bảo bốn mục tiêu: xây dựng nguồn tin phong phú, đa dạng; đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và tin học cao; số lượng người dùng tin đông đảo được đào tạo và hệ thống cơ sở hạ tầng bền vững.

Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam - 3


Nguồn tin ngoại văn còn thể hiện mức độ phát triển trí tuệ, văn minh của một quốc gia, một dân tộc đó và là công cụ đối tượng làm việc hàng ngày của cán bộ thông tin -thư viện (bổ sung, xử lý, phục vụ NDT...). Đối với hoạt động của con người giúp họ có những quyết định căn cứ khoa học nhất.


Bên cạnh đó, nguồn tin ngoại văn là một bộ phận không thể tách rời trong nguồn lực thông tin đang được quản trị tại TVQGVN. Cùng với nguồn tin quốc văn, nguồn tin ngoại văn của TVQGVN luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng và thoả mãn nhu cầu tin của NDT thư viện. Trong những năm gần đây, số lượng bạn đọc đến sử dụng thư viện tăng nhanh và đến năm 2009 đã đạt: số lượt bạn đọc là 303.239 lượt nhưng giảm 39.208 lượt so với năm 2008; sách, báo, tài liệu trong năm 2009 đã luân chuyển được

511.399 lượt, năm 2008 là 583.106 lượt


Nguồn tin ngoại văn có tác dụng mang lại những tri thức, kinh nghiệm cho người dùng tin; là công cụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, lao động và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, là phương tiện thúc đẩy sự tiến bộ của đất nước.


Đến với TVQGVN, NDT có thể tìm thấy nhiều tài liệu về các lĩnh vực tri thức với nhiều ngôn ngữ và loại hình khác nhau, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và làm phong phú hơn đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân - đặc biệt còn là phương tiện tiếp cận nhanh nhất tới các thành tựu khoa học - kỹ thuật - công nghệ trên thế giới, nhanh chóng vận dụng những thành tựu đó vào thực tiễn cuộc sống của Việt Nam.


Có thể nói cùng với nguồn tin quốc văn, nguồn tin ngoại văn của TVQGVN đã hình thành nên nguồn lực thông tin, là tiền đề phát triển của TVQGVN, là cơ sở cho hoạt động của thư viện. Việc quan tâm xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn của TVQGVN trong giai đoạn hiện nay càng trở nên cấp bách và quan trọng hơn bao giờ hết. Để giải quyết thật tốt công


tác này cần tìm hiểu những việc đã làm được và những tồn tại ở TVQGVN nhằm đưa ra các biện pháp giải quyết hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình.


2.3. Chính sách bổ sung nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam


Nguồn tin hiện có của TVQGVN là kết quả xây dựng, tích luỹ lâu dài theo chính sách phát triển nguồn tin hợp lý, trên cơ sở nhu cầu người dùng tin nói riêng và xã hội nói chung. Hoạt động thông tin-thư viện của họ, nguồn tin được xây dựng trên công tác tổ chức, quản lý, khai thác và căn cứ nhu cầu đích thực của người dùng tin. Do đó, lãnh đạo TVQGVN đã nhìn nhận cần phải đầy đủ về số lượng, phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng tin (NDT).TVQGVN mặc dù chưa có một văn bản chính thức về chính sách phát triển nguồn tin nhưng xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của mình, trong quá trình xây dựng nguồn tin nói chung và xây dựng nguồn tin ngoại văn nói riêng thì Thư viện đã đề ra hướng bổ sung nguồn tin ngoại văn như sau:


a) Diện đề tài về khoa học tự nhiên, kỹ thuật, quân sự, y tế và nông nghiệp.


Thu thập nguồn tin về tất cả các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, quân sự y tế và nông nghiệp nhưng không chuyên sâu về từng ngành cụ thể mà có nội dung tổng hợp, liên ngành, phản ánh xu thế phát triển của ngành đó trong nước, trên thế giới với những thành tựu mới nhất. Chú trọng bổ sung nguồn tin một số ngành khoa học mới xuất hiện, đang phát triển hiện nay ở nước ta như: tin học, dầu khí, sinh học, chế tạo máy,...


b) Diện đề tài về khoa học xã hội.


Thu thập nguồn tin về tất cả các ngành khoa học xã hội có nội dung tổng hợp, là mảng tài liệu chiếm ưu thế trong thành phần nguồn tin nên cần phải chú trọng. Hạn chế bổ sung các nguồn tin về một nước kinh tế kém phát triển, quan hệ ngoại giao và hợp tác không lớn và không liên quan nhiều đến Việt Nam. Chú trọng bổ sung nguồn tin một số ngành khoa học xã hội đang phát triển hiện nay ở nước ta như: luật pháp, ngân hàng, ngoại thương, du lịch, môi trường, kinh tế….


c) Diện đề tài về văn hoá nghệ thuật.


Nguồn tin thuộc các vấn đề lý luận về văn hoá nghệ thuật. Nền văn hoá của các nước có truyền thống văn hoá lâu đời, các nước châu Á, và các nước có liên quan đến Việt Nam trong lịch sử như: Pháp, Mỹ,…


d) Diện đề tài về văn học.


Thu thập tất cả các tác phẩm văn học tiêu biểu của các quốc gia, của thế giới qua các thời kì hay các tác phẩm đạt giải thưởng quốc tế và quốc gia. TVQGVN ưu tiên bổ sung các tác phẩm văn học của Pháp và Trung Quốc.


Hạn chế bổ sung các tác phẩm mặc dù có giá trị nhưng được xuất bản bằng ngôn ngữ không thông dụng, lưu ý bổ sung các bản dịch ra ngôn ngữ thông dụng của các tác phẩm đó.


e) Diện đề tài các nước Đông Nam Á, Châu Á.


Chú trọng bổ sung tài liệu nghiên cứu về kinh tế, văn hoá, văn học, xã hội....các nước Đông Nam Á được xuất bản bằng ngôn ngữ thông dụng. Để khắc phục tình trạng hạn chế ngôn ngữ trong bổ sung TVQGVN đẩy mạnh công tác sao chụp và mượn quốc tế.


f) Diện đề tài về thư viện học.


Bổ sung tài liệu về các vấn đề thư viện học, thư mục học, thông tin học; chú trọng tài liệu của các nước có hoạt động thông tin- thư viện phát triển tiên tiến, tài liệu của IFLA, của các hội nghị thư viện quốc tế hay khu vực.


g) Diện đề tài về quốc chí.


Bổ sung đầy đủ tài liệu nước ngoài nghiên cứu về Việt Nam, có liên quan tới Việt Nam và các tác phẩm của người Việt Nam ở nước ngoài bất kể đề tài, ngôn ngữ, loại hình ấn phẩm và thời gian xuất bản.


h) Diện ngôn ngữ.


Bổ sung nguồn tin nước ngoài bằng các ngôn ngữ thông dụng theo thứ tự ưu tiên như sau: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật.


Đối với những nguồn tin bằng các ngôn ngữ ít thông dụng TVQGVN đã có từ trước đến nay, một mặt không tiếp tục bổ sung nữa, mặt khác sẽ tiến hành những đợt thanh lọc các nguồn tin cũ, rách nát, thông tin lỗi thời, lạc hậu, chỉ giữ lại những tài liệu có giá trị về mặt nội dung để giải phóng kho và tránh lãng phí trong công tác bảo quản tài liệu, nâng cao chất lượng nguồn tin.


i) Diện địa lý.


Chú trọng bổ sung nguồn tin của Trung Quốc, Lào, Campuchia. Đây là những nước láng giềng có mối quan hệ lâu đời về lịch sử, địa lý, truyền thống văn hoá và hợp tác kinh tế. Những chủ đề trọng điểm là về lãnh thổ, biên giới, lịch sử, văn hoá và kinh tế...


Đối với các nguồn tin của các nước trong khu vực Đông Nam Á thì chủ đề được quan tâm bổ sung là sự hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục của các nước trong khối ASEAN.


Nguồn tin của các nước phát triển và có mối quan hệ hợp tác với Việt Nam thì chủ đề quan tâm là lịch sử chiến tranh Đông Dương, chính sách đối ngoại, thành tựu khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hoá, giáo dục, quan hệ chính trị,...


k) Dạng xuất bản nguồn tin.


TVQGVN tiếp tục bổ sung 2 dạng xuất bản chủ yếu của nguồn tin ngoại văn là sách và báo-tạp chí, Thư viện còn chú trọng bổ sung các nguồn tin dạng khác như: băng, microfilm, đĩa CD-ROM, .....


l) Loại nguồn tin.


Ưu tiên bổ sung các loại tài liệu tra cứu và bổ sung có chọn lọc các loại tài liệu khoa học, chuyên khảo, các ấn phẩm định kì khoa học và giáo trình giảng dạy của các trường đại học. Đồng thời bổ sung có chọn lọc nghiêm ngặt các tài liệu khoa học phổ thông, sách văn học, sách giáo khoa và sách thiếu nhi.


m) Số bản cho một tên nguồn tin.


Nguồn tin ngoại văn chỉ bổ sung 1 bản, trường hợp thật cần thiết mới nhập 2 bản.Trong trường hợp này các nguồn tin trước khi được nhập vào thư viện đều được xử lý qua việc tra trùng thông qua việc tra chỉ số ISBN được thực hiện trên phân hệ bổ sung của phần mềm ILIB. Tuy nhiên sách do Quỹ Châu Á tặng thì số lượng không tuân theo nguyên tắc 1 bản ở trên và có những tài liệu nhập vào kho với số lượng lớn hơn 1 bản.


Đối với nguồn tin được tái bản, TVQGVN chỉ nhập kho đối với những nguồn tin tái bản có bổ sung, sửa chữa. Nếu nguồn tin được tái bản đơn thuần do NCT mà không có bổ sung, sửa chữa về mặt nội dung thì TVQGVN không nhập bản mới vào kho.


Đối với tài liệu tra cứu: Tuỳ theo yêu cầu của NDT và số lượng các phòng phục vụ mà quyết định số bản cho một tài liệu.


Nói chung công tác bổ sung nguồn tin của TVQGVN từ trước đến nay được thực hiện theo đúng như diện bổ sung đề ra, song vẫn còn một số vấn đề quan trọng cần giải quyết:


Việc thực hiện diện bổ sung nguồn tin của TVQGVN còn mang tính chủ quan, cảm tính của những người làm công tác này vì những danh mục nguồn tin định đặt mua cả về nguồn tin ngoại văn đều không có đóng góp ý kiến của các chuyên gia hay cố vấn.


Thư viện chưa tổ chức các cuộc điều tra chính thức về NCT của NDT xem nhu cầu của họ thay đổi và phát triển thế nào theo từng giai đoạn phát triển của xã hội để kịp thời điều chỉnh công tác bổ sung cho phù hợp.


2.4. Bổ sung nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam


2.4.1. Nguồn trao đổi


Trao đổi là một trong những nguồn bổ sung quan trọng của TVQGVN. Chính vì vậy, đến nay TVQGVN luôn chú trọng đến công tác trao đổi tài liệu được mở rộng và phát triển trao đổi trong và ngoài nước. Hiện nay số lượng nguồn tin tăng lên theo cấp số nhân, vì vậy không một cơ quan thư viện nào có thể mua tất cả các loại hình tài liệu trên thế giới, đồng thời khắc phục khó khăn về nguồn kinh phí bổ sung nguồn tin có giá trị.


Công tác trao đổi quốc tế diễn ra trên cơ sở hợp tác cùng có lợi giữa TVQGVN với các cơ quan và thư viện trên thế giới. Nguyên tắc trao đổi của TVQGVN là tên sách, báo- tạp chí đổi lấy tên sách, báo- tạp chí. Song nguyên tắc này, mang tính mềm dẻo nhằm tạo ra quan hệ hợp tác giữa các nước như:


Thư viện của nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Campuchia,…thì TVQGVN hầu như gửi đi nhận về không nhiều.


Về phương thức trao đổi: TVQGVN chọn hình thức chấm chọn trao đổi qua thư mục quốc gia hoặc danh sách trao đổi và phương thức chọn trao đổi qua chủ đề, đôi khi tiến hành cả 2 phương thức trên. Trong quá trình trao đổi, cán bộ nghiệp vụ theo dòi tình hình trao đổi để nắm được đơn vị nào không gửi tài liệu trao đổi (thời gian 1 năm) mà không có lí do thì sẽ tạm dừng trao đổi.


TVQGVN ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đã đem lại nhiều tiện ích như: trao đổi trực tiếp thông qua mạng Internet với các thư viện, đơn vị trong và ngoài nước sẽ không tốn nhiều thời gian và kinh phí. Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng tạo ra mối quan hệ trao đổi lâu dài và chất lượng. Tuy nhiên, công tác trao đổi tài liệu của Thư viện cũng gặp những sự cố như: có đơn vị đã ngừng trao đổi hoặc gửi tài liệu đi mà không nhận được, nhiều đơn vị gửi chậm, trùng bản, chất lượng một số tài liệu trao đổi không cao. Mặc dù vậy hoạt động trao đổi nguồn tin của TVQGVN nhiều năm qua đã không ngừng phát triển.


Trước năm 1990 TVQGVN hầu như chỉ trao đổi với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, sau khi Liên Xô sụp đổ việc trao đổi với các nước XHCN giảm đi rò rệt khiến cho TVQGVN mất đi một nguồn trao đổi tiềm năng. Mỗi năm, Thư viện chỉ nhận được từ 100 đến 300 cuốn và gần 100 tên báo- tạp chí. Từ năm 1990 Thư viện đã quan hệ trao đổi với 320 đơn vị của 82 nước trên thế giới, hàng năm Thư viện nhận về khoảng 10.000 cuốn sách và khoảng 1.200 loại báo-tạp chí.


Công tác trao đổi nguồn tin của Thư viện với quốc tế còn gặp nhiều khó khăn, vì có những đơn vị không có nhu cầu trao đổi tài liệu bằng tiếng Việt. Vì vậy, TVQGVN để tiến hành trao đổi cần bổ sung tài liệu bằng ngôn ngữ

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí